Nếu như Chernobyl 26.4.1986 chỉ là một tiếng chuông cảnh tỉnh thì thảm họa Fukushima ngày 11.3.2011 đã làm thay đổi nhận thức của nhân loại về con quái vật hạt nhân.
Liên Xô 1986 đang chìm ngập trong khủng hoảng kinh tế và niềm tin dễ làm người ta ngờ rằng, Chernobyl chỉ là một sự cố của sự cẩu thả Vodka, của một nền công nghệ lạc hậu kiểu xe Lada và đồng hồ Poljot. Nhưng Fukushima 2011 đã cho thấy một cường quốc Hightech và một dân tộc kỷ cương hàng đầu thế giới đã không thể làm chủ được con quái vật đó, một khi nó xổ chuồng.
Nuớc Nhật trước Fukushima sử dụng khoảng 25% năng lượng điện hạt nhân cho nhu cầu 984 tỷ KWh/Năm (Đức 600 tỷ KWh, Việt Nam khoảng 135 tỷ KWh) (1) , sau đó đã phải lần lượt đóng tất cả các nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) để lên một kế hoạch thoát hạt nhân. Ngày 5.5.2012 nhà máy hạt nhân cuối cùng của Nhật đã rời khỏi lưới điện quốc gia. Trong một thời gian vài tháng ròng, thực tế đã cho thấy nền kinh tế thứ 3 thế giới hồi đó hoàn toàn không cần đến ĐHN.
Chính phủ bảo thủ Đức dưới sự lãnh đạo của thủ tướng A. Merkel sau khi lên cầm quyền 2005 đã xóa sắc lệnh „Thoái hạt nhân“ mà chính phủ cánh tả Đỏ-Xanh đã vất vả đạt được sau 4 năm tranh đấu với công nghiệp ĐHN Đức. Vậy mà chỉ 2 ngày sau khi lò máy số 1 Fukushima nổ tung, bà Merkel đã vội vàng tuyên bố đưa nước Đức quay trở lại chính sách“Thoái hạt nhân“. Người Đức vốn kiêu hãnh về trình độ công nghệ và kỷ cương của họ nhưng vẫn chấp nhận một tấm gương: Người Nhật.
Fukushima đã làm ngay cả người Đức bảo thủ nhất cũng phải đoạn tuyệt với hy vọng khống chế được nguy cơ nhiệt hạch..Cho đến giờ phút này, tỷ lệ ĐHN của Đức đã rút từ 20% xuống 7%. Đến năm 2022 tới, nuớc Đức sẽ hoàn toàn không còn ĐHN. Trong khi nhiệt điện vẫn chỉ giữ tỷ lệ 46%, thì năng lượng xanh: Mặt trời, gió và bio đã tăng lên đến 40%(2) .
Vì nhân loại chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa năng lượng và khí thải nên ĐHN vẫn còn là một thành phần trọng bài toán năng lượng. Công nghiệp Nhật sau vài tháng từ bỏ ĐHN đã tìm cách len lỏi, chống lại làn sóng phản đối của nhân dân để tái khởi động các tổ máy hạt nhân, sau khi đã gia cố và nâng cấp. Ngày nay tỷ lệ ĐHN ở Nhật đã hồi phục lại ở mức 20%. Phòng trào phản đối ĐHN cuả Nhật đã không chấp nhận bước lùi này và từ đó đến nay, cuộc đấu tranh của họ nhằm đạt được một quyết định như nước Đức vẫn đang tiếp tục.
Hôm nay 11.3.17 các bạn Nhật ở Düsseldorf đã tổ chức một ngày tưởng niệm Fukushima để huy động sự ủng hộ của công luận Đức. Phong trào mang tên Sayonara-Genpatsu (vĩnh biệt hạt nhân) với mục tiêu phản đối chính sách hạt nhân của chính phủ Nhật đã vận động được khoảng 100 người Nhật, Đức đến tham dự cuộc meeting và tuần hành tại Trung tâm thành phố được coi là thủ đô Nhật tại châu Âu này. Ba nữ thành viên của phong trào đã bay từ Nhật sang để thông báo với nhân dân châu Âu về tình hình nhiễm xạ trên quê hương họ. Các diễn giả đều mong muốn nước Nhật làm được như Đức và khẩu hiệu của họ là: Chúng tôi vì nhân loại, nhân loại hãy giúp chúng tôi, người Đức hãy giúp chúng tôi!
Yếu tố Việt Nam trong cuộc biểu tình hôm nay ngoài anh Dương Hồng Ân thuộc nhóm „Save Vietnam’s Nature“ từ Stuttgart và tôi từ Köln, còn có gia đình ông Clemens, một người Đức từng sống ở Việt Nam 9 năm. Ông và bà vợ người Nhật hãnh diện vác một lá cờ đuôi nheo Việt Nam mà ông bà mua ở vùng Kinh Bắc (xem ảnh).
Các bạn Nhật rất quan tâm đến vấn đề ĐHN ở Việt Nam và tôi phải kinh ngạc khi nghe họ nói „ Chính phủ bạn hiện không làm điện hạt nhân không phải vì nhận thức, mà vì thiếu tiền“. Tuy bạn không chê Việt Nam nghèo, không có trình độ KHKT, không có thiết chế minh bạch để kiểm soát một nền công nghiệp nguy hiểm, nhưng cả mấy người đều bày tỏ sự lo ngại khi nói với tôi: „Nguy cơ rủi ro của các bạn khi chơi với con quỷ này lớn hơn chúng tôi cả trăm lần!“
Trong thời gian qua, nhóm „Save Vietnam’s Nature“ đã dich tác phẩm “10 bài học từ Fukushima” từ tiếng Nhật sang tiếng Việt để những ai quan tâm đến vấn đề môi trường có thể học hỏi (3) . Cầm cuốn sách mỏng tiếng Việt trên tay, ông Hayato Fujii, điều phối viên phong trào Sayonara Genpatsu rất cảm động. Ông cảm động vì ngỡ rằng cuộc đấu tranh của họ đã đi vào lòng người Việt.
Nhưng có bao nhiêu người Việt hàng ngày vẫn kêu ca về ô nhiễm không khí, về ô nhiễm nguồn nước, về ô nhiễm thực phẩm, về bệnh ung thư lan tràn, đang thực sự quan tâm đến cuộc đấu tranh vì một môi trường sống tốt đẹp?
Köln, 11.03.2017
Nguyễn Xuân Thọ
—————————————
(1) https://www.cia.gov/…/the-world-fa…/rankorder/2232rank.html…
(2) https://www.cia.gov/…/the-world-fa…/rankorder/2240rank.html…
(3) https://sites.google.com/…/5…/b20170218-fukushimabooklet-thq
Ô hay sao đảng và nhà nước bảo là Việt Nam là Đỉnh Cao Trí Tuệ Loài… kia mà???
Chúng ta không thể so sánhVN bây giờ, với bất cứ quốc gia nào trên thế giới ! Vì sao ?? Vì VN là của Tây ,của Tàu,của Ý,của Đức… Tất cả các nước đó đều có cơ sở,nhà máy tại VN.Gọi là đầu tư,nhưng thực tế, sự góp vốn của Nhà nước VN là Sự-bán -đất và tài nguyên trong thời hạn 50-100 năm !! Chưa kể “sự chung chi” của các nhà máy cho VC .Vì thế những vùng đất mà các nhà máy ngoại bang ngự trị là những vùng “đặc quyền kinh tế”!Kinh tế VN that sự ra chẳng có gì cả,tất cả con số đều xuất phát từ những con số của các nhà máy ngoại quốc. Đó là lý do mà cho đến nay nền Công nghiệp VN chưa làm đượcc con ốc-vít !!