Trí tuệ mới cho Việt Nam

3
Kasparov vs Deep Blue

Trên màn ảnh truyền hình ở Hoa Kỳ mấy tuần nay, dân thưởng ngoạn phim của hãng Netflix đang say sưa theo dõi cuốn phim The Queen’s Gambit (“Thế cờ tiên khởi”), một câu chuyện giả tưởng về một cô gái, Beth Harmon, xuất thân từ trong một viện mồ côi vốn có thiên khiếu cờ tướng (chess).  Từ một em bé mất cha mẹ từ lúc nhỏ, Beth Harmon tình cờ được một người gác gian dạy chơi cờ và trở nên một vô địch cờ tướng. Khi vừa ở tuổi 20, Harmon đánh bại tay vô địch thế giới từ Liên Sô, Vasily Borgov, vào năm 1968 tại Moscow.

Câu chuyện phim The Queen’s Gambit nầy đang tạo nên một phong trào chơi cờ tướng khắp nơi ở Mỹ, nhất là trong mùa đại dịch buộc mọi người phải ở nhà. Beth Harmon và Vasily Borgov là hai nhân vật tiểu thuyết hóa từ hai tay cờ tướng Mỹ và Liên Sô lừng danh, Bobby Fischer và Boris Spassky, ở thập kỷ 1950-1960. Năm 1972 Fischer đã đánh bại Spassky trong một cuộc so tài thế giới tại Moscow.

Như nhiều người đã biết, Liên bang Sô Viết, dù ở dưới chế độ toàn trị từ Stalin đến Brezhnev, đã sản sinh nhiều thiên tài trên các lãnh vực khác nhau, từ toán học, vật lý, đến âm nhạc, và nhất là cờ tướng. 

Khi máy điện toán là tay vô địch: Tác phẩm của Chúa đã thua sản phẩm con người?  

Vào cuối thế kỷ 20, năm 1997, trong một ván cờ sáu hiệp, một máy vi tính của công ty IBM, tên là Deep Blue, đã đánh bại vô địch cờ tướng thế giới, người Sô Viết, Garry Kasparov.  Từ đó, hai phía người và máy đã “tham chiến” ba lần.  Hai trận thì huề, và trận cuối cùng gần đây, 2006, IBM Deep Fritz lại thắng đối với đương kim vô địch cờ tướng gốc Nga Vladimir Kramnik.

Một số tư tưởng gia cho rằng với kết quả như vầy thì nhân loại đã đi vào một cơ nguy lớn.  Chiến thắng của máy IBM Deep Blue và Deep Friz đã gây ít nhiều kinh hoàng cho giới triết học và thần học vì nó đem đến một viễn cảnh ngự trị của máy móc trên năng lực tư duy con người.  Nếu con người, theo quan điểm thần học tây phương, là tác phẩm siêu việt và mang ảnh tượng Thiên Chúa, và khả năng quan trọng nhất của hắn không phải là thể chất, mà là tư duy. Vậy thì khi một máy vi tính có thể đánh bại một vô địch cờ tướng, câu kết luận rõ ràng là, tác phẩm của Chúa đã thua sản phẩm của con người.

Rằng trật tự ưu việt trên tầng mức tạo hóa đã bị sụp đổ – và theo đó là sự phủ định về một biện minh cho tính vạn năng của Thiên Chúa.   Máy móc, vốn không có khả năng hay ý chí đạo đức, sẽ làm chủ thế giới và nhân loại.  Tôn giáo sẽ chỉ còn là trò cười vì đối với máy móc, dù thông minh siêu việt, nhưng máy móc không có cứu cánh tính (teleology), vốn là một biện minh cơ bản cho thần học và đức tin.

Trí tuệ, Thông minh là gì?

Dĩ nhiên, khi nêu lên vấn đề này, ngay cả một sinh viên triết học năm thứ nhất cũng có thể cãi lại rằng, máy vi tính, dù thông minh cách mấy đi nữa, nó vẫn là sản phẩm của con người.  Cái gọi là thông minh, hay là “trí tuệ nhân tạo” (artificial intelligence) của máy móc, cũng chỉ là một biểu hiện cơ cấu phát xuất từ thông minh con người mà thôi.  Cái gì đi ra từ máy vi tính là hoàn toàn tuỳ thuộc vào những gì mà các thảo trình viên đặt vô.  Có phải vậy không?

Thực ra vấn đề không có đơn giản như vậy.  Dĩ nhiên, chương trình điện toán trong máy vi tính đánh cờ là do con người viết ra.  Khúc mắc được nêu lên là khi chương trình vi tính có thể có một khả năng “suy nghĩ và sáng tạo” vượt qua trình độ mà con người đã cho nó.  Ở đây cũng giống như là trường hợp phù thuỷ tạo ra âm binh, lúc đầu vốn là để sai khiến, nhưng sau âm binh học được nghề của chủ, nổi lên làm phản và cuối cùng giết chủ để chính chúng làm tay phù thuỷ.

Nếu máy vi tính có khả năng đánh bại một tay tổ cờ tướng theo quy luật sáng tạo của con người – mà những thảo trình viên không thể chính họ làm được (đánh thắng cờ) – thì chương trình vi tính có thể tự sáng tạo ra phương cách để phủ quyết (override) công thức của chương trình và những giới hạn đặt sẵn.  Từ đó, máy móc tự chúng sẽ đi đến những quyết định và tác động vượt qua chủ ý của con người với những tác hại không thể lường trước được.

Hãy nghĩ đến trường hợp của các máy vi tính cai quản hệ thống điều hành hỏa tiễn nguyên tử của Nga và Mỹ hiện nay – như cách đây hơn ba thập niên cuốn phim War Game  đã nói lên viễn cảnh này – nếu tự chúng nó “muốn” phát động một cuộc chiến nguyên tử toàn cầu cho dù các lãnh đạo quốc gia và chuyên viên điều hành vũ khí không muốn vậy.

Đến đây thì cuộc tranh luận phải đi qua góc độ tri thức luận (epistemology) trên cơ sở của khoa học về tri kiến (cognitive science).  Lý luận có thể bắt đầu rằng máy vi tính “biết” (capable of) chơi cờ, nhưng không “hiểu” (understand) về cờ tướng.  Nó cũng giống như một máy vi tính thông dịch, nó có thể chuyển ngữ, ví dụ, từ Anh ra Việt, nhưng nó không “hiểu” gì về hai ngôn ngữ này.   Máy móc thông minh trên cơ bản chức năng, chứ không phải là từ “bản chất.”

Hay nói cách khác, máy móc không có một khả năng thông minh tiên nghiệm độc lập với những chức năng được vận hành như con người có.  Ta không thể nói rằng chiếc xe (biết) chạy nhanh hơn con người do đó chiếc xe “hiểu” hay là “thông minh” hơn kỹ sư chế tạo xe.  Đây là quan điểm của trường phái đại học Berkeley mà hai triết gia dẫn đầu là John Searle và Hubert Dreyfus cổ võ.

Trong khi đó, về phía kia thì cho rằng cái gọi là “thông minh” của con người không có một cơ bản tiên nghiệm tách rời khỏi chức năng.  Triết gia nổi tiếng trong trường phái này là Daniel Dennett của đại học Turf, Hoa Kỳ.

Trong một cuộc tranh luận trên truyền hình với Dreyfus sau khi Big Blue đánh bại Kasparo năm 1996, Dennett cho rằng tính thông minh của đầu óc con người tương tự như chức năng của một máy tính siêu việt.  “Thông minh” là gì nếu nó không được biểu hiện hay đo lường bằng kết quả qua chức năng.  Chúng ta không thể nói rằng anh X là thông minh về toán học nhưng lại không giải được những bài toán trung bình trong điều kiện thông thường.  Khi mà IBM Deep Blue và Deep Friz thắng Kasparo và Kramnik thì, ít nhất là về cờ tướng, máy vi tính “thông minh” hơn con người.

Trí tuệ con người cùng bản sắc với thông minh máy móc?   

Trong những ván cờ đầu tiên sau khi bị đánh đo ván, Kramnik chơi trò chiến thuật “nghịch lý” vượt ra ngoài sự tính toán các nước đi cờ của chương trình vi tính.  Kramnik đánh những nước đi không thể tiên đoán hay tiên liệu, ra chiêu những thế cờ vô nghĩa để đánh lạc hướng máy vi tính, làm cho sự “tính toán” của máy móc không tiên liệu nổi.  Đây là trò “chơi cờ chống vi tính” (anti-computer chess).  Nhưng sau đó, các chuyên gia thảo chương lại đưa vào chương trình vi tính một tầng “thông minh” mới, “chống-chống-vi tính” (anti-anti-computer chess) nhằm vô hiệu hóa các chiến thuật đi cờ chống vi tính.  Và nhờ thế mà lần cuối ra chiến trường năm 2006, vi tính IBM Deep Fritz vẫn đã cầm cờ thắng trận.

Tuy nhiên, thay vì quan ngại như một số các nhà tư tưởng khác, có quan điểm cho rằng đây không phải là máy vi tính thắng con người, mà là các thảo trình viên thắng các tay tổ cờ tướng.  Theo cái nhìn nầy thì thực ra khi mà máy vi tính thắng bàn cờ thì đó mới là một chiến thắng ngoạn mục của trí thông minh con người.  Vì khi đi một thế cờ, như Beth Harmon trong “The Queen’s Gambit”, thường thì các tay chơi cờ không “hiểu ” là tại sao mình lại có “trực giác” cho nước cờ ấy, trong khi các thảo trình viên phải suy nghĩ ra rõ ràng và mạch lạc để đưa các thế cờ vào trong các tín hiệu (codes) của chương trình.  Khi trí thông minh con người được minh bạch và thể thức hóa, họ sẽ tạo ra được những bộ óc thông minh nhân tạo còn vượt qua con người trên từng bình diện.  “Sự phân biệt giữa con người và thông minh nhân tạo cuối cùng ra cũng chỉ là một thứ nhân tạo mà thôi,”  bình luận gia người Mỹ William Saletan đã kết luận như thế trong một bài báo năm 1997 trên tờ báo mạng Slate.

Tuy nhiên, theo tôi thì Saletan kết luận hơi sớm.  Cái khúc mắc là ở chỗ, nếu không có sự giúp đỡ của máy vi tính thì các thảo trình viên tự chính họ không thể đánh bại được các tay tổ cờ tướng gốc Nga.  Như vậy thì máy vi tính phải nhận được sự công nhận (credit) cho cái phần “thông minh phụ trội” (epi-intelligence) để hoàn tất chức năng được đề ra mà các chuyên gia thảo trình không thể vươn tới được.  Chúng ta có thể cho rằng, chính vì khả năng đi một bước xa hơn là biên độ đã được chế tạo, trong từng hoàn cảnh, máy vi tính là siêu đẳng hơn con người, dù cho cái trước vẫn chỉ là một sản phẩm của cái sau.  Chúng ta không thể nói rằng vì A tạo ra B cho nên A nhất thiết phải thông minh hơn B.

Trên bàn cơ môi sinh: Một thách thức sinh tử cho thế giới và Việt Nam

Trong thế giới điện toán hiện nay, đã và đang có những tiến bộ nhảy vọt và khác thường.  Vì thế mà những khuôn thức và phạm trù về máy móc cơ giới, như là chúng ta đã từng quen biết bấy lâu nay, phải được thay đổi và cập nhật.  Các chương trình vi tính nay tự chúng đã có khả năng đem cái thông minh tiên liệu (projected-intelligence) vào trong bối cảnh hiện hữu giới hạn và biến thể thành một loại thông minh hoàn cảnh (situational intelligence).  Từ đó, các chương trình điện toán có thể ưu việt hóa chức năng tự hữu nhằm chiến thắng hay hóa giải bất cứ đối thủ hay thử thách nào, không những chỉ là trí thông minh của một tay vô địch cờ tướng.

Còn con người của hoàn cảnh thời đại trước thử thách môi sinh trên ván cờ địa cầu hôm nay? Hãy nhìn khí hậu đang bị thay đổi toàn diện, các khối băng của hai cực đang tan vỡ, bão lụt ngày càng lớn, rừng rú đã hầu hết biến thành sa mạc, thú vật đang bị diệt vong, sông và biển đang dần chết vì ô nhiễm, nguồn nước sạch để uống đang dần khô cạn. Trong hoàn cảnh tối nguy hiểm nầy, tập thể nhân loại vẫn còn có vẻ như không có khả năng trí tuệ tập thể nhằm bước tới thêm một bước vượt lên trên cái trí thông minh trời sinh nơi từng cá nhân một nhằm kiến tạo một thứ “thông minh cộng đồng” nhằm tự cứu vãn chính mình.

Ta phải tự vấn. Khi con người đang bị bất lực hay là vô trách nhiệm trước hiểm họa môi sinh khẩn cấp, thì ta tự hỏi: Các “thằng” IBM Deep Blue và Deep Fritz có thể không có một loại thông minh để thông hiểu về ý nghĩa cờ tướng như những tay chơi cờ vô địch thế giới tầm cỡ Kasparov hay Kramnik, nhưng liệu với loại thông minh máy móc của máy vi tính, nó có giúp được gì cho thế giới trước đối thủ ngày nay trong ván cờ sinh tử giữa môi trường đối với nhân loại cho thế kỷ này?

Một ưu tiên trí tuệ mới cho Việt Nam

Hãy nhìn tới tình trạng môi trường ở Việt Nam hiện nay, từ đồng bằng sông Cửu Long, đến núi rừng Trường sơn, đến bờ biển Thái Bình từ Bắc chí Nam. Khi rừng núi, sông ngòi, ruộng đồng và toàn cảnh môi sinh đang bị tàn phá bởi chính bàn tay và khối óc con người của một dân tộc vốn tự hào là thông minh, có lẽ rằng dân Việt ta cần có một thể loại khôn ngoan mới, một trí tuệ cao hơn thứ thông minh máy móc nhân tạo vốn đang được cổ võ ồn ào bởi nhà nước và doanh nghiệp hiện nay.

Đó là khả năng thông minh tập thể, một tầng trí tuệ cộng đồng ở tầm mức quốc gia, nhằm thiết kế một trật tự ưu tiên mới về trách nhiệm công dân. Nó chính là một cao trào ý thức và hành động cho môi sinh – từ chính quyền cho đến nhân dân – nhằm cùng nhau cứu vãn đất nước ra khỏi hiểm họa môi trường to lớn và khẩn cấp hiện nay.

Nguyễn Hữu Liêm

 

3 BÌNH LUẬN

  1. Cáí lúc Ba bia làm grave shift ( từ 10PM đến 7AM ; ngồi trước mặt 5,7 managers đang nghe họ thuyết trình mà cứ gục lên , gục xuống ; thế mà đến ra đón xe bus , thì bọn này lái xe thả gái đẹp đến . Ra vẻ “ same boat “ ! Same boat là cùng đợi xe bus ; nhưng mà không sane boat ở chỗ : tao ngủ chỉ có 15 phút đồng hồ một ngày mà mày ngủ 7, 8 tiếng một ngày . Lúc đó Ba không dám mua xe , sợ mình không đủ tỉnh táo để cầm lái . Tới chừng mua xe , thì lái 1 mile lạt bị tắt máy trên xa lộ . Mà lái trên đường phố thì cứ phấp phỏng không biết nó sẽ tắt mảy lúc nào , đã vậy bọn này còn lái nhanh để qua mặt mình , xong rồi lái thật chậm để chậm đường như đi “parade “ !! “ first come first serve “ mà “ !! Cho nên trời cho con người ta Oxy để thở một cách rất công bằng mà sao Covid 19 lại khiển bao nhiêu người vô tội lại thiếu !!

  2. Khi mà tôi thấy những hệ thống robot ( điều khiển bằng computer) của Đức tôi nghĩ không có ngày nào Trung cộng có thể làm chủ được vì nó quá “ mắc “! Nhưng rồi cuối cùng dùng tiền từ việc làm những hàng hoá để “ vừa bán vừa cho “ đi mua cả hãng đó của Đức . Người Việt ngày xưa , gọi là “ tích tiểu thành đại “ ( cái nhìn thượng cổ ! ) .. Nhưng mà cái đó cũng không đúng . Và có người gọi kinh tế Trung cộng như người đi chiếc xe đạp , dừng lại thì đổ , cũng không phải ! ( cái nhìn trung cổ !). Vì cả hai cái nhìn đều từ static , cái nhìn thực dự đáng nhìn nó rất dynamic, đó là “ sự luân lưu của đồng tiền “ và mọi người vẫn sống lai rai “ .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên