Có ai nghĩ hồi tháng 04/2022, chỉ vài tuần sau khi tấn công Ukraine, Moscou và Kiev đã có cuộc giàn xếp bí mật để ngưng bắn nhưng tới giờ chót không thành. Sau cùng hồ sơ vụ giàn xếp được xếp vào thùng rác luôn (Theo AFP và Pierre Hardy, Le Point, 14/05/24).
Khi nội vụ vừa được tiết lộ, Poutine liền qui trách nhiệm thất bại là do phia Kiev và đồng minh của Zelensky.
Nếu việc thỏa thuận đó thành hình thì cuộc chiến Ukraine đã kết thúc chỉ sau đó vài tuần lễ.
Nay nhiều người lấy làm tiếc vì đó là một thỏa thuận tốt đẹp nhứt lẽ ra đã có thể có được. Hai năm sau, một người ukraine tham dự cuộc thương thảo vẫn còn cảm thấy cay đắng. Hội nghị giữa Moscou và Kiev hồi tháng 04/2022 được tờ báo Die Welt của Đức vừa tiết lộ và nhựt báo Le Figaro của Pháp đăng lại.
Điểm chánh của nội dung thỏa thuận lịch sử ngày 15/04/2022 là bảo đảm an ninh cho Kiev, đổi lại, Ukraine chấp nhận sự « trung lập », nhưng sau cùng chuyện này đã được hai bên cùng đồng ý dẹp bỏ.
Nay tất cả chỉ còn là một kỷ niệm trong lúc trên thực tế, cuộc chiến ngày càng khốc liệt. Hi vọng Hội nghị tới ở Thụy sĩ sẽ đem lại một viển ảnh tốt đẹp?
Đàm phán và thỏa thuận
Như đã nói, hai bên Moscou và Kiev đã gặp nhau và đi đến thỏa thuận cho Ukraine một giải pháp hòa bình hôm 15/04/2022, nhưng tới tháng 06/2022, Poutine mới lên tiếng về sự việc này.
Hai bên Moscou và Klev đã gặp nhau, lần đầu tiên ở Bíelorussie, lần sau, ở Turquie . Hai bên đạt thỏa thuận vào lúc quân Nga bất ngờ bị quân Ukraine phản công mạnh và phá tan âm mưu của Nga muốn chiếm Kiev chớp nhoáng chỉ trong vài ngày.
Tài liệu đúc kết cuộc thương thảo gồm 17 trang và 18 điều bảo đảm « hòa bình và an ninh cho Ukraine », đổi lại, Ukraine cam kết giữ « trung lập thường trực », không liên kết bất kỳ một lực lượng quân sự nào, như Otan. Ukraine không được nhận hoặc sản xuất võ khí nguyên tử, không được cho phép võ khí hay quân đội ngoại quốc hiện diện trên lãnh thổ Ukraine. Trái lại, bản văn không bắt buộc Ukraine được quyền gia nhập Liên-Âu.
Tuy không có quyền gia nhập Otan nhưng Ukraine được bảo vệ an ninh theo điều 5 của Hiệp ước Otan như khi bị một nước nào đó tấn công thì sẽ được can thiệp bảo vệ. Ngoài ra năm thành viên thường trực của Hội đồng an ninh LHQ đồng ý bảo đảm.
An ninh được bảo đảm theo thỏa ước 15/04/2022 nhưng Ukraine vẫn không có Crimée và cả những vùng đất phía đông bị Nga xâm chiếm. Trong Hội nghị có nói về những vùng dất của Ukraine bị chiếm, Zelensky và Poutine sẽ gặp riêng thảo luận. Cả việc rút quân đội nga khỏi Ukraine và qui định lại biên giới. Nhưng việc hai người gặp nhau đã và không biết bao giờ sẽ xảy ra.
Tại sao dự kiến tốt đẹp lại thất bại?
Theo báo Die Welt, trong buổi họp ở Turquie, Moscou đưa ra những đòi hỏi mới nên Kiev đã gạt bỏ. Như Ukraine phải lấy tiếng Nga làm ngôn ngữ thứ hai chánh thức, hủy bỏ những truy tố Poutine và một số quân nhơn Nga ở Tòa án Hình sự quốc tế…
Thế mà trước những Đại diện Phi châu họp ở Petersbourg, Poutine đưa ra bản văn cầm trên tay và nói «Chúng tôi đã rút quân ra khỏi Ukraine, như đã hứa, nhưng Kiev và các nước Tây phương đã vứt mọi thỏa thuận đã có vào thùng rác lịch sử » .
Nhiều cuộc thương thảo giữa Ukraine và Nga được tiếp tục sau đó cho tới 22/06/2022. Qua tháng 11/2022, chính TT. Zelensky có đưa ra một đề nghi hòa bình cho Ukraine. Bốn cuộc gặp gở giữa hai bên đã diển ra ở Đan-mạch, Arabie saoudite, ở đảo Malte và ở Suisse để bàn cách thực hiện đem lại hòa bình cho hai bên .
Riêng ở Suisse, vào giữa tháng 6/2024 tới sẽ có một Hội nghị về Ukraine gồm 90 quốc gia tham dự nhưng không có Nga (Theo Euractiv suisse). Và Poutine đã bắt đầu ra tay nghề phá đám.
Hội nghị quôc tế về Ukraine ở Suisse
Vào hai ngày từ 15 tới 16 tháng 06/2024, theo yêu cầu của Ukraine, một hội nghị thượng đỉnh sẽ diển ra ở Thụy sĩ gồm ít nhứt 90 nước tham dự bàn về một giải pháp cho Ukraine . Nhưng Nga không được mời tham dự nên Poutine đang tìm mọi cách quấy phá cho bằng được.
Hội nghị sẽ tổ chức trong một khách sạn sang trọng bên cạnh bờ hồ Quatre-Cantons với phong cảnh đẹp tuyệt vời, tọa lạc trên đỉnh núi nơi du khách nhà giàu tới nghỉ dưởng và phơi nắng.
Hội nghị này là do sáng kiến của TT. Zelensky. Trong thời gian qua, tình hình chiến sự Ukraine rất gay gắt do Nga tấn công vào dân chúng đông-bắc, như ở Kharkiv, bằng « bom tự hành » (bombe planante) với khối chất nổ lên tới 700 kg, tàn phá không còn thứ gì trong phạm vi đường kính 30 m trong lúc đạn pháo 155 mm chỉ có 11kg chất nổ .
Trong cuộc họp báo ở Madrid, Espagne, hôm 27/05, TT. Zelensky nói rỏ Poutine không được mời tham dự và có tới, hắn cũng chỉ phá đám mà thôi vì thấy không có lợi cho hắn.
Phản ứng tuyên bố của Zelensky, Moscou liền lên tiếng « Thật vô lý họp nhau để thảo luận và quyết định về vấn đề quan trọng liên qua tới Nga mà lại không có sự tham dự của chúng ta » Đồng thời Bộ trưởng Ngoại giao Nga cũng công kích « Thụy sĩ xưa nay có truyền thống là nước trung lập mà nay lại đứng ra tổ chức hội nghị với những nước công khai hiềm khích với chúng ta».
Nga vận động các nước trong « khối phía nam » ( Sud Global) tẩy chay Hội nghị . Brésil, Nam phi, Turquie, Arabie saoudite, Algérie, Iran và Indonésie sẽ không tới . Nhưng Ấn độ gởi Đại diện tham dự tuy cùng trong “khối phía nam” . Tàu dỉ nhiên không tới nhưng nói nếu tới thì Hội nghị phải có “đủ các bên” cùng “thảo luận sòng phẳng về mọi kế hoặch hòa bình” .
Theo Zelensky, Poutine tỏ ra lo sợ . Nhưng Huê kỳ tham dự Hội nghị không ? Tới nay chưa có tin của Tòa Bạch ốc .
Trước đó, các ngày 13 tới 15/06, ở Ý diển ra Hội nghị thường xuyên của G7. TT Biden có mặt nhưng cho tới nay, vẫn chưa nghe nói ông Biden sẽ tới Suisse hay không? Nếu Biden không tới Suisse thì chẳng khác nào ông ủng hộ Poutine. Việc vận động dư luận quốc tế ủng hộ Ukraine vì đó sẽ bị mất đi một phần trọng lượng.
Khi 90 nước họp, TT. Zelensky sẽ đưa ra yêu cầu cho phép Ukraine sử dụng võ khí âu châu đánh thẳng vào những trọng điểm của Nga trên lảnh thổ nga, như căn cứ quân sự, kho võ khí, nhà máy sản xuất võ khí, … Và quốc tế làm áp lực Nga phải rút hết quân đội về nước, tái thiết Ukraine, triệu yập Tòa án quốc tế xét sử những tội phạm chiến tranh nga .
Hội nghị sẽ thảo luận 3 điểm chủ yếu, khiêm tốn: bảo đảm luu thông tự do trên biển Đen, Nga ngưng đánh vào hạ tầng cơ sở của Ukraine, sau cùng trả về cho Ukraine hằng ngàn trẻ con bị Nga bắt đi mà Tòa án quốc tế năm rồi đã tuyên bố đó là tội chống nhơn loại.
Poutine đi theo con đường của Hitler?
Trong cuộc chiến Ukraine, cho tới nay, Poutine vẫn chưa có ý muốn một giải pháp hòa bình bằng đàm phán. Poutine đang điều khiển một bộ máy chiến tranh xâm lược mà mục tiêu không giới hạn.
Hắn chỉ phải dừng lại khi Huê kỳ và Âu châu giúp Ukraine đánh bại hắn mà thôi . Không riêng gí Poutine mà cả đám chung quanh hắn ở Kremlin, cũng không có ai trong đầu có ý nghĩ về đàm phán nữa. Chỉ có theo đuổi mục tiêu chiến tranh tàn phá, kéo dài để bảo vệ chế độ độc tài. Chiến tranh còn, chế độ Poutine còn! Đám quần thần của Poutine còn!
Thật vậy, sau vụ tấn công chớp nhoáng Kiev hồi 22/04/22 thất bại, Poutine chọn cách kéo dài cuộc chiến vì thấy các nước dân chủ Âu châu và cả Huê kỳ không chắc có đủ quyết tâm và khả năng cùng ủng hộ Ukraine tích cực và bền bỉ. Ngoài ra, chỉ tiếng « chiến tranh » cũng đã làm cho các ông Thủ tướng, ông Tổng thống của các nước đó ngao ngán rồi. Vì họ đều cầm quyền theo sự tín nhiệm của dân chúng và có thời hạn, còn bị kiểm soát và công kích của phe đối lập.
Mặt khác, Poutine coi thường chánh quyền các nước Tây phương khi Poutine lên tiếng hăm dọa sẽ đánh bom nguyên tử thì tất cả đều sợ chiến tranh leo thang. Về an ninh xã hội, Pháp luôn luôn phải đối phó tơi bời những vụ biểu tình bạo động liên tục, từ biểu tình hồi giáo, biểu tình chống do thái, biểu tình chống tư bản, chống kỳ thị, chống chánh phủ, …một mặt do FSB và Tàu kín đáo tổ chức hoặc kích động.
Hơn nữa, Âu châu còn có một số chánh trị gia công khai lệ thuộc Nga. Pháp có cựu Thủ tướng Fillon làm việc lãnh lương cho một Công ty lớn của Nga . Đảng RN của Marine Le Pen lấy tiền của Nga ứng cử Tổng thống, Âu châu không thiếu những tên ủng hộ Poutine,…Còn xã hội huê kỳ đang bị chia rẻ trầm trọng về sắc tộc, về đảng phái, … Poutine nghĩ sẽ khai thác tình hình âu châu và huê kỳ để lần lược đạt các mục tiêu ở Âu châu, thực hiện giấc mơ mở rông biên giới nước Nga trở lại một Đế quốc.
Poutine muốn nói như Hitler đã nói năm 1938 « Ta chỉ có trước mặt ta nhưng thứ vô loại »!
Xưa nay, thất bại thường đi liền với những chiến thắng. Sau Đệ II Thế chiến, đừng quên Ukraine đã chống lại sự đô hộ của Nga suốt 10 năm . Ngày nay, Ukraine đang kiên cường chống Nga, gây cho Nga những tổn thất gấp 3-4 lần hơn.
Giữ nội tình ổn định, Poutine đang « thu xếp » phe cánh. Về tài chánh, Gazprom đang thất thu nên không thể đóng góp 10% cho ngân sách và mỗi tháng 500 triêu như đã làm từ lúc bắt đầu xâm lược Ukraine . Bên ngoài, đang lo 30 triêu hồi giáo tranh chấp và « anh bạn vô giới hạn » Xi vẫn không bỏ tham vọng về Sibérie!
Bất ngờ sáng 30/05/24, TT Biden tuyên bố bỏ giới hạn xử dụng võ khí của Huê kỳ cung cấp cho Ukraine đánh Nga. Đồng thời, Âu châu đã thỏa thuận một quyết định mới quan trọng là bỏ giới hạn đỏ, gởi huấn luyện viên quân sự qua Ukraine giúp quân đội Ukraine, cho phép Ukraine xử dụng các loại võ khí mạnh và có tầm hoạt động xa tới lảnh thổ nga nhằm những mục tiêu quân sự . Riêng Anh đã bước tới trước, một số quân đội anh đang hoạt động tại Ukraine.
Vã lại, thực tế võ khí tây phương đã đánh Crimée và Donbass mà hai nơi này, theo Poutine, là lảnh thổ của Nga nhưng nào có thấy Poutine leo thang chiến tranh như từng hăm dọa .
Phải chăng từ lâu nay, Âu châu và Huê kỳ đã vượt lằn ranh đỏ tự qui ước, gởi qua Ukraine xe tăng hạng nặng, hỏa tiển tầm xa, phi cơ chiến đấu . Chỉ thấy có lợi cho Ukraine mà thôi.
Vậy trong những ngày tới, khi Ukraine không còn bị đồng minh trói tay sau lưng nữa, thì liệu Poutine sẽ tiếp tục đi từ thắng lợi này tới thắng lợi kia, hay sẽ đi tới thảm bại cuối cùng?
Nguyễn thị Cỏ May
“Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 17/6 ra thông cáo xác nhận Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm cấp nhà nước Việt Nam trong hai ngày 19-20/6.”
