Hà Nội phiền lòng về việc chính quyền Trump quá chậm trong công việc tuyển chọn nhân sự để thiết lập đường lối ngoại giao tại Đông Nam Á. Một viên chức cao cấp của Việt Nam nói: “Có quốc gia lợi dụng khoảng trống quyền lực này để lôi kéo Việt Nam”. Ông kín đáo ám chỉ: “Trung Quốc đang dụ dỗ vài nước trong vùng Đông Nam Á trong lúc Washington bận rộn về tổ chức. Chúng tôi tránh điều này, nhưng một vài nước quá đà. Khi Mỹ trở lại thì đã trễ.”
Việt Nam có bước đi rất mau lẹ để thiết lập lên mối quan hệ Việt – Mỹ nhằm tái cân bằng cán cân kinh tế, bớt lệ thuộc vào Trung Quốc, và đương đầu với Bắc Kinh về tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam là quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất trong Hiệp ước TPP. Việc Tổng thống Trump huỷ bỏ nó làm Hà Nội mất đi một cơ hội lớn để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng Việt Nam không lùi bước. Họ đã và đang tìm mọi cách móc nối với chính quyền mới của Trump để khẳng định Việt Nam là một đối tác tin cậy, cùng giải quyết những tranh chấp trên Biển Đông. Ban lãnh đạo của Trump dường như có đáp ứng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gọi điện sau khi Trump đắc cử. Trong đó, Trump hỏi Thủ tướng Phúc về mối quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Cuối tháng Hai, Trump gởi một lá thư tới Chủ tịch Trần Đại Quang. Trump rất quan tâm việc nâng cấp quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia.
Cuối tháng Tư này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ dừng chân tại Indonesia trong dịp viếng thăm Nam Hàn, Nhật và Úc. Hà Nội hy vọng ông Pence sẽ tuyên bố rõ ràng về thái độ của Mỹ tại Đông Nam Á, và liệu Mỹ có định dấn thân vào vùng địa chính trị đầy năng động này không.
Cùng thời gian, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sẽ tới Washington gặp người đồng nhiệm Rex Tillerson. Sau đó sẽ là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tiếp theo là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh APEC tại Đà Nẵng vào cuối năm nay. Hà Nội đang thuyết phục Trump tới dự. Trump chưa trả lời, nhưng Tòa Bạch Ốc rất quan tâm về sự kiện này. Việt Nam mong muốn Thượng đỉnh APEC sẽ là dịp đầu tiên để Trump thấy tận mắt Đông Nam Á. Hy vọng, Trump sẽ điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Hà Nội đang tập chung vào trao đổi thương mại và đầu tư với Mỹ dưới chính quyền Trump. Trong danh sách của Ủy ban Thương mại Quốc gia Mỹ, Việt Nam xếp thứ sáu trong tổng số 16 quốc gia có trao đổi mậu dịch thăng dư với Mỹ. Tổng thống Trump đã chỉ đạo trong vòng 90 ngày phải rà soát lại từng quốc gia, từng món hàng đã gây ra nạn nhập siêu cho Mỹ.
Thậm chí trước khi có lệnh của Trump, Việt Nam đã chủ động nói chuyện với Mỹ. Họ muốn cộng tác với Mỹ để tái cân bằng mậu dịch và tạo thêm công ăn việc làm cho Mỹ. Những đáp ứng khá rõ của chính quyền Trump gần đây muốn giải quyết vấn đề thương mại song phương. Hà Nội bộc lộ họ muốn điều chỉnh lại mọi quyền lợi thương mại để đạt được sự đồng thuận.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khối TPP đã tái ký kết với Văn phòng Thương mại Mỹ, đã thảo luận về những ràng buộc kinh tế, an toàn thực phẩm, tài sản trí tuệ.
Từ khi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận cách đây 23 năm, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 16 của Mỹ. Trao đổi thương mại của hai quốc gia đạt 52 tỷ Mỹ kim trong năm 2016. Việt Nam là thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Mỹ lớn thứ 10, đạt 2.7 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái. Việt Nam nhập khẩu từ Mỹ khoảng 10 tỷ Mỹ năm 2016, tăng 43% so với những năm trước.
Hà Nội và Washington đang tăng tốc hợp tác quân sự từ khi Trung Quốc đưa giành khoan vào thềm lục địa của Việt Nam tháng Năm 2014. Chính quyền Obama đã bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam và tuyên bố cung cấp 18 triệu Mỹ kim để Việt Nam mua tàu thuyền hải giám. Trong năm 2015, bộ quốc phòng hai nước đã ký thông cáo chung mà trong đó có mở rộng thương mại quốc phòng.
Dấu hiệu đầu tiên mà Việt Nam mong muốn có sự hợp tác quốc phòng với chính quyền Trump là Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh tới Washington sớm. Việt Nam sẽ mua radar bờ biển, máy bay trinh sát, tàu thuyền để tăng khả năng bảo vệ lãnh hải.
Duới con mắt soi mói của Trung Quốc, Việt Nam đã có những bước đi thận trọng, từ từ về hợp tác quân sự với Mỹ. Quan chức Việt Nam phát biểu: Để giảm bớ sự phẫn nộ của Trung Quốc về mối quan hệ quân sự Việt – Mỹ, Việt Nam tăng cường hợp tác quân sự với Nhật, Ấn Độ đặc biệt trong lĩnh vực hải quân.
Việt Nam âm thầm mong muốn chính quyền Trump nhanh chóng mở lại với chiến dịch tự do hàng hải trên Biển Đông, thâm nhập vào vùng 12 hải lý của những đảo mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam. Việt Nam rất quan tâm đến Bãi cạn Scarborough nơi mà Trung Quốc đã chiếm của Philippines vào năm 2012. Hà Nội cũng rất bực mình về lực lượng hải giám Trung Quốc sách nhiễu ngư phủ Việt Nam.
Tuy vậy, nhân quyền là lĩnh vực nan giản nhất trong mối tương quan Việt – Mỹ. Hai chính quyền Mỹ trước đây (Bush và Obama) đã có 20 cuộc đối thoại nhân quyền trực tiếp với Việt Nam. Chính quyền Trump chưa đưa ra tín hiệu gì cho thấy nhân quyền sẽ ảnh hưởng tới quan hệ hai nước. Để có sự hợp tác kinh tế, chính trị, và an ninh giữa hai quốc gia lâu dài và bền vững thì Washington nên mở thêm những cuộc đối thoại trực tiếp, thẳng thắn với Hà Nội về vấn đề đầy gai góc và nhậy cảm này.
Lời người dịch: Bài viết đăng trên cogitASIA đầu tháng Tư. Tác giả: Murray Hiebert, cố vấn cao cấp và lãnh đạo CSIS (Trung tâm Nghiên cức Chiến lược Quốc tế); “Vietnam Wastes Little Time Trying to Connect with the Trump Administration”; Murray Hiebert ; April 7, 2017; Center for Strategic & International Studies – CSIS. Tôi dịch vội để kịp tính thời sự, không tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc cảm thông. Cảm ơn trang Viet-Studies đã dẫn đường link tới bài báo này.)
Calgary, Canada
Saturday, April 15, 2017
Trần Gia Huấn
Viet-Nam chuyen dung thu-doan va choi tro sao quyet , ma giao ! Voi O3M thi O.K ! Nhung, Donald
Trump thi Noway ! Ngay voi Quan Thay Viet-Nam la Tau cong , ma Trump con chang coi ra gi ! Den
My khong duoc vao Toa Bach-Oc ! ma chi duoc dat chan den nha rieng , khu an choi, giai tri cua Tong
Thong My ! Khong tham Do , khongdai bac , khong dan chao Danh-Du ! That nhuc nha !
Pham binh Minh sang My , khong biet den dau ? an , o gau ?
VIỆT MỸ NGA TRUNG
Mỹ luôn là nước tự do
Có nền dân chủ chẳng lo nỗi gì
Chủ quyền là của toàn dân
Còn người lãnh đạo chỉ do dân bầu
Thế thì khó có độc tài
Khó người tùy tiện nắm đầu nhân dân
Thế nên giao tiếp mọi phần
Với cùng nước Mỹ cân phân mọi điều
Nga thì hết cộng sản rồi
Putin nắm chóp vẫn hồi như xưa
KGB cũng đò đưa
Có đâu dân chủ như người phương Tây
Tàu thì mặt dạn mày dày
Hoàng Sa nó đoạt của mình khác đâu
Trường Sa đảo đá nó xây
Trước sau chỉ muốn chiếm toàn Biển Đông
Lại còn cộng sản tưởng hồng
Nhưng đen trong ruột có trông được nào
Việt Nam vận số lao đao
Pháp đi Mỹ lại nhào vào không sai
Bởi vì thế giới tự do
Chiến tranh ý hệ nỗi lo ngàn đời
Tại vì Mỹ vốn chịu chơi
Muốn toàn can thiệp có nào khác chi
Giờ toàn cầu hóa khác gì
Mỹ toàn thua trước mới thì thắng sau
Trân Châu Cảng chuyện chẳng lâu
Khác gì với chuyện đối đầu Việt Nam
Bây giờ Trung Quốc xanh rờn
Cũng do bởi Mỹ chơi đòn quá khăm
Đầu tiên nhử đánh bóng bàn
Cuối cùng Mao sụm Đặng toàn đi lên
Tháp Đôi một bận vang rền
Taliban xóa sổ hết còn kêu la
Triều Tiên giờ lại quỷ ma
Biết đâu sau đó sao sa còn gì
Vậy thì đổi mới làm chi
Để hoài giữ cũ có gì hay đâu
Giờ cần Dân chủ Tự do
Độc tài dẹp bỏ nhằm cho thái bình
Bởi vì kinh tế thị trường
Lại ham định hướng chỉ toàn nói ngoa
Ham chi ông Mác sa đà
Chỉ tay xạo xự có là hay đâu
Việt Nam văn hiến đã lâu
Ngàn năm văn hóa sao hầu ngu ngơ
Bám theo anh chỉ toàn khờ
Bao giờ dân tộc mới thời đi lên
Lại như Trung Quốc cà mèn
Dễ đâu bằng Mỹ mà còn thua xa
Chỉ là áo mão ba hoa
Bên trong Đại hán có mà ai ưa
Chuyện này đã có từ xưa
Cho dầu cộng sản chỉ thừa cơ thôi
Mao Trạch Đông đã nói rồi
Con đường Hán hóa phải dòng về nam
Nói ra nhiều nỗi đoạn trường
Nhưng mà không nói tỏ tường dễ sao
Thôi thì có nghĩ thế nào
Khách quan vẫn vậy ối dào là vui
Vài dòng đâu phải để đời
Bởi vì thiên hạ ai người không hay
Nước ta sau trước loay hoay
Chỉ vì chạy quấy khoai mài giống ai
Mất đi tự chủ tự do
Lại luôn cứ nói tự do triệu lần
Bây giờ cần nghĩ cân phân
Rồng Tiên mới lại vạn phần đi lên
NON NGÀN
(17/4/17)
P/s: Biên tập viên đã chỉnh sửa theo ý tác giả.
Qua rồi cái thời cơ để VC kết thân với Mỹ ! Thời cơ đó là lúc Nga rút khỏi CamRanh,Mỹ yêu cầu thuê lại,nhưng VC không cho !!Mỹ đả “kết thân” với Tàu. Nga không còn là vấn đề,huống chi là VN (VC). Nói thẳng ra Mỹ để Tàu “mần thịt” VN. Biển đông Tàu tha hồ múa gậy. Mỹ chỉ cần lưu thông hang hải. Trung cộng có xây hang trăm đảo nhân tạo củng “kệ mẹ” ! Chết rồi VN ơi. Tiền hết ! Tật mang ! CS bán nước !!