Việt Nam đã từng có Nghiệp đoàn độc lập

3
Ảnh mang tính minh họa

 

Đã phải theo kinh tế thị trường, nay lại phải tham gia khối tự do mậu dịch, nhà cầm quyền ở Hà nội không thể làm gì khác hơn là tham gia các Công ước quốc tế về lao động. Để có thể tham gia, Hà nội đã sửa đổi Luật Lao động cho phù hợp với luật pháp của thế giới tự do.

Hôm 20/11/219, Quốc hội ở Hà Nội đã thông qua Bộ Luật sửa đổi. Đại diện Mỹ ở Hà Nội liền ca ngợi nhà cầm quyền cộng sản ở Việt nam đã can đảm đưa ra một «đạo luật lịch sử », thực hiện bước tiến đến gần hơn với các tiêu chuẩn lao động quốc tế .

Đồng thời, ông Chang Hee Lee, Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO Việt Nam, trước tin quan trọng này, cũng lên tiếng nhắc lại tự do hiệp hội là một quyền cơ bản được nêu trong Tuyên bố về các Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động năm 1998 của ILO. Đối với ông Chang Hee Lee, Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được thông qua là «một tiến bộ quan trọng» do những sửa đổi trong luật «sẽ cải thiện đáng kể vấn đề việc làm và quan hệ lao động của Việt Nam, tạo nền tảng vững chắc cho hội nhập quốc tế và thương mại công bằng» .

Bộ luật Lao động sửa đổi sẽ có hiệu lực vào năm 2021, cho phép thành lập các công đoàn độc lập, tức là không thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, công đoàn duy nhất hiện nay. Đây được coi là một thay đổi quan trọng nhứt trong luật lao động mới.

Về phía Việt nam, ngày 20/11, Bộ Lao Động cũng nhấn mạnh rằng việc cho phép thành lập công đoàn độc lập chính là nhằm «bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động trong quan hệ lao động, phù hợp với các Công ước của ILO, các cam kết quốc tế khác và tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập quốc tế» (Thanh Phương, rfi, 22/11/2019, Paris)

Sửa luật vì tôn trọng quyền lao động hay vì giao thương?

Nay Hà Nội sửa đội luật pháp của mình cho phù hợp theo hệ thống pháp lý quốc tế chỉ là việc làm bình thường khi, vì muốn làm ăn với thế giới tự do, Hà nội đã tham gia các văn kiện Quốc tế như hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP và hiệp định với Liên Hiệp Âu châu. Trong các cuộc đàm phán về các hiệp định đó, vấn đề lao động, nghiệp đoàn độc lập là những hồ sơ gay gắt nhứt đối với Việt Nam vì nó thoát khỏi sự kiềm tỏa cố hữu của chế độ độc tài toàn trị.

Với Liên Hiệp Âu châu, Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam đã ký tháng 6/2019, phải chờ Âu châu phê chuẩn và họ rất quan tâm vấn đề quyền lợi của người lao động và nhơn quyền nói chung . Khi đó, chánh sách xuất khẫu lao động Việt nam qua Âu châu của đảng cộng sản chắc chắn sẽ bị để ý và can thiệp.

Không ai hiểu vc hà nội bằng người Việt Nam tỵ nạn nên một phái đoàn của Cộng đồng người Việt ở Đức, đúng hẹn, sáng ngày 10.12.2019, tới gặp Nghị Viên Liên Âu, Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (INTA ), Ông Bernd Lange, tại Quốc Hội Liên Âu để lần lược trình bày tình hình vi phạm nhơn quyền có hệ thống của chế độ. Phái đoàn yêu cầu Ông Bernd Lange chỉ nên thông qua Hiệp Ước Thương Mại Tự Do Liên Âu-Việt Nam EVFTA và IPA khi các Quyền Con Người và Quyền Người Lao Động được nhà cầm quyền Hà Nội thực sự tôn trọng và thực thi nghiêm chỉnh. Như từ nay, để tỏ thiện chí, Hà Nội hãy bắt đầu ngưng vi phạm nhơn quyền, thả hơn 200 tù nhơn lương tâm đang bị giam giữ trái phép .

Bà Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên hội người Việt tỵ nạn tại Đức, thành viên phái đoàn, tại buổi tiếp kiến, có luu ý tính Độc Lập của bộ luật Nghiệp Đoàn Lao Động mới mà Việt nam vừa thông qua không thấy được minh định rõ ràng «Nghiệp đoàn Độc lập và Tự do» nên ai cũng bày tỏ sự lo ngại việc thành lập Nghiệp Đoàn Lao Động Độc Lập thật sự tại Việt Nam sẽ khó thực hiện nghiêm chỉnh vì Điều 4 Hiến Pháp Việt Nam vẫn chưa được bỏ. Để dẫn chứng, Bà Mỹ Lâm nêu lên chỉ sau một ngày có bộ luật mới về Nghiệp Đoàn Lao Động, Hà nội đã bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng chỉ vì tội được bàu làm Chủ tịch Hội nhà báo tự do.

Ông Nghị Viên Lange đớn nhận đầy đủ sự trình bày của phái đoàn và các hồ sơ nhơn quyền, ngỏ lời mong vấn đề nhơn quyền ở Việt nam sẽ được cải thiện trong những ngày tới. Ông cũng cho biết nhiều đoàn thể, đặc biệt là đảng Xanh và một số các tổ chức Xã Hội Dân Sự Quốc Tế, đã đệ trình văn bản và thỉnh nguyện thư yêu cầu Quốc Hội Liên Âu xét lại việc thông qua Hiệp Ước EVFTA .

Trở lại với Công ước Quốc tế về Lao động, ngày 20/11/2019, Việt Nam đã phê chuẩn 6 trên 8 Công ước này, hai công ước còn lại là Công ước số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bứcCông ước số 87 về tự do hiệp hội, bị nhợn nên Hà Nội dời lại năm nay 2020 và năm 2023.

Bộ luật Lao động sửa đổi đã được thông qua, nhưng quan trọng là phải chờ xem luật ấy sẽ được nhà cầm quyền cộng sản áp dụng trên thực tế như thế nào. Tòa Đại sứ Mỹ cũng chờ coi Hà nội áp dụng luật Lao động mới trong việc thành lập Công đoàn độc lập và Công đoàn hoạt động như thế nào và có bảo vệ đúng mức quyền thương lượng tập thể và quyền đình công hay không?

Giám đốc ILO Việt Nam nói rõ hơn là cần chú trọng việc ban hành các nghị định hướng dẫn và thiết lập các thiết chế để áp dụng nghiêm chỉnh những điều khoản mới đó. Tức ý muốn nói nhà cầm quyyền cộng sản có thật lòng muốn bảo vệ quyền lao động của công nhơn việt nam hay không?

Người lao động Việt Nam từ lúc đất nước bị cộng sản cai trị rất thiệt thòi về vấn đề lao động vì không có Công đoàn độc lập. Trong thực tế cho tới nay, Việt Nam chỉ có một tổ chức công nhân là Liên đoàn Lao động Việt Nam, công cụ của đảng cộng sản Hà Nội chẳng những chưa bao giờ bảo vệ quyền lợi công nhơn mà nó còn đứng về phía xí nghiệp, nhứt là xí nghiệp ngoại quốc, khi có tranh chấp giữa chủ và công nhơn. Cững như đại diện Việt Nam ở xứ ngoài chỉ biết khai thác, hà hiếp công dân của mình để làm tiền mà thôi . Không tin? Cứ đi một vòng từ Nga qua Tiệp khắc, đông Đức cũ, Ba lan thì biết! Thậm chí, người Việt (từ miền Bắc đi) ỏ xứ này chưa từng chết tuy đến nay đã có hơn 20 năm sanh sống ở đây. Báo chí địa phương đã phải kinh ngạc. Cũng như trước đây, ở Paris, báo chí pháp ngạc nhiên không thấy người Tàu chết và đám ma người Tàu sau hơn mười năm sống ở Paris! Bởi thông thường, một cộng đồng sanh sống ở một địa điểm, trong vòng mươi năm, phải có sanh, có tử.

Việc ban hành luật pháp bảo vệ thật sự quyền lợi giới công nhơn lao động như quyền đình công, quyền tự do nghiệp đoàn, …xưa nay vẫn là bình thường nhưng lại trở thành một biến cố lịch sử quan trọng làm cho Đại diện Huê kỳ ở Hà nội, Đại diện Tổ chức Lao động Quốc tế đã phải lên tiếng ca ngợi sự can đảm phi thường của Nhà nước cộng sản từng bước tiến về thế giới văn minh.

Vậy phải chăng đây là lần đầu tiên Việt nam có luật lao động bảo vệ người lao động, có Nghiệp đoàn độc lập tự do? Hay Việt nam đã từng có Nghiệp đoàn thật sự độc lập và tự do?

Luật Nghiệp đoàn, lập Hội và Hội họp của Hoàng Đế Bảo Đại (*)

Nhựt trao trả chánh quyền cho Hoàng Đế Bảo Đại, Việt Nam thật sự độc lập và thống nhứt . Ngài mời học giả Trần Trọng Kim làm Thủ tướng và chọn người tài đức lập chánh phủ, thực hiện khẫu hiệu « Dân Vi Quí », xây dựng một chánh thể dân chủ tự do, ban hành các quyền tự do cho toàn dân bằng những đạo luật mà ngày nay coi lại vẫn còn giá trị. Những nỗ lực đó, phải nói là phi thường vì chỉ làm trong thời gian kỷ lục, 3 tháng năm 1945 Như luật về nghiệp đoàn lao động, gần môt thế kỷ sau, nhà cầm quyền Hà nội nay mới bắt dầu gồng mình thực hiện do tình thế chẳng đặng đừng .

Với khẩu hiệu Dân Vi Quí, Hoàng Đế và Chánh phủ bắt đầu thiết lập các Cơ quan điều hành quốc gia trong lúc chưa kịp có Quốc Hội, như các Hội Đồng Dự Thảo Hiến Pháp, Hội Đồng Cải Cách cai Trị, Tư Pháp và Hành Chính, Hội Đồng Cải Cách Giáo dục, Hội Đồng Thanh Niên và 2 Ban Cố vấn Bắc Chi Bộ, và Nam Chi Bộ .

Riêng về mặt xã hội, Hoàng Đế ban hành luật qui định quyền căn bản của dân như quyền tự do nghiệp đoàn, quyền tự do lập hội và hội họp . Những đạo luât này được ban hành chỉ trong vòng 1 tuần lễ của đầu tháng 7/1945 . Báo chí đã ngạc nhiên gọi đó là «Tuần lễ của các Tự do» .

Vì còn là Vua nên các đạo luật của Ngài ban hành được gọi là Đạo Dụ hay Dụ .

1.Dụ số 73, ngày 5 tháng 7 năm 1945 về tự do lập nghiệp đoàn.

2.Dụ số 78, ngày 9 tháng 7 năm 1945 về tự do lập hội.

3.Dụ số 79, ngày 9 tháng 7 năm 1945 về tự do hội họp.

Báo Thanh Nghị, số đặc biệt chánh trị, ngày 5 tháng Năm 1945 viết :

Về quyền Tự do lập hội, « mọi công dân Việt Nam đều có quyền lập hội cho mục đích chính trị, văn hóa, tôn giáo hay xã hội, ngoài những hội có mục đích kiếm lợi, chỉ cần mục đích của hội không trái với pháp luật, luân lý hoặc là có hại đến nền duy nhất và sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. Nhưng cần phải báo trước với nhà chức trách ít nhất là 30 ngày trước khi hoạt động » .. .

Có hai thứ hội: hội thường và hội có ích lợi chung.

Về quyền Tự do hội họp, «người dân được quyền tự do hội họp . Dụ số 72 phân biệt hai thứ hội họp là hội họp trong tư gia có tính cách gia đình hay lễ nghi và hội họp ở những nơi công cộng.

Đối với các hội họp trong gia đình hay lễ nghi hay những hội họp của các hội tư nhóm họp trong tư gia với số người tham dự không quá 30 người, người triệu tập không cần phải khai báo. Các cuộc hội họp khác cũng được tự do nhưng phải khai báo với nhà chức trách. Tất cả các cuộc hội họp ở các nơi công cộng như họp ở ngoài đượng phố, trong các công viên hay các thị xã đều phải xin phép trước.Giờ họp không được quá 12 giờ đêm trừ khi có phép riêng.Ngoài ra một nhân viên hành chánh hay tư pháp cũng có quyền tới dự ».

Về Tự do lập nghiệp đoàn: «Việc lập nghiệp đoàn cũng được coi như quyền tự do của nguời dân với những quy luật được ấn định trong Dụ số 73, theo đó, để tránh không cho những hội kiếm lợi giả danh làm nghiệp đoàn với mục tiêu trốn thuế, các nghiệp đoàn bị cấm không được chia lời cho các đoàn viên và khi giải tán thì của cải không được đem chia cho các đoàn viên. Đồng thời để bảo vệ những người trong nghề, dụ này cấm không cho nghiệp đoàn cưỡng ép những người này phải gia nhập hay bắt đoàn viên phải ở lại trong nghiệp đoàn vĩnh viễn nhưng ngược lại cho phép nghiệp đoàn được từ chối không nhận một người làm đoàn viên theo điều lệ của mình. Mặt khác, nghiệp đoàn có tư cách pháp nhân trong việc bảo vệ các quyền lợi của mình, có quyền sở hữu các động sản hay bất động sản nếu xin phép, có quyền liên kết với nhau để thành lập các liên đoàn và về phía chính quyền, chính quyền có quyền cử nguời kiểm soát việc quản lý tài chánh của nghiệp đoàn hay liên đoàn. Cuối cùng vì nghiệp đoàn là một tổ chức có thể dùng để tranh đấu nên người sáng lập bắt buộc phải có quốc tịch Việt Nam và phải ở trong nghề ít nhất một năm» .

Thật ra, nếu theo dõi những cuộc hội họp của người dân ở cả hai miền Trung và Bắc diễn ra liên tiếp từ ngày 10 tháng 3, tức sau ngày Nhật đảo chánh Pháp, đặc biệt là ở Huế và Hà Nội, với hàng vạn người tham dự một cách tự do, thoải mái, thì việc ban hành các Đạo dụ này “đã làm hợp pháp một tình trạng riêng của các tỉnh ở Bắc Bộ Việt Nam vì từ sau ngày 9 tháng 3, các hội, các đoàn mọc lên như nấm, các cuộc hội họp công khai tự do vô cùng”(Phạm Cao Dương trích Đời Sống Đông Dương qua bài báo nhan đề “Mấy Đạo Dụ về Tự Do”, tr. 25).

Việc làm này của Hoàng Đế Bảo Đại và Chánh phủ Trần Trọng kim thật sự vĩ đại về ý nghĩa, tầm vóc và cả về thời gian . Vì hoàn cảnh vô cùng khó khăn, lòng người thì muốn đưa đất nước tiến lên bằng đôi hia 7 dặm, Cụ Trần Trọng Kim phải từ chức để có một Chánh phủ mới sớm ra đời đảm đang tình thế tốt hơn .

Ngôi nhà Việt nam đã được dọn dẹp sạch sẻ, cửa mở, cả bàn tiệc dọn sẳn . Thế là Hồ Chí Minh từ đâu tới, lẻn vào, và tự nhiên đứng ra mời mọi người dự tiệc! Gọi là cách mạng mùa thu!

Thật vậy, ngày 19 tháng 8, Việt Minh « cướp chính quyền » và tất cả việc làm của Hoàng Đế Bảo Đại và Chánh phủ Trần Trọng Kim đều bị Hồ Chí Minh dẹp bỏ. Ngày 22 tháng 9 năm 1945, 20 ngày sau tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh ký «sắc lệnh» (?) bãi bỏ các nghiệp đoàn trên toàn cõi Việt Nam, và Bộ Trưởng Bộ Nội Vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị Định ngày 14 tháng 9 giải tán Hội Khai Trí Tiến Đức trong khi cùng ngày lại ký một nghị định khác cho mở hội “Văn Hoá Cứu Quốc Việt Nam” của Việt minh .

Ngày nay, sau hơn 70 năm, đảng và Nhà nước cộng sản Hà nội phải làm công việc mà Hoàng Đế Bảo Đại và Chánh phủ Trần Trọng Kim đã làm, chỉ vì sự sống còn của chế độ. Không chắc làm vì thực hiện quyền tự do căn bản của nhơn dân. Cụ thể trong bản văn luật pháp của họ không có các từ ngữ « Độc lập, Tự do » cho nghiệp đoàn. Hơn nữa, khi giải thích và hướng dẫn thi hành luật, công sản sẽ có cách của công an.

Nếu thật lòng, đảng và Nhà nước cộng sản muốn Việt nam có quyền tự do nghiệp đoàn, tự do lập hội và tự do hội họp như luật của Hoàng đế Bảo Đại thì phải thấy hơn 70 năm qua thật sự là tội ác tày trời của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản chỉ vì muốn lập chế độ cộng sản và duy trì chế độ ấy bằng xương máu của nhơn dân.

Tội ác của Hồ Chí Minh không chỉ giết hằng mươi triệu dân Việt Nam vô tội để có chế độ cộng sản cầm quyền, mà nghiêm trọng hơn là tội tiêu diệt những giá trị văn hóa mà quyền con người là những giá trị văn hóa cao hơn hết .

Khi vi phạm những tội ác này, Hồ Chí Minh đúng là tên tội phạm chống nhơn loại, phải ra trước Tòa Hình sự Quốc tế. Nhưng Việt Nam không dám tham gia Công ước Rome nên sẽ ra trước Tòa Công ký Quốc tế (Tribunal International de Justice) .

Nay tưởng nên nhắc lại lời của Cụ Trần Trọng Kim nói với đoàn đại diện Việt minh tới ép Vua Bảo Đại thoái vị: “Tương lai còn dài, các ông nhận lấy trách nhiệm đối với quốc dân và lịch sử”.

Nhưng cộng sản không biết trách nhiệm, chỉ biết mục tiêu mà thôi !

(*) Cảm ơn Giáo sư Phạm Cao Dương đã sốt sắn gởi cho bài viết củ của ông « Nhân Dịp Đầu Năm Ất Mùi – 2015, Một Chút Lịch Sử Gửi Tuổi Trẻ Việt Nam: Lẽ Ra Ngay Từ Năm 1945 Dân Tộc Ta Đã Có Dân Chủ – Tự Do Rồi » . Kính, nvt .

Nguyễn Thị Cỏ May

3 BÌNH LUẬN

  1. Trích:”Ngày nay, sau hơn 70 năm, đảng và Nhà nước cộng sản Hà nội phải làm công việc mà Hoàng Đế Bảo Đại và Chánh phủ Trần Trọng Kim đã làm, chỉ vì sự sống còn của chế độ. Không chắc làm vì thực hiện quyền tự do căn bản của nhơn dân. Cụ thể trong bản văn luật pháp của họ không có các từ ngữ « Độc lập, Tự do » cho nghiệp đoàn. Hơn nữa, khi giải thích và hướng dẫn thi hành luật, công sản sẽ có cách của công an.“

    Dù trong văn bản nghiệp đoàn không có từ ngừ Độc lập, Tự do.
    Tuy vậy, Đảng nói trong các mẫu mã đơn từ cho dân xin sỏ có ghi:

    Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    ĐỘC LẬP — TỰ DO — HẠNH PHÚC

    Nhưng đảng csVN chơi đểu, gài mấy dấu trừ — —, đảng vẽ ra…Độc lập, rồi trừ —Tự do, rồi trừ luôn — Hạnh phúc. Đảng chưa cho mà đã trừ sạch như vậy rồi cho nên công, nông dân có được khỉ mẹ gì đâu?

    Nói vậy, có thể đảng biện minh rằng họ có cho dân cây…Búa với lưỡi…Liềm đó?

    Vì thế báo Đảng cứ đưa tin, dân họ chán sống nên “Tự “ bị…đập đầu bị cắt cổ bằng Búa Liềm trong đồn công an chứ gì?

  2. Ai mời Hoàng Xuân Hãn từ Hà Nội vô Huế tham gia chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim 1945 ?
    Lời bàn : Việt Minh và Nhật đều thừa biết Hoàng Xuân Hãn rất thân Nhật ! Nhật đã vào Đông Dương hất cẳng Pháp từ 1941 ! Chuyện rất thân Nhật này cũng không hiếm hoi ! Một số không nhỏ trí thức VN ở Paris thời 1940-1944 , như Nguyễn Khắc Viện , Phạm Quang Lễ (Trần Đại Nghĩa) , Lê Văn Thiêm , đã chạy theo Đức quốc xã Hitler , thành tâm mong ước Đức quốc xã Hitler giải phóng VN thoát khỏi đô hộ của Pháp !
    Theo lời kể với tôi tại Paris của bác sĩ Hồ Tá Khanh, bộ trưởng kinh tế của chính phủ Trần Trọng Kim , thì Hoàng Xuân Hãn là bạn duy nhất của Bảo Đại ở Paris , trước 1939 . Sau đảo chính Nhật 9/3/1945 , Bảo Đại gọi Hoàng Xuân Hãn vô Huế thành lập chính phủ ; chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim do Hoàng Xuân Hãn chỉ đạo , gồm phần lớn là bạn của Hoàng Xuân Hãn , Hoàng Xuân Hãn chính thức là nhân vật số 2 trong chính phủ này , nhưng Trần Trọng Kim chỉ là bù nhìn .
    Ghi chú là từ 1952 Hoàng Xuân Hãn rất tránh né nhắc đến chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim và tình bạn với Bảo Đại , bỏ nghề dạy toán trung học , và chỉ đam mê nghiên cứu văn học sử học VN ở Paris cho đến cuối đời ! Cũng nên tìm hiểu tại sao Hoàng Xuân Hãn được Pháp cho định cư ở Paris từ 1952 , trong khi sau 1946 Trần Trọng Kim định cư ở Nam Vang , Hồ Tá Khanh định cư ở đảo Réunion bên Phi châu ? Có lẽ sau khi Pháp đưa Bảo Đại hồi loan trở lại VN làm Đức quốc trưởng Quốc gia VN , Pháp mong có dịp xử dụng con bài Hoàng Xuân Hãn 1 lần nữa để chống Việt Minh , dù Mao Trạch Đông đã làm bá chủ Trung Hoa lục địa . Và Pháp không tiên đoán nổi Chiến tranh biển người 1949-1989 ở Đông Dương của Mao Trạch Đông !

    Bảo Đại và Hoàng Xuân Hãn có sai lầm chính trị , khi quyết định thành lập chính phủ VN thân Nhật , tháng 4/1945 ?

  3. Các tổ chức quốc tế đều không biết rằng Hanoi là một loài NÓI LÁO chuyen nghiệp, nói một đằng làm một nẻo, bọn chúng chỉ biết giết,cướp mà nên sự nghiệp BẤT LƯƠNG, trước năm 1975 chính bọn Việt cộng và đồng đang đã giết không tu một ai chống đối chúng tại những nơi xa xôi heo lánh.Ngay nay bọn chúng lại ra mặt lừa đảo quốc tế với chiêu bài TU DO

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên