Đời người ai cũng có lúc sai sót nhưng khi biết mình sai mà sửa được thì mới đáng khen. Tui có nhiều tật xấu mà không thể sửa được, bởi thế tui chẳng hãnh diện tí nào. Lấy ví dụ chuyện tui tập tành hút thuốc năm 18t để chứng tỏ mình đã trưởng thành là một sai lầm tai hại nhứt cuộc đời. Vì vậy khi thấy ai sửa chữa được lỗi thì tui thầm khen. Nếu hứng lên thì tui viết một vài chữ gọi là “động viên” họ.
Những sai lầm của tui, một người thường như hàng triệu người thường khác, thì khả dĩ cho rằng đã có làm thì cứ ráng chịu. Nhưng khi một người làm lãnh đạo quần chúng hoặc có tầm ảnh hưởng nhứt định với số đông mà sai lầm thì bị nhận sự chỉ trích kịch liệt của đông đảo quần chúng thì âu cũng là việc đúng. Càng chỉ trích thì họ càng mở mắt to ra hơn, thay vì cứ bài học thuộc lòng “kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc” thì ớn lắm.
Hồi ông Nguyễn Văn Nên được “đảng bố trí” về làm BT ThpHCM sau hai đời BT (Đinh La Thăng và Nguyễn Thiện Nhân) chẳng ra cơm cháo gì đã làm không ít người dân ở thành phố đầu não kinh tế lớn nhứt nước này tỏ ra ngao ngán. Tuy nhiên khi biết quê quán của ông Nên là Tây Ninh thì người ta (và tui) có một chút cảm giác gần gũi và hy vọng. Bên cạnh đó còn có ông phó BT thường trực Trần Lưu Quang cũng quê ở Tây Ninh. Việc hai ông cùng đồng hương nắm quyền (có thể) một phần nào bớt đi được kèn cọ giữa các thế lực vùng miền mà đồng thuận đưa ra những chánh sách cho thành phố quan trọng nhứt nước này. Đó là những công việc NÊN LÀM và NÊN TRÁNH.
Trước hàng loạt tai tiếng dẫn đến chuyện giới lãnh đạo nối đuôi nhau nhận lãnh kỷ luật và đi tù thì ông Nên càng phải thận trọng và việc nói đi đôi với thực hành, sửa chữa những tồn tại của các cựu BT là hai việc phải làm trước khi phóng ra những kế hoạch lớn lao khác. Tội ác trong vụ án Thủ Thiêm là vết thương hở toác trong xã hội kéo dài trên hai chục năm nay là một thách thức lớn nhứt của ghế BT. Có thể lượng định rằng phải trải qua thêm vài nhiệm kỳ BT tiếp theo dù làm việc thực tâm đến đâu cũng chưa chắc giải quyết rốt ráo được. Vì vậy tui không trông mong gì ông Nên sẽ thực hiện được trong bối cảnh ăn chia chồng chéo dây mơ rễ má này. Tạm cho ông Nên nợ mà xét qua một vài chuyện khác vậy.
Tháng 7 năm ngoái ông Nên thay vì vòng vo bào chữa (như các ông khác) mà lại “xin nhân dân lượng thứ vì cái chỉ thị 16” (hồng nhiều hơn chuyên gây ra những chuyện bắt bớ cười ra nước mắt) là một việc “an dân” đáng khen. Nhìn vào chuyện lãnh đạo đi các địa phương để ủy lạo thì dĩ nhiên ở đâu và ở nước nào cũng có, nó là một phần… nghệ thuật mị dân mà, tuy nhiên nếu so với phần lớn lãnh đạo ở VN thì ông Nên đi và tiếp xúc với dân hơi nhiều, như lời hứa “gần dân để nghe tâm nguyện của dân” lúc ông được chỉ định về ngồi ghế BT này. Có lẽ vì vậy mà ông Nên thấy nên trả lại lư hương về chỗ cũ trước tượng Đức Thánh Trần như nó đã từng ở đó từ năm 1967.
