Trung Quốc và cuộc cách mạng thứ ba

17
Nhà bình luận Fareed Zakaria

Sự biến mất bí ẩn của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương là một lời nhắc nhở kịp thời rằng tương lai của quan hệ Mỹ-Trung sẽ được quyết định không chỉ bởi chính sách của Mỹ và những gì đang xảy ra trong nước Mỹ, chẳng hạn như vận động bầu cử tổng thống, nó cũng sẽ được định hình bởi những diễn biến ở Trung Quốc, hiện không rõ ràng nhưng đáng lo ngại.

Từ những gì người bên ngoài có thể nói, Trung Quốc hiện đang quay trở lại phong cách chính trị thời kỳ Mao mà chúng ta tưởng đã biến mất sau nhiều thập niên. Quan trọng hơn chuyện loại bỏ bí ẩn Tần Cương khỏi quyền lực, sau khi chính quyền cho rằng sự vắng mặt của ông ta là vì lý do sức khỏe, là chính sách xóa bỏ sự tham gia và thành tựu của ông ta trong quá khứ ra khỏi các trang web và thông cáo báo chí.

“Ai kiểm soát quá khứ kiểm soát tương lai”, George Orwell viết trong cuốn “1984”, câu nói đáng ngại đó dường như là kim chỉ nam cho lãnh đạo chính trị của Trung Quốc ngày nay.

Điều này khác xa với chính quyền kỹ trị mà Đặng Tiểu Bình đã mở ra khi ông cải cách Trung Quốc vào những năm 1980. Trong những ngày đó, hệ thống chính trị Trung Quốc dường như là một mâu thuẫn về mặt thuật ngữ, một chế độ độc tài có giới hạn độ tuổi hoặc giới hạn nhiệm kỳ cho các chức vụ cao. Có nơi nào mà người ta thấy chế độ độc tài lại có giới hạn?

Ngày nay, một lần nữa, không có giới hạn nào đối với quyền lực của các nhà cai trị Trung Quốc. Điều mà học giả Elizabeth Economy gọi là cuộc cách mạng thứ ba của Trung Quốc – cuộc cách mạng đầu tiên với Mao là trung tâm, cuộc cách mạng thứ hai với Đặng và bây giờ với Tập – vẫn đang tiếp diễn một cách mạnh mẽ.

Cuộc cách mạng thứ ba đó không chỉ liên quan chính trị trong nước. Tập Cận Bình đã củng cố quyền lực của chính mình và đưa Đảng Cộng sản trở lại vai trò xã hội trung tâm, nhưng cũng tìm cách giới thiệu với thế giới một Trung Quốc mạnh mẽ và quyết đoán hơn.

Và những quyết định đó đã có tác động lan tỏa trên toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, nơi các nước láng giềng của Trung Quốc đang lao xao do thái độ và chính sách hung hăng hơn của họ Tập.

Hoa Kỳ đã không tiến hành mối quan hệ với Trung Quốc một cách hoàn hảo. Chính quyền Biden đã có thái độ đối đầu không cần thiết ngay từ đầu, công khai trên đe dưới búa với Bắc Kinh ngay trong cuộc họp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao.

Hoa Kỳ cũng duy trì chính sách thuế quan của Donald Trump đối với Trung Quốc, bất chấp thực tế đã gặp những thất bại đắt giá. Hãy nhớ rằng, chính người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cho những mức thuế đó, chứ không phải Trung Quốc. Trump đã phải trợ cấp hàng chục tỷ cho nông dân để bù đắp cho những tổn thất mà họ phải chịu vì những chính sách này. Và trong một thời gian, dường như chính sách của Mỹ đối với Bắc Kinh đã được công bố mà không chú ý đến việc duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc, mặc dù nước này là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, một cường quốc vũ khí hạt nhân có quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc.

Nhưng Tổng thống Biden đã điều chỉnh hướng đi. Một số quan chức cấp cao của ông, bao gồm các bộ trưởng ngoại giao, thương mại và tài chính đã gặp các đối tác Trung Quốc và cố gắng ngăn chặn sự suy giảm quan hệ giữa hai nước.

Ngoại trưởng Anthony Blinken nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn rằng các nhà lãnh đạo thế giới đã nói với ông rằng họ mong đợi Mỹ và Trung Quốc xây dựng một mối quan hệ làm ăn tốt đẹp. Chính quyền Biden đã coi trọng ý kiến đó, bằng chứng là họ đã bớt lại số lượng công nghệ cao được phép chia sẻ với Trung Quốc, theo kiểu nói ẩn dụ là một cái sân nhỏ có hàng rào cao.

Ngay cả một số chính sách của Mỹ có thể khiến Trung Quốc phản đối, chẳng hạn như các quy định mới sắp áp dụng cho các khoản đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, cũng được thông báo trước cho Trung Quốc, trong trường hợp này, do  Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen.

Vẫn còn những lĩnh vực mà Mỹ có thể nỗ lực hơn một chút nếu chính quyền Biden muốn có cuộc đối thoại quân sự mang lại hiệu quả. Duy trì các biện pháp trừng phạt thời Trump đối với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc dường như đi ngược lại nỗ lực đó. Tốt hơn hết là nên từ bỏ các biện pháp trừng phạt để hai bên có thể nói chuyện và tránh gặp hiểu lầm về các vấn đề như Đài Loan.

Nhưng thực ra, quả bóng đang nằm trong phía sân của Trung Quốc. 

Đáng tiếc, chính sách của Trung Quốc được đánh dấu bằng sự quyết đoán và thậm chí mang tính hiếu chiến, hoàn toàn khác với ba thập niên qua.

Tập đã đưa ra các yêu sách tốn kém đối với Trung Quốc và Biển Đông, tăng cường các hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, đụng độ với Ấn Độ ở dãy Himalaya, yêu cầu Úc chấm dứt mọi chỉ trích đối với nước ông, cam kết hỗ trợ chắc chắn cho Moscow ngay cả khi cuộc xâm lược của Nga ở Ukraine leo thang. Và Tập cũng leo thang chỉ trích Hoa Kỳ.

Không có chính sách nào của Tập trong số này có vẻ thành công. Các quốc gia xung quanh Trung Quốc tích cực hơn nhiều để tìm cách chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh và tìm kiếm sự hỗ trợ ở những nơi khác, đặc biệt là với Mỹ. Từ Nhật Bản cho đến Philippines đến Ấn Độ, quốc gia nào cũng muốn đẩy Bắc Kinh ra.

Liệu Bắc Kinh có nhận ra điều này và thay đổi?

Trung Quốc đang là một cơ chế ra quyết định ngày càng độc đoán, khép kín, có khả năng học hỏi và thích nghi. Nhưng việc loại bỏ Tần Cương một cách bí ẩn không cho thấy có câu trả lời tích cực.

Fareed Zakaria – Nhà bình luận CNN bàn về lãnh đạo chính trị của Trung Quốc và hiệu ứng lan tỏa của nó trên toàn thế giới.

17 BÌNH LUẬN

  1. Cuộc cách mạng thứ ba của Trung Quốc với Tập chính là cuộc cách mạng cuối cùng để chế độ CSTQ tiến tới chủ nghĩa Tư bản sơ khai như Nga hiện nay .

    Phải xử dụng chính sách “ Đã hổ diệt ruồi “ làm vỡ toạt cái nhược điểm tham nhũng hối lộ cần phải che giấu để chứng minh cái ưu việt cá nhân con người CS được rèn luyện . Như trong 2 cuộc cách mạng trước thời Mao và Đặng vấn nạn tham nhũng hối lộ là một cấm kỵ không thể công khai xét xử nhất là tố cáo . Những ai xử dụng tố cáo tham nhũng hối lộ công khai , bị xem như chống lại Đảng và nhà nước .

    Như vậy vì Tập muốn làm vua CS , muốn hoàn thành sớm cuộc cách mạng thứ ba , muốn một chính quyền CS mạnh mẽ trong sạch hơn Mỹ với một đường lối kinh tế tư bản nhằm thay thế Mỹ lại bị mắc kẹt tính chất tập trung toàn trị không thể dung hòa vào thế giới tư bản dân chủ , khiến các quy tắc được ký kết với thế giới tư bản luôn luôn bị vi phạm và bị trừng phạt .

    Cuộc cách mạng thứ ba của Tập đưa TQ tiến tới một một xã hội Tư bản sơ khai đã bị thế giới tư bản cô lập vì độc tài tham nhũng . TQ phải bị tẩy chay vì chính sách kinh tế gian xảo không phù hợp với các hợp đồng nước ngoài .

    Nhiễm độc nền kinh tế Tư bản , nhiễm độc sự vận hành nền kinh tế tư bản khiến Tập phải loay hoay giải quyết mâu thuẫn để kinh tế tập trung XHCN cho phù hợp với kinh tế thị trường tự do .

    CCSTQ , CSVN tất cả cùng chết , cùng tàn rụi khi nhiễm độc bị lôi kéo vào thị trường kinh tế tự do không thoát được .

    • “Nhiễm độc nền kinh tế Tư bản , nhiễm độc sự vận hành nền kinh tế tư bản khiến Tập phải loay hoay giải quyết mâu thuẫn để kinh tế tập trung XHCN cho phù hợp với kinh tế thị trường tự do …”

      Có lẽ Pgio không định ám chỉ rằng nền kt Tư bản chứa đầy chất độc nên Tập bị nhiễm độc.

      Theo tôi, bản thân kinh tế xhcn như người đã suy thận nặng lại bị ung thư.
      Không hoá trị thì chết vì ung thư,
      mà theo hoá trị thì chết bởi bị nhiễm độc.
      Khi thận đã suy tới cấp 4 thì không thể đảm nhiệm chức năng của nó, là thải ra khỏi cơ thể những độc tính cực mạnh của các hoá chất đã nạp vào người bệnh nhân trong quá trình điều trị.
      Chết chắc!

    • Bản chất của kinh tế tư bản là sự tự điều tiết Cung-Cầu ở thị trường tự do. Nó cũng giống như cơ thể con người cần dinh dưỡng, đói ăn, no ngừng và cứ thế luân chuyển…, nhưng kẻ ham ăn cho cố cái gì cũng ăn nếu không bị bội thực chết thì cũng sẽ mang bệnh trầm kha.
      35 năm trước, tư bản cần một thị trường Cung hàng hóa giá rẻ cho dân họ nên họ dồn hết tài, lực cho Tàu cộng ăn ngập mặt và nay Tàu lại muốn ăn luôn phần của tụi tư bản. Nhưng đâu dễ dàng như vậy, tụi tư bản mà cắt thì Tàu cộng chỉ có nước bò với lết chứ không đi nổi.

  2. Lê Nin thì được Đức đưa từ Thụy sĩ về Nga sô làm đảo chánh, rồi cướp được chính quyền. Hồ chí Minh, Kim nhật Thành (Triều Tiên), Pol Pot thì được Cộng sản Liên sô đưa về cướp chính quyền.

    Trong bộ sách đồ sộ “Mao- Untold Story “, hai tác giả Jung Chang & Jon Halliday viết rằng Lê Nin lập ra tổ chức Quốc Tế Cộng sản Komintern năm 1919 để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản.
    Năm 1920, Komintern cử nhóm cán bộ quốc tế do Grigori Voitinsky và Maring sang Thượng Hải nhằm thành lập đảng Cộng sản Trung quốc. Đảng Cộng sản Trung quốc còn được Liên xô giúp cho hàng loạt cán bộ Cộng sản trà trộn lâu dài trong các tổ chức tình báo, quân báo, phản gián, tham mưu và chỉ huy của Quốc Dân đảng Trung Hoa.

    *Còn thằng khốn nạn Hồ chí Minh, theo các sử gia VN, năm 1911, đơn xin học Trường Thuộc Địa (Ecole Coloniale) của nó bị Pháp từ chối. Vào năm 1923, nó được nhận vào học Trường Đại học Lao động Cộng sản Phương Đông (Communist University of the Toilers of the East) ở Nga.
    Cuối năm 1924, Liên Xô phái nó qua hoạt động ở Quảng Châu (Trung Hoa).
    Năm 1930, vâng lệnh Liên Xô, nó thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam tại Hồng Kông.

  3. Mấy thằng báo chí Thế giới làm sao hiểu Tàu Xì bằng Dân Việt đươc! Dân Việt chính thống chứ không phải Việt Công đâu nghe.Bởi vì tụi VC chỉ học Lịch Sử của “thằng Hồ” mà thôi! Không tin ,dở cuốn Lịch sử mà chúng dạy học sinh thì biết.! Khi nó đến Tàu ,thì nên phân biệt Đài Loan và Tàu công. Gọi nó là “Trung quốc” như bọn VC hay gọi ,là hoàn toàn sai. Trung quốc đâu nửa mà Trung quốc.Trung Quốc thời xưa là cai nôi của Triết Học Đông Phương,Thằng Mao lên cướp chính quyền ,phát động cach-mang văn-hóa ,xóa sach Lễ -nghĩa-Trí-Tín ,thì còn đâu là Trung Quốc nửa!! Phải gọi nó Là Trung Cộng,thì mọi sư việc về nó ,không cần phải”Ný-nuân” dai dòng ,mất công.Tương tư ,như vây, , con đường Gia-Long thay bằng Vỏ thị Sáu,thì VN đâu còn nưa,chỉ còn VC,Có phải không bà con???cứ gọi chúng là VC ,thì mọi thứ phơi đầy ra,khỏi cần bàn-cần nghiên-cần cứu gì ráo trọi ! Khi gọi Tàu Công là Trung Quốc. Khi goi VC là VN. Vô hình dung chúng ta đả cho CHÚNG Chính-danh (legitime). Chính nhờ lơi dụng cái chính danh nầy,mà chúng dễ dàng bóp nghẹt đời sống của Dân trong nước. Chúng dễ dàng biên bác trước công luân Thế giới.Trong lúc ,thưc chất chúng là dư đảng của chủ nghĩa CS đả bị Thế giới văn minh vất vào thùng rác từ lâu!!

  4. Trung cộng: Quan thày của ĐCSVN Đảng Cướp Sạch Việt Nam: Hơn một triệu đảng viên TC- gồm cả 90 tướng, tổng tham mưu trưởng, 2 phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương, 5 thượng tướng- bị sa thải vì tham nhũng :

    “Chống tham nhũng ở Trung Quốc và Việt Nam ” – Vũ Ngọc Yên- 26/02/2018: Ủy ban Ban kiểm tra kỷ luật trung ương cộng đảng Trung Quốc (CCDI) cho biết từ 2012 tới tháng 8.2017 khỏang 1,5 triệu quan chức mọi cấp trong Đảng và Nhà nước đã bị trừng phạt:

    – Hơn 280 cán bộ cấp cao bị xử lý kỷ luật , 40 ủy viên trung ương và ủy viên dự khuyết Khóa 18, trong đó có Ủy viên Bộ chính trị Tôn Chính Tài bị xử lý.

    – Hơn 8600 cán bộ cấp Giám dốc Sở và Cục, hơn 66000 cán bộ cấp huyện, hơn 1.3 triệu cán bộ cấp Phòng và Xã bị xử lý, 180000 cán bộ bị khiển trách vi phạm “8 điều cấm kỵ”, 60000 cán bộ lãnh đạo bị khiến trách về tội “lơ là chức trách”.

    – Trong quân đội, hơn 90 tướng đương nhiệm và về hưu bị xử lý, trong đó có 5 thượng tướng, 6 trung tướng, còn lại là thiếu tướng, đó là chưa kể số cán bộ cấp đại tá trở xuống.

    – Đưa về nước hơn 3300 quan chức tham nhũng mang tiền chạy trốn tới hơn 90 nước, thu hồi hơn 9 tỉ Nhân dân tệ (tương đương 1,4tỉ USD) .

    21 tháng 2 2019- Cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân, bị buộc tội tham nhũng
    Theo Tân Hoa Xã, ông Phòng Phong Huy, 67 tuổi , cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân, bị buộc tội tham nhũng và sở hữu khối tài sản khổng lồ mà ông không thể giải thích nguồn gốc.
    Ông Phòng Phong Huy bị mất chức vào năm 2017 và hoàn toàn biến mất trước truyền thông. Chính phủ sau đó xác nhận ông đang bị điều tra về tội tham nhũng.

    Hơn một triệu quan chức đã bị trừng trị trong cuộc chiến chống tham nhũng kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2012. Ông Từ Tài Hậu và ông Quách Bá Hùng, đồng cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là hai ví dụ điển hình. Ông Từ chết vì ung thư năm 2015 trước khi ra tòa, trong khi đó ông Quách chịu bản án tù chung thân do nhận hối lộ.

  5. Tin khủng: Tổng tham mưu trưởng của Quân đội Trung Cộng 2 triệu quân lớn nhất hoàn cầu THAM NHŨNG !

    21 tháng 2 2019- Cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân, bị buộc tội tham nhũng

    Theo Tân Hoa Xã, ông Phòng Phong Huy, 67 tuổi , cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Giải phóng Nhân dân, bị buộc tội tham nhũng và sở hữu khối tài sản khổng lồ mà ông không thể giải thích nguồn gốc.

    Ông Phòng Phong Huy bị mất chức vào năm 2017 và hoàn toàn biến mất trước truyền thông. Chính phủ sau đó xác nhận ông đang bị điều tra về tội tham nhũng.

    Hơn một triệu quan chức đã bị trừng trị trong cuộc chiến chống tham nhũng kể từ khi ông Tập lên nắm quyền năm 2012. Ông Từ Tài Hậu và ông Quách Bá Hùng, đồng cựu phó chủ tịch Quân ủy Trung ương là hai ví dụ điển hình. Ông Từ chết vì ung thư năm 2015 trước khi ra tòa, trong khi đó ông Quách chịu bản án tù chung thân do nhận hối lộ.

  6. Ngai vàng của hoàng đế Tập cận Bình mà cũng suýt bị kéo đổ :

    20/10/2017 – RFA: Tối 29/10/2017, Tân Hoa Xã loan tin là Bắc Kinh đã phá vỡ một « âm mưu tạo phản » của ba cựu lãnh đạo cao cấp, vài ngày sau khi Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 kết thúc với việc tăng cường quyền lực của chủ tịch Tập Cận Bình.

    Một báo cáo do Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương của đảng Cộng Sản Trung Quốc đệ trình lên Đại Hội cáo buộc ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), cựu bí thư Trùng Khánh, đã tham gia vào âm mưu này. Ông Tôn Chính Tài đã bị cách chức bí thư vào tháng 07/2017, với lý do chính thức là phạm tội tham nhũng.
    Theo báo cáo nói trên, tham gia âm mưu này còn có ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu bộ trưởng Công An và ông Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua), nguyên là chánh văn phòng cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Các ông Chu và Lệnh đã bị kết án tù vì tham nhũng trong hai năm qua.

    Báo cáo của Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật khẳng định là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã « phát hiện kịp thời, giải quyết triệt để và diệt trừ » ba cựu lãnh đạo tham gia âm mưu tạo phản. Báo cáo còn tố cáo những« nhóm lợi ích » đã « gây phương hại nặng nề » cho an ninh chính trị của Đảng và của đất nước.

    Kể từ khi lên cầm quyền vào cuối năm 2012 cho đến nay, chủ tịch Tập Cận Bình đã đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng, nhưng lãnh đạo họ Tập bị nghi ngờ là lợi dụng chống tham nhũng để gạt bỏ các đối thủ chính trị của ông.

  7. Trung quốc : Tham nhũng ngập ngụa trong Đảng

    RFI- 17/7/2017- Trưởng ban Kỷ Luật đảng Cộng Sản Trung Quốc Vương Kỳ Sơn mô tả tình trạng tham nhũng tại Trung Quốc mà ông gọi là « đã trở thành bệnh hoạn ». Sau 5 năm nỗ lực bài trừ, nạn tham ô không giảm mà còn bám sâu, lan rộng, như một thứ « văn hóa chính trị » của Đảng.

    Theo hãng thông tấn Quốc Tế Reuters, những lời bình luận trên đây của Vương Kỳ Sơn, người được chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao trách nhiệm bài trừ tham nhũng, được công bố vào lúc lãnh đạo đảng Cộng Sản tại Trùng Khánh, Tôn Chính Tài, đột nhiên bị cách chức và bị điều tra tội tham ô. Một nhân vật khác, thân cận với Tập Cận Bình là Trần Mẫn Nhĩ, lên thay.

    Trong bài tham luận trên Nhân Dân Nhật Báo, thứ Hai 17/07/2017, ông Vương Kỳ Sơn cho biết, chính sách trong sạch hóa bộ máy Đảng do chủ tịch Tập Cận Bình phát động từ khi lên cầm quyền cách nay 5 năm, thường xuyên đụng phải những vấn đề cố hữu : thanh tra cơ quan nào là phát hiện cơ quan đó có tham ô. Ông chỉ ra ba nhược điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc để giải thích : lãnh đạo suy yếu, tổ chức buông thả, kỷ luật lỏng lẻo. Căn nguyên nguồn cội của tình trạng này, cũng theo Vương Kỳ Sơn, là « sinh hoạt trong Đảng không nghiêm túc và không lành mạnh ».

    Nhân vật được xem là có uy quyền đứng hàng thứ hai tại Trung Quốc, chỉ kém chủ tịch Tập Cận Bình, cho rằng cuộc chiến chống tham ô là một cuộc « vạn lý trường chinh ».

  8. Tác giả bài này đã lộ rõ tinh thần khiếp sợ TQ, đưa lời khuyên dại “Mỹ phải nhún nhường” TC, để trở lại thời kỳ chung bát chung mâm, dù đồng sàng dị mộng, cùng với Tàu.
    Để cho chấy rận nó thâm nhập vào tận nhà bếp, phòng ngủ nhà Mỹ…
    cho phép du khách Tàu leo núi Rushmore cỡi vai ngồi đầu George Washington, Thomas Jefferson, Theodore Roosevelt và Abraham Lincoln,
    như những năm từng o bế Tàu thời B. Clinton, Obama hay chăng?
    Bởi như thế nên thời kỳ nầy đã có bao nhiêu là gián điệp Tàu xâm nhập khắp nơi ở Mỹ, ẩn núp ngay trong các tổng lãnh sự quán Tàu ở những bang quan trọng.
    Viện Khổng Tử cũng mọc lên như nấm, là trung tâm tuyên truyền có lợi cho Khựa ; từ những cứ địa nầy, cb Tàu nằm vùng ban phát tài trợ cho các đại học Mỹ danh tiếng, để khuếch trương quyền lực mềm, gây ảnh hưởng trong giới trí thức, sinh viên Mỹ. Thậm chí cả Wall Street cũng khẳm mùi Tàu;
    hàng loạt đại gia tài chính bắt đầu thân Tàu, yêu xẩm!
    Và không chỉ Kissinger đã già khú, hết Bill Gates tới Elon Musk cũng lân la mò đến Tàu, tìm cái gì chả ai biết!

    Đây là thời kỳ nước Mỹ bị gián điệp mạng TC cài đặt các phần mềm độc hại (tức là các mã độc) vào các hạ tầng an ninh quan trọng, âm mưu làm gián đoạn các hoạt động liên lạc và tiếp ứng quân sự của Hoa Kỳ trong trường hợp xung đột xảy ra, ví dụ như trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan.

    Không nghi ngờ gì nữa, TQ là kẻ tử thù của Mỹ và của những dân tộc yêu chuộng tự do độc lập dân chủ pháp trị toàn thế giới.
    Vì thế, Không một phút được lơ là với nó, càng không mềm mỏng nhân nhượng trước ngọt nhạt giả vờ của nó !

    Cho nên kẻ nào viết…
    “Hoa Kỳ đã không tiến hành mối quan hệ với Trung Quốc một cách hoàn hảo. Chính quyền Biden đã có thái độ đối đầu không cần thiết ngay từ đầu, công khai trên đe dưới búa với Bắc Kinh ngay trong cuộc họp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao.”
    chỉ có thể là viết theo đơn đặt hàng của Tàu!
    Thế nào là “tiến hành mối quan hệ với Trung Quốc một cách hoàn hảo”?
    Phải cúi sát đầu, nhường nhịn để cho TC lộng hành bất cứ đâu chúng muốn chăng, hay phải làm sao nữa mới là “quan hệ hoàn hảo”?!
    Biden và Blinken đã chẳng nhún nhường hết cở tại Anchorage, thủ phủ bang Alaska trong cuộc họp đầu tiên với phía TQ sau khi Biden đắc cử Tt đấy sao?
    Nơi đây, Blinken, bất chấp thái độ ngôn ngữ xấc xược của Vương Nghị và Dương Khiết Trì, vẫn giữ lời lẽ nhún nhường trong bài diễn văn đầu tiên về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với TQ:
    “Chúng tôi không tìm kiếm xung đột hay một cuộc Chiến Tranh Lạnh mới. Ngược lại, chúng tôi quyết tâm tránh cả 2 thứ đó.
    Chúng tôi không tìm cách cản trở TQ trong vai trò là một cường quốc quan trọng, cũng không ngăn chận TQ, hay bất cứ nước nào khác trên cùng vấn đề, cản trở họ lớn mạnh kinh tế hoặc thăng tiến các phúc lợi cho người dân họ.
    Dân Mỹ rất kính trọng người Trung quốc. Chúng tôi kính trọng những thành tựu, lịch sử, nền văn hoá của họ…” vv và vv…

    Sơ ngộ mà nói giọng mềm mỏng thiện chí như thế, thì còn chỗ nào nữa để trách (ngu), rằng “Chính quyền Biden đã có thái độ đối đầu không cần thiết ngay từ đầu, công khai trên đe dưới búa với Bắc Kinh ngay trong cuộc họp đầu tiên giữa các quan chức cấp cao.”
    Chính vì Vương Nghị, DKhiết Trì đã tỏ vẻ hống hách, tấn công phủ đầu dằn mặt đối phương, khiến dù nhún nhường trong thông điệp gửi Tàu, sau khi trở lại Washington DC, Biden – Blinken đã quay đầu chơi nước bài cũ của cựu Tt Cộng hoà: tiếp tục trấn áp trả đũa Tàu, tiếp tục áp thuế quan như thời Trump!

    Trích:
    “Chính quyền Biden đã coi trọng ý kiến đó, bằng chứng là họ đã bớt lại số lượng công nghệ cao được phép chia sẻ với Trung Quốc”
    * Câu trích trên là vô nghĩa, bởi tác giả viết sai(?), hoặc bởi người dịch sai. Thiếu, nên cần thêm một cái gì đó để hợp lý hoá ý nghĩa câu văn cho hợp lý;
    thí dụ:
    ….bằng chứng là họ đã bớt lại số lượng công nghệ cao KHÔNG được phép chia sẻ / BỊ CẤM chia sẻ…

    Sự kém cỏi của người dịch đã lộ.

  9. Tập Cận Bình là người sẽ đóng cái quan tài đảng cộng sản TC và chuyện đối đầu quân sự với Hoa Kỳ là do họ Tập khởi xướng. Tập quá kiêu binh, phát xít, ngông cuồng hống hách và chiến tranh sẽ xảy ra là điều bắt buộc. Nếu giới tinh hoa của Đại Lục không triệt tiêu Tập thì tai họa sẽ giáng xuống khi chiến tranh Mỹ-Trung. Hoa kỳ sẽ mất 40 quân đội nhưng TC sẽ biến mất hoặc bị xé toạc như thời lục quốc, tam quốc.

  10. “Hoa Kỳ cũng duy trì chính sách thuế quan của Donald Trump đối với Trung Quốc, bất chấp thực tế đã gặp những thất bại đắt giá. Hãy nhớ rằng, chính người tiêu dùng Mỹ phải trả giá cho những mức thuế đó, chứ không phải Trung Quốc. Trump đã phải trợ cấp hàng chục tỷ cho nông dân để bù đắp cho những tổn thất.”

    Tham hàng hoá giá rẻ của Trung cộng,
    kết quả là nguyên cả một hệ thống sản
    xuất ,nhà máy ,kỹ nghệ của nước Mỹ
    lâm vào tình trạng không sản xuất được,
    đóng cửa ,tê liệt . Mọi thứ phải trông vào
    nguồn cung ứng ở bên Tàu. Đánh thuế
    vào hàng hoá của Tàu để chống bán phá
    giá ,cân bằng sản xuất nội địa. Chính
    trợ giá của Trung cộng để sản xuất thành
    phẩm giá rẻ mạt trong thời gian qua đã
    làm tổn hại kinh tế của nước Mỹ ,tạo ra
    những lệ thuộc nguồn cung để tìm lợi
    thế kinh tế,chánh trị và cả quân sự trên
    bàn đàm phán ra sao thì mọi người đều
    đã rõ .

    Những yêu sách và đòi hỏi vô lý của
    Trung cộng trên mọi phương diện đã
    làm cho Mỹ phải chùn tay cũng vì yếu
    tố lệ thuộc vào nguồn cung hàng hoá
    giá rẻ này .

  11. Một bài xã luận,”chính trị luận” rất
    ba phải.

    Với những luận điểm chứng minh rằng
    Tàu và Tập là những mũi nhọn nguy
    hiểm cho hoà bình chung của thế giới.
    Với mộng thôn tính và đang trên đường
    xây đựng bá quyền toàn cầu ,gây hấn
    khắp nơi. Nhưng lại giải quyết bằng con
    đường hoà hoãn ,làm ăn trục lợi ,chia
    đôi thế giới ,quyền lợi với Tàu .

    Nên nhớ Hoa lục và cái đám lãnh đạo
    lưu manh ,xỏ lá của nó chỉ chịu hoà hoãn
    khi ở trong thế yếu . Khi chúng đủ sức
    mạnh ,sẽ trở mặt và nhai xương những
    kẻ đã từng “làm ăn”,“chăn gối mặn nồng”
    với chúng nó.

  12. Mao thống nhất nước Tàu theo chủ nghĩa cộng sản và Đặng xây dựng một nền kinh tế thị trường nhưng vẫn bám cái đuôi xã hội chủ nghĩa, nhưng Tập thì khác. Nếu nói Mao và đặng lo thống nhất và xây dựng kinh tế thì Tập trái ngược lại.

    Giống như một vận động viên chạy. Khi bạn chạy nhanh quá thì càng mệt lẹ mệt nhiều càng mau đuối sức và sẽ càng dễ bị vấp té. Hoặc như một cái xe, càng chạy nhanh chạy lẹ thì sẽ càng dễ gây tai nạn và dễ chết, chẳng khác gì muốn tự giết chính mình. Tập là con người như vậy. Giống như một anh vận động viên chỉ muốn chạy về nhất chứ không chịu về nhì. Phải đạp chân gas cho xe chạy hết tốc lực. Tập không nhẫn nại như Đặng và cũng không chính trị như Mao vì Tập nay là vua, là ông chủ của đất nước, cầm quyền cho tới chết, là người dám chống lại Mỹ và thế giới.

    Cái tham của tụi tư bản là bất chấp hậu quả để được vào đất Tàu đầu tư kiếm lợi nhuận nhưng cái giá là phải chia sẻ bí mật của mình và giờ đây chính cái bí mật đó làm tổn hại tới mình. Tập không đủ sức chạy một mình mà chính chúng ta, tức là thế giới tư bản, đã giúp Tập.

    Nước Tàu đã một lần bị thế giới cấu xé. Gây chiến tranh hoàn toàn không có lợi cho Tập và cho nước Tàu mà chỉ làm cho thế giới hợp sức lại để đối phó. Tập và nước Tàu không thắng được thế giới và nước Tàu sẽ tan rã. Cuộc cách mạng thứ ba của Tập là giải thoát dân tộc Tàu khỏi sự kiềm kẹp của chế độ cộng sản.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên