Chuyện quận Hoàn Kiếm thuộc diện sáp nhập đang nóng trên mạng nhưng Cua Times “có niềm tin sắt đá trong lỗ” rằng, Hoàn Kiếm cũng như Ba Đình, sẽ không bao giờ thay đổi.
Hồi mới sang DC (1995) cảm giác ban đầu tôi thấy thủ đô Mỹ bé bằng cái lỗ mũi, chả bằng Hà Nội nhà mình nuốt cả Hà Tây và cắt Hòa Bình. Thời lập quốc, Bộ Chính trị Mỹ đã cắt một ít của cô gái còn trinh (Virginia) và góc tam giác của nàng Mary (Maryland), thành cái hình vuông 10miles x 10miles (16km x 16km) và gọi đó là thủ đô Washington DC. Ở giữa có hai con sông Potomac và Anacosta chạy qua, tha hồ lắm nước. Sau này, phần Arlington bị cắt trả về Virginia do muốn xây nhà cao tầng, nên DC từ vuông thành… méo, kiểu cái quạt của Hồ Xuân Hương.
Hơn 200 năm qua, chưa bao giờ Quốc hội Mỹ cho phép mở rộng để đua với Hà Nội to đùng. Dân số DC khoảng 1 triệu, hầu hết là da mầu, nhưng vào ngày làm việc, khoảng 800k dân tinh hoa từ Maryland và Virginia đổ vào DC làm việc, hết giờ lại về “quê”, nên buổi tối, thủ đô Mỹ im phắc.
Tách, nhập, mở rộng, đổi tên, gây bao hệ lụy cho dân, cho nên Hoa Kỳ có kiểu đặt tên phố theo vần ABC, 123, và tên người thông dụng (Andrew, James…) kèm theo hướng đông tây nam bắc… vô hồn nhưng thực dụng. Họ hạn chế dùng tên người nổi tiếng cho các tên phố hay đại lộ, tránh mầu sắc chính trị trên đường, tên phố đã đặt là không làm lại biển một lần nào nữa. Zip code phân ranh giới không bao giờ được đổi, mỗi quận, mỗi bang có một số zip code không thay đổi từ thời lập quốc.
Chả là hôm nay “nhân dân” cho rằng anh Adam X có công với nước nên cố tìm bằng được một phố để đặt tên. Bao nhiêu giấy tờ, địa chỉ, hộ khẩu, sổ đỏ, chứng minh thư (CMT)… của dân đều liên quan đến phố đó. Chục năm sau, đám con cháu phát hiện X là kẻ trộm cắp, thế là tên bị xóa, kéo theo bao hệ lụy. Hàng chục triệu dân phải thay lại địa chỉ, thay lại CMT, rồi cơ sở dữ liệu, làm lại sổ đỏ, đâu phải câu chuyện đổi tên trên tờ A4 là xong.
Nước mình đang trong quá độ tiến lên 4.0, quản lý dân cư thông qua bỏ hộ khẩu, cải tiến CMT/CCCD, xây dựng Cơ sở dữ liệu dân cư, nghe nói sắp được hoan hô, chỉ còn vài bất cập nữa là xong. Nghị định Chính phủ về CMND đã xác định “Mỗi công dân chỉ được cấp một số CMND riêng” nhưng trong thực tế, kha khá công dân có nhiều CMT/CCCD. Ai có CMT cũ gồm 9 số có vân tay, được cấp từ sau 1975, thì rất nhiều “tài sản” ăn theo số CMT này như sổ đỏ, sổ hộ khẩu, giấy kết hôn, mã số thuế, hộ chiếu, sổ tiết kiệm, số tù của vụ giải cứu kể cả giấy báo tử.
Bỗng một hôm “ta thích thì ta đổi tên” tỉnh, tên huyện, tổ thành nhóm, xã thành phường, tách nhập. Tôi có nguyên quán là huyện Gia Khánh (Ninh Bình), xa nhà hàng chục năm, về quê mới biết huyện đã đổi thành Hoa Lư.
Đổi CMT sang căn cước công dân (CCCD) vẫn cần nguyên quán, thế là tôi có hai nguyên quán. Ai bảo đảm 20 năm nữa người ta còn nhớ Gia Khánh là Hoa Lư, chưa chừng nhập huyện với Nho Quan, đố đoán được.
Sổ đỏ được đăng ký theo số CMT cũ nên dù đã làm CCCD 12 số gắn chip nhưng mỗi lần giao dịch phải trưng cả hai, chưa kể CCCD chưa gắn chip tôi vẫn giữ, mất cái này còn cái kia. Trong ví luôn có 3 cái CMT/CCCD vì sợ công an hỏi, đăng ký xe theo CCCD và bằng lái xe theo CMT dù đã cắt góc, không chứng minh được “hai thằng Cua” là một, thì “bác tính sao đây”. Hộ khẩu của tôi được ghi chú thay đổi địa chỉ “dù hộ khẩu được khai tử” nhưng thử hỏi, đi giao dịch dân sự không có hộ khẩu thì liệu có xong.
Bao nhiêu thông tin cá nhân đi theo địa chỉ, số CMT/CCCD, thế mà “bố thích là bố đổi”, không hề nghĩ đến dân méo mặt vì giấy tờ.
Cái vụ CMT 9 số và CCCD 12 số cũng loạn (hôm nào viết riêng), lẽ chỉ cần 9 số là đủ cho 999tr dân, nhưng lại thích 12 số (vì bên nước ngoài họ làm thế), bỏ đi 90 triệu số CMT cũ để làm lại từ đầu cho 12 số mới để có 4.0, rồi cái gì cũng muốn đưa vào chip quản cho hiện đại, cơ sở dữ liệu dân cư chưa xong, giờ lại tách nhập. Hôm nay nghe sáp nhập mà kinh. Gần 100 triệu dân Việt Nam, cả đời đi làm lại giấy tờ vì ai đó thích.
Xin hỏi, các vị định hành dân đến bao giờ?
Hiệu Minh (Facebook)
Đỗ Trung Quân phàn nàn thì là muh những cái tên đường Tp Hồ Chí Minh làm mất đi vẻ thi vị, Not really. Cái muh VN các bác cần là những nghệ sĩ tự rèn luyện cho mình những rung cảm sâu sắc với những cái tên đường thuộc văn hóa cách mạng .
Phú Quang có bài “Tình khúc 24” có đề cập tới “đại lộ tháng Tư”, tức là đại lộ 30 tháng Tư đó .
Hoặc Thành Ủi tp Hồ Chí Minh có thỉa đề ra cuộc thi sáng tác về đề tài loãng moạn xử dụng những con đường mang tên cách mạng ở Tp Hồ Chí Minh . Problem solved
Tên nước mà bọn việt cộng Hà Nội chúng nó còn thay tên đổi họ và sát nhập vào chung tên với cộng sản các nước, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa, và thác Bản Giốc cùng hàng ngàn km đất đai, chúng còn nhường cho Tàu Cộng, thì sá gì tên đường và quận này tỉnh nọ mà chúng không sát nhập. Việt Cộng đang từng bước muốn xóa sạch lịch sử dân tộc Việt Nam!
Hồ Chí Minh toàn tập, tập III, trang 186-187. Tờ “Cứu/cửu (đọc hổng rõ) vong nhật báo” Trung Quốc . Ký tên là Bình Sơn, 1 trong những bút hiệu của Hồ Chí Minh
Ký giả khi qua Việt Nam, ở thành phố cũng như làng quê, đều được nghe thấy 1 bài hát . Tuy không biết tiếng Việt, nhưng khi nghe cầu “Cứu Trung Quốc là tự cứu mình”, tôi cũng có thể hiểu đó là một bài hát ủng hộ Trung Quốc . Sau đó ở Hà Nội, tôi đem chuyện này ra hỏi 1 vị Hoa Kiều “chính cống Việt Nam”. Ông ta bảo, đại đa số nhân dân Việt Nam đều hết sức đồng tình với cuộc kháng chiến của Trung Quốc
No Star Where. Saigon đổi tên thành Tp Hồ Chí Minh, & những con đường ở Tp Hồ Chí Minh đều được đổi thành những tên dù là Cộng Sản nhưng là cha ông của thế hệ hiện nay . Nhờ đổi tên mà những cái tên như Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Trần Đức Thảo … trở thành thân thương, thay cho những cái tên cũ kỹ của 1 thời hổng ai, kể cả người Việt hải ngoại, mún đem lại làm gì .
Bây giờ, những biểu tượng/hiện của chế độ Cộng Sản đã được dân trong lẫn ngoài nước đồng hóa với Việt Nam, rõ nhất là trên báo đài tiếng Việt hải ngoại . Sẽ có ngày nào đó dân mềnh sẽ giương cờ đỏ sao vàng đi đón phái đoàn chánh phủ trong nước qua đây hiệu triệu dân mềnh hông, its my nitemare come true, nhưng nó sẽ tới, dù tớ có mún cũng chả làm gì được
Rất mừng đã đăng bài này, gây được sự quan tâm (rất) cần thiết của người Việt hải ngoại đv các chính sách xuất phát từ nhà nước Việt Nam, dù là Cộng Sản cũng chả sao . Để họ thấy mình quan tâm tới những hoạt động của nhà nước Việt Nam, dù là Cộng Sản nhưng hổng đến nỗi nào . Và từ đó, họ sẽ phát triển những quan tâm sâu sắc hơn về sự sống còn của nhà nước Việt Nam, dù là Cộng Sản nhưng vẫn là Cộng Sản, nói chung, hổng sao .
Học nước ngoài là học theo cái hay của người chứ ai lại học cái giở. Nước ngoài dùng 12 số là hay, tại sao ta không học theo chứ. Mình phải nghĩ tới lúc hòa nhập với thế giới có hàng tỷ người, lúc đó chỉ có 9 số là kẹt.
Còn cái dở của người như những cái: tam quyền phân lập, có nhiều đảng phái là dở. Nhiều đảng phái thì sao đảng ta có thể nắm quyền mãi mãi được. Đã chỉ có một đảng nắm quyền thì có cần chia rõ hành pháp, tư pháp, lập pháp? Chỉ tốn thời gian lại làm tốn tiền.
cám ơn tác giả đã chỉ rõ những khó khăn khi trong nước cứ thích là đổi.