Thiếu tướng Lê Mã Lương khẳng định cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc là cuộc chiến chính nghĩa. Chúng ta đã chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược Trung Quốc.
Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN – người từng lăn lộn, chiến đấu tại những cứ điểm ác liệt nhất ở khu vực biên giới phía Bắc trong 8 năm (1979 – 1987) không giấu được xúc động khi nhắc đến những dấu mốc không thể lãng quên.
Ông khẳng định đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ biên giới phía Bắc mà quân và dân ta đã chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược. Chúng ta cần tự hào về điều đó và cần nhắc nhớ cho các thế hệ hiện tại, mai sau về giai đoạn lịch sử này.
Một trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhất của dân tộc ta
-Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đã lùi xa 40 năm, ông đánh giá thế nào về cuộc chiến này trong dòng lịch sử của dân tộc?
–Thiếu tướng Lê Mã Lương: Về bản chất, đây là một cuộc chiến tranh xâm lược mà đối phương đã có ý đồ từ những năm 50 của thế kỷ trước, nhằm đưa các nước Đông Nam Á vào trong quỹ đạo của Trung Quốc.
Việt Nam là nước có vị trí chiến lược, địa chính trị quan trọng ở Đông Nam Á. Nhà cầm quyền Trung Quốc lúc bấy giờ muốn nắm Việt Nam, khống chế bán đảo Đông Dương, tạo hành lang xâm nhập Đông Nam Á.
Do đó, từ mờ sáng 17/2 đến 5/3/1979, Trung Quốc huy động 600.000 quân, mở cuộc tấn công quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, tập đoàn quân trên dọc biên giới 6 tỉnh phía Bắc nước ta (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng đến Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu).
Quân Trung Quốc tàn phá nặng nề cơ sở hạ tầng của các tỉnh biên giới, giết hại nhiều dân thường vô tội, như các vụ thảm sát kinh hoàng ở Kim Quang (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai) hay giết hại 43 người dân (phần lớn là phụ nữ, trẻ em) rồi vứt xác xuống giếng ở thôn Tổng Chúp (xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng).
Ngày 5/3/1979, gần 20 ngày sau khi tấn công xâm lược Việt Nam, quân Trung Quốc chỉ tiến sâu được 10 km, đồng thời lực lượng bị tổn thất lớn, có nguy cơ sa lầy vào cuộc chiến này.
Mặt khác, trước sức ép của dư luận trong nước và thế giới, đặc biệt là việc Liên Xô (cũ) đưa lượng lớn binh sĩ, hỏa lực, áp sát biên giới Trung – Xô, đã buộc nhà cầm quyền Trung Quốc phải tuyên bố rút quân, chấp nhận thất bại cay đắng tại chiến tranh biên giới.
Tuy nhiên, cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của Trung Quốc tiếp tục kéo dài ở khu vực biên giới thuộc tỉnh Hà Giang trong 10 năm sau đó (1979 – 1989), mà đặc biệt ác liệt ở Vị Xuyên – những năm 1984 – 1986.
Rõ ràng, đây là cuộc chiến xâm lược thực sự, không đơn thuần như cách gọi “dằn mặt”, “đòn cảnh cáo”, “dạy bài học” mà Trung Quốc từng đưa ra.
Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, chiến tranh vệ quốc 1979 – kéo dài 10 năm sau đó, không phải một cuộc chiến quá dài, nhưng cũng không ngắn so với những gì chúng ta trải qua trước đó. Đây có thể coi như một trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhất của dân tộc ta.
Một đội quân trang bị yếu kém, ô hợp, hôi của
-Là người trực tiếp cầm súng, chỉ huy chiến đấu ở chiến trường biên giới phía Bắc năm 1979 và 10 năm sau đó, ông đánh giá thế nào về quân Trung Quốc thời điểm đó?
