Giờ này năm ngoái, Khalid Payenda là bộ trưởng tài chính của Afghanistan, giám sát ngân sách 6 tỷ đô la – mạch máu chính của một chính phủ chiến đấu để tồn tại từ hơn 20 năm đã trở thành một trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ.
Giờ đây, bảy tháng sau khi Kabul rơi vào tay Taliban, anh là tài xế Uber, mỗi ngày lái chiếc Honda loại Accord rời căn nhà ở ngoại ô Washington đi khắp khu vực thủ đô của Hoa Kỳ để chở khách, kiếm vài trăm bạc mỗi ngày nếu có nhiều tip, không còn phải lo hàng tỷ đô la như trước. Công việc này là cách anh lo cái ăn cái mặc cho vợ và 4 đứa con, sau khi anh đã tiêu hết số tiền khiêm tốn mang từ bển qua.
Người đàn ông 40 tuổi này nói: “Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì điều đó có nghĩa là tôi không tuyệt vọng.”
Công việc lái Uber cũng làm anh tạm quên đi những ám ảnh về chuyện buồn đang diễn ra ở quê cũ, nơi đang chịu hạn hán, đại dịch, các lệnh trừng phạt quốc tế, kinh tế sụp đổ, thiếu ăn và sự trỗi dậy của chế độ Taliban.
Giờ đây, phần lớn các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ đã quên đi cuộc chiến Afghanistan, quên đi những lời hứa sẽ mang lại dân chủ, nhân quyền, nhất là nữ quyền cho đất nước khô cằn có nhiều lãnh chúa. Trước khi tháo chạy, người Mỹ không quên đổ lỗi cho người Afghanistan, trong đó có anh Payenda, đã gây ra mớ tạp lục này.
Vào lúc những người Afghanistan tuyệt vọng đổ xô đến sân bay ngay sau khi Kabul thất thủ để tìm cách thoát ra nước ngoài, Tổng thống Biden nói: “Các nhà lãnh đạo chính trị Afghanistan đã bỏ cuộc và bỏ chạy khỏi đất nước, Hoa Kỳ đã cung cấp cho họ mọi công cụ mà họ có thể cần… Hoa Kỳ đã cho họ mọi cơ hội để xác định tương lai của chính họ. Những gì Hoa Kỳ không thể cung cấp cho họ là ý chí chiến đấu cho tương lai đó.”
Từ khi đến Mỹ, Payenda vẫn khắc khoải về chuyện gì đã xảy ra cho quê hương anh và ai là người có lỗi. Anh trách những người đồng hương: “Chúng tôi không có quyết tâm chung để cải cách, để đánh đấm một cách nghiêm túc.” Anh cũng trách người Mỹ vì đã giao đất nước cho Taliban và phản bội những giá trị lâu dài đã thúc đẩy người Afghanistan chiến đấu. Anh cũng tự trách mình.
“Nó ray rứt bên trong,” anh nói. Anh cảm thấy bị mắc kẹt giữa cuộc sống cũ có những ước mơ cho Afghanistan và một cuộc sống mới ở Hoa Kỳ mà anh chưa bao giờ thực sự mong muốn. “Hiện tại, tôi không biết tôi đang ở đâu. Tôi không thuộc về xứ Mỹ, và tôi không thuộc về xứ tôi. Một cảm giác rất trống vắng.”
Chiếc xe băng qua sông Potomac để vào DC. Anh nhìn sang bên ngoài có các biểu tượng của nền dân chủ của Hoa Kỳ và tượng của các Nhà lập quốc tỏa sáng trên bầu trời đêm. Xe anh dừng trước Nhà hát Kennedy, nơi có hai khách đang đợi. Họ ngồi vào ghế sau và bắt đầu nói líu lo.
Sau chục phút, Payenda thả khách xuống căn hộ của họ và anh kiểm tra điện thoại. “Thế là có 4 đô la tiền tip,” anh nói. Chiếc điện thoại cũng chứa những hình ảnh, video và tin nhắn kể lại những câu chuyện mà anh còn lưu được về những tháng cuối cùng của anh ở quê nhà.
Anh đã từ chức bộ trưởng tài chính một tuần trước khi Taliban chiếm Kabul. Tổng thống Ashraf Ghani trách cứ anh trong một cuộc họp công khai và sau đó chê anh ở chỗ riêng tư vì Bộ của anh không thanh toán một khoản nợ tương đối nhỏ cho một công ty của Libăng.
Payenda nhớ lại: “Ông ấy lúc nào cũng đùng đùng giận dữ.” Người Mỹ lần lượt ra đi cùng lúc với cuộc tiến quân của Taliban khiến cho tổng thống hết sức căng thẳng, ông ta không mệt mỏi nhưng hay chỉ huy những việc nhỏ nhặt, không tin ai và nóng tính. Payenda không nghĩ rằng chính phủ sắp đổ, nhưng anh cảm thấy tổng thống hết tin tưởng nơi mình, thậm chí còn lo tổng thống có thể sẽ bắt anh ta vì những lý do ngụy tạo. Thế là anh nhanh chân lên máy bay đến Mỹ, nơi có vợ con anh đã đi trước một tuần.
Ngày 15 tháng 8, ngày chính phủ sụp đổ, Payenda thức dậy vào khoảng 2 giờ chiều, vẫn chưa quen với múi giờ mới và kiệt sức vì theo dõi tin tức suốt đêm. Anh thấy một tin nhắn của giám đốc quốc gia của Ngân hàng Thế giới ở Kabul.
“Thật là một ngày buồn,” tin nhắn viết.
Anh xem Twitter, biết rằng Taliban đang làm chủ Afghanistan.
Anh trả lời tin nhắn: “Mọi thứ coi như xong, chúng tôi đã có 20 năm với sự giúp đỡ của cả thế giới để xây dựng một quốc gia phục vụ người dân. Chúng tôi đã thất bại thảm hại. Chúng tôi dùng những lá bài mong manh để xây dựng một căn nhà mà cứ mong nó đứng vững mãi. Một căn nhà bằng lá bài được xây trên nền tảng tham nhũng. Một số lãnh đạo trong chính phủ chỉ biết trộm cắp, ngay cả khi chúng tôi có cơ hội chót, dù là mong manh. Chúng tôi đã phản bội người dân của mình”.
(Theo Washington Post)
Ở những xứ sở như Afhanistan hay Vn thì Hoa kỳ có cả núi Dola cao như đỉnh Fasipan [Hoàng liên sơn]thì cũng chả mấy mà tiêu tan ,Người Mỹ có thể điều khiển một quả tên lửa hành trình đi đúng tới đích ,nhưng người Mỹ sẽ không thể quản lý được dòng tiền đổ vào các quốc gia nghèo khó này ,họ nghèo khổ lạc hậu về kinh tế ,công nghệ nhưng họ lại đạt tới ”Đỉnh” thượng tầng của trộm cắp và tham nhũng …Người Vn có câu ; thứ nhất sợ kẻ anh hùng ,thứ nhì sợ kẻ bần cùng cố thây.
Đảng muốn tin Mỹ nữa hông ? Tương lai của lãnh đạo nhà mềnh nếu tin Mỹ .
Dân Afghanistan đã nói lên tiếng nói của mình, cũng như dân Việt xã hội chủ nghĩa . Đa số dân Afgha thờ ISIS & đa số dân Việt thờ Cộng Sản . Dont underestimate them, vì họ hiện giờ chiếm tuyệt đại đa số