Tuy không phải là Chủ tịch Nhà nước như ông Trần Đại Quang nhưng vì ông Đỗ Mười từng là Tổng Bí thư Đảng...
Có lẽ trong lịch sử xã hội VN chưa bao giờ tình trạng mê tín lại ngập ngụa như bây giờ, từ bói toán,...
Năm ngoái đã vào thăm Bảo tàng (BT) Quảng Ninh và đã viết 1 mẩu chuyện vui vui. Năm nay dẫn thằng cháu đi...
Ngày 30 tháng Tư năm 1975 khép lại trang sử Việt của hai lực lượng dân tộc đối đầu nhau trong thế tương tranh quốc tế giữa tư bản và cộng sản. Thế tương tranh này kéo dài từ tranh chấp giữa hai triết thuyết xuất phát từ phương Tây – Duy Tâm và Duy Vật, đã làm nước ta tan nát. Việt Nam trở thành lò lửa kinh hoàng, anh em một bọc chém giết nhau trong thế cuộc đảo điên cạnh tranh quốc tế.
“Em ơi nếu mộng không thành thì sao, mua chai thuốc chuột uống vô rồi đời”.
Ngày còn nhỏ xíu tôi hay từng nghe hát và chỉ biết rằng có mỗi một câu hát chữ nghĩa rất dân gian dân gian nổi tiếng thất tình mà cùng kẹt quá là mua thuốc chuột mà tự vẫn.
Ấy có lẽ vì câu này mà đã ngăn mấy đứa nhỏ không mua thuốc chuột quyên sinh.
Tôi bây giờ mới biết bản nhạc nổi tiếng Duyên Kiếp là của t/g Lam Phương mà người ta từng đổi lời.
Bây giờ tôi nghe bài Một Mình của n/s Lam Phương nhận thấy ý nghĩa dương gian thất tình rất chịu ảnh hưởng của phật học của ông: Mỗi sớm mai thức giấc, ta đã có đàn chim giật mình, lắng nghe lới mình tỏ tình cùng nhân thế, tình người dối dang trăm mối, của một kiếp đa đoan.
“Sớm mai thức giấc, nhìn quanh một mình
Ngoài hiên nắng lóe, đàn chim giật mình
Biết lời tỏ tình, đã có người nghe
Nắng xuyên qua lá, hạt sương lìa cành
Ðời mong manh quá, kể chi chuyện mình” (Một Mình, Lam Phương)
Đới mong manh quá kể chi chuyện mình. “Em ơi nếu mộng không thành thì sao..” Thì nhớ đừng có “mua chai thuốc chuột uống vô rồi đời”. Nhưng mà mỗi sáng mai thức giấc hãy tìm đến đàn chim mà tỏ tình.
Xin cảm ơn Nhạc sĩ Lam Phương và âm nhạc đi vào lòng người. Vì thế mà ông chưa bao giờ phải ở Một Mình.
Xin Tưởng NIệm nhạc sĩ Lam Phương.
“Ghé hỏi cỏ cây, cỏ cây khóc, gió than van
Kể từ khi mất quê hương gió ra khơi đưa người vượt biển
…
“Bao năm giải phóng như thế này phải không anh ?
“Ngày xưa ta quen từng viên đá quanh sân trường
Nay nghe sao khác từ tên đường
Tàu đưa ta đi tàu sẽ đón ta hồi hương
Tây Đô sẽ sống lại yêu thương” (Chiều Tây Đô, Lam Phương)