Ngay từ khi ra đời, khoa học đã liên tục phát triển vì một lý do cơ bản: tích lũy bằng chứng thực nghiệm mà những quan điểm cố chấp không thể đáp ứng được. Những thay đổi kết quả thường nhỏ nhưng đôi khi chúng mang tính chất lớn, như trong cuộc cách mạng lượng tử tương đối vào những năm đầu của thế kỷ 20.
Nhiều nhà khoa học tin rằng hiện nay cần phải có một quá trình chuyển đổi tương tự, bởi trọng tâm duy vật đã thống trị khoa học thời hiện đại, không thể giải thích cho sự gia tăng ngày càng nhiều các yếu tố thực nghiệm trong lãnh vực ý thức và tâm linh.
Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật sau đây của một nhóm các học giả và nhà nghiên cứu đương đại cố gắng hình dung một nhãn quan khoa học mới có diện mạo như thế nào.
Larry Dossey, MD, Biên tập viên điều hành
Chúng tôi là một nhóm các nhà khoa học được biết đến trên thế giới từ nhiều lãnh vực khoa học khác nhau (sinh học, thần kinh học, tâm lý học, y học và tâm thần học), những người đã tham gia hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khoa học hậu duy vật, tâm linh và xã hội. Hội nghị thượng đỉnh do Tiến sĩ Gary E. Schwartz, Tiến sĩ Mario Beauregard, Đại học Arizona, và Tiến sĩ Lisa Miller, Đại học Columbia đồng tổ chức. Hội nghị này được tổ chức tại Canyon Ranch ở Tucson, Arizona vào các ngày 7-9 tháng 2 năm 2014. Mục đích của chúng tôi là thảo luận về tác động của hệ tư tưởng duy vật đối với khoa học và sự xuất hiện của mô hình hậu duy vật đối với khoa học, tâm linh và xã hội.
Chúng tôi đã đi đến những kết luận sau đây:
- Thế giới quan của khoa học hiện đại chủ yếu được dự đoán dựa trên các giả định có liên quan chặt chẽ tới vật lý cổ điển. Chủ nghĩa duy vật – với ý tưởng rằng vật chất là thực tại duy nhất – là một trong những giả định này. Một giả định có liên hệ, là thuyết giản lược – khái niệm cho rằng những thứ phức tạp có thể được hiểu bằng cách giản lược mối tương tác giữa các bộ phận của chúng, hoặc thành những thứ đơn giản hơn, hoặc cơ bản hơn như các hạt vật chất nhỏ.
- Trong thế kỷ 19, những giả định này thu hẹp lại, biến thành các giáo điều, kết hợp thành hệ thống niềm tin mang tính ý thức hệ được biết đến với tên gọi “chủ nghĩa duy vật khoa học”. Hệ thống niềm tin này ngụ ý rằng tâm trí không là gì khác hơn hoạt động thể chất của bộ não và suy nghĩ của chúng ta không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến não bộ, đến cơ thể, đến hành động của chúng ta và thế giới vật chất.
- Ý thức hệ về khoa học vật chất trở nên thống trị trong giới học thuật thế kỷ 20. Thống trị đến nỗi hầu hết các nhà khoa học bắt đầu tin rằng nó dựa trên bằng chứng thực nghiệm đã được thiết lập và đại diện cho quan điểm hợp lý duy nhất về thế giới.
- Các phương pháp khoa học dựa trên triết học duy vật đã rất thành công trong việc không chỉ nâng cao hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, mà còn đem đến sự kiểm soát và tự do nhiều hơn thông qua các tiến bộ công nghệ.
- Tuy nhiên, sự thống trị gần như tuyệt đối của chủ nghĩa duy vật trong giới hàn lâm đã thu hẹp các ngành khoa học và cản trở sự phát triển nghiên cứu khoa học về tâm trí và tâm linh. Niềm tin vào ý thức hệ này như là khuôn khổ giải thích độc nhất cho thực tại đã buộc các nhà khoa học bỏ qua khía cạnh chủ quan kinh nghiệm của con người. Điều đó đã dẫn đến sự hiểu biết méo mó và thiếu sót về chúng ta và vị thế của con người trong tự nhiên.
- Khoa học trước hết là một phương pháp không giáo điều, cởi mở để thu nhận kiến thức về tự nhiên thông qua quan sát, điều tra thí nghiệm và giải thích lý thuyết về các hiện tượng. Phương pháp luận của nó không đồng nghĩa với chủ nghĩa duy vật và không nên gắn với bất kỳ niềm tin, giáo điều hoặc hệ tư tưởng cụ thể nào.
- Vào cuối thế kỷ 19, các nhà vật lý đã khám phá ra hiện tượng thực nghiệm mà vật lý cổ điển không thể giải thích được. Điều này dẫn đến sự phát triển trong suốt những năm 1920 và đầu những năm 1930, một ngành vật lý mới mang tính cách mạng gọi là cơ học lượng tử. Cơ học lượng tử đặt nghi vấn về cơ sở vật chất của thế giới bằng cách chỉ ra rằng các nguyên tử và hạt nguyên tử không thực sự là vật thể rắn – chúng không tồn tại một cách chắc chắn trong không gian và thời gian cụ thể. Quan trọng nhất, cơ học lượng tử đã thực sự đưa tâm trí hướng vào khái niệm cấu trúc cơ bản của nó vì người ta nhận thấy rằng các hạt được quan sát và người quan sát – nhà vật lý và phương pháp được sử dụng để quan sát – có mối liên hệ với nhau. Theo một cách diễn giải, hiện tượng ấy ngụ ý rằng ý thức của người quan sát rất quan trọng đối với sự tồn tại của các sự kiện vật lý được quan sát, và rằng các sự kiện tinh thần có thể ảnh hưởng đến thế giới vật lý. Kết quả của các thí nghiệm gần đây hỗ trợ cách giải thích này. Những kết quả đó cho thấy thế giới vật lý không còn là thành phần cơ bản hay duy nhất của thực tại, và nó không thể được hiểu đầy đủ nếu không tham chiếu đến tâm trí.
- Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng hoạt động tinh thần có ý thức có thể ảnh hưởng nhân quả rất lớn đến hành vi, và rằng các yếu tố mang tính chất tác động (ví dụ, niềm tin, mục tiêu, mong muốn và kỳ vọng) có giá trị giải thích và dự đoán rất cao. Hơn nữa, nghiên cứu về tâm-thần-kinh miễn dịch[1] chỉ ra rằng suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta có thể ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của các hệ thống sinh lý (ví dụ, miễn dịch, nội tiết và tim mạch) kết nối với não. Ở những khía cạnh khác, các nghiên cứu thần-kinh-ảnh[2] về khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, liệu pháp tâm lý và hiệu ứng giả dược (placebo) chứng minh rằng các sự kiện tâm thần ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não.
- Các nghiên cứu về hiện tượng ảo giác (psi phenomena) chỉ ra rằng đôi khi chúng ta có thể nhận được thông tin có ý nghĩa mà không cần sử dụng các giác quan thông thường, vượt qua những ràng buộc về không, thời gian theo thói quen. Hơn nữa, nghiên cứu psi chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ảnh hưởng qua tâm trí – ở khoảng cách xa – đối với các thiết bị vật lý và các sinh vật sống (bao gồm cả con người). Nghiên cứu về psi cũng chỉ ra rằng những hoạt động tâm trí từ xa có thể hành xử theo cách không tương quan về mặt địa lý, nghĩa là, tương quan giữa những bộ óc ở xa nhau được giả thuyết là không thể nối kết trực tiếp (chúng không liên kết với bất kỳ tín hiệu năng lượng nào đã biết), không bị suy giảm (với khoảng cách ngày càng tăng) và ngay lập tức (chúng xuất hiện đồng thời). Những sự kiện này phổ biến đến mức không thể coi chúng là dị thường hoặc ngoại lệ đối với các quy luật tự nhiên, mà là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải có một khuôn khổ giải thích rộng hơn, chứ không phải chỉ là thuộc tính của chủ nghĩa duy vật.
- Hoạt động não bộ có ý thức có thể được trải nghiệm bằng cái chết lâm sàng lúc tim ngừng đập [được gọi là “Trải Nghiệm Cận Tử” (Near Death Experience)]. Một số người trải nghiệm cận tử cho thấy có những nhận thức trung thực bên ngoài cơ thể (tức những nhận thức có thể được chứng minh là trùng khớp với thực tế) xảy ra trong quá trình tim ngừng đập. Những người cận tử cũng tường trình về các trải nghiệm tâm linh một cách sâu sắc do quá trình cận tử vì tim ngừng tạo ra. Đáng chú ý là giòng điện của não ngưng hoạt động vài giây sau khi tim ngừng đập.
- Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm có kiểm soát đã ghi lại rằng khi nghiên cứu kỹ lưỡng về những người có khả năng làm trung gian giữa người sống và người chết – “lên đồng” theo văn hoá VN – (những người tuyên bố rằng họ có thể giao tiếp với “phần tinh anh” của những người đã chết về mặt sinh lý), đôi khi có thể thu được thông tin rất chính xác về những người đã qua đời. Điều này càng hỗ trợ cho kết luận rằng tâm trí (*) có khả năng tồn tại tách biệt với bộ não.
- Một số nhà khoa học và triết học theo khuynh hướng duy vật từ chối thừa nhận những hiện tượng này vì chúng không phù hợp với quan niệm độc quyền của họ về thế giới. Bác bỏ cuộc điều tra hậu duy vật về tự nhiên hoặc từ chối xuất bản những khám phá khoa học vững mạnh hỗ trợ cho một khuôn khổ hậu duy vật là trái ngược với tinh thần tìm hiểu khoa học chân chính, tức là các dữ kiện thực nghiệm luôn phải được xử lý một cách đầy đủ. Không thể loại bỏ các dữ kiện không phù hợp với lý thuyết và niềm tin mà mình yêu thích. Việc gạt bỏ như vậy thuộc lãnh vực của ý thức hệ, không phải của khoa học.
- Điều quan trọng là phải nhận thấy rằng các hiện tượng psi, kinh nghiệm cận tử khi tim ngừng đập và bằng chứng tái tạo từ các phương tiện nghiên cứu đáng tin cậy chỉ xuất hiện bất thường khi được nhìn qua lăng kính của chủ nghĩa duy vật.
- Hơn nữa, các lý thuyết duy vật không thể làm sáng tỏ cách thức não bộ có thể tạo ra tâm trí, và chúng cũng không thể giải thích được bằng chứng thực nghiệm được đề cập đến trong tuyên ngôn này. Thất bại đó cho chúng ta biết rằng đã đến lúc phải giải phóng bản thân khỏi gông cùm và mù quáng của ý thức hệ duy vật cũ để mở rộng quan niệm của chúng ta về thế giới tự nhiên, và để nắm lấy một mô hình hậu duy vật.
- Theo mô hình hậu duy vật: (a) Tâm trí đại diện cho một khía cạnh của thực tại, một cách nguyên thủy như thế giới vật chất. Tâm trí là cơ bản trong vũ trụ, có nghĩa là nó không thể bắt nguồn từ vật chất và được rút gọn thành bất kỳ thứ nào cơ bản hơn. (b) Có một mối tương quan sâu sắc giữa tâm trí và thế giới vật chất. (c) Tâm trí (ý chí/ý định) có thể ảnh hưởng đến trạng thái của thế giới vật chất và vận hành theo cách không mang tính địa phương (hoặc mở rộng), tức không bị giới hạn bởi các vị trí cụ thể trong không gian, như bộ não hay cơ thể, hoặc các thời điểm cụ thể, như hiện tại. Vì tâm trí có thể ảnh hưởng đến thế giới vật lý vượt giới hạn địa phương nên những ý định, cảm xúc và mong muốn của người thực nghiệm có thể không hoàn toàn tách biệt khỏi kết quả thực nghiệm, ngay cả trong những thiết kế thí nghiệm có kiểm soát và không được biết trước. (d) Tâm trí rõ ràng là không bị ràng buộc và có thể hợp nhất theo gợi ý Tâm trí Nhất thể, bao gồm tất cả các tâm trí riêng lẻ. (e) Kinh nghiệm cận tử khi tim ngưng đập gợi ý rằng não bộ hoạt động như một cơ quan thu-phát hoạt động tinh thần, tức là tâm trí có thể hoạt động thông qua não nhưng không phải do não tạo ra. Kinh nghiệm cận tử khi tim ngưng đập, cùng với bằng chứng từ các phương tiện nghiên cứu càng cho thấy sự tồn tại của ý thức sau cái chết thể xác, và sự tồn tại của nhiều mức độ thực tại khác thuộc dạng phi vật chất. (f) Các nhà khoa học không nên ngần ngại nghiên cứu tâm linh và kinh nghiệm tinh thần vì chúng phản ánh khía cạnh trung tâm cho sự tồn tại của con người.
- Khoa học hậu duy vật không bác bỏ các quan sát thực nghiệm và giá trị to lớn của những thành tựu khoa học đã đạt được cho đến nay – những quan sát và thành tựu tìm cách mở rộng khả năng của con người để hiểu rõ hơn về những điều kỳ diệu của tự nhiên, và trong quá trình này tái khám phá tầm quan trọng của tâm trí và tinh thần như là một phần trong chất liệu cốt lõi của vũ trụ. Chủ nghĩa hậu duy vật bao gồm luôn cả vật chất, vốn được coi là thành phần cấu tạo cơ bản của vũ trụ.
- Mô hình hậu duy vật có hàm ý xa dài, giúp thay đổi một cách căn bản tầm nhìn mà chúng ta có về bản thân con người, trả lại cho chúng ta phẩm giá và quyền lực của mình với tư cách là người và là các nhà khoa học. Mô hình này nuôi dưỡng các giá trị tích cực như lòng trắc ẩn, sự tôn trọng và hòa bình. Bằng cách nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa bản thân chúng ta và thiên nhiên nói chung, mô hình hậu duy vật cũng thúc đẩy nhận thức về môi trường và bảo tồn sinh quyển của chúng ta. Ngoài ra, đó không phải là điều gì mới mà chỉ bị lãng quên trong 400 năm, rằng sự hiểu biết qua “sống thực” xuyên vật chất có thể là nền tảng của thể trạng khỏe mạnh và linh mẫn, vì chúng đã được lưu giữ và bảo tồn qua các phương pháp tập luyện tâm trí-thể xác-tinh thần từ thời cổ đại, hoặc qua các truyền thống tôn giáo và cách tiếp cận bằng chiêm nghiệm.
- Sự chuyển dịch từ khoa học duy vật sang khoa học hậu duy vật có thể có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại, có thể còn quan trọng hơn sự chuyển đổi từ thuyết địa tâm sang thuyết nhật tâm.
Chúng tôi thân mời bạn và các nhà khoa học trên thế giới đọc Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật rồi cùng ký tên vào, nếu bạn muốn thể hiện sự ủng hộ của mình (xem tại http://opensciences.org/).
Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật được thực hiện bởi Tiến sĩ Mario Beauregard (Đại học Arizona), Tiến sĩ Gary E. Schwartz (Đại học Arizona) và Tiến sĩ Lisa Miller (Đại học Columbia), phối hợp với Larry Dossey, MD, Alexander Moreira-Almeida, MD, PhD, Marilyn Schlitz, PhD, Tiến sĩ Rupert Sheldrake, và Tiến sĩ Charles Tart.
04 tháng Hai, 2021
Ngày Lập Xuân, cũng là ngày ông Công, ông Táo
Tạ Dzu chuyển ngữ.
Nguồn tiếng Anh: https://opensciences.org/about/manifesto-for-a-post-materialist-science
——————————————
[1] Psychoneuroimmunology: Bao gồm nhiều ngành khoa học như tâm thần, thần kinh và miễn dịch, tạm dịch là tâm-thần-kinh miễn dịch.
[2] Neuroimaging: Tạm dịch là thần-kinh-ảnh.
(*) Bản tiếng Anh dùng từ “mind”, tạm dịch là “tâm trí”. Tâm trí của người đã chết còn được gọi là phần tinh anh. “Thác là thể phách còn là tinh anh”. Truyện Kiều, Nguyễn Du.
“Cha ông ta từ xưa đã thấy, đã sống với đời sống luôn có hai mặt đối lập (sáng tối, vợ chồng, làng nước…)…”
* ‘làng’ đối lập với ‘nước’ ư? 2 cấp hành chính cùng tồn tại, hổ trợ nhau; đâu có huỷ diệt nhau?
Có lẽ lửa với nước thì đúng hơn.
“chủ nghĩa duy vật khoa học”… ngụ ý rằng tâm trí không là gì khác hơn hoạt động thể chất của bộ não và suy nghĩ của chúng ta không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến não bộ, đến cơ thể, đến hành động của chúng ta và thế giới vật chất.
* Một đoạn văn nhỏ chứa 2 mâu thuẫn:
– “chủ nghĩa duy vật khoa học”…. ngụ ý rằng tâm trí không là gì khác hơn hoạt động thể chất của bộ não
Quả đúng thế. Mắt ta đọc một đoạn văn bẩn thỉu. Tai ta nghe lời khiêu khích: ta cảm thấy ghê tởm, cảm thấy tức giận.
Mắt, tai là cameras ghi hình, ghi âm…truyền tín hiệu thần kinh lên não. Não tác động cho tim đập nhanh, huyết áp tăng, adrenaline gia tăng trong máu, lòng phẩn nộ, thấy buồn, muốn đáp trả kẻ xúc phạm. Đó là tâm trí do não tạo ra qua các công cụ nghe nhìn. Đúng.
– “…và suy nghĩ của chúng ta không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến não bộ, đến cơ thể, đến hành động của chúng ta và thế giới vật chất…”
Ta lo lắng, lo sợ thái quá thì bỏ ăn mất ngủ gầy ốm…căng thẳng dài lâu thì điên loạn, tự tử, làm bậy ở tù. Sao bảo là suy nghĩ không ảnh hưởng đến cơ thể, hành động được? Sai hoàn toàn.
“…người ta nhận thấy rằng các hạt được quan sát và người quan sát – nhà vật lý và phương pháp được sử dụng để quan sát – có mối liên hệ với nhau. .., hiện tượng ấy ngụ ý rằng ý thức của người quan sát rất quan trọng đối với sự tồn tại của các sự kiện vật lý được quan sát, và rằng các sự kiện tinh thần có thể ảnh hưởng đến thế giới vật lý.”
* Rất kỳ quặc, không nghĩ ra nổi một thực tế nào để minh hoạ cho lập luận nầy.
Giá tác giả cho vài thí dụ thì có sức thuyết phục hơn.
Chẳng lẽ tạm mượn câu ‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ’ để chứng minh ‘chân lý’ nầy sao! Hoặc dựa vào hiện tượng ‘thôi miên có thể điều khiển hành động một người’ (yếu bóng vía), lại rơi vào lãnh vực nhân điện, não điện, thì vẫn là điện và tương tác điện- vẫn ở phạm trù vật lý.
– …vị thế của con người trong tự nhiên.
– …Khoa học trước hết là một phương pháp không giáo điều, cởi mở để thu nhận kiến thức về tự nhiên thông qua quan sát…
– …Bác bỏ cuộc điều tra hậu duy vật về tự nhiên hoặc từ chối xuất bản những khám phá khoa học vững mạnh hỗ trợ cho một khuôn khổ hậu duy vật là trái ngược với tinh thần tìm hiểu khoa học chân chính…
* Cả 3 trích dẫn trên, tác giả đều dùng chữ “tự nhiên” để chỉ “thiên nhiên”…
…tức vạn vật: cây cỏ, các loài cầm thú hoang dã, tôm cá ở sông biển, mặt đất bầu trời, sông biển, sấm chớp, động đất núi lửa sóng thần, trăng sao …Tất cả những gì quanh ta không phải con người, nhà ở…và các thứ con người tạo ra cho mình.
Tự nhiên thay cho thiên nhiên là một từ du nhập vào miền Nam sau 30/4/1975.
Một từ ra đời do sự kém cỏi ngôn ngữ học + ý chí duy vật phủ nhận duy tâm + mặc cảm chiến thắng coi thường bất cứ trở lực nào (có sức người sỏi đá cũng thành cơm, dời núi lấp sông, thay trời làm mưa…) và bài trừ mê tín ông trời, số phận. Chỉ đảng là đấng tối cao dẫn đường dân tộc thôi, không có thằng trời nào cả!
Thế nhưng họ vẫn phải dùng chữ THIÊN, vì không thể dùng “tự nhiên đường” thay cho thiên đường xhcn, kém quyến rũ; tự nhiên hà thay cho thiên hà; tự nhiên lôi thay thiên lôi vì sợ bị sét đánh; tự nhiên văn thay thiên văn sợ bị bão lụt…
Tóm lại, rất là giả dối, bóp méo văn hoá, và thiếu trình độ tư duy trừu tượng và lãng mạng.
Cái ngu nằm ở chổ, thuở ban đầu, các nhà ngôn ngữ học xhcn làm công tác điển chế ngôn từ để ra tự điển không đủ sức khái quát thành khái niệm, thuật ngữ, bèn phải tra tự điển Pháp/Anh > Việt, thấy người ta cho: nature: Thiên nhiên; Bản chất; Sự tự nhiên (để nguyên không thay đổi tính cách ban đầu)…> adj, natural/naturel: thuộc về thiên nhiên; thuộc về bản chất; tự nhiên…kèm theo ví dụ minh hoạ.
Thế là quý vị cán bộ ngôn ngữ học xin ý kiến khoa giáo cấp trên… nên chọn chữ nào.
Thiên là trời,
trời là thằng chó nào?! Dẹp trời ngay!
Từ đó Tự nhiên được đưa vào nhà trường thay cho Thiên nhiên
Có lẽ tác giả có sống tại miền Nam sau 75.
Tuy nhiên, ông cũng nhớ lúc còn trong bụng mẹ, có nghe mẹ nói một lần nào đó 2 tiếng “thiên nhiên”, trong câu viết sau…
“Bằng cách nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa bản thân chúng ta và thiên nhiên nói chung, mô hình hậu duy vật cũng thúc đẩy nhận thức…”
Hoan hô ông!
lãng mạn.
HuePhan, ‘làng’ đối lập với ‘nước’ ư? 2 cấp hành chính cùng tồn tại, hổ trợ nhau”
Tôi chưa hiểu hết phân tích của bạn ở đoạn trên. Vấn đề capitalism hay socialism (communism) là vấn đề rất cần thêm sự giáo dục cho người dân U S, vì người dân Mỹ thực sự chưa hiểu rõ để phân biệt và chọn lựa.
Tuy nhiên “làng nước” theo tôi có nghĩa đối lập, không hỗ trợ.
“Phép vua thua lệ làng”, điều này từng đúng ở VN ngày xưa và bây giờ ngay thời csVN.
Có những người buôn lậu (á phiện) của miền bắc cs trước 75 bảo tôi làng thi cấp giấy phép cho đi buôn, nhưng ra đến tỉnh thì họ lại bị bắt bỏ tù.
Ở Canada tỉnh (province), có thể áp dụng chữ “làng” từ “làng nước” ở đây, Quebec có rất nhiều luật lệ chỉ áp dụng cho người dân khi ở Quebec chứ không ở toàn “nước” Canada.
Tôi chưa xem kỹ bài viết, vì nhiều việc phải làm hôm nay.
Thân chúc quý bạn ĐCV ngày an vui và phân tích về bài đọc.
Ý nghĩa phải đọc từ bài viết, nói về âm dương, tinh thần và vật chất, khó có thể tách riêng một ít từ ngữ để mà phân tích.
Tôi chỉ mới có xem và phản hồi nhanh nên xin quý vị ĐCV tha lỗi vì sai thiếu về luật âm dương/duy tâm duy vật hay nguồn gốc Rồng Tiên.
Tạ Dzu,
“Đây là điều đặc biệt vì trong văn hoá Việt, người Việt luôn thấy, sống và tin rằng có hai thế giới âm và dương, nói theo phương Tây là đời sống tinh thần và vật chất.”
“Cha ông ta từ xưa đã thấy, đã sống với đời sống luôn có hai mặt đối lập (sáng tối, vợ chồng, làng nước…), nhưng đã biết cách thống nhất hai mặt này để không gây ra đổ vỡ mà hỗ tương lẫn nhau, tạo một đời sống quân bình giữa tinh thần và vật chất qua rất nhiều câu ca dao, tục ngữ ông bà để lại, nhất là hình ảnh đối lập mà thống nhất tuyệt vời của hèm (totem) Rồng Tiên.
“Ấy chính là di chỉ tổ tiên để lại cho cháu con nhằm biết cách tạo lập cuộc sống quân bình. “
“Tâm trí” mà tác giả đã dùng để diễn tả trạng thái tồn tại của người sau khi chết đã từng được gọi là “tinh anh”. Cái tinh anh sót lại của mỗi người sẽ khác nhau tùy theo tâm thức của họ lúc còn sống. Vài hàng tùy tiện
Cảm ơn sự góp ý của ông bà. Chúng tôi đã cho một cước chú giải thích.
TD
Xin lỗi ông. Tôi đã bỏ sót phần chú thích bên dưới.
Cũng xin lạm bàn thêm chút ít. Tạm gọi Tinh Anh là phần hồn. Theo những gì tôi tìm hiểu thì đa số phần hồn này đều “u mê”, cứ như một người không có não để có nhận thức. Điều này thì có thể giải thích một cách tạm chấp nhận rằng là vì cái phần não bộ đã bị ngừng hoạt động vĩnh viễn một khi cái chết đã đến. Tuy vậy giả thuyết này lại không đứng vững khi đã có nhiều trường hợp cho thấy cái phần hồn có khả năng trao đổi qua một hình thức “trung gian”- medium. Nghe và trả lời chẳng phải là những processes xảy ra của hệ thần kinh hay sao? Nếu cho rằng cái sót lại là tâm thức thì nó phải là “static” chứ không có “processing”.
Chủ thuyết nào mà có thêm chữ DUY vào, thì coi như….VẤT ĐI.