Đọc cái tựa bài báo thấy tội cho cái thân già của Putin. Thay vì ngồi trên ngai ở nhà chờ các nước nhỏ tới bái kiến như lúc trước thì Putin phải đích thân vác cái thân già đi đến các nước nhỏ để làm thuyết khách. Nhưng quay qua quay lại Putin cũng chỉ dám đi thăm vài nước cộng sản là Tàu Cộng, Hàn Cộng, và Việt Cộng để tránh vị tòa án hình sự quốc tế bắt. Thật là nhục nhã. (cũng mở một dấu ngoặc ở đây một lần là từ nay gọi Việt Cộng là những gì thuộc cộng sản và VN là những gì thuộc về quốc gia và dân tộc Việt Nam; Việt Cộng Vs Việt Nam)
Bây giờ Putin và nước Nga đang ở thế yếu nên các nước nhỏ cũng coi thường. Nếu Nga muốn có trợ cấp vũ khí, quân trang, thậm chí là kinh tế để tiếp tục cuộc chiến xâm lược Ukraine thì cái gì cũng phải có qua và có lại. Với Tàu thì Putin xin xỏ để được làm chư hầu; với Bắc Hàn thì xin làm đối tác nhận vũ khí, đổi lại nước Nga phải giao kỹ thuật cho dân Bắc Hàn tiếp tục nhịn đói để Kim xây dựng xã hội chủ nghĩa. Còn với Việt Cộng thì xin VC đừng mua vũ khí của Mỹ vì một khi Việt Cộng quay lưng mua vũ khí của Mỹ thì cũng là lúc Nga sẽ mất luôn ảnh hưởng ở VN và Đông Nam Á.
Chẳng một nước nào cho không những thứ Putin cần xin xỏ mà phải có trao đổi. Nhưng có một thứ mà ông vua Putin nước Nga không bằng họ là chính ông đã tự đánh mất sự tự do của mình vì đã gây ra chiến tranh. Putin chỉ dám đi xin ở những nước nghèo ác đang ăn bám vào tư bản.
Cuối cùng tư bản cũng nắm đầu tất cả.
“vị tòa án hình sự quốc tế bắt.”
Viết lại là bị tòa án hình sự quốc tế bắt.
“Việt Cộng là những gì thuộc cộng sản và VN là những gì thuộc về quốc gia và dân tộc Việt Nam; Việt Cộng Vs Việt Nam”
Mission Impossible. Tiến Sĩ Mạc Văn Trang & những người như Huỳnh Tấn Mẫm, Nguyên Ngọc, Huy Đức, RFA, Hồ Cương Quyết, Nguyễn Trung Thành, Lê Trung Kiên, Ngu Thế Vinh, Võ Văn Kiệt … đã bức tử lằn ranh đó rùi
Ngay chính cả bác cũng nói 1 số quyền lợi của Đảng đồng nhứt với quyền lợi của đất nước, good the Phúc luck chong chiện tách rời 2 thứ đó ra trong khi chính mình đã góp phần xóa nhòa cái ranh giới đó
Một số lợi ích của dân tộc VN trùng hợp với lợi ích của Việt Cộng như là kinh tế và vận mạng của đất nước.
Trích lại từ comment của Bees ở trên ngày 17/06/2024 at 15:12: “(cũng mở một dấu ngoặc ở đây một lần là từ nay gọi Việt Cộng là những gì thuộc cộng sản và VN là những gì thuộc về quốc gia và dân tộc Việt Nam; Việt Cộng Vs Việt Nam)”
Nhưng phải đặt lợi ích quốc gia và dân tộc VN lên trên tất cả mọi lợi ích khác.
Phân biệt lại cho rạch ròi. Đất nước VN không thuộc về Việt Cộng. Đảng cộng sản là quân việt gian bán nước cầu vinh. Chúng tuyên bố thà mất nước hơn mất đảng! (sic)
“Putin chỉ dám đi xin ở những nước nghèo ác đang ăn bám vào tư bản”
Có nghĩa những nước đó phải ra công mút sờ ku tư bửn nhiều hơn nữa để có tiền cúng dường cho Putin
“Cuối cùng tư bản cũng nắm đầu tất cả”
Nhưng ruột tư bửn thì bị rút, Hehe. Huề tiền
80 nước tại hội nghị Thụy Sĩ, dù không có Nga, không có Tàu, và không có tổng thống Mỹ tham dự, nhưng 80 nước đã tuyên bố “toàn vẹn lãnh thổ Ukraine là nền tảng cho bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào” như một cái tát vào mặt Putin. 80 nước, phần đông là tây phương, họ đoàn kết cùng với Ukraine tuyên bố dứt khoát không có nhượng đất đổi lấy hòa bình để chặn đứng cái tiền lệ nguy hiểm này trong tương lai và đồng thời cũng là tín hiệu gửi cho Tập biết mà liệu hồn khi có ý tưởng xâm lăng các nước nhỏ.
Ukraine mất Crimea năm 2014 là một bài học cho cả thế giới, đặc biệt là EU, về tham vọng đại đế của Putin khi thế giới để cho Putin chiếm quá dễ nên năm 2022 Putin tiếp tục muốn đánh chiếm cả đất nước Ukraine nhưng may mắn lần này đã bị Mỹ và cộng đồng thế giới ngăn chặn.
Kiểu này thì chiến tranh sẽ còn kéo dài và Putin không thể chiến thắng mà chỉ có sa lầy.
Cứ học Việt Nam, dựa vào sự giúp đỡ của khối Xã hội Chủ nghĩa . TRƯỜNG KỲ KHÁNG CHIẾN NHẤT ĐỊNH THẮNG LỢI
Hai ngày qua có 2 sự kiện đáng lưu ý liên quan tới chiến tranh và hòa bình của hai nước Nga và Ukraine. Một là tàu chiến Nga vào Cuba; hai là Putin đưa ra điều kiện hòa bình để chấm dứt chiến tranh với Ukraine.
Sự kiện thứ nhất là Nga cử tất cả 4 tàu tới Cuba. Ngoài một tàu dầu và một tàu kéo, còn có một tàu khu trục và một tàu ngầm nguyên tử mà hai tàu này có khả năng mang vũ khí đe dọa tới an ninh đất nước Hoa Kỳ. “Không một tàu chiến nào mang vũ khí hạt nhân” là lời tuyên bố của Cuba chứ không phải bên phía Nga là nước cử tàu chiến tới sát lãnh hải Florida của Hoa Kỳ. Đáp lại, Mỹ cũng tức tốc đưa một tàu ngầm nguyên tử và nhiều chiến đấu cơ tới Guantanamo Bay để theo dõi. Đây là vấn đề hệ trọng về an ninh của nước Mỹ. Chính phủ Mỹ phải nêu quan điểm thẳng với Cuba và Nga và buộc họ cam kết không để chuyện như vậy xảy ra trong tương lai. Nếu không bắt buộc Mỹ sẽ đáp trả tương xứng hoặc mạnh hơn. Cuba phải điều chỉnh lại chính sách ngoại giao và cân nhắc kỹ khi cho tàu chiến của Nga tới thăm, đặc biệt là tàu ngầm nguyên tử đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. Nếu Cuba còn tiếp tục thì Mỹ sẽ thay đổi chính sách với Cuba, tìm một chính phủ thân thiện hơn để bảo đảm an ninh cho nước Mỹ. Và Nga cũng phải cân nhắc Mỹ sẽ làm như vậy ở lãnh hải và an ninh nước Nga.
Sự kiên thứ hai là Putin muốn có hòa bình và rút quân ngay tức khắc nếu Ukraine chịu chấp nhận nhượng 4 tỉnh mà Nga đang chiếm giữ và đồng thời Ukraine cam kết sẽ không làm thành viên của NATO. Hòa bình kiểu Putin đòi hỏi đứng trên quan điểm bên nào cũng không thể chấp nhận. Ukraine không thể nhượng mất 4 tỉnh và không được làm thành viên NATO. Điều kiện của Putin coi như thế giới thừa nhận nước Nga chiến thắng và Ukraine thua trong cuộc chiến Nga xâm lăng. EU cũng không thể chấp nhận điều kiện này vì sẽ không có gì bảo đảm cho tương lai là Nga sẽ không tiếp tục xâm lăng Ukraine một lần nữa và sẽ lại đe dọa cả Âu Châu.
Chiến tranh đã đổi hướng đi vào bên trong lãnh thổ của nước Nga thì không có cái điều kiện hòa bình kiểu nhượng đất như Putin muốn.
Chào anh Bee
Tôi cho rằng Cuba sẽ không cho phép Nga dùng họ để làm áp lực với Mỹ. Cuba đang cần sự giúp đở của phương tây, nhất là Mỹ trong giai đoạn hiện tại. Thằng sắt máu Phi đen đã chết rồi và để lại một hệ lụy thảm thiết cho quốc gia này. Đám đương quyền muốn vực dậy thay đổi nhưng không dám đập đổ toàn bộ “thành quả cách mạng” ngay tức khắc. Tuy vậy, việc Cuba đang nới lỏng sự ràng buộc với chủ nghĩa cộng sản là đều có thể thấy và chắc chắn sẽ phải mang tư bản nước ngoài vào để cứu nguy cho nền kinh tế trong nước. Có rất nhiều khách là Cuba sẽ như VN, vẫn giữ đảng cai trị nhưng cho tư bản làm giàu trên xương máu của giai cấp vô sản. Những chế độ như vậy chỉ dựa vào tiền, chủ nghĩa chỉ là ngoài mặt. Chúng nó không bao giờ dám bỏ tiền mà theo Karl Marx một lần nữa. Việc Nga mang tàu sang Cuba là ngoại giao chẳng đăng đừng mà chủ nhà khó lòng từ choi chứ Cuba sẽ không bao giờ dám cho Nga dùng lãnh thô của mình để chọt nách Mỹ như thập niên 60. Tôi tin là như vậy.
Xin viết lại:
Chào anh Bee
Tôi cho rằng Cuba sẽ không cho phép Nga dùng họ để làm áp lực với Mỹ. Cuba đang cần sự giúp đở của phương tây, nhất là Mỹ trong giai đoạn hiện tại. Thằng sắt máu Phi đen đã chết rồi và để lại một hệ lụy thảm thiết cho quốc gia này. Đám đương quyền muốn vực dậy thay đổi nhưng không dám đập đổ toàn bộ “thành quả cách mạng” ngay tức khắc. Tuy vậy, việc Cuba đang nới lỏng sự ràng buộc với chủ nghĩa cộng sản là điều có thể thấy và chắc chắn sẽ phải mang tư bản nước ngoài vào để cứu nguy cho nền kinh tế trong nước. Có rất nhiều khả năng là Cuba sẽ như VN, vẫn giữ đảng cai trị nhưng cho tư bản làm giàu trên xương máu của giai cấp vô sản. Những chế độ như vậy chỉ dựa vào tiền, chủ nghĩa chỉ là ngoài mặt. Chúng nó không bao giờ dám bỏ tiền mà theo Karl Marx một lần nữa. Thế nên việc Nga mang tàu sang Cuba là chuyện ngoại giao chẳng đăng đừng mà chủ nhà khó lòng từ choi chứ Cuba sẽ không bao giờ dám cho Nga dùng lãnh thô của mình để chọt nách Mỹ như thập niên 60. Giỏi lắm là một hay hai tuần là Putin sẽ phải mang tàu về nước.Tôi tin là như vậy.
Cảm ơn ông Thanh Tra đã góp ý bàn luận.
Cũng đã tới lúc Mỹ phải thay đổi chính sách với Cuba. Cuba phải chấm dứt gián tiếp gây đe dọa tới an ninh nước Mỹ hoặc phải thay đổi chế độ. Cộng sản Liên Xô đã không còn tồn tại thì Mỹ cũng không cần để một nước cộng sản Cuba bên cạnh.
Cuba, VN, Tàu, và Nga là những nước cộng sản độc tài và toàn trị, cùng một chế độ chính trị, nhưng vị trí địa lý VN nằm cạnh nước Tàu và gần nước Nga, còn Cuba nằm bên cạnh nước lớn Mỹ tự do và dân chủ, và điều này nếu coi nhẹ thì Cuba như một cái gai dưới gót chân hoặc nặng hơn thì là một mối đe dọa tiềm tàng tới sự an nguy của nước Mỹ như đang xảy ra khi Cuba để tàu chiến Nga tới thăm. Đặt giả thử nếu VN là một nước tự do dân chủ và VN để tàu chiến các nước như Mỹ ra vào VN và Biển Đông thì Tàu Cộng sẽ nghĩ gì và liệu có chấp nhận để VN làm vậy? Cũng vậy. Cuba là một nước cộng sản nằm sát với nước Mỹ mà Cuba “vô tư” để tàu chiến nguyên tử của kẻ thù nước Mỹ ra vào thì bắt buộc Mỹ sẽ phải quan tâm và phải có hành động ngăn ngừa tìm một giải pháp bền vững lâu dài để bảo vệ đất nước của mình.
Trường hợp của Nga cũng tương tự. Lấy Ukraine làm ví dụ. Vì Ukraine muốn theo NATO mà Nga đã gây chiến tranh xâm lăng Ukraine.
Dù Cuba có thay đổi kinh tế như VN thì Cuba cũng vẫn là một nước cộng sản và Mỹ cũng sẽ không chấp nhận một nước cộng sản nằm bên cạnh nước Mình.
VN thay đổi kinh tế nhưng VN vẫn là một nước cộng sản như Tàu Cộng. Khác nhau ở điểm này nên Mỹ phải thay đổi chính sách với Cuba.
@Thích Tình Nguyện-chi bộ Phật Quang 07/06/2024 at 16:14 và VIETNAMERICA 07/06/2024 at 19:44
Đúng như hai bạn đã nói. Mỹ đã triển khai đặt vũ khí nguyên tử ở một số nước trong khối NATO, tuy đã rút bớt sau Chiến Tranh Lạnh, nhưng vẫn còn ở một vài nước, Putin không dám chơi ngửa bài với các nước này mà chỉ với Ukraine. Và cũng chính vì có Mỹ đặt vũ khí nguyên tử và Điều 5 Hiến Chương NATO bảo vệ mọi thành viên mà Liên Xô không dám tấn công một thành viên nào trong suốt thời gian Chiến Tranh Lạnh. Nay Balan, nước mới thoát chế độ cộng sản mới gia nhập NATO, cũng đề nghị Mỹ đặt vũ khí nguyên tử ở nước họ để phòng ngừa Putin của nước Nga.
Chiến tranh nguyên tử thì không có thắng có thua mà chỉ có chết! Putin đâu có điên đến độ chết để mất cái ngai vàng trong tay. Càng độc tài càng sợ chết, khác với các lãnh đạo dân cử hết nhiệm kỳ xuống trả quyền lực lại cho…Dân. Còn mấy anh độc tài và cộng sản thì muốn cầm quyền cho tới già tới chết nên chỉ hù dọa chiến tranh được với các nước nhỏ chứ không dọa được những nước lớn như Mỹ.
Chơi kiểu gì Putin cũng chết vì nước Nga không còn mạnh và nhiều đồng minh như thời Liên Xô. Tập của Tàu cũng chỉ mới loi ngoi lên sau thời kỳ họ Đặng thay đổi chính sách mèo trắng mèo đen mèo nào cũng bắt chuột để chạy theo kinh tế tư bản, có chút ít tiền xây dựng quân đội nhưng chưa hề dám có chiến tranh với một nào mà chỉ hung hăng hù dọa ăn hiếp vài nước nhỏ trong khu vực. Cả Putin và Tập không phải là những nhà lãnh đạo thời chiến. Họ chỉ dựa vào làm ăn với tư bản và tư bản dựa vào lao động rẻ mà làm ăn phất lên nhưng nếu gây chiến tranh với thế giới thì sẽ bị diệt.
Cả hai tên này đều nhỏ nhoi và chỉ giỏi về mặt nham hiểm hơn là một nhà chính trị và quân sự. Hù dọa cũng là một chiêu trong vô số những hư chiêu mà Tập dùng trong suốt quá trình cầm quyền.
Sau những lời đe dọa trả đũa của Putin là sẽ cho đặt vũ khí ở nước ngoài đe dọa lợi ích các nước Tây Phương sau khi Mỹ và NATO đồng cho Ukraine được dùng vũ khí viện trợ bắn vào lãnh thổ Nga thì hè này Putin sẽ cho một hạm đội tàu chiến tập trận ở Cuba sát đất nước Hoa Kỳ nhưng tuyên bố không có mang vũ khí nguyên tử cho thấy sự leo thang ăn miếng trả miếng của chiến tranh ngày càng tăng.
Và mấy ngày nay thế giới lại bàn tới chuyện nhận hay không nhận Ukraine làm thành viên NATO. Họ bàn cãi. Phần đông, ngay cả Mỹ, không chấp nhận giải pháp cho Ukraine làm thành viên vì lo sợ Nga sẽ gây chiến tranh.
Nhưng hãy nghĩ lại, và nếu muốn chấm dứt chiến tranh trong tương lai thì giải pháp tốt nhất là nhận thay vì không nhận.
Hãy nhìn lại và đánh giá và hỏi tại sao các nước thành viên trong NATO không bị Liên xô, nay là Nga, không dám đánh xâm lăng một thành viên nào? Hãy hỏi tại sao Ukraine mất Crimea năm 2014, và tại sao bây giờ Ukraine có chiến tranh. Có phải vì Ukraine không phải là thành viên của NATO?
Tôi đồng ý với anh. Khi đôi đầu với cộng sản thì phải quyết tâm cho đến cùng. Nếu là tôi thì tôi sẽ đặt vũ khí hạt nhân tại Poland, Finland, Germany, Sweden và kể cả Ukraine. Làm điều này, tôi thách thức thằng Nga giở bài. Nếu nó không dám thì nó…thúi.
Mỹ có kho vũ khí hạt nhân ở Europe từ lâu, trong thời Cold War, hiện vẫn còn duy trì = Germany, Bỉ, Hoà lan, Ý, Thổ.
The US and Europe won the moment they got Finland and Sweden to join NATO, something they failed to do even during the Cold War.
NATO is now more powerful than ever, with the addition of two rich first-world nations that are strategically located near Russia. Sweden is also a military powerhouse.
If anything, things are looking very bleak for Russia and China: Japan and Europe are rearming, especially Germany. Right-wing nationalist governments are coming to power. No more Mr. Nice Guy. Nobody likes China, nobody likes Russia, just ask the Poles about Russia or the Japanese about China.
Russia had the GDP of Spain before the war, they have never been able to compare with Germany or Japan, let alone NATO at any level. “A gas station that inherited nuclear weapons” was and is the most accurate description of Russia.
Add to that the fact that China and Russia have two of the worst demographic situations in the world, and the US has a great demographic situation, and they are doomed.
They had a chance to ride the massive wave of progress created by the liberal capitalist West, and they ruined it by allowing banana dictators to take control of their nations.
Một hội nghị thượng đỉnh hòa bình quốc tế liên quan đến chiến tranh Nga và Ukraine dự kiến sẽ được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Bürgenstock ở Thụy Sĩ vào Ngày 15 và 16 Tháng 6 Năm 2024.
Theo Wiki.
Ukrainian 10-point proposal.
In November 2022, Ukrainian president Volodymyr Zelenskyy announced a 10-point peace plan, on the issues of nuclear safety; food security for Asian and African countries; Ukraine’s energy infrastructure; the release of prisoners and the return of Ukrainian children deported to Russia; restoration of the 1991 Russia–Ukraine border; withdrawal of Russian forces from Ukraine; prosecutions for war crimes in the Russian invasion of Ukraine; handling of ecological damage; guarantees against future Russian aggression; and a peace conference and international treaty. In December 2022, Zelenskyy called for the G7 states to support the plan.
Cần lưu ý là đề xuất này được tổng thống Zelensky đưa ra từ Tháng 11 Năm 2022.Tức là năm Nga khởi động chiến tranh sau mười tháng. Nay tình hình đã thay đổi khi Mỹ và NATO đã thay đổi lập trường.
Có hai vấn đề cần vạch ra trước khi Hội Nghị Tháng Sáu bắt đầu
Một là Hội Nghị Tháng Sáu sắp tới này sẽ có hơn 90 nước tham dự nhưng 3 anh lớn nhất có tiếng nói quyết định cuộc chiến thì bên đối phương là Nga không được mời, Tàu đứng nghiêng về Nga thì lừng khừng, còn Mỹ nghiêng về Ukraine thì chưa lên tiếng. Tại sao kêu gọi một hội nghị có tính cách quốc tế to lớn như vậy nhưng những nước có tiếng nói quyết định lại không được mời và không muốn tham gia? Rõ ràng nó có tính cách áp đặt mà Nga không được mời tham gia nhưng phải tuân thủ. Nó giống như một quay một cuốn phim vĩ đại nhưng thiếu những tài tử chính và gạo cội mà chỉ có những tài tử phụ hạng B. Chỉ nhìn thấy vậy cũng đủ hiểu hội nghị không phải bàn về hòa bình, cũng không phải bàn về chấm dứt chiến tranh mà rõ ràng chỉ bàn về những vấn đề cần thiết cho Ukraine mà Nga không được mời, mặc dù, ngoại trưởng Nga đã lên tiếng như muốn được tham dự.
Hai là Mỹ và NATO đã thay đổi quan điểm và lập trường trước hội nghị hai tuần, đồng ý cho phép Ukraine được quyền sử dụng vũ khí viện trợ tấn công vào các cơ sở quân sự của Nga trong nước Nga. Điều này càng tăng thêm áp lực buộc Nga phải thay đổi chính sách về chiến tranh vì rõ ràng đây cũng không phải là một giải pháp cho hòa bình mà ngược lại tăng thêm cường độ của cuộc chiến vì đã cởi trói, cho quân đội Ukraine không còn gọi là tự vệ mà tấn công ngược lại vào lãnh thổ đất nước Nga. Rõ ràng sự đồng ý cho Ukraine dùng vũ khí viện trợ của Mỹ và NATO càng làm cho Hội Nghị Tháng Sáu sắp tới không phải bàn chuyện hòa bình mà là tăng thêm áp lực, buộc phía Nga phải lựa chọn: hoặc tiếp tục chiến tranh, hoặc phải theo 10 đề xuất của Ukraine.
Hội nghị hòa bình hay đây là một nước ngoặt leo thang chiến sự, có thể gọi là giai đoạn hai của cuộc chiến: phản công? Hoặc Nga phải chấp nhận những điều kiện mà Putin ngay từ ban đầu đã không muốn?
Nhưng trong mọi cuộc chiến tranh, luôn có những thỏa thuận ngầm, hay hòa đàm bí mật, của hai bên và đồng minh để tìm cho ra một lối thoát khi họ muốn chấm dứt chiến tranh. Đó sẽ là kết quả sau cùng của cuộc chiến. Nhưng hiện tại ai đoán được sẽ có hòa bình hay chiến sự sẽ gia tăng trong năm nay chỉ có họ là những người bí mật trong cuộc mới biết.
Cáo lỗi bạn đọc vì có một đoạn thiếu vài chữ khi copy lại, xin viết lại với chữ in đậm.
Rõ ràng sự đồng ý cho Ukraine dùng vũ khí viện trợ của Mỹ và NATO càng làm cho Hội Nghị Tháng Sáu sắp tới không phải bàn chuyện hòa bình mà là tăng thêm áp lực, buộc phía Nga phải lựa chọn: hoặc tiếp tục chiến tranh nhưng lần này sẽ xảy ra ở trong biên giới nước Nga , hoặc phải theo 10 đề xuất của Ukraine.
Bees
Lại phải cáo lỗi bạn đọc vì lỗi typo.
Hội nghị hòa bình hay đây là một nước ngoặt leo thang chiến sự,…
Sửa lại là: Hội nghị hòa bình hay đây là một bước ngoặt leo thang chiến sự,…
Bees
Chuẩn phải nói: “Cũng tại… thằng đánh máy!”
Muốn biết “thằng đánh máy” là ai xin tìm ở “Tiếu Lâm Hồ, XoaThanTuong”.