Việc Thánh “oan” được trả lại lư hương tuần vừa qua đã dấy nên làn sóng khen chê có, hả hê có, nghi ngờ có… Tui nhẫn nại quan sát rồi suy nghĩ theo logic của riêng mình. Bản thân tui mê ngành điêu khắc. Ngành này đòi hỏi không gian rộng rãi và đầu tư vào rất nhiều thời gian mà tiếc thay cả hai cái vốn đó trớt quớt cho tui. Quẹt quẹt bút bi và ướt át thơ thẩn chen vào những giây phút thư thả thì hơi dễ dàng. Không phải tui khoe khoang mà ý tui muốn nói rằng tui yêu thích nghệ thuật và tui có đôi mắt quan sát cộng với cái đầu khá tỉnh táo.
Có rất nhiều người vì một vài lý do nào đó (vì tâm lý chán ghét hoặc vì tình cảm bí bức chẳng hạn) mà vô tình bị rơi vào cái thuyết âm mưu. Thuyết này thường là từ động cơ chánh trị theo dạng “thương nhau thương cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”. Theo quan sát, so sánh đối chiếu qua hình ảnh phóng to từng chi tiết hoa văn thì tui đi đến kết luận cái lư hương của Đức Thánh Trần Hưng Đạo quả là một, không bị tráo đổi gì cả. Nhưng Đức Thánh vẫn là “Thánh oan”. Oan là vì sao?
Du khách từ những nước (xin lỗi) kém văn hóa như Tàu, Việt nếu có du lịch sang những nước văn minh thường bị bất ngờ trước những nỗ lực gìn giữ nét văn hoá cổ xưa của họ. Lấy ví dụ như nhiều người Việt Nam du lịch đến thành phố Bordeaux ở Pháp đều xuýt xoa thưởng thức rượu vang nổi tiếng nhứt nhì thế giới và khâm phục sự sạch đẹp của thành phố này nhưng thường chê tường nhà phố đen mốc dơ hầy. Họ không biết được những khu nhà đó thuộc diện bảo tồn (maisons du patrimoine). Ai sở hữu một căn nhà hoặc một căn hộ thuộc khu vực đó không phải muốn làm gì thì làm theo kiểu tư duy Việt “nhà của tao” đâu nha. Kiến trúc ở Bordeaux được xây dựng nên từ đá núi có màu ngà ngà, khác với vùng Alsace của tui đá màu hồng đỏ. Trơ mình trước mưa nắng cho nên mặt tiền những khu nhà của Bordeaux bị sỉn màu loang lổ. Để làm sạch nó thì phải làm đơn chớ không phải kéo máy về xịt đâu. Khi nhận “đơn xin rửa nhà” thì nhà nước gọi chuyên gia tới xét nghiệm tình trạng có thiệt sự nghiêm trọng không. Nếu chấp thuận rồi thì điều động công ty chuyên nghiệp tới rửa. Chi phí là 50-50. Điều ghi nhớ ở đây tường nhà không được rửa hàng năm để tránh đá bị… mòn. Xem ra ở nhà mới giả cổ thì dễ nhưng đem nhà cổ giả… nai thì mệt lắm nha.
Như vậy mới biết ý thức của từ hàng lãnh đạo cho xuống người dân ở xứ ta vẫn rất kém. Nếu đi suốt từ Bắc chí Nam thì những người có hiểu biết rất đau lòng với thực trạng này. Đọc báo thấy chùa cổ Trăm Gian (Hà Nội) từ thế kỷ 12 “được” trùng tu (quên hồi năm nào) mà đau lòng. Họ thay mới hết bởi vì chùa…cũ quá rồi!!! Chính tui từng đã rưng rưng khi chứng kiến những vách, tượng ở Tháp Bà Ponagar Nha Trang đã “được” sơn phết lòe loẹt ra sao hồi gia đình tui được về thăm nhà năm 1999 rồi. Cách đây ba năm (2019) dư luận phẫn nộ vì bức tranh sơn mài “Vườn Xuân trung nam bắc” thuộc hàng bảo vật quốc gia cũng “được” vệ sinh bằng nước rửa chén và giấy nhám đến mức hết nói và thuốc chữa luôn.