-Thiếu tướng Lê Mã Lương: Trong khoảng 20 ngày của năm 1979, Trung Quốc đã huy động một lực lượng rất đông, lên tới 600.000 quân xâm lược Việt Nam.
Trước “chiến dịch biển người” như vậy, chưa bao giờ người lính chúng tôi lo lắng, sợ hãi. Khi bước vào chiến đấu thực tế với quân Trung Quốc, bản thân tôi mới thấy được nhiều điều bất ngờ. Bất ngờ bởi đến năm 1979, trang bị cho quân đội Trung Quốc lại yếu kém, ô hợp và hôi của như thế.
Mỗi người lính chỉ được trang bị một khẩu súng trường mà trong đó nhiều khẩu là loại từng xuất hiện trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Khi lực lượng chiến đấu của Trung Quốc đi trước hoặc chiếm được những vị trí, những đường phố của ta, thì phía sau là đội quân dân binh rất đông – vừa đảm bảo sức chiến đấu quân Trung Quốc, nhưng là đội quân ô hợp hôi của. Họ vào nhà dân vơ vét tất cả những gì có thể dùng được.
Trong lịch sử, tôi chưa từng thấy quân đội của một nước lớn nào phát động chiến tranh lại đưa dân binh đi để vơ vét của cải như thế.
Thậm chí họ còn bắt gà, bắt lợn và lội xuống các ao của dân bên đường để bắt cá, nếu không dùng được thì cho bộc phá giật nổ. Hành động của quân Trung Quốc khiến tôi liên tưởng đến năm 1945, khi quân Tưởng sang Việt Nam đi giải giáp quân đội Nhật.
Nhìn cảnh tượng ấy, tôi cảm nhận những kẻ đó hèn hạ, vô học đến mức nào.
Trong cuộc chiến, chưa có trận đánh nào mà quân Trung Quốc làm tê liệt nổi một đại đội của Việt Nam. Trong khi đó, bộ đội ta tổ chức những trận đánh và tiêu diệt gọn một đại đội của quân Trung Quốc.
Suốt tháng 2, đầu tháng 3/1979, mặc dù quân Trung Quốc đã phá hủy 5 thị xã, thị trấn: Móng Cái, Lạng Sơn, Cao Bằng, Phong Thổ, Lào Cai nhưng các đơn vị biên phòng, lực lượng tự vệ, sư đoàn làm kinh tế, cùng 2 sư đoàn chiến đấu tinh nhuệ của ta (Sư đoàn 3 và 316) đã chặn đứng những bước tiến của địch.
Trong kế hoạch của quân đội Trung Quốc đặt ra, nếu có thể tiến sâu về Hà Nội thì cố gắng tiến sâu – nhưng đã không một đơn vị nào của Trung Quốc có thể vượt qua tuyến một (tuyến các tỉnh biên giới), để xuống tuyến hai – hướng về Hà Nội.
Qua cuộc chiến tranh này, Việt Nam đã dạy cho Trung Quốc bài học về mặt chỉ huy chiến trường, dạy Trung Quốc về tổ chức chỉ huy binh chủng hợp thành.
Đồng thời, chúng ta dạy cho Trung Quốc cách đánh phân đội nhỏ và những chiến thuật luồn sâu, chia cắt và chiến thuật bao vây, tiêu diệt những phân đội, đơn vị chiến đấu cơ bản của Trung Quốc.
Chúng ta đã dạy cho Trung Quốc nhiều bài học chứ không phải như Đặng Tiểu Bình nói “dạy cho Việt Nam một bài học”.
-Đây là cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc ta, vậy chúng ta cần làm gì để trả lại vị trí xứng đáng cho cuộc chiến chống quân xâm lược tháng 2/1979 trong lịch sử dân tộc?
-Thiếu tướng Lê Mã Lương: Với chúng ta, cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc năm 1979 là cuộc chiến tranh chính nghĩa. Chúng ta chiến đấu bảo vệ biên cương tổ quốc.
