ĐCV: Bà Lê Thu Hà, phát ngôn viên của nhóm Anh Em Dân Chủ, người từng bị kết án 9 năm tù giam trong vụ án cùng luật sư Nguyễn Văn Đài và nhiều cộng sự của nhóm, đã quay trở về Việt Nam từ Đức. Trước đó, hồi tháng 6 bà Hà được phóng thích khỏi nhà tù Việt Nam cùng vợ chồng luật sư Đài và đưa thẳng qua Đức tị nạn chính trị.
Tại Đức bà Hà đã không thích nghi được với môi trường mới và luôn muốn quay lại Việt Nam. Theo thông báo từ LS Nguyễn Văn Đài, bà Hà đã từ chối giấy tờ tị nạn, giấy phép lao động và các giấy tờ khác của nhà nước Đức và kiên quyết trở lại, bất chấp những khó khăn có thể xảy đến.
Ngày hôm qua, khi bay về Việt Nam, bà Hà đã bị chặn tại Nội Bài và đang trên đường quay lại Đức. Đây là trường hợp hết sức hy hữu khi một tù nhân chính trị, được phóng thích khỏi tù, với điều kiện phải rời cố quốc lại quay về nơi đã cầm tù mình sau một thời gian ngắn.
Dưới đây là bài phân tích của Phạm Lê Vương Các dưới góc độ pháp lý.
————————–
Theo như trang thoibao.de ở Đức loan tin, bà Lê Thu Hà, một cộng sự của luật sư Nguyễn Văn Đài đã từ Đức quay trở lại Việt Nam sau 5 tháng tị nạn chính trị tại đây.
Đây là trường hợp khá hy hữu lần đầu tiên xảy ra tại Việt Nam, khi một người đang chấp hành án tù được đưa thẳng từ nhà tù ra máy bay để đến Đức tị nạn, rồi tự nguyện quay trở lại Việt Nam chỉ sau 5 tháng tị nạn.
Sự việc chưa có tiền lệ này có thể làm nhiều người thắc mắc làm cách nào bà Hà có thể quay lại Việt Nam và khi quay trở lại bà Hà có bị bắt giam để thi hành tiếp án tù tại Việt Nam không? Bài viết này xin trình bày vài vấn đề pháp lý cơ bản trong câu chuyện này.
1. Quyền tị nạn và quyền được trở về
Tình trạng pháp lý tiếp nhận bà Lê Thu Hà từ nhà tù Việt Nam đến Đức thuộc diện “tị nạn chính trị”. Phía Đức cấp quy chế tị nạn cho bà, không đồng nghĩa với việc phía Đức được phép tước bỏ quyền trở về đất nước của bà.
Nguyên tắc “công dân được quyền trở về đất nước của mình” đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Luật Nhân quyền Quốc tế. Chẳng hạn tại điều 12 và 13 Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị nêu rõ: “Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kì nước nào, kể cả nước mình… Không ai bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền được trở về nước mình”.
Công ước về người tị nạn của LHQ cũng ghi nhận người tị nạn có quyền hồi hương theo ý nguyện của họ.
Và Điều 23 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng quy định rõ: “công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.”
Từ các cơ sở pháp lý trên để khẳng định, bà Hà dù trong tư cách là người tị nạn tại Đức vẫn có quyền quay trở lại Việt Nam vào bất kỳ lúc nào theo ý nguyện của bà ấy. Khi rời khỏi Việt Nam đi tị nạn và cho đến thời điểm hiện tại, bà ấy vẫn là một công dân Việt Nam (vì chưa từng bị Chủ tịch nước ra quyết định tước quốc tịch), nên bà ấy đương nhiên có quyền trở về đất nước.
Sự tự nguyện trở về sẽ đồng nghĩa với việc bà Hà sẽ phải chấp nhận từ bỏ tư cách “người tị nạn” được sự bảo hộ của chính phủ Đức. Tình trạng này được pháp lý mô tả là “người tị nạn tự nguyện hồi hương”. Trong trường hợp này Chính phủ Đức cũng không thể ngăn cản được sự trở về của bà Hà, dù họ đã phải trải qua một quá trình gian truân để “giải cứu” bà ra khỏi nhà tù Việt Nam. Khi bà Hà tự nguyện hồi hương thì phía Đức cũng buộc phải chấp nhận và cấp các các loại giấy tờ cần thiết để bà lên máy bay trở về.
Khi bà Hà đặt chân xuống Việt Nam, trong trường hợp này chính quyền Việt Nam buộc phải tiếp nhận bà vì bà là công dân Việt Nam, cũng như không thể tống xuất bà sang quốc gia khác vì bà chỉ có duy nhất một quốc tịch Việt Nam.
2. Có bị tống giam lại không?
Cơ sở pháp lý để bà Hà rời khỏi nhà tù Việt Nam đi thẳng sang Đức được dựa vào quyết định tha tù trước thời hạn theo Luật Đặc xá, dành cho trường hợp đặc biệt để đáp ứng yêu cầu đối nội, đối ngoại của Nhà nước Việt Nam.
Luật pháp Việt Nam cũng không quy định rõ ràng và chi tiết cho các trường hợp tha tù này. Nhưng trên thực tế việc tha tù trong trường hợp này luôn bị phía chính quyền Việt Nam “đặt ra điều kiện”. Điều kiện đó là buộc người được tha tù đồng ý rời khỏi Việt Nam và không được quay lại nếu không có sự cho phép của giới chức Việt Nam.
Quyết định tha tù chỉ là một quyết định hành chính, nên về mặt pháp lý nó không đủ thẩm quyền để làm bản án của toà án mất đi hiệu lực pháp luật. Và vì vậy, bản án Toà đã tuyên đối với bà Hà trước đây vẫn còn giá trị thi hành.
Qua sự trở về của bà Hà, có thể chia ra làm 2 trường hợp: “thỏa thuận trở về” hoặc “tự ý trở về”.
Trong trường hợp “thoả thuận trở về”, tức là có sự thỏa thuận giữa Chính phủ Đức và Chính phủ Việt Nam đã dàn xếp cho sự trở về của bà Hà (dưới sự đồng ý của bà), hoặc chính bà Hà đã trực tiếp dàn xếp với giới chức Việt Nam, thì nhiều khả năng bà sẽ không bị tống giam lại. Vì nếu có sự thỏa thuận này thì sự trở về của bà Hà đã được sự cho phép từ giới chức có thẩm quyền của Việt Nam.
Nếu trong trường hợp không có sự dàn xếp thỏa thuận trước đó, hay chưa có sự cho phép của giới chức Việt Nam, mà bà Hà đã “tự ý trở về”, là bà đã vi phạm vào điều kiện hay cam kết để được tha tù. Dựa vào việc “người được tha tù có điều kiện” đã vi phạm vào điều kiện hay cam kết đã đưa ra, giới chức Việt Nam có thể đi đến quyết định “hủy bỏ quyết định hành chính tha tù” trước đây, và điều này sẽ dẫn đến hệ quả là bà Hà buộc phải tiếp tục thi hành bản án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Điều đáng tiếc là bà Hà đã không loan báo về sự trở về của mình rơi vào trường hợp nào, nên không ai biết tình trạng tương lai của bà ra sao. Bà đã mất tích tại sân bay Nội Bài khi vừa đặt chân trở về Việt Nam vào hôm qua, ngày 20/11/2018.
Trước khi viết bài này tôi đã trò chuyện với một người bạn của bà Hà và được bạn của bà cho biết, từ khi đến Đức bà Hà có dấu hiệu “san chấn tâm lý”. Bà hay thổ lộ nỗi “nhớ nhà, nhớ mẹ, và nhớ Việt Nam”. Cách đây 3 tháng, bà cho biết ý định sẽ trở về Việt Nam bất chấp việc phải tiếp tục ngồi tù.
—-
Thông tin thêm về Lê Thu Hà:
Lê Thu Hà sinh trưởng tại Quảng Trị, là một giáo viên dạy Anh ngữ tự do tại Hà Nội. Bà chưa lập gia đình, có một mẹ già cần phụng dưỡng. Bà được biết đến là phát ngôn nhân của Hội Anh Em Dân Chủ. Bà bị bắt cùng luật sư Nguyễn Văn Đài vào ngày 16/12/2015. Sau 2 năm bị tạm giam, bà bị toà án kết án 9 năm tù giam và 2 năm quản chế vì tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhờ vào sự can thiệp tích cực của Chính phủ Đức, ngày 7/6/2018, Bà và LS Nguyễn Văn Đài đã được đưa thẳng từ trại giam B.14 của Bộ Công an lên thẳng máy bay đi sang Đức tị nạn.
Phạm Lê Vương Các (Facebook)
Đọc lại bài viết của của Lê Thu Hà
Chịu không nỗi cái xứ nói ngược ,tiếng Đức khó nhớ ,và khó đọc lớn tuổi rồi thôi Quy cố Hương, Dù sao Quê hương là chùm khế ngọt ,tụi con cháu Bác nó ăn hết còn lại khế chua , vốn liếng tiếng anh khá thì nên Quy mã lạc loài bên Đức buồn lắm ./
Có lẽ vì không tìm thấy Võ Đông Sơ cho nên Thu Hà chẳng còn tha thiết cuộc sống chăng ?
Thu Hà trở về VN là để chứng minh cho mọi người thấy rằng ; Nhà cầm quyền Hà Nội kết án 9 năm về tội
” hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân ” là hoàn toàn bịa đặt, sự trở về VN của LTH đã chứng minh điều đó.
Bõ qua góc nhìn pháp-lý, mà nhìn Thu Hà với cái nhìn nhân-phẩm và tự-trọng.
Tự rời bõ cái nơi mà mình cho là địa-ngục, đễ ra nước ngoài tị-nạn chánh-tri, người có phẩm-giá biết tư-trọng thì không bao giờ quay trỡ lại.
Việc này cho thấy, chẵng có đấu tranh đấu triếc gì cả, mà chĩ là một màn diễn theo kịch bản Vủ Béo.
Tôi nghĩ, Thu Hà là nạn-nhân bị lừa gạt.
Khi bất-chấp xấu hỗ đễ quay lại Việt Nam, tôi nghĩ là Thu Hà rất đau đớn khi đưa ra quyết-định này, môt quyết-định liều-lĩnh vì không có lựa chọn nào khác.
Sau vụ này, chẵng còn mấy ai tin Văn Đài.
Thông thường, những người đấu tranh mà bõ chạy ra nước ngoài tị-nạn đều trỡ thành những con bài cháy, không còn giá-trị sữ-dụng.
Nước Đức do đặc thù về chủng tộc ( người Đức luôn có thái độ hãnh tiến về chủng tộc ngấm ngầm hay công khai)văn hóa và ngôn ngữ ( rất khó học)… nên không bao giờ dễ dàng để dân di cư đủ thứ kiểu hòa nhập và nhất là cho dân di cư người Việt sống trong cộng đồng người Việt vốn hay cãi lẩy chia rẻ ồn ào như cái chợ.Nhiều người qua Đức đã lâu vẫn không nói đúng và trôi chãy được tiếng Đức dù cố học bởi nó quá rối rắm , sau cùng đành buông xuôi và làm những công việc khác ít phải dùng tiếng Đức. Tuy nhiên người Đức không thích những dạng người này nhất là khi biết họ sống dựa vào trợ cấp mà không nói được tiếng Đức.Đừng tưởng Đức bảo lãnh ai qua rồi sẽ trọng phục người đó.Đức bảo lãnh ai đó chẳng qua vì lòng nhân đạo kẻ cả và để lấy tiếng với thế giới rồi sau đó lại khinh khỉnh ngấm ngầm lẩn công khai nếu người được bảo lãnh cứ tiếp tục ăn bám vào trợ cấp mà không nói được tiếng Đức để đi tìm việc cho đàng hoàng hoặc làm điều gì có lợi cho xã hội Đức ,” còn chuyện đất nước của tụi bây ai thèm để ý”.Đây là đặc tính của Đức.Hoàn cảnh của Hà đi Mỹ là tốt hơn bởi cộng đồng Việt ở Mỹ lớn mạnh ( cũng ồn ào hơn cái chợ do tối ngày cứ chửi bới thưa kiện chup mũ nhau !) và Mỹ là do dân di cư lập nên tính xã hội thoáng hơn.
Ai cũng vậy thôi ,,bỏ quê hương là điều bất đắc dĩ ,,nên cảm thông cho cô Hà ,,,trách là trách cái chế độ vô nhân tính của bọn VC ,,, mong cô Hà sớm tự thắng nổi nhớ mẹ ,,nhớ nhà ,, bỏ người mẹ già ở lại không ai chăm sóc là nổi niềm chua xót mà ai vào hoàn cảnh của cô đều như vậy ,…
Một người bị tù được chính phủ cs VN cho phép đi tị nạn (lưu vong) chúng ta hiểu ngầm là có sự “thỏa thuận ngầm giữa” chính phủ VN và Đức, như vậy, ta phải hiểu LTH bị trục xuất sang Đức. Người bị trục xuất hầu như không có cơ hội trở lại quốc gia mà họ trục xuất, trừ chế độ đó sụp đổ. Người tị nạn VN có mặt trên thế giới đã >44 nam, những người thuộc thế hệ 1 nay da gia, thế hệ 2 va 3 co cong viec va cuoc song on dinh, những người “bị trục xuất” như Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, Trần thị Thanh Thủy, Dương Thu Hương … (ở Mỹ) không thể hành nghề vì bằng cấp của họ không phù hợp ở Mỹ vì thế họ đành phải chấp nhận làm 1 nghe nao do de kiem song. Từ 1 luat su, nhà văn, nhà báo… nay tuổi #50 vo nghe nghiep nen danh chap nhan lam nghe Nails, dọn vệ sinh công cộng… Vì không đi làm, chính phủ Mỹ không thể “nuôi báo cô” những người còn đủ sức lao động. Khi sang Mỹ, Điếu Cày, CHHV, TTTT, DTH…. không chấp nhận cờ vàng. Không chấp nhận cờ vàng, họ bị phe VNCH xa lánh, không ủng hộ. Họ trở thành kẻ xa lạ với người Việt tị nạn thế hệ 1, 2, 3 va tro thanh ke bi co lap.
Có nghĩa là, “Trước chính quyền cộng sản họ là người VNCH. Trước người VNCH họ lại là người cộng sản”. LTH là một trong những người như vậy.
Họ thuộc lớp người “về không được, ở không xong”.
Theo bài viết của ký giả Ben Ngô trên trang mạng BBC sáng nay (giờ miền Tây Hoa Kỳ Quốc), chị Lê Thị Thu Hà đã tới Băng Kốc từ sân bay Nội Bài.
Trích BBC (“Khi về tới sân bay Nội Bài, chị Hà đã bị an ninh giữ lại và chờ chuyến bay tiếp theo đưa chị Hà trở lại Đức.” Tôi đã nhận được tin chị Hà đã tới Bangkok, Thái Lan.”) (Lời Luật Sư Nguyễn Văn Đài).
(Hết trích)!
Thưa qúi Còm Sĩ:
Tất nhiên chị Hà chỉ còn một con đường duy nhất là trở lại Đức.
(Trích tiếp từ ký giả Ben Ngô, BBC); “Chị đã không nhận giấy thông hành, giấy phép cư trú và giấy phép lao động do chính phủ Đức cấp.” (thôi trích).
Hành động nhất định sống chết trở về Việt Nam của chị Hà thật ra không mới mẻ gì.
-Mấy ngàn người tị nạn năm 1975 đã theo tàu Việt Nam Thương Tín trờ về nước, thay vì đi Mỹ.
-Nhiều người đã từ bỏ mọi quyền lợi tốt đẹp trên đất Mỹ đặng về Thái Lan tìm đường trở lại quê hương (dù có phải chịu nhiều gian khó, hy sinh).
-Nhiều người dù đã sinh sống ở nước ngoài cả nhiều thập kỷ, nhưng nhất định không chịu nhập quốc tịch quốc gia sở tại (Tướng Nguyễn Cao Kỳ là một)..v.v.
Có lẽ có rất nhiều lý do để giải thích việc này. Thương nhớ quê hương, thân nhân, bạn bè, làng quê yêu dấu có lẽ là lý do chính?
Luật Sư Nguyễn Thị Dương Hà, phu nhân của Tiến Sĩ tranh đấu Cù Huy Hà Vũ cũng đã từng rơi nước mắt thương nhớ hàng cây Hà Nội, con cháu vui đùa…v.v.
Và tựu trung:
Việc trở về của chị Hà và nhiều người khác, có thể coi đó là:
(LÒNG YÊU NƯỚC)!
Kính!
Theo ý riêng tôi như sau:
1/
Cô Lê Thu Hà là người tranh đấu chống nhà nước và đảng CSVN rất kiên cường, nên CS phải tống xuất bằng mọi giá. Một khi đã nhổ được cái gai nhọn đâm vào gan chân đau thấu trời xanh, lấy được cái dầm làm độc trong mắt, dĩ nhiên CS chả ngu dại chi lại để cái gai, cái dầm ấy lại một lần nữa xâm hại cơ thể mình.
2/
Cô Lê Thu Hà hiểu hơn ai hết về điều này. Thế tại sao cô lại ngay từ đầu cố cưỡng lại chứ !?
Chắc chắn phải có một động lực rất lớn nào đó khiến cô thi gan một phen đối đầu Cộng đảng VN!
Dĩ nhiên cô chả sơ xuất để lộ bí mật này cho CS hay người ngoài cuộc biết được điều quan trọng ấy.
Tôi xin bày tỏ sự khâm phục lòng dũng cảm và sự kiên quyết của cô. Xin trân trọng quyết định ấy.
Đồng thời luôn cầu chúc cô “chân cứng đá mềm”, bởi đoạn đường “núi Sọ” còn dài và lắm chông gai.
Lại Mạnh Cường
Kính Quan Đốc!
Thưa: Có một vị Linh Mục “Mỹ du” tìm ngân qũy tu sửa nhà thờ, tiện thể tạt vào thăm mấy đứa cháu.
Ngài kể: Sáng chúng nó làm sẵn đồ ăn cho Cha, chiều tối mịt chúng nó mới đi làm về. Chẳng nấu nướng gì, chúng nó tạt vào “nhà hàng Cơm Chỉ” mang về hâm nóng trong lò Vi Ba dăm ba phút, ăn vội ăn vàng…dzọt vội lên giường… ngủ, mai sớm đi cày tiếp.
Ngài ở nhà một mình, trúng vào mùa đông, mưa phùn gió bấc, nhìn qua cửa sổ….. im như tờ.
Em hỏi Ngài, nghĩ sao về “Thiên đàng hạ giới”?
Ngài chậm rãi:
Sạch sẽ qúa!
Đầy đủ qúa!
Yên bình qúa! Và nói thật với anh; yên bình đến mức đáng sợ!
Thưa Quan Đốc:
Qua vụ chị Lê Thu Hà, em chống chính quyền Việt Cộng “Trục Xuất” những nhà tranh đấu ra khỏi nước. “Thực tế là đi đày”.
Kính quan bác Lại Mạnh Cường!
1/Ai đâu tranh chống cs vn mà khong “kiên cường ?”.CS thì rất muốn “tống xuát’ lớp người chóng đối này bằng mọi cách cho dù có ” hay không “kiên cường “.Gai nhọn thì nhiều ,nên nhổ đi được cái nào hay cái đó.Đâu sợ cái gai đã nhổ đi.đã vất đi? “GAI đã cho đi KHÔNG LẤY LẠI BAO GIỜ!” vì đâu có là quý kim ,là “đô-na’ mà lấy lại ?
2/Hỏi nếu không muốn đi ỏ lại QH đấu tranh (chịu tù đày như THDT) thì “sao cô không cưỡng lại ngay từ đầu?’ V/đ nay đã có người thắc mắc vói nn như quỳnh khi cô ta cũng buồn bã nướcc mặt đoanh tròng họp báo nói là không muốn xa quê hương mà muốn ở lại đẻ tiếp tục con đường tranh đấu .”Nhưng sau cùng cũng phải thật thà “ra đi vì tương lai 2 con” “Mười năm tù (nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại) cô không thèm nhắc tới,coi như “pha”. Có phải tình mẹ bao la như biển trời lai láng là đây ?
Còn Thu Hà?Có lẻ cô không “cưỡng ‘lại được kẻ có quyền trong tay .Con người trong chế độ cs ,như Bắc Hàn ,thì “lý lẻ về tay kẻ mạnh !”)
“Chắc chắn phải có một động lực rất lớn nào đó khiến cô thi gan một phen đối đầu Cộng đảng VN!
Dĩ nhiên cô chả sơ xuất để lộ bí mật này cho CS hay người ngoài cuộc biết được điều quan trọng ấy.”(LMC)
Hai câu nay rất mơ hồ và rất nguy hiểm cho cô Hà nếu VC đọc được trước khi cô quay về VN.
Vơi tính nghi ngờ như Tào Tháo thì VC sao KHÔNG TÌM CÁCH BẮT LẠI đẻ tìm xem “động lực rất lớn” khiến cô trở về đối đầu “kiên cường” vói csvn mà cô ta vẫn “bí mật” cất giử không lộ ra ngay voi cả cs và vói bất cứ ai khi ra nước ngoài ,thoát khỏi kềm kẹp của cs Ba Đình ?
Viết hằng trăm cái còm ,chỉ có cái còm này coi được nhất .
Bravo Tonydo . Dù vì bất cứ lý do nào ,sự trở về của Lê thị
Thu Hà cũng đáng cho người khác khâm phục . Nói thẳng vào
bọn lưu manh khốn kiếp Hanoi : “Nhà bà ,thì bà về .Có thể
bỏ tù bà,nhưng không ngăn được ý chí của bà “
Cám ơn quan bác Trần Tưởng!
Từ thời Vua Chúa xa xưa, cho tới khi Thực Dân Pháp đô hộ dân ta gần một trăm năm, người ta đã dùng cái gọi là “đi đày biệt xứ” để “trị dân”.
Treo cổ, bắn một loạt đạn để giết một người, kẻ bị xử tử chỉ đau đón dăm mười phút, người “đừng coi” cũng chỉ “ghê sợ” một lúc mà thôi. Tù đày, dù có nhiều năm, cũng vẫn còn sống trong “bầu đàn”.
Thế nhưng đày biệt xứ, về mặt tâm lý, nó ác gấp nghìn lần!
Chim có tổ!
Vật có đàn!
Xưa, anh Mõ làng Hà Tĩnh, trên áo tơi, dưới khố rách, phải theo đoàn “Mộ Phu Pháp” “vô đất đỏ làm phu- thơ Tố Hữu” thương nhớ quê hương, khóc như cha chết.
Nước Việt Nam của Cha Ông ta để lại, không của bất kỳ một cá nhân nào, đảng nào!
Kẻ nào may mắn nắm được chính quyền, ban hành luật pháp, có quyền bỏ tù người khác, nhưng “đày người ta về miền viễn xứ” thì không gì ác bằng.
Nay là thế ỷ 21 rồi, chị Lê Thu Hà là con dân Việt, chị có quyền làm những gì có lợi cho Tổ Quốc và chính quyến Việt Cộng một khi còn “quyền lực trong tay” muốn làm gì theo ý mình là do ý họ. Nhưng đuổi con chim ra khỏi tổ, trục xuất người ta ra khòi nơi chôn nhau, cắt rốn thì qúa tàn nhẫn.
Trời không tha, đất không dung!
Kính bác Trần Tưởng!
Giải đoạn đầu của người xa xứ ai cũng nhớ quê hương, nhớ cha mẹ, anh em , bạn bè của mình. Nếu chịu được 1 năm thì nỗi nhớ đó sẽ giảm dần theo thời gian.
Cô Lê thu Hà đang trong giải đoạn khó khăn nhất về tâm lý của người xa quê hương. Nhưng nếu cô về và phải thọ án tù hay bị đi cải tạo lao động thì lúc đó cô sẽ tỉnh ngộ. Cô sẽ tự đấm vào ngực mình và sẽ tự chửi mình. Sao mình ngu vậy? Bạn bè, cha mẹ,anh em kể Cả những người không quen biết sẽ chửi cô là sao ngủ thế? Ăn cám à?
Nói chung là cô đang bị hội chứng tâm lý. Chúc cô may mắn và vượt qua được mọi khó khăn.
@Vũ Thiện Tâm: Đọc nhiều phản hồi, chỉ thấy ý kiến của bác mới là thật tâm tôn trọng lựa chọn cá nhân của cô Thu Hà, đồng thời có những an ủi, góp ý thật thích đáng.
Tôi định góp ý, nhưng bác đã nói hộ tôi rồi, cám ơn bác.
Cô Thu Hà, lời chê bai, khích bác lúc nào cũng nhiều và vô cảm. Mong cô chỉ nghe theo phản hồi này của Vũ Thiện Tâm là đủ.