Trung Quốc thừa biết người kế nhiệm ông Trọng sẽ không giữ bình quí

1
Từ trái sang phải: Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh, Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường, Lưu Vân Sơn, Trương Cao Lệ. Hình: Tân Hoa Xã.

Tháng 7 tới đây thì đảng CSTQ sẽ tiến hành đại hội 19 cho vấn đề đường lối và nhân sự mới. Trong bối cảnh chuyện đảng CSTQ luôn ảnh hưởng vào chuyện VN và chuyện đảng CSVN nên cũng muốn đánh giá vài vấn đề.

1/ Áp lực bên trong của đảng CSTQ

Sau khi đắc cử ở Đại Hội 18, chủ tịch đảng CSTQ bắt đầu thực hành chính sách “hạt nhân lãnh đạo” để tập trung quyền lực. Những công thần cao cấp của đảng CSTQ một thời như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai và nhiều cán bộ trung cao cấp khác bị thanh trừng dưới chiêu bài chống tham nhũng chỉ vì khác biệt về đường lối đã tạo ra nhiều vấn đề bên trong nội bộ TQ.

Giới quan sát nhận thấy rằng ông Tập có nhu cầu đi theo con đường Mao Trạch Đông nhưng có vẻ không thành công như ông ta mong đợi. Sự thanh trừng các thế lực cũ đã làm nổi lên các nhóm thế lực mới. Ví dụ như Vương Kỳ Sơn, cánh tay phải một thời giúp ông Tập củng cố quyền lực thì nay đã bắt đầu có phần thế lực thách thức lại quyền lực của chính người tạo thế cho mình..

Người ta cho rằng ông Tập đi theo con đường làm hoàng đế như Mao là dễ, nhưng có trở thành “Mao thứ 2” hay không là việc khác, nhất là trong bối cảnh nội bộ đảng, nội bộ TQ, các quan hệ với Nga-Mỹ và EU đã không còn như xưa, và có vẻ như ông Tập khó có thể làm được.

Các trung tâm quyền lực mới bắt đầu hình thành và cát cứ sau khi nhóm cũ bị thanh trừng bao gồm phe cánh của thủ tướng Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang, Vương Kỳ Sơn và thế lực của riêng Tập Cận Bình đều có mong muốn người đứng đầu phe mình thắng cử tại ĐH 19. Theo truyền thống chính trị của TQ thì hoàng đế luôn duy trì 2 thế lực đối trọng “đánh nhau” dưới tay mình một cách cân bằng để vị trí của hoàng đế có thể ổn định thì có vẻ như ông Tập đã bỏ qua.

Hãy nhớ lại chuyện vua Khang Hy với Minh Châu và Sách Ngạch Đồ, Càn Long và Hòa Thân-Lưu Dung, Mao Trạch Đông với tứ nhân bang và nhóm Chu Ân Lai…Trong chiến dịch đả hổ diệt ruồi của mình, Vương Kỳ Sơn, dù vô tình hay cố ý, đã thay và cùng ông Tập phá vỡ sự cân bằng ảnh hưởng đó.

Chiến dịch đả hổ diệt ruồi để thanh trừng phe cánh khác đường lối của nhóm ông Tập có vẻ làm đảng CSTQ vững mạnh hơn khi nhìn bề ngoài nhưng gây ra nguy cơ phân tán và sụp đổ từ bên trong. Những công thần dù lớn dù nhỏ và các hoàng tử thái tử đảng bắt đầu lo ngại, không biết mình sẽ chết lúc nào chỉ vì trái ý lãnh đạo cấp cao hơn là một điều hiển nhiên.

Theo những thông tin mà phía Mỹ biết được thì không chỉ những người không thuộc phe ông Tâp lo ngại cho mình, mà bộ khung từng sát cánh với ông Tập và quyền lực chỉ kém hơn một chút như Lý Khắc Cường, Trương Đức Giang…cũng không biết mình ra sao về sau và họ có toan tính riêng là quy luật phải có.

Lối thoát cho họ là đòi hỏi dân chủ pháp trị để tự mình có thể bảo vệ mình hơn là phó thác tính mạng của mình và dòng họ, phe cánh vào ý muốn của hoàng đế mới với cái bình cũ. Điều này gây áp lực không nhỏ cho cuộc giữ bình của ĐH 19 tới đây. Theo đánh giá của nhà nghiên cứu Ngụy Kính Sinh, vẫn còn có khả năng ĐH 19 của đảng CSTQ chưa chắc diễn ra tốt đẹp như ý chí ông Tập đang mong muốn.

2/ Bối cảnh quốc tế tác động bên ngoài

Nội bộ thì như thế, bối cảnh quốc tế cũng gây áp lực không nhỏ lên đường lối và chính sách mà ông Tập đang thực thi. Sau một thời gian diễn cương quá đà, nhục mạ cả tổng thống Mỹ thì có vẻ Trung Quốc đang bị phản đòn.

Chính quyền Mỹ với việc Trump lên cầm chịch đã thực thi một chính sách cứng rắn hơn, từ việc tái lập lại khối đồng minh Mỹ-Anh-Pháp cho đến đứng sau trục đồng minh Nhật-Úc-Ấn-Việt để tấn công toàn diện vào TQ ở cả 2 mặt trận chủ chốt của TQ là Triều Tiên và Biển Đông đã đẩy ông Tập vào thế lúng túng. Một chuyến đi Mỹ trong tư thế “người có nhu cầu trước” đã đẩy uy thế của TQ xuống thấp hơn và uy tín của ông Tập trong nội bộ đảng CSTQ không còn hùng mạnh như thời Obama bị đảng CSTQ hạ nhục ở Bắc Kinh.

Song song đó là con đường bành trướng về phía Nam qua VN của TQ cũng gặp trở ngại lớn sau khi ông Tập đạt được nhiều ưu thế lớn trong ván bài Asean. Sự chủ động lobby đi Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để gặp Trump đã làm uy thế của ông Tập giảm sút thêm với nội bộ phía TQ.

Sự chủ động của “nhóm thân Mỹ” trong việc phá bỏ vòng kim cô mà đảng CSTQ đang tròng vào cổ VN là một bằng chứng cho sự thất bại của một chính sách quan trọng của ông Tập. Nếu một khi VN vẫn chủ động giương cao ngọn cờ “gần Mỹ xa Trung nhằm cân bằng ảnh hưởng” thì quyết định của các nước Asean khác sẽ trở thành khó đoán cho TQ. Lá bài VN mà ông Tập nghĩ rằng có thể dùng nó để chiến thắng bàn cờ Asean lại lần nữa trở thành con bài domino tiềm ẩn bùng nổ khó lường.

Chúng ta có thể thấy rõ trong diễn đàn Một Vành Đai-Một Con Đường mà TQ tổ chức vừa qua, không phải ngẫu nhiên mà chủ tịch nước Trần Đại Quang được xếp ngồi cạnh ông Putin của Nga. Trung Quốc muốn chuyển cho đảng CSVN một thông điệp rằng dù ông Quang có đi con đường Putin của Nga thì TQ vẫn chấp nhận miễn là đảng CSVN và VN vẫn giữ quan hệ răng-môi với TQ sau khi cuộc đấu nội bộ của VN ngã ngũ dù là phe nào thắng.

21 phát đại bác cùng bắn đón tổng bí thư và chủ tịch nước của VN đã cho thấy đảng CSTQ đã học được bài học chính trị của Mỹ, đó là bắt cá 2 tay và không dồn trứng vào một giỏ.

Dĩ nhiên ông Tập hiểu rằng sau khi giáng một cú đòn vào nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để làm chậm lại vấn đề VN chuyển hóa, thì nhóm kế thừa của ộng Dũng với sự “quay đầu”của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bao gồm hiện nay là các ông Quang, Phúc, Tô Lâm, Thưởng, Bình Minh…đang đoàn kết lại với nhau. Những bài học mà ông Tập làm trong việc thanh trừ Chu Vĩnh Khang và Bạc Hy Lai cũng chính là bài học lớn mà nhóm ông Quang đã thấy rõ.

Vụ việc ông Đinh La Thăng, dù trở thành có “kim bài miễn tử” khi được vào Bộ Chính Trị nhưng vẫn bị đánh bật ra là tấm gương mà nhóm ông Trần Đại Quang dĩ nhiên phải dùng để soi rọi lại mình.

Trung Quốc cũng thừa biết một khi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thoái vị, thì tổng bí thư mới lên, dù là ai, cũng kém quyết tâm giữ bình hơn tiền nhiệm của mình và một chính sách đối ngoại hàng hai với đảng CSVN là điều ông Tập phải thực thi.

Điều này đã được chứng minh qua việc phái đoàn đi Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã không có bộ trưởng quốc phòng nhưng vẫn có bộ trưởng công an dù an ninh biển Đông có trong nghị trình mà Mỹ-Việt bàn thảo trong phạm vi trách nhiệm của Bộ Quốc Phòng. Cũng vậy ở đối thoại Shangri-La năm nay, vốn dĩ dành cho Bộ Quốc Phòng các nước hoạt động thì đoàn VN lại cử..thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam tham dự.

Sự thất bại trong chính sách chuyển lửa ra ngoài để ổn định nội bộ của ông Tập trong 2 vấn đề Triều Tiên và Biển Đông (với VN) đã thất bại và dần bị kềm hãm, cùng với sự “vắng mặt” của Bộ Quốc Phòng VN trong các diễn đàn an ninh khu vực, ảnh hưởng vào quan hệ Mỹ-Trung-Việt đang nói lên điều gì ?

Hữu Minh

1 BÌNH LUẬN

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên