Trump và Kim muốn gì ở thượng đỉnh tại Hà Nội?

7
Hai ông Kim và Trump ở cuộc gặp lần trước tại Singapore. Ảnh The New York Times

Tổng thống Mỹ Donald Trump seể gặp Lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong Un vào ngày 27 và 28.02 tại Hà Nội.Đây là hội nghị thượng đỉnh nối tiếp hội nghị đầu tiên diễn ra vào tháng 6.2018 tại Singapore.

Theo chương trình,hai bên sẽ thương thảo về các biện pháp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên cũng như thiết lập mối quan hệ mới giữa Mỹ và Bắc Hàn. Dựa vào những tuyên bố tích cực cuả chính quyền hai nước trước ngày tổ chức, một số nhà phân tích đã suy đoán rằng hội nghị song phương lần này có thể sẽ đạt được kết quả thực chất tái lập hoà biình cho bán đảo Triều Tiên và Á châu.

Trump chờ đợi gì ở Kim?

Mục tiêu hàng đầu của Mỹ là phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách toàn diện. Trump đòi hỏi Bắc Hàn từ bỏ vũ khí nguyên tử và các hoả tiển đạn đạo xuyên lục điạ ICBM có khả năng bắn tới Mỹ. Trump muốn Bình nhưỡng đưa ra một thời biểu phi hạt nhân hoá rõ ràng cũng như có những biện pháp cụ thể cho hướng này,chẳng hạn Bắc hàn trở lại Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, công khai toàn bộ chương trình hạt nhân và chấp nhận kiểm tra quốc tế.

Về phía Mỹ, Trump khẳng định sẽ không xâm chiếm lật đổ chế độ cộng sàn Triều Tiên cũng như dỡ bỏ một phần cấm vận và hỗ trợ các cải cách kinh tế cho Triều Tiên. Dư luận cho rằng Tổng thống Trump dường như đang khao khát tìm một chiến thắng cho chính sách đối ngoại giúp ông tăng uy tín với cử tri trong nước thuận lợi cho cuộc bầu cử tổng thống năm tới nên ông sẵn sàng nhượng bộ, đáp ứng những nguyện vọng của Kim một khi Bắc Hàn cam kết huỷ bỏ một số cơ sở hạt nhân và tên lưả. Nhưng phát triển vũ khí hạt nhân là công cụ bảo tồn chế độ cộng sản độc tài nên Kim sẽ không dễ dàng thanh thỏa ước vọng cuả Trump.

Kim mong ước gì ở Trump?

Kim đòi hỏi Mỹ phải chứng thực lời nói bằng những hành động cụ thể thay vì đưa ra những yêu cầu đơn phương đi ngược lại thoả thuận đạt được trong hội nghị đầu tiên tại Singapor vào tháng 6.2018.

Kim muốn Mỹ phải bỏ toàn bộ cấm vận, ký kết hoà bình chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài từ năm 1953 trên bán đảo Triêu Tiên, rút quân khỏi Nam Hàn, nhìn nhận bang giao và viện trợ kinh tế…Bỏ cấm vận và trợ giúp kinh tế rất quan trọng đối với Bắc Hàn. Chế độ đã chuyển hướng cải cách kinh tế sau vụ thử nghiệm hỏa tiễn đạn dạo xuyên lục địa vào tháng 11.2017. Kim cho rằng Bắc Hàn đã tuân thủ cam kết sau khi dẹp các khu thử nguyên tử và ngưng phóng hoả tiễn. Bình Nhưỡng sẽ không bắt đầu tiến trình phi hạt nhân hóa chừng nào Mỹ chưa đồng ý nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế. Có Trung cộng chống lưng và sở hữu nguyên tử Bắc Hàn không quá sợ trước những đe doạ của Mỹ.

Hôị nghị sẽ đạt kết quả thực chất?

Vì phát triển vũ khí hạt nhân là công cụ bảo tồn chế độ cộng sản độc tài nên không mấy ai tin Bắc Hàn sẽ từ bỏ kho vũ khí nguyên tử.

Tuy nhiên Bắc Hàn sẽ nhượng bộ phần nào những đòi hỏi của Mỹ để làm Trump hài lòng, như cho phép giám sát viên của Cơ quan nguyên tử năng quốc tế đến Yongbyon, nhưng Triều Tiên sẽ không trở laị Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Nguyên Tử mà nước này đã rút khỏi vào tháng 1.2003.

Tổng thống Trump dường như đang khao khát tìm một chiến thắng cho chính sách đối ngoại giúp ông tăng uy tín với cử tri trong nước thuận lợi cho cuộc bầu cử tổng thống năm tới nên ông sẵn sàng đáp ứng những nguyện vọng của Kim để Hội nghị thành công.

Mỹ có thể nhượng bộ dỡ bỏ một phần cấm vận song song với việc phi hat nhân hoá và thay thế lệnh ngừng bắn năm 1953 tại Triều Tiên bằng một tuyên bố kết thúc chiến tranh.

Đây là tuyên bố biểu hiện thiện chí chính trị. Một Hiệp định hoà bình còn cần thời gian thương thảo với nhiều tác nhân trong khu vực như Trung cộng, Nhật bản, Nam Hàn. Mỹ hỗ trợ các dự án kinh tế liên Hàn ở đặc khu kỹ nghệ Kaesong hoặc thúc đẩy chương trình du lịch vùng núi Kumgang ở Bắc Hàn. Mỹ đồng ý khởi đầu bình thường hoá ngoại giao qua việc hai bên sẽ thiết lập Cơ quan đai diện liên lạc.

Tại sao họp ở Việt Nam?

Giới truyền thông cho rằng Trump và Kim đồng ý để Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị vì các lý do: Hà Nội cách Bình nhưỡng 2700km, Kim dễ dàng di chuyển đến Việt nam, Việt nam là nước cùng theo đuổi ý hệ cộng sản như Bắc Hàn đảm bảo an ninh cho Kim, Việt nam đã bình thường hoá bang giao với Mỹ và Trump đã đến Việt nam. Hơn nữa Trump muốn gửi tín hiệu tới Hàn cộng qua cuộc gặp song phương tại Hà Nội là các quốc gia từng giao chiến có thể thiết lập bang giao với nhau, vẫn có thễ duy trì chế độ độc tài cộng sản của mình mà không phải sợ Mỹ ép chuyển hoá qua dân chủ như trường hợp Cộng sản Việt Nam.

Tại Việt Nam, chính quyền Hà Nội khai thác thổi phồng lý do Kim sẽ chính thức thăm Việt Nam trước ngày tổ chức Hội nghị là muốn tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm của Cộng sàn Việt Nam, từ một nước theo nền kinh tế tập trung đã chuyển đổi sang một nền kinh tế theo hướng thị trường, mà vẫn duy trì được chế độc độc đảng. Kim Jong Un sẽ là lãnh tụ đầu tiên đi thăm Việt Nam thống nhất kể từ chuyến đi năm 1964 (chuyến thứ hai) của ông Kim Nhật Thành (ông nội của Kim Jong Un).

Thái độ Trung cộng, Nhật bàn và Nam Hàn đối với hội nghị

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ chế độ Triều Tiên chống Mỹ và Nam Hàn, Trung cộng đã tổn thất cao với hơn 400.000 người bị thương vong. Trung cộng và Hàn cộng từng có mối bang giao mật thiết. Mao Trạch Đông đã từng ví von tình hữu nghị giữa hai nước như „môi và răng „. Môi hở răng sẽ lạnh.

Từ năm 1961 hai nước ký Hiệp định hữu nghị và hỗ tương. Bắc kinh cam kết sẽ đoàn kết chiến đấu một khi Bắc hàn bị tấn công. Nhưng từ khi Trung cộng mở cửa cải cách kinh tế và hợp tác thương mại với Nam Hàn, Bắc hàn đã chỉ trích giới lãnh đạo Bắc kinh là thành phần „xét laị“. Mối quan hệ hai nước ngày càng phức tạp. Đối với Trung cộng, Triều Tiên chỉ gây rắc rối và Trung cộng không được lợi gì từ việc có một nước láng giềng hung hăng, được vũ trang hạt nhân và cực kỳ khó dự đoán.

Bắc kinh biết Trump lợi dụng khủng hoảng Triều Tiên làm đòn bẩy trong cuộc tranh chấp điạ chính trị với Trung cộng. Trump chống Kim không phải Bắc Hàn có khả năng đe dọa an ninh Mỹ mà Kim thích hợp là con bài gây sức ép chống Bắc kinh. Hiện tại Mỹ có khoảng 200.000 quân trú đóng ở hàng trăm căn cứ quân sự trên thế giới. Chỉ riêng taị Nhật, Mỹ bố trí 40.000 quân, đặt tổng hành dinh của Hạm đội thứ bảy và nhiều chiến đấu cơ chỉ trong vài phút có thể bay tới Trung cộng. Tại Nam Hàn, Mỹ có 30.000 quân, thiết lập hai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối „THAAD“, mà Mỹ lấy cớ bảo vệ Nam Hàn nhưng thực ra là nhằm vào các tên lửa của Trung cộng.

Trung cộng muốn bán đảo Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân. Nhưng không muốn chế độ của gia tộc Kim ở Bắc Hàn sụp đổ gây ra những thảm cảnh hàng triệu người Triều Tiên chạy nạn vào Trung cộng cũng như cũng không muốn thấy sự thống nhất bán đảo Triều Tiên tạo ra một nước Đại Hàn, đồng minh của Mỹ sát biên giới của mình. Vì vậy Trung cộng một mặt muốn Mỹ –Bắc Hàn sớm đi tới thoả thuận phi hạt nhân hoá từng bước để kiềm chế tính hung hăng không kiểm soát của Bắc Hàn và mặt khác khuyến cáo Bắc Hàn không nên vội hữu hảo với Mỹ.

Nhật bản và Nam Hàn, hai nước đồng minh cuả Mỹ đều hỗ trợ những nỗ lực phi hạt nhân hoá trên toàn Bán đảo Triều Tiên. Đối với Nhật vấn đề Triều Tiên liên hệ mật thiết đến sự ổn định chính trị và kinh tế. Nhật rất mong Mỹ và Bắc Hàn đạt nhiều tiến triển trong Hội nghị thượng đỉnh lần hai này tại Việt Nam.

Tổng thống Nam Hàn Moon Jae-In đặt hy vọng vào giải pháp ôn hoà cho cuộc khủng hoảng Triều Tiên. Nam Hàn không muốn căng thẳng trong mối quan hệ với Trung cộng. Chính quyền Nam Hàn nhiều lần khẳng định Nam Hàn không cho phép Mỹ lạm dụng các hệ thống THAAD chống Trung cộng và Nam Hàn sẽ không tham dự một liên minh quân sự Mỹ – Nhật kiềm chế Trung cộng.

Tổng thống Moon hứa sẽ bằng mọi cách ngăn cản chiến tranh chống Bắc Hàn. Kim ngạch thương mại cuả Nam Hàn và Trung cộng lớn hơn tổng số kim nghạch cuả Nam Hàn với hai nước Nhật – Mỹ. Tổng thống Nam Hàn theo đuổi một chính sách chuyển hoá qua tiếp cận với hy vọng Triều Tiên sớm cải cách chính trị và kinh tế nhờ đó hai miền càng gắn bó hơn qua các mối liên kết giao thông và đầu tư. Tổng thống Moon Jae-In đã gắn liên số phận chính trí cuả ông vào kế hoạch hoà bình và thống nhất đất nước từng bước không bạo lực. Hy vọng ông sẽ nhận được tín nhiệm cuả nhân dân trong cuộc bầu cử Tổng thống 2022 tại Nam Hàn.

Vũ Ngọc Yên

Xem bài cùng chủ đề: Kim và Trump vì sao gặp nhau ở Việt Nam

7 BÌNH LUẬN

  1. Một điều quan trọng là khi tổng thống Trump đem con mồi chế độ cộng sản VN phát triển kinh tế ra để nhử ông Kim nhưng lại không đá động gì tới các mặt trái của cộng sản VN như là tham nhũng, dân oan, bóc lột, môi trường, nhân quyền… và tự do dân chủ. Ý ông Trump rõ ràng là muốn Bắc Hàn giống như VN về mặt biến thù thành bạn, nhưng vẫn độc tài đảng trị chứ không phải là một quốc gia tự do và dân chủ. Lại một lần nữa, rõ ràng Mỹ chỉ là vì quyền lợi của Mỹ và mọi quyền lợi của các quốc gia khác đều không là gì nếu không có giá trị lợi dụng.

    Nếu tính từ lúc Nam/Bắc Hàn ngưng chiến nhưng không có hiệp ước hòa bình cho tới nay, qua 3 đời nhà họ Kim, thì rõ ràng Mỹ và thế giới đã thất bại khi ngày nay Bắc Hàn vẫn coi Mỹ là kẻ thù và đã có vũ khí nguyên tử, mà bài học này cũng như bài học với Tàu Cộng khi Mỹ bỏ VNCH bắt tay với Tàu Cộng để ngày nay bị Tàu Cộng uy hiếp Mỹ mọi mặt, kể cả vai trò số một của Mỹ.

    Với Tàu ngày nay coi như Mỹ đã thất bại; với Bắc Hàn cũng coi như là Mỹ thất bại. Còn với cộng sản VN ngày nay? Liệu cũng sẽ là thất bại trong tương lai khi Mỹ vẫn coi trọng chế độ cộng sản này mà coi nhẹ tự do và dân chủ nhân quyền cho người dân và đất nước Việt Nam?
    nv

  2. RFA đưa bài tường thuật về hội ngộ giữa Trump và lãnh đạo V+ như sau:

    Hoa Kỳ và Việt Nam ký các thỏa thuận thương mại hàng tỷ đô la, không đề cập vấn đề nhân quyền
    RFA
    2019-02-27

    Các công ty của Hoa Kỳ và Việt Nam vừa ký một loạt các thỏa thuận mua bán trị giá lên đến hơn 21 tỷ đô la nhân cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phủ Chủ tịch vào sáng ngày hôm nay, 27/2/2019. Vấn đề nhân quyền đã không được đề cập trong cuộc gặp cấp cao này.

    Các thỏa thuận mới được ký kết giữa các công ty hai bên bao gồm hãng hàng không Vietjet của Việt Nam mua 100 chiếc máy bay 737 – Max của hãng Boeing trị giá 12.7 tỷ đô la và 215 động cơ của hãng GE/CFM; Vietjet cũng ký hợp đồng trị giá hơn 5 tỷ đô la với General Electric để hãng này cung cấp dịch vụ bảo hành cho 200 chiếc máy bay Boeing 737 Max; Vietnam airlines sẽ mua dịch vụ của tập đoàn công nghệ Sabre – nhà cung ứng giải pháp công nghệ của Hoa Kỳ trong lĩnh vực hàng không, khách sạn và du lịch; hãng hàng không Bamboo Airways của Việt Nam cũng sẽ mua 10 chiếc Boeing 787-9. Theo ước tính của Nhà Trắng, những hợp đồng này sẽ tạo ra hơn 83.000 công ăn việc làm cho người dân Mỹ.
    Sau lễ ký tại phủ Chủ tịch, Tổng thống Donald Trump đã đến nhà khách chính phủ để gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

    Tại buổi gặp, Thủ tướng Phúc ca ngợi Tổng thống Donald Trump về những thành công về kinh tế của Mỹ. Về phần mình, Tổng thống Trump cũng ca ngợi phát triển kinh tế của Việt Nam và nói rằng Việt Nam có thể là một mô hình kinh tế cho Bắc Hàn. Ông cũng nói đến các thỏa thuận thương mại hai bên vừa ký kết và không quên nói rằng Hoa Kỳ có những thiết bị quân sự tốt nhất thế giới.

    Có thể thấy trong chuyến thăm lần này của Tổng thống Hoa Kỳ đến Việt Nam, vấn đề thương mại đã được đặt lên hàng đầu. Trong cả hai cuộc gặp với Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tổng thống Trump đã không quên nhắc đến thâm hụt cán cân thương mại giữa hai nước. “Chúng tôi đánh giá cao việc các bạn đang giảm thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ”, Tổng thống Trump nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
    Theo số liệu thống kê của chính phủ Mỹ, kim ngạch thương mại hai nước năm 2017 là hơn 54 tỷ đô la, trong đó phía Mỹ đã nhập siêu hơn 36 tỷ đô la.

    Tuy nhiên vấn đề nhân quyền đã không hề được đả động đến trong cả hai cuộc gặp quan trọng với lãnh đạo Việt Nam.

  3. Tôi rất thích các bài bình luận thời cuộc của tác giả Vũ Ngọc Yên.
    Rõ ràng, cụ thể, không rườm rà dẫn lời nói, bài viết của ông nọ bà kia …

    Tác giả phân chia dàn bài rõ ràng: Trump/ Kim muốn đòi hỏi ở nhau những gì ?
    Kết quả sẽ có thể ra sao ? T+, Nhật, Nam Hàn trông đợi cái gì ? Tại sao họp ở VN ?

    Tôi cũng nghĩ Trump muốn đạt được một chút thành quả ngoại giao lần này cho việc tái cử
    Kim cháu sau khi đạt được thành quả nhất định trong thử nguyên tử, cũng cần phát triển kinh tế.
    Mỗi bên sẽ nhượng bộ nhau một chút, để cùng hưởng lợi, hơn là giữ nguyên trạng “dậm chân tại chỗ” !
    Dĩ nhiên T+, Nhật, Nam Hàn đều muốn xuống thang để phát triển kinh tế, ngăn chiến tranh trong vùng.
    V+theo “đóm ăn tàn”, “tự sướng” bằng cách cho thông tin lề phải thổi phồng làm như mình là quan trọng.

    Tóm lại, các tay cờ bạc bịp quốc tế tụ hội nhau lại để chơi tiếp canh bạc bịp làm mà mắt thế gian thêm nữa.
    Chả thế mà tác giả Nguyễn Tường Tâm chạy tít bài viết mới nhất: Cuộc họp thượng đỉnh giữa Kim và Trump là cuộc họp giữa hai “bố già” !

  4. “ Dợt le với Thế Giới “. !

    Hai nhà lãnh đạo này đang vẽ bùa qua mặt 2 dân tộc Mỹ , Triều .
    Bắt hai thầy móc tiền túi của mình để trả , không dùng tiền thuế của dân , đố tay nào dám ?

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên