Theo thống kê mới nhất của tổ chức “Người Bảo vệ Nhân quyền”, chế độ độc tài cộng sản Việt Nam đang giam giữ 233 tù nhân lương tâm, bên cạnh việc quản chế tại gia nhiều nhà hoạt động. Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về số lượng tù nhân lương tâm ở Đông Nam Á, chỉ sau Myanmar.
Con số trên bao gồm 206 nhà hoạt động nhân quyền đã bị kết án với các tội danh như “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền,” “tuyên truyền chống nhà nước,” “lợi dụng quyền tự do dân chủ” hay “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc,” và 28 người khác đang bị giam giữ trong thời gian điều tra hay chờ xét xử.
Con số trên chưa tính hai trường hợp: công dân Hoa Kỳ Michael Minh Phương Nguyễn và công dân Australia Châu Văn Khảm, cả hai bị cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự 2015.
Đoàn Thị Hồng, Ngô Văn Dũng, Hồ Văn Cương, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, Hoàng Thị Thu Vang, Trần Thanh Phương, Đỗ Thế Hoá và Lê Quý Lộc thuộc nhóm Hiến Pháp đã bị bắt giữ trong đầu tháng 9 năm 2018 với cáo buộc “gây rối an ninh” và vẫn còn bị giam giữ mà không được đưa ra xét xử. Họ là những người tham gia tích cực vào cuộc tuần hành phản đối hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở thành phố Hồ Chí Minh trong ngày 10/6/2018.
Blogger, luật sư, người hoạt động công đoàn, người hoạt động về quyền đất đai, bất đồng chính kiến, và người theo các giáo phái tôn giáo không đăg ký đã bị bắt giữ và giam cầm vì thực hành quyền con người như quyền tự do ngôn luận, hội họp và lập hội và quyền về tự do tôn giáo và niềm tin. Danh sách này không bao gồm những cá nhân cổ suý bạo lực hoặc tham dự vào các hoạt động bạo lực.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ 23 người hoạt động và ông Châu Văn Khảm. Cho đến cuối tháng 9, Việt Nam đã kết án 23 người và ông Michael Minh Phương Nguyễn với tổng số năm tù giam là 106,5 năm và 20 năm quản chế.
22 người đang bị giam cầm là phụ nữ, và họ đều thuộc sắc dân Kinh. 166 người đang bị giam cầm là người thuộc sắc dân Kinh- chiếm 71%, 58 người thuộc nhóm người Thượng ở cao nguyên Trung Phần- chiếm 24.7%, 6 người trong số họ là người Hmong và 2 người là dân Khmer Krom.
Đa số tù nhân lương tâm bị cáo buộc hoặc kết tội theo các điều khoản về an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự (BLHS):
– 47 người bị kết tội hoặc cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109 của BLHS 2015 (hoặc Điều 79 của BLHS 1999)
– 37 người bị kết tội hoặc bị cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của BLHS 2015 (hoặc Điều 88 của BLHS 1999)
– 57 người thuộc nhiều sắc dân thiểu số bị kết án “phá hoại chính sách đoàn kết” theo Điều 87 của BLHS 1999 (hoặc Điều 116 của BLHS 2015)
– 7 người bị cáo buộc hoặc kết tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của BLHS 2015 (hoặc Điều 258 của BLHS 1999)
– 9 người bị kết tội hoặc cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của BLHS 2015 (hoặc Điều 89 của BLHS 1999)
– 48 người bị kết tội “gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 của BLHS 2015 hoặc Điều 245 của BLHS 1999 vì những hoạt động ôn hoà, 35 trong số họ bị kết án chỉ vì đã tham gia tuần hành giữa tháng 6 năm 2018 để phản đối hai dự luật.
– 15 người đang bị giam giữ mà phía công an không công bố cáo buộc hoặc tội danh bị kết tội.
Bối cảnh
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp mạnh mẽ giới bất đồng chính kiến bằng cách kết án nhiều nhà hoạt động và bắt giữ nhiều nhà phê bình chính phủ khác, blogger, người dùng Facebook, người biểu tình bất bạo động và người hoạt động xã hội.
Để đối phó với sự bất mãn xã hội ngày càng tăng và làm câm lặng các nhà hoạt động cũng như đàn áp người chỉ trích chế độ, chính phủ cộng sản Việt Nam đã áp dụng các biện pháp nghiêm khắc, bao gồm tuyên án các nhà hoạt động dân chủ và bảo vệ nhân quyền với nhiều bản án nặng nề, bắt giữ các blogger và buộc tội họ hoặc sử dụng các biện pháp hà khắc để ngăn chặn các cuộc biểu tình trên đường phố.
Trong những tháng gần đây, chính quyền ở một số tỉnh đã bắt giữ nhiều người dùng Facebook ở địa phương, những người ít nổi tiếng hơn chỉ vì những bài đăng trực tuyến và phát trực tiếp (live stream) của họ.
Các vụ bắt giữ trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 9
Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 9, Việt Nam đã bắt giữ 23 nhà hoạt động và công dân Australia gốc Việt Châu Văn Khảm. Có tới 21 người trong số họ bị buộc tội theo quy định của Bộ luật Hình sự trong khi các cáo buộc đối với ba người còn lại có tên là ông Huỳnh Minh Tâm và em gái của ông Huỳnh Thị Tố Nga cũng như ông Trần Văn Quyền chưa được công bố.
Vào ngày 26 tháng 2, nhà chức trách ở tỉnh Đồng Nai đã bắt giữ anh Huỳnh Minh Tâm tại nhà riêng và bắt cóc cô Huỳnh Thị Tố Nga hai ngày sau đó khi cô đang làm việc tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở thành phố Hồ Chí Minh. Cảnh sát đã bắt giữ họ mà không thông báo cho gia đình họ về tình trạng của họ và còn yêu cầu gia đình họ không được liên lạc với các nhà hoạt động khác, những người cố gắng cung cấp hỗ trợ tài chính và pháp lý cho họ.
Nhìn chung, trong chín tháng qua, Bộ Công an Việt Nam đã không thực hiện bất kỳ vụ bắt giữ nào và tất cả các vụ bắt giữ đều được thực hiện bởi các nhà chức trách ở các tỉnh và nạn nhân của họ chủ yếu là những người thể hiện sự phản kháng trên mạng Facebook. Có đến 14 Facebooker đã bị bắt trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 9 vì các hoạt động trực tuyến của họ và bị buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 hoặc “lạm dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 của Bộ luật Hình sự.
Công dân Australia Châu Văn Khảm đã bị bắt cùng với ông Nguyễn Văn Viên, một thành viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ tại Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 13 tháng 1. Cả hai bị buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và họ sẽ bị đưa ra tòa xét xử trong vài tuần tới.
Kết án
Trong chín tháng qua, Việt Nam đã kết án 22 nhà hoạt động địa phương và công dân Mỹ Michael Minh Phương Nguyễn với tổng số 106,5 năm tù và 20 năm quản chế.
Ông Michael Minh Phương Nguyễn, người bị công an thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ vào ngày 7 tháng 7 năm 2018 cùng với các nhà hoạt động Việt Nam Huỳnh Đức Thanh Bình và Trần Long Phi về cáo buộc lật đổ theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự, đã bị kết án 12 năm tù trong khi Bình. và Phi đã bị Tòa án Nhân dân thành phố HCM kết án tương ứng mười và tám năm tù trong phiên xử ngày 24 tháng 6.
Nhà hoạt động trẻ Hà Hai Ninh cũng bị tòa án ở tỉnh Quảng Ninh kết án lật đổ vào tháng 7. Tuy nhiên, bản án của anh không được công bố.
Sáu Facebooker tên Vũ Thị Dung, Nguyễn Thị Ngọc Sương, Nguyễn Ngọc Ánh, Dương Thị Lanh, Huỳnh Đắc Tuý và Nguyễn Văn Công Em đã bị kết án từ 5 đến 8 năm tù vì cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự vì đăng tải nhiều bài viết chỉ trích chế độ trên phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là trên Facebook. Cũng bị kết án 5 năm tù vì các hoạt động trực tuyến là Facebooker Lê Văn Sinh từ tỉnh Ninh Bình về tội danh “lạm dụng quyền tự do dân chủ.”
Ông Trương Hữu Lộc, người tham gia biểu tình tại thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 10 tháng 6 năm ngoái, đã bị kết án tám năm tù vì cáo buộc “gây rối an ninh” theo Điều 118 của Bộ luật Hình sự. Trong khi đó, Rah Lan Hip đến từ Tây Nguyên đã bị kết án vì tội danh “phá hoại chính sách đoàn kết” và bị kết án bảy năm vì các hoạt động của mình nhằm thúc đẩy tự do tôn giáo.
Tám nhà hoạt động còn lại đã bị kết án về vụ gây rối trật tự công cộng vì những nỗ lực chống tham nhũng của họ.
Đối xử hà khắc trong tù
Bộ Công an Việt Nam tiếp tục chính sách giam giữ tù nhân, đặc biệt là tù nhân lương tâm, trong điều kiện sống khó khăn để trừng phạt họ vì những hoạt động phi bạo lực nhưng có hại cho chế độ cộng sản nhằm bẻ gãy tinh thần của họ. Cùng với việc đưai tù nhân lương tâm đến các cơ sở giam giữ xa gia đình của họ, Bộ Công an cho phép các nhà tù áp dụng các biện pháp khác vô nhân đạo để làm cho cuộc sống của các nhà hoạt động trở nên khó khăn hơn như từ chối quyền được thăm gặp thân nhân, quyền được nhận thêm thực phẩm và thuốc men từ gia đình, hoặc buộc họ làm việc khổ sai mà không có thiết bị bảo vệ thích hợp.
Đáp lại, hàng chục tù nhân lương tâm đã tiến hành tuyệt thực để phản đối việc đối xử vô nhân đạo. Trong hai tháng 6 và 7, các nhà hoạt động Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Trần Phi Dũng và Đào Quang Thục đã tuyệt thực khoảng 40 ngày để phản đối Trại giam số 6 ở tỉnh Nghệ An sau khi ban giám thị nhà tù sai người tháo toàn bộ quạt điện ở phòng giam của họ giữa mùa hè nóng nực. Cảnh sát ở Nghệ An cũng đánh đập dã man hàng chục nhà hoạt động và thân nhân của tù nhân lương tâm khi họ vào trại giam để hỗ trợ tinh thần cho những người tuyệt thực.
Nhà hoạt động lao động và bảo vệ môi trường Hoàng Đức Bình và nhà hoạt động về quyền tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển cũng đã tuyệt thực trong trại tù An Diễm để phản đối việc đưa tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hoa đi biệt giam.
Nhà hoạt động dân chủ Nguyễn Văn Điển, người đang thụ án sáu năm tù ở trại tù số 5 đang thực hiện cuộc tuyệt thực từ ngày 22 tháng 9, lần tuyệt thực thứ hai trong vòng ba tháng để yêu cầu điều kiện sống tốt hơn trong tù.
Mãn hạn tù: Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 30 tháng 9, có tới 38 tù nhân lương tâm đã mãn án tù và trở về nhà trong khi ông Lê Anh Hùng, người bị bắt vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ,” bị đưa đến một bệnh viện tâm thần để điều trị bắt buộc.
Trong số các nhà hoạt động được trả tự do có cô Nguyễn Đăng Minh Mẫn, người bị kết án 8 năm tù vì tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” chỉ vì phản đối Trung Cộng vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, và ông Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, người bị kết án 9 năm tù vì tội danh “phá rối an ninh” vì các hoạt động công đoàn.
Có tới 29 người phản đối cuộc biểu tình vào giữa tháng 6 năm 2018 đã mãn án. Họ đã bị kết án từ tám đến 18 tháng vì tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa để phản đối hai dự luật về Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng.
(Theo tin từ tổ chức “Người Bảo Vệ Nhân Quyền”)
——————————
Thuật ngữ tù nhân lương tâm (POC) được Peter Benenson đưa ra vào những năm 1960. Khái niệm này đề cập đến bất kỳ cá nhân nào bị giam cầm vì niềm tin chính trị, tôn giáo hoặc vì lương tâm, nguồn gốc dân tộc, giới tính, màu da, ngôn ngữ, nguồn gốc quốc gia hoặc xã hội, tình trạng kinh tế, sinh sản, khuynh hướng tình dục hoặc tình trạng khác mà không sử dụng bạo lực hoặc ủng hộ bạo lực hoặc thù hận.
Tổ chức Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) là tổ chức phi lợi nhuận độc lập ở Việt Nam, hoạt động nhằm thúc đẩy quyền con người và quyền công dân. Tổ chức này có một mạng lưới với hàng chục người bảo vệ nhân quyền trên toàn quốc, những người báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền trong khu vực của họ.
Việt Cộng làm gì có Lương Tâm,bởi thế chúng luân luân nói khôn có tù Nhân Lương Tâm.