Tranh chấp Ba Lan- EU

1
Người dân biểu tình trước Tòa án Hiến pháp ở Warsaw, Ba Lan ngày 7 tháng 10 năm 2021; trong lúc chờ Tòa phán quyết xem việc một số điều khoản của Hiệp ước EU có phù hợp với Hiến pháp Ba Lan hay không. (Ảnh Jacek Marczewski/Agencja Gazeta qua REUTERS)

Một phán quyết của tòa án Ba Lan, thách thức quyền tối thượng của luật pháp Liên minh châu Âu đã đẩy EU vào một cuộc khủng hoảng thực sự, khiến các nhà lãnh đạo EU và nhiều người Ba Lan lo ngại cuối cùng Ba Lan có thể rời khỏi Liên minh.

Các chính trị gia trên khắp châu Âu đã tỏ thất vọng trước phán quyết của Tòa án Hiến pháp Ba Lan hôm thứ Năm, cho rằng nhiều phần của luật pháp EU không phù hợp với hiến pháp Ba Lan, khiến cho trụ cột pháp lý mà 27 quốc gia EU đang dựa vào bị lung lay.

Bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, cho biết bà “quan ngại sâu sắc” và ủy ban của bà sẽ làm tất cả khả năng để đảm bảo tính tối thượng của luật pháp EU.

Bà cho biết 450 triệu công dân của EU và các doanh nghiệp của EU muốn có một nền tảng pháp lý vững chắc và Ủy ban đang nhanh chóng phân tích tình hình để quyết định các bước tiếp theo.

“Chúng tôi phải nói rõ ràng rằng chính phủ Ba Lan này đang đùa với lửa”, Bộ trưởng Ngoại giao Luxembourg, Jean Asselborn, cho biết khi đến dự một cuộc họp của các bộ trưởng EU tại Luxembourg.

“Tính tối thượng của luật pháp Châu Âu là điều cần thiết cho sự hội nhập của Châu Âu và sự sống chung ở Châu Âu. Nếu nguyên tắc này bị phá vỡ, Châu Âu như chúng ta biết, như đã được xây dựng bằng các hiệp ước Rome, sẽ không còn tồn tại.”

Ba Lan có thể phải xem xét những rủi ro kinh tế của cuộc đối đầu với EU vì cho đến khi vấn đề được giải quyết, nước này khó có thể nhận được bất kỳ khoản nào trong số 23 tỷ euro từ các khoản tài trợ của EU, chưa tính 34 tỷ euro khoản vay với lãi suất thấp mà Ba Lan có thể nhận được từ quỹ phục hồi của EU sau đại dịch COVID-19.

EU thậm chí có thể ngưng cho Ba Lan tiếp cận các khoản tài trợ của EU cho các dự án quan trọng thuộc ngân sách 2021-2027, có giá trị gấp mấy lần gói phục hồi, với lý do Ba Lan không áp dụng luật của EU.

‘POLEXIT’

Đảng Công lý và Luật pháp (PiS) đang cầm quyền tại Ba Lan cho biết họ không có kế hoạch cho một “Polexit”, tách khỏi EU giống như Brexit của Anh, và số người Ba Lan muốn nước mình tiếp tục làm thành viên của EU vẫn còn cao.

Gia nhập EU từ năm 2004 đã giúp Ba Lan có một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất ở châu Âu. Trước tình hình nước Nga ngày càng hung hăng khiến một số quốc gia ở Trung và Đông Âu từng sống dưới chế độ Cộng sản trong nhiều thập niên cảm thấy bất an, nhiều người Ba Lan xem tư cách thành viên EU là một cách bảo vệ an ninh quốc gia.

Tuy nhiên, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki lại hoan nghênh phán quyết của tòa án Hiến pháp, tuyên bố rằng mỗi quốc gia thành viên phải được đối xử một cách tôn trọng và EU không phải là một nhóm “gồm những quốc gia bình đẳng và những quốc gia bình đẳng hơn.”

Ba Lan và Hungary đang có hai chính phủ dân túy hữu khuynh. Hai chính phủ này đang có nhiều mâu thuẫn với Ủy ban Châu Âu về nhiều vấn đề, từ quyền của thành phần LGBT cho đến quyền độc lập tư pháp.

Tòa án Hiến pháp của Ba Lan đã thụ lý vụ việc sau khi Thủ tướng Morawiecki tham vấn Tòa với câu hỏi, liệu các định chế của EU có thể ngăn Ba Lan tái tổ chức bộ máy tư pháp của mình hay không.

Tuy nhiên, một cuộc khảo sát của Eurobarometer được thực hiện vào tháng 6 và tháng 7 năm 2021 cho thấy số người Ba Lan tin tưởng vào EU đông gấp đôi số người tin tưởng vào chính phủ nước họ.

Tại Warsaw, Grazyna Gulbinowicz, một cụ đã nghỉ hưu nói: “Tôi nghĩ rằng… có nguy cơ chúng tôi có thể tách khỏi EU, bởi vì tất cả những hành động đang diễn ra có thể dẫn đến chuyện đó, từng bước một. Tôi nghĩ tình hình chung sẽ có tác động rất tiêu cực, bởi vì mọi chuyện không hề dễ dàng và nếu không có ngân khoản của EU thì sẽ càng khó khăn hơn, chưa kể đến việc chúng tôi sẽ cảm thấy bị cô lập.”

(Theo Reuters)

 

 

1 BÌNH LUẬN

  1. ……Sau nước Anh sẽ có nhiều nước nữa có thể sẽ muốn rời liên hiệp châu Âu, dĩ nhiên, vì hiên tại châu âu lệ thuộc quá nhiều vô nước Pháp và liên bang Đức mà do tụi nhà nước ngầm tức tụi siêu quốc gia thao túng______ khi chúng ta nói lên điều này sẽ bị cho là trừu tượng và khó hiểu_____ nhưng kể từ khi nước Úc với liên minh AUKUS xù đẹp hợp đồng trị giá cả chục tỉ đô la với nước Pháp về vấn đề đóng tàu ngầm cho Úc vì lý do Pháp ôm ấp trung-cộng quá sát…………____ở đây chúng ta phải hiểu là tụi nhà nước ngầm Pháp ôm đítt trung cộng quá sát….._____ và cũng chính tụi nhà nước ngầm này phá hoại châu âu khi mà tụi này chỉ biết lợi trước mắt, theo kiểu mỳ ăn liền, và họ chỉ nghỉ đến chính họ thay vì nước Pháp, nước Đức hay cộng đồng châu âu,nên tôi mới nói là tụi siêu quốc gia. Đã vậy tụi nhà nước ngầm này lại muốn chơi với nước Nga về dầu mỏ và khí đốt đã từ lâu, ai ai cũng biết nhứng quốc gia đông âu rất nhiều nước rất dị ứng với nước Nga. Nhưng Pháp và Đức thì không cần biết điều này, Pháp và Đức muốn xích lại gần NGa và điều này chính Mỹ cũng rất dị ứng. Nếu…..tôi chỉ nói nếu,AUKUS mở rộng,có thể Balan hay Ukraina hay…..nhiều nước đông âu sẻ gia nhập….??????. Vì hiện tại tụi nhà nước ngầm Pháp Đức có thể giao thương với bất cứ phần tử lưu manh nào miễn có tiền…….tức là không có tình bạn vĩnh cửu hay kể thù vĩnh cửu mà chỉ có tiền là vĩnh cửu………Tui nhắc lại là tụi nhà nước ngầm ăn,còn dân pháp hay Đức là liếm đĩa hoặc…ngó miệng. Liên hiệp châu âu nếu tan vở cũng là do tụi nhà nước ngầm này, vì chính tụi này cũng chỉ cần tiền chứ chả cần liên minh châu âu gì sất……nay kính.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên