Tổng kết tình hình chung liên quan đến Nga

0

Trước khi hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được ký kết, chiến trường Việt Nam đã có những ngày nóng bỏng chưa từng có mà đỉnh cao là 12 ngày đêm Mỹ đã dùng B52 rải thảm ở Miền Bắc, kể cả ở Hà Nội.

Tương tự như vậy, chiến tranh Nga-U cũng đang ở giai đoạn này. Qua theo dõi tình hình, các phát biểu của Zelenski của Putin…, theo thiển ý của tôi, Trump sẽ buộc hai bên phải ngồi vào bàn đàm phán. Rất đau buồn là Ukraina có thể phải chấp nhận mất đất (tạm thời ???) và Nga cũng buộc phải chấp nhận « gặm » một miếng đất không to như mình muốn. «Gặm » từng nào thì phụ thuộc vào áp lực ở thời điểm đàm phán và đặc biệt là sự phán quyết của Trump. Chính vì vậy, hiện nay hai bên đánh nhau to, giống như Lê Đức Thọ đi Paris về thì hai bên lại choảng nhau tiếp mạnh hơn. Tôi nghĩ từ nay đến lúc Trump lên ngôi sẽ còn một trận choảng nhau mạnh như « 12 ngày đêm » máu lửa.

Muốn nói gì thì nói, tôi cũng phải đưa tin buồn này để chúng ta cùng biết. Ủng hộ Ukraina là lương tâm của một con người bình thường, nhưng ủng hộ không có nghĩa chối từ thực tế và lạc quan tếu.

Tôi không đi vào chi tiết các trận đánh nhau cho mất thì giờ, chỉ biết rằng nói chung Nga hiện tại vẫn đang ở thế mạnh hơn, vẫn liên tục gặm nhấm đất của U và tháng 11 vừa qua Nga đã lấn được 725 km2(Số liệu của ISW), đạt kỷ lục về số diện tích chiếm được kể từ tháng 03/2022. Nga vẫn hèn nhát đánh vào dân. Hàng đêm vẫn dùng hàng trăm UAV tấn công vào nhà dân ở các thành phố lớn, tấn công vào các cơ sở điện của U làm cho hàng triệu người U không có điện trong mùa đông giá rét này(Nhiều nơi 0 độ), gây rất nhiều khó khăn cho U nói chung.

Trên trường quốc tế, chúng ta cũng phải thấy một số thuận lợi của Nga:

1. Mặc dù có sự phản kháng dữ dội của dân, Chính quyền Gruzia ngả hẳn vào lòng Nga. Tại nước này 80 % dân số ủng hộ việc gia nhập Châu Âu và nước này năm 2023 đã nhận đươc quy chế chính thức thành viên gia nhập Châu Âu, nhưng chính quyền đã tìm mọi cách để phá, thí dụ như ra « Luật về ảnh hưởng từ nước ngoài »(Law on foreign influence, loi sur influence étrangère). Mới đây thôi, Gruzia đã hoãn việc đàm phán để ra nhập Châu Âu đến cuối năm 2028. Hiện tại, dân Gruzia đang ngày đêm biểu tình chống chính quyền . Xin nhắc lại là năm 2013, tổng thống thân Nga của Ukraina Victor Ianoukovich đã phản bội ước vọng gia nhập Châu Âu của dân Ukraina bằng việc từ chối ký kết Hiệp Định Liên Kết với Liên minh Châu Âu. Chính từ sự việc này cuộc cách mạng Maidan đã nổ ra. Ianoukovich bị phế truất và bỏ chạy sang Nga. Liệu dân Gruzia có làm cách mạng «Maidan 2»?

2. Rumani, một nước cộng sản cũ đã từ bỏ cộng sản từ năm 1989, đã trở thành thành viên của NATO năm 2004, vào Liên minh Châu Âu 2007. Nhưng mấy đảng cầm quyền bị dính nhiều phốt tham nhũng…nên trong cuộc bầu cử tổng thống vòng một tuần trước, một ứng cử viên cực hữu hoàn toàn vô danh, thân Nga, thần tượng Putin đã về nhất. Nếu vòng hai, ông ta về nhất nữa thì đây là một thảm họa của Châu Âu và NATO. Tất nhiên là để trúng cử vòng hai, mấy hôm nay, ông ta có nhiều phát biểu có vẻ để làm dịu nỗi lo sợ của dân Rumani. Nhưng nói chung nếu ông ta làm tổng thống Rumani thì sẽ vô cùng rắc rối. Nếu Rumani không ra khỏi châu Âu hay Nato thì Châu Âu lại sẽ có thêm một ông kiểu như ORBAN của Hungari.

3. Một số nước Châu Phi chấm dứt các hiệp định hợp tác với Pháp và thay vào đó là các hiệp định với Nga.

Ngược lại, chúng ta cũng có thể thấy những điểm yếu của Nga