Còn với Trung Quốc – đó là cuộc chiến phi nghĩa, vì họ đã bất ngờ phát động chiến tranh và đưa gần 600.000 quân tràn sang 6 tỉnh biên giới Việt Nam. Họ đã tàn sát dân thường và phá hủy nhiều công trình dân sinh của nước ta.
Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, đã là một phần của lịch sử, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc đã mở sang một trang mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta được phép lãng quên sự thật.
Sự thật ở đây là dân tộc chúng ta rất anh dũng bảo vệ biên giới phía Bắc – không sợ hãi mặc dù đối phương đã bất ngờ tấn công và họ mạnh hơn chúng ta nhiều lần. Chúng ta đã chiến đấu và giành thắng lợi cho dù có những tổn thất rất lớn.
Hàng chục nghìn người lính và nhiều thường dân ngã xuống dưới làn đạn của quân xâm lược trong suốt giai đoạn 1979-1988.
Chúng ta không kích động, không gây hận thù, đơn giản là nói về lịch sử, nói về những gì cha anh đã phải trải qua để giữ gìn bờ cõi của Tổ quốc.
Đây là một phần của lịch sử và sự thật không ai được phép lãng quên, che mờ, chìm lấp. Còn nếu lãng quên cuộc chiến tranh biên giới 1979 là có tội với nhân dân, với những người đã ngã xuống vì mảnh đất thiêng liêng này.
Xin cảm ơn ông!
Hoàng Đan (Soha)
Hú vía, lực lượng Tàu cộng trong trận chiến Biện Giới chỉ được trang bị vũ khí ô hợp và được lệnh chỉ đánh ngắn hạn, chớ nếu không thì chúng đã tràn được vào tới Hà nội rồi ! :
Lê Mã Lương : “Bản thân tôi mới thấy được nhiều điều bất ngờ. Bất ngờ bởi đến năm 1979, trang bị cho quân đội Trung Quốc lại yếu kém, ô hợp và hôi của như thế. Mỗi người lính chỉ được trang bị một khẩu súng trường mà trong đó nhiều khẩu là loại từng xuất hiện trong chiến tranh thế giới thứ 2 “.
Theo ghi chép của Brzezinski, Đặng Tiểu Bình tiết lộ quyết định sắp đánh Việt Nam. Đặng Tiểu Bình nói để đáp trả sự bành trướng của Liên Xô, Bắc Kinh “thấy cần thiết kiềm hãm tham vọng của Việt Nam, cho họ một bài học hạn chế phù hợp”.
Tổng thống Carter nói Trung Quốc cần kiềm chế trong tình hình khó khăn.
Đến ngày 30/1, lại gặp Carter lần nữa, Đặng Tiểu Bình khẳng định phải trừng phạt Việt Nam và rằng quân Trung Quốc sẽ chỉ đánh ngắn ngày.
Bài viết của tướng Lê Mã Lương chính xác và hay,không nên vì những thiên kiến chính trị mà phủ định sự thật là quân Tàu cọng đã học được nhiều bài học đắt giá khi xâm lược VN và đối diện với một quân đội thiện chiến nhất thế giới như quân đội bắc Việt (đã từng đánh bại quân đội miền nam chỉ còn cái quần xà lỏn mà chạy hồi tháng 4 năm 1975 !)
Hoàn toàn đồng ý với chính trị viên Tùng…rau. Bọn Ngụy vứt quần xà lỏn đầy đường khiến ta vấp té chết gần…2 triệu. Sau 1975 là ta phát động phong trào đòi nợ máu ngay nhưng bọn Ngụy vẫn gian manh cãi chày cãi cối là tụi nó chỉ chạy chứ đâu có giết ai mà đòi. Đúng là tiếu lâm bắc phái mà!
Nhưng năm 1972 , bị lính VNCH đánh chạy trối chết về Bắc. Và năm Mậu thân đánh lén. Cũng phải chém vè về Bắc ,năm 1975 Mỹ nó dâng VNCH cho tụi cộng sản Bắc Việt , Vnch bị phản bội nên thua là chuyện thường còn Tụi cs Vn chỉ hơn thua với anh em . Hèn với giặc ác với Dân may là Tàu nó ngại dư luận Quốc tế nên không tấn công về Hà nội ,chứ nó tấn công tụi bây cũng sách quần mà chạy Đàn anh liên xô chỉ to mồm ,thằng Tung nguyên thằng con nít ./
Đánh nhau có khi thắng có khi thua là lẽ thường,đúng vậy thưa ông TP,nhưng người thắng là người thắng trận cuối cùng,quân bắc Việt nhiều khi cũng bị quân đội Mỹ và quân đội VNCH đánh chạy té cứt trong quần,nhưng chúng vẫn gượng dậy và đánh thắng trận cuối cùng,chiếm miền nam bằng vũ lực đến nay đã gần 45 năm ! Buồn thế đấy bạn ạ,ở hải ngoại thi mộng phục quốc cũng phai tàn cùng các tráng sĩ thề”phục quốc” hào sảng đến những giọt whiskey cuối cùng,say xỉn trong uất hận…đến nay thì các vị ấy cũng sắp,đang và đã tới tuổi cổ lai hi rồi…
Ông Lương nầy toàn phét tôi tham chiến tại Lạng sơn ,Tàu nó trang bị tương đương bộ đội Việt nam , nhưng không thiện chiến , dùng tiền pháo hậu xung ,nó pháo không ngẫn đầu lên nổi ,đến khi dứt pháo tụi nó nhào lên như kiến bắn không cần nhắm ria đại bằng mọi loại súng hiện có trong tay , mười thằng đánh một không chột cũng què , rồi chúng tôi cũng phải chém vè về phía thùng lủng chạy trối chết ,mạnh ai nấy chạy , đến khi gom lại một K chỉ còn mấy mạng ./
Trước khi Tàu-cọng tập-kết nhiều Quân-đoàn để dạy cho Việt-cọng một bài học. Lúc đó Bộ-trưởng Ngoại-giao Tàu-cọng Hoa-Quốc-Phong tuyên-bố : “Cuộc chiến tấn-công trừng-phạt để dạy Việt-cọng (1979) có giới hạn Không-gian và Thời-gian quy-dịnh”. Xong nhiệm-vụ Quân-đội Tàu cọng triệt-thói. Nếu xâm-lăng thì Tàu-cọng đã chiếm giữ như Quần-đảo Hoàng-Sa của VNCH (1974). Bây giờ mới nói. Thực hư sai đúng thế nào Ai biết Ai hay ? Mã-Lương tư-sướng nói gì cứ tư-nhiên ! Đó là chuyện Cùng Đồng-chí. Cùng màu Cờ Đỏ sao vàng. Tuy đã qua. Nhưng vẫn còn hệ-lụy triền-miên lâu dài ! Một giả-thuyết sau đây Tướng Lê-Mã-Lương nghĩ sao : Nếu Tàu-cọng tái thực-hiện cuộc xâm-lăng tượng-tự. Nhưng Lực-lương Quân-đội Nhân-dân Tàu-cọng tham-chiến lần nầy lên hàng triệu người ! Sau khi vượt tuyến xuất-phát. Đến kháng-tuyến chính. Không nổ súng tấn công. Mà phất cờ trắng hàng-hàng lớp-lớp lũ-lược kéo vào Việt-Nam “XIN HÀNG” làm tù binh chiến-tranh theo Công-ước Genève 1948. (Dĩ nhiên có Thông-tấn-xả và báo chí Quốc-tế tháp-tùng). Cứ cho là thưc. Tương Lê-Mã-Lưong xử-trí thế nào ?
Nói với Tâp đoàn CS và bà con ở Hanoi !
Cuộc chiến 1979 ở biên giới phía Bắc VN không phải là Cuộc chiến “VỆ
QUốc”/ Cuộc chiến “Vệ Quốc” chỉ khi nào do chính nhân dân quyết định!.Một Quốc Hội, không có CHINH DANH ,toàn là Đảng viên CS,đặtQuyền lợi Dân Tộc dưới quyền lợi Đảng,thì tất cả những gì, do QH đó quyết định,kể cả “Tuyên chiến”,là để phục vụ CS!.DCS phải chịu trách trước Dân tộc những tai họa mà Đảng đả gây nên. Củng giống như Chiến Thắng 1975.
Đây không phải là “chiến thắng của Dân Tộc”,mà chỉ là chiến thắng của DCSVN (nói riêng) và CS Quốc Tế (nói chung)./
Bọn kiến cỏ tung của
Lại một bài viết liên quan tới vận mệnh đất nước VN. (Cũng xin mở một dấu ngoặc VN là đất nước và dân tộc VN chứ không phải là chế độ).
Bài viết có tên “Việt Nam sẽ nằm trong danh sách Hoa Kỳ mở rộng căn cứ quân sự ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương?” và được đăng trên trang web RFA. Mời bạn đọc click vào tên bài để đọc toàn bộ bài viết.
Lời bàn.
Nếu lợi ích tương đồng thì tại sao không? Hỏi đặt căn cứ quân sự tại VN có lợi cho cả hai bên? Lợi! Vậy thì còn chần chừ gì nữa khi nước đã tới chân rồi? Mỹ đang dồn tổng lực cùng đồng minh đưa tàu chiến và máy bay chiến lược đi vào Biển Đông nhiều hơn. Cuộc chiến với Tàu trong những ngày tới Mỹ rất cần đồng minh và đối tác để cùng chĩa vào một kẻ thù chung. Mỹ không có lợi ích khác cao hơn để bán đứng đồng minh như đã đánh đổi VNCH vì lần này nếu phản bội thì sức mạnh siêu cường của Mỹ cũng sẽ cáo chung. Mỹ không còn chọn lựa nào khác là phải diệt Tàu Cộng thì không có gì phải lo Mỹ sẽ bỏ rơi đồng minh và đối tác. Lúc trước Mỹ bỏ VNCH vì được Tàu nhưng ngày nay nếu bỏ VN thì Mỹ sẽ mất hết tất cả lợi ích tại Á Châu và vai trò siêu cường số một cũng sẽ bị đe dọa.
Lạ là Mỹ bỏ VNCH để được Tàu, nay quay về bắt tay với VN chống Tàu. Rõ ràng liên hệ với Tàu thì Mỹ luôn cần đến VN. Và dù ghét Mỹ hay thích Mỹ thì VN cũng cần có Mỹ để bảo vệ đất nước trước sức mạnh và sự đe dọa của Tàu.
Mỹ đi rồi Mỹ lại về! Muốn thoát Tàu VN chỉ có một con đường là đi với Mỹ; và nếu muốn bảo vệ quyền lợi cốt lõi của mình tại Á Châu thì Mỹ cũng cần phải hợp tác với VN cho dù VN là cộng sản hay không sau này cũng thế.
nv
Lính Tàu còn dùng súng thời đệ nhị Thế chiến mà đánh sâu vào lảnh thổ Vn 10 Km trong khi sư đoàn 3 sao vàng và thêm các sư đoàn chủ lực Vn bảo vệ biên giới phía Bắc trang bị tối tân với số vũ khí thời chiến tranh Vn và chiến lợi phẩm của Nam VN , như vậy tụi lính Tàu đâu có dỡ như ông Tướng Lê ma Lương nầy nói .Tàu chỉ hạn chế trong phạm vì dạy cho VN một bài học như Đăng tiểu Bình nói với Mỹ ,nếu Tàu thật sự muôn xâm lăng Chiêm đất hạ cs VN dựng len một chính quyền thân Tàu , không khó .
Trong diễn văn ngày 16 tháng ba năm 1979, Đăng Tiểu Bình loan báo đã giết được 37000 bộ đội Việt nam.
Bối cảnh chính trị Đông Dương, của các DCS(anh em) ở thời điểm1979.CS Miên do Ponpot lảnh đạo. chiu ảnh hương Tàu.CSVN do Lê Duẩn đứng đầu, theo Nga.CS Tàu do Mao lảnh đạo, đang xung dột ý-thức hệ “xét lại”
với Nga do Brezhnev (1966-1988)lảnh đạo. CSVN và CS Miên là 2 con “cắt-ké” tay sai của 2 đàn anh CS ! Nga xúi CSVN đánh Miên để tranh dành ảnh hưởng ở Đông Dương.CS Tàu đánh CS VN để dành lại ảnh hương đó.Trong chuyến đi của Đặng tiểu Bình qua Mỹ ,để gặp TT Carter thời đó.Đăng đả thông báo với Carter sẽ đánh VN ,để gạt ảnh hương của Nga tại Đông dương.Tuy không” gật đầu”,nhưng Ông Đặng thừa biết Mỹ “đồng thuận” ! Vì thời đó Mỹ đứng về phía Tàu để triệt hạ Nga!!Như vậy thì đả quá rỏ,chiến tranh biên giới 1979 là hậu quả SỰ XUNG ĐỘTCỦAcáC DCS VOI NHAU!Thật vậy, Đảng bao giờ củng đứng trên Dân tộc.Chủ tịch nước chỉ là hư vị so với chủ tịch Đảng.DCS tụi nó tranh chấp với nhau,kéo Dân tộc vào cuộc chiến,gây khổ đau cho người Dân,đây là TÔI ÁC.Không phải là cuộc chiến “Vệ quốc” như viên Tướng VC nói!Bà con
nước ngoài về thăm quê,ngoài việc thăm thân nhân ,nên đi tìm hiểu.Tôi đả đến Cao Bắc-Lạng-Sapa(1998). Việc đầu tiên là tìm hiểu về cuộc chiế
1979.Tôi đả gặp nhiều người từ chủ khách sạn,anh đi xe thồ,người Dân H,Mong.Tất cả đều cho tôi biết,khác với những gì mà bài viết trên đả nói.
BBC February 13, 2019 : Ngày 28/1/1979 , Đặng Tiểu Bình – trong vai trò Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng quân đội – bay đi Washington .
Ngày 29/1 tại phòng Bầu Dục, Đặng Tiểu Bình – cùng bộ trưởng ngoại giao Hoàng Hoa, thứ trưởng ngoại giao Zhang Wenjin – tiếp xúc với tổng thống Carter, phó tổng thống Walter Mondale, ngoại trưởng Cyrus Vance và cố vấn an ninh Zbigniew Brzezinski.
Theo ghi chép của Brzezinski, Đặng Tiểu Bình tiết lộ quyết định sắp đánh Việt Nam. Đặng Tiểu Bình nói để đáp trả sự bành trướng của Liên Xô, Bắc Kinh “thấy cần thiết kiềm hãm tham vọng của Việt Nam, cho họ một bài học hạn chế phù hợp”.
Tổng thống Carter nói Trung Quốc cần kiềm chế trong tình hình khó khăn.
Đến ngày 30/1, lại gặp Carter lần nữa, Đặng Tiểu Bình khẳng định phải trừng phạt Việt Nam và rằng quân Trung Quốc sẽ chỉ đánh ngắn ngày.
BBC 20 tháng 2, 2017 : Sau cuộc chiến năm 1979 cho đến nay hai nước Trung Quốc và Việt Nam vẫn chưa công bố toàn bộ các con số thương vong, theo giới quan sát quốc tế.
Tuy nhiên, nhiều tài liệu của các học giả phương Tây đã đề cập đến độ tàn khốc của cuộc chiến ngắn ngày này .
Peter Tsouras viết trên Military History Magazine:Trung Quốc đã tập trung 200 nghìn quân thuộc 20 sư đoàn, cùng 400 xe tăng và 1.500 khẩu pháo. Lực lượng của Trung Quốc lên tới 70 nghìn quân chỉ ở vùng giáp Lạng Sơn. Sư đoàn Sao Vàng của Việt Nam bảo vệ Lạng Sơn bị Trung Quốc đẩy lui. Trong vòng vài ngày sau, quân Trung Quốc bao vây, xóa sổ sư đoàn này và biến Lạnh Sơn thành bình địa.
David Dreyer trong bài ‘The 1979-Sino-Vietnamese-Conflict’: Trung Quốc chuẩn bị cho cuộc tấn công với 300-400 nghìn quân và khoảng 1.200 xe tăng cùng pháo binh, hỏa tiễn và các loại vũ khí hỗ trợ. Ngày 17/02/1979, vào lúc 5 giờ sáng, chừng 100 nghìn quân Trung Quốc vượt biên giới vào Việt Nam sau các đợt pháo kích cấp tập. Đối mặt với quân Trung Quốc ban đầu chỉ là 75-80 nghìn bộ đội địa phương và dân quân tự vệ Việt Nam.
Peter Tsouras viết: Trung Quốc chỉ thừa nhận có 7.000 quân tử vong và 15 nghìn bị thương nhưng các nguồn Phương Tây ước tính có 28 nghìn quân Trung Quốc bị giết và 43 nghìn bị thương. Phía Việt Nam không nói số thương vong trong quân đội nhưng nói nhiều về số 100 nghìn thường dân bị thiệt mạng.
Sam Brothers trong bài ‘The Enemy of My Enemy: The Sino-Vietnamese War of 1979 and the Evolution of the Sino-American Covert Relationship’ viết: Phía Trung Quốc, theo một ước tính, có từ 20 nghìn đến 62.500 thương vong trong khi phía Việt Nam, dù số liệu còn mù mờ, là khoảng từ 35 nghìn đến 50 nghìn.
Tính nghỉ lại thấy có bài mới nên viết vội góp ý vài hàng.
Hai thằng cộng sản đều đói như nhau nên vào được nhà thằng nào là cướp và hôi của nhà của thằng nấy. VC đem quân qua Campuchia đánh Pol Pot cũng vậy. Khi rút quân về rút cả trâu bò gà vịt và tài sản cướp được của Miên. Miền Nam VN của VNCH cũng bị VC cướp, từ người tới vật, và thậm chí cả những cái phế thải như cái đài cũ, cái xe đạp cũ, cái bóp, cái quần, cái áo cũ v.v… Ôi thôi VC ta cứ chất đầy lên xe, cả xe lính và xe đò mà đem về Bắc.
Quay lại bài này. Một phần về cuộc chiến chống quân Tàu xâm lăng 40 năm trước đã được VC cho đăng tải mà không ngại vỗ vào mặt đàn anh Tàu Cộng. Câu hỏi là tại sao VC bây giờ mới dám cho viết ra. Có phải đã có thay đổi trong cái nhìn bạn và thù khi xác định đã có Mỹ đứng sau lưng?
Chỉ điểm một cái nhìn tổng thể là từ sau khi hết chiến tranh thì thấy rõ Tàu Cộng không còn giúp VC nữa mà bắt đầu: đòi và lấy, trong khí đó thì Mỹ làm ngược lại: cho và giúp. Từ hai chiến lược khác hẳn của hai nước lớn Tàu và Mỹ, cuối cùng phải mất hơn 40 năm Mỹ mới lấy được lòng tin của VC còn Tàu thì mất.
Bây giờ thì tướng Lương của VC dám nói dạy cho Tàu một bài học. Vậy còn những gì đã mất như đất và chủ quyền biển đảo sao không thấy dạy cho chúng một bài học đòi lại?
nv