Quay lại chuyện “Thánh oan” bị cướp lư hương thì oan ở chỗ mất mát tinh thần. Vật chất thì còn đó nhưng chứng tích của thời gian là một thiệt hại không thể bù đắp. Một điều KVC muốn nhắc cho những ai còn nghi ngờ thì nên kiểm tra xem phần phía trong chiếc lư để xác định nó có phải đúng là chiếc lư trước đó hay không. Bởi vì theo tâm lý thì người ta chỉ đánh bóng bề ngoài chớ không ai bỏ công đánh ở mặt sần sùi hơn phía trong. Sự chứng minh chân – giả sẽ nằm ở điểm này chớ đâu cần thiết lôi cả chuyên gia để dùng tới công nghệ carbon đồng vị của dân khảo cổ đâu nà. Ở thời nay chơi khăm hình ảnh thì chỉ cần vài thao tác kéo rút để lư hương trở thành mập ốm thì để cho con nít phá cho vui tay thôi.
Dù sao thì tui vẫn không dấu được sự chán nản. Tui lo sợ rằng không khéo tới đây họ sẽ lôi Cửu Đỉnh ở Thế Miếu trong Hoàng Thành Huế từ giữa thế kỷ 19 ra mà đánh bóng “cho nó mới” quá ! Cái tâm thức xem thường “dân chúng nó” đã quá ăn sâu vào đầu óc của giới lãnh đạo Việt Nam rồi. Bởi vì người cộng sản duy ý chí, tự cho chỉ mình mình là đúng. Cái nguyên tắc đảng không bao giờ sai lầm ở vị trí độc tôn, độc tài và… độc địa luôn.
Khen ông Nên đã sửa sai lầm của đồng chí mình nhưng nếu như ông Nên thoát được cái tư duy cộng sản (đã nói trên) mà công khai trên báo chí về thời điểm di dời và tránh cái việc đánh bóng vô duyên đó thì hay biết mấy. Nói chung là việc gì cũng NÊN thực hiện công khai và KHÔNG NÊN tự ý cho phép mình mó tay vào hiện vật. Đó là một kinh nghiệm (khó rút) mà ông Nên NÊN LÀM từ nay về sau.
Đừng coi thường dân nữa!!!
Bút Che Kỳ Văn Cục
Ngày bất ngờ nắng đẹp tháng Ba 2022.
Trả lại lư hương ư? Không vì khác hơn Putin đánh trật con bài Ukraine? CS Hà Nội một sớm một chiều thì cũng như Nga mà thôi.
Viết bài này để chứng tỏ niềm tin của mình với Đảng, chính chủ của chính phủ, đồng thời kêu gọi mọi người cũng NÊN tin như mình, cái này hổng phải là sai lầm, nên tác giả rất tự hào .
“Đừng coi thường dân nữa!!!”.
“Nhân dân” ở trong cái xã hội cộng sản,thì chúng chả coi
ra cái thể thống gì .Sau bao nhiêu năm bị “thuần hoá” ,nhân
đân bây giờ ngoan ngoãn ,giống như một lũ lợn con ,không
hơn không kém .
Bây giờ mà chúng có gắn vào mồn của bức tượng Đức thánh Trần
bằng câu :”Ta đánh đây là đánh cho Liên Xô và Trung quốc”,thì
chắc cũng chả có ai phản đối . Họ chỉ đi qua ,đi lại ,chắc lưỡi
than thở vài câu,rồi lắc đầu coi là “chuyện thường ngày ở huyện”.
Ngụy Hủi ơi , nhớ trả lòi anh Phét nghen chưa. Cau hỏi là có bao nhieu thèng tuóng Mẽo bị VC chúng anh bắn phoi xác tai Viet Nam ? Cho Ngụy Hủi trả lòi lần 2 đó. Lần 1 em trả lòi Zero là sai bét, anh Phét hỏng cho điểm nào.
Try it again!
“Cán-bộ, đầy-tớ nhân-dân.”
Nghe như khẩu-hiệu của quân phường chèo.
Đãng, dân như chó với mèo.
Đãng-viên mập ú, dân nghèo trơ xương.
Còn bức tượng Trần Nguyên Hãn ở trước cửa chợ Bến Thành.
Bọn Lê Thanh Hải, đả lấy cần cẩu lôi bỏ bức tượng ở nơi nào?
Bao giờ, thì bọn nó mới chịu đặt trả lại chổ củ.
“bao giờ,thì bọn nó mới chịu đặt trả lại chỗ cũ.”
– Chừng nào Tập cận Bình ban phép.