Mỹ nhân ở đây là hoa mỹ nhân, đỏ rực trên những cánh đồng Âu châu, đặc biệt là vùng Provence, Pháp, mỗi năm vào tháng 6, tháng 7.
Giữa những tin tức, bình luận về chiến tranh Ukraine, về bạo loạn ở Pháp, về hạn hán, cháy rừng, bão lụt khắp nơi, Francois Morin vinh danh cho hoa mỹ nhân (Gloire au coquelicot !) trên đài phát thanh quốc gia Pháp (France Inter), vào giờ đông người nghe nhất.
Trong vài phút, tạm quên Poutine (1), Wagner, quên giá xăng, giá điện, giá nhà lên cao.
Hoa Mỹ Nhân còn có một tên bình dân, gợi hình hơn là hoa Mào Gà. Tiếng Pháp, coquelicot, ngày xưa là coquelico, cũng nói lên cái đỏ rực của mào gà (crête du coq), tương trưng cho những đam mê nồng nàn, những cuộc tình nóng bỏng.
Hoa Mỹ Nhân ngày xưa dùng trong y học, trong ẩm thực, là bạn của người. Ngày nay, với hoá chất đủ loại, hoa trở thành vô dụng.
Vô dụng, mỹ nhân còn bị coi là cỏ dại, xâm lấn đất đai của nông dân, làm hại cho lúa mì.
Các loại thuốc trừ cỏ dại đủ loại, càng ngày càng hữu hiệu, tưởng đã tiêu diệt được mỹ nhân.
‘’Nhưng không, nó trở lại trên những bờ cỏ bên đường, trong vườn nho, trong ruộng lúa mì; vinh danh cho hoa mỹ nhân!
Hoa mỹ nhân đã chịu đau khổ, đã sống vất vưởng trong một thời đại tân tiến, với nông nghiệp thâm canh (agriculture intensive), với thuốc diệt cỏ (herbicides), thuốc diệt nấm (fongicides), thuốc trừ sâu (pesticides), phân bón đủ loại. Người ta sợ nó không trở lại. Nó chỉ có một công dụng là làm đẹp cho phong cảnh. Trong một xã hội vụ lợi, vật chất, nó chẳng có giá trị gì. Không mang lại lợi lộc gì. Vô dụng. Vừa ngắt khỏi cành đã úa, nó không đóng góp ngay cả cho việc làm giầu cho các tiệm hoa. Nhưng nó đã trở lại, không bán được, vô dụng, vô bổ, ngang bướng, khó hiểu, bất ngờ, tự do: vinh danh cho hoa mỹ nhân ! (F. Morin, France Inter, 23/6/23).
TỪ MONET ĐẾN VAN GOGH
Vinh danh cho hoa mỹ nhân là vinh danh cho cái đẹp, tưởng là vô dụng trong một xã hội vật chất, nhưng thực ra là thiết yếu cho đời sống.
Không còn cái đẹp, đời sống sẽ vô nghĩa, nhạt nhẽo.
Dostoievski đi xa hơn, khi ông viết trong L’Idiot: cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại (la beauté sauvera le monde). Khi còn biết yêu cái đẹp, con người còn sống, còn tồn tại, bất chấp Hitler, Staline, Mao, Pol Pot, hay Poutine.
Hoa mỹ nhân vẫn rực rỡ trong các bảo tàng viện với những bức tranh nổi tiếng của Claude Monet, Vincent Van Gogh
‘’Đó là cái đẹp không cần tiền mua, xa xỉ phẩm cho những kẻ lang thang, của cải cho những người vô sản, hiến dâng cho mọi người, một khách hào sảng, bất vụ lợi. Vinh danh cho hoa mỹ nhân !
Người ta chỉ còn thấy hoa mỹ nhân trong bảo tàng viện; chỉ còn là những kỷ niệm xa xôi mà Claude Monet nhắc lại cho ta, mỗi lần thăm viện bảo tàng Orsay, về những cuộc dạo chơi trên đồng quê Argenteuil, khi Argenteuil còn là một cánh đồng. Một phụ nữ đội nón lá đi dạo, tay cầm một cây dù. Bên cạnh, một đứa nhỏ bó một đoá hoa đỏ rực, mỏng manh, còn phù du hơn cả cái ngây thơ của cô bé.
Vinh danh cho hoa mỹ nhân !
Tái xuất hiện trên những cánh đồng, hoa mỹ nhân nói với chúng ta rằng thiên nhiên chưa bỏ cuộc, những cánh bướm hay những con voi Sumatra sẽ trở lại, rằng cái diệt chủng của nhiều sinh vật chưa chắc đã hiển nhiện, rằng hạnh phúc ở trong tầm tay của mỗi người, chiến tranh có thể chấm dứt, bạo lực chỉ là chuyện vô nghĩa, rằng cái đau buồn, cái khốn cùng và cái ngu dốt của con người có thể sẽ đầu hàng. Vinh danh cho hoa mỹ nhân !’’ ( F. Morin, France Inter, 23/6/23).
Hoa mỹ nhân với bốn cánh đỏ rực, sống mạnh trên đồng cỏ, nhưng ngắt khỏi cành là úa, tượng trưng cho những mối tình nồng nàn, nhưng dang dở.
Trong một bài hát của Marcel Mouloudji (Comme un p’tit coquelicot), tình yêu chợt đến chợt đi, như cánh hoa mỹ nhân, hôm trước đỏ rực, hôm sau chỉ còn lại 4 giọt máu đỏ trên cát.
Trong thơ Francis Jammes, hay rất nhiều thi sĩ khác, bốn giọt máu đó tượng trưng cho những coups de foudre (tiếng sét ái tình), cho triết lý carpe diem của Horace (cuộc đời ngắn ngủi, hãy tận hưởng từng giây phút hiện tại). Như lời dạy của Đức Phật: hãy sống từng sát na, bởi vì quá khứ đã qua rồi, tương lai không ai biết.
Người ta tặng hoa mỹ nhân để an ủi những người bị dang dở cuộc tình.
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VÙNG FLANDRE
Thời đệ nhất thế chiến, sau khi bài thơ bất hủ của John McCrae được truyền tụng, lúc đầu trong quân đội, dân dần trong đại chúng, hoa mỹ nhân trở thành tượng trưng của chiến tranh, của máu đổ, những hy sinh vô bờ bến của binh sĩ, nhưng cũng tượng trưng cho sự sống, cho tương lai, vì trong địa ngục của chiến tranh, hoa mỹ nhân vẫn nở rực trên những chiến hào.
Ngày 11/11, quân nhân người Canada, người Anh có tục lệ cài hoa mỹ nhân trên ngực để kỷ niệm ngày đình chiến, tưởng niệm những đồng đội đã bỏ mình.
John McCraae (1872-1918), một y sĩ tình nguyện gia nhập quân đội Nga, làm bài thơ In Flanders Fields (trên chiến trường vùng Flandre) để tiễn đưa một chiến hữu vừa tử trận, nói về những bông hoa mỹ nhân (tiếng Anh: poppies) nở rực, lan nhanh trên những chiến hào, trên mộ binh sĩ vừa nằm xuống.
Chúng tôi, những chiến binh đã chết. Chỉ vài ngày trước
Chúng tôi còn sống, còn thưởng thức bình minh, còn ngắm mặt trời lặn
Còn yêu và được yêu. Ngày nay đã nằm xuống
Trên chiến trường vùng Flandre.
(We are the Dead. Short days ago
We lived, felt dawn, saw sunset glow,
Loved and were loved and now we lie
In Flanders fields)
Bài thơ cũng là một lời nhắn nhủ với những người đi sau:
Hãy tiếp tục cuộc chiến chống kẻ thù
Những cánh tay đầy thương tích của chúng tôi
trao lại ngọn đuốc cho các bạn
Hãy dâng cao ngọn đuốc
Nếu bỏ cuộc; chúng tôi, những người đã ngã gục
Sẽ không nhắm mắt yên, dù hoa mỹ nhân vẫn nở rực
Trên cánh đồng vùng Flandre
(Take up our quarrel with the foe;
To you from falling hands we throw
The torch; be yours to hold it high.
If ye break faith with us who die
We shall not sleep; though poppies grow
In Flanders fields)
Paris, tháng 7/2023
TỪ THỨC
——————–
(1) Tên người, địa danh trong bài này viết theo kiểu Pháp
Lần đầu mình nghe đến tên Hoa Mỹ nhân này.
Việt Nam = Hoa Anh túc = Hoa Thuốc phiện.
Vì nhìn cánh hoa rất mỏng nên trông như Hoa giấy. Mình hay gọi là Hoa giấy Đồng nội.
**
Coquelicots (French) = Poppies (English) = Mohnpracht/ Mohnblumen (German) = Hoa Anh túc.
Champ de coquelicots = Poppy field = Mohnfeld = Cánh đồng Hoa Anh túc.
Một chi nhánh của
hoa anh túc ,còn có
tên khác là hoa hồng
anh . Mọc hoang dại
Cây Mỹ Nhân cho hoa Mỹ Nhân, cây to cao 12-15m, có gai, hoa đẹp; nhưng khác hoàn toàn với loại Coquelicots, loại này rất đẹp, trông khá giống với loại hoa thuốc phiện, cây và hoa mỏng manh, mọc thấp chung với cỏ dại. Từ điển dịch coquelicot là hoa Anh Túc.
Tiện bài vinh danh mĩ nhơnm chỉ mún nhắc tới chú Phét
Thiệt tình mà nói, nếu phải nói Phét là người chống Cộng hiệu quả nhứt ĐCV. Đảng Cộng Sản, qua ngôn ngữ của Phét, appear là 1 đảng rất ư là du côn du kề, Chí Phèo còn phải tôn là sư phụ . Hổng những thía, cái đảng Cộng Sản của Huephan & những người như hắn ta lại cực kỳ phọt phẹt tới mức phản động, đó là chưa kể tới vô ơn . Những định nghĩa về thoái hóa, thậm chí phản bội Phét nhà ta kể vanh vách Đảng phạm cho bằng hết, & more. Có những điều Phét nói ra, well, … Hổng ngạc nhiên lém khi cần cả trung đội để bảo vệ lăng . Nên bổ xung thêm chiến xa, máy bay tác chiến & đại bác … vũ khí hạng nặng . Vì với đà này, 1 ngày đẹp -hoặc xấu, tùy cách nhìn- trời nào đó, xác Hồ Chí Minh sẽ rũ bùn đứng dậy sáng lòa, trở thành 1 thứ zombie-Godzilla dẫm nát Ba Đình .
Bộ tuyên giáo, với những đóng góp của Nguyên Ngọc & Nguyễn Ngọc Chu mà quên sẽ là lỗi hệ thống, hết người thiệt rùi sao, mà đưa ra những thứ như Phét, phản động còn hơn cả … i dont know, Mai Quốc Ấn, maybe. Đường Chúng Ta Đi của Nguyên Ngọc, Phét ẻ vào, Đường Kách Mệnh của Hồ Chí Minh, Phét nhổ toẹt, lý tưởng Cộng Sản, lý tưởng Giải phóng dân tộc Phét bảo vợ dí … vào, thuyết “Tối Ưu Đại Cục” đv Phét chỉ là 1 bô (full of) xít, hổng hơn nhưng cũng chả kém … Còn gì nữa hông hả Phét ? Hổng lẽ gần chùa gọi Bụt bằng anh, Phét sống gần lăng nên gọi Bác là Ku Nghệ ? Nói thiệt nhe, chỉ tính riêng về kính trọng Hồ Chí Minh, chắc chắn Phét hổng bằng 1 góc của Mạc Văn Trang, Đoàn Bảo Châu, chưa nói gì tới Nguyễn Ngọc Chu . Mà có đưa NNC qua Trung Quốc, TQ phải cải tạo lại trước khi bắt đầu đào tạo lại .
Chỉ mong thía lày, tuyên giáo, từ hồi anh Thưởng ra đi, kém hẳn . Cần chấn chỉnh lại, kiếm cho được, níu hổng được thì gửi người qua mấy nước XHCN mà đào tạo, những người có đủ lý luận để có thể bảo vệ nền tảng tư tưởng ô la zin của Đảng . Chớ để Phét, thiệt mất mặt bầu cua quá thỉa lun! Huephan muốn độn thổ, Ban Mai nhịn quá lòi cả ku ra ngoài .
Hoặc nếu thiệt sự hết người thì nên gửi Phét qua bển đào tạo lợi . Nghe nói bên kia biên giới, chủ nghĩa Mác-Lê & tư tưởng Hồ Chí Minh vưỡn còn nguyên vẹn, hổng có banh càng & chỏng gọng như ở VN tụi bay
Thuyết “Tối Ưu Đại Cục” là sản phẩm trí tệ, lộn, tuệ của, đv những người xem cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ, Giáo sư rất đáng kính Hoàng Tụy
Bất cứ AI coi “cờ đỏ sao vàng” là cờ Tổ Quốc,đều thuôc loai người kém-trí-tuệ! Vì sao?? Đả goi là Cờ-Tổ Quốc là phải mang HỒN-DÂN-TỘC! Cờ đỏ sao vàng ,tương trưng cho CS(thời đai HCM) vỏn ven 70 năm.Trong lúc lịch sử của Dân Tôc trên 4000 năm,ở đâu trên Lá Cờ “phòng long” nầy ?? Hoang Tuy xem lá cờ Đỏ là Cờ Tổ Quốc là quyền của Ông.Nhưng người khác có quyền xem Ông rất
tầm thường !
Nhắc tới Mỹ Nhân mồng gà cũng xin thắp nén nhang lòng đến vong linh của “cháu ngoan”- người anh hùng…mủ đỏ một thời. Ôi! Mỹ Nhân còn đây mà ai đó đã gần ngày đám giỗ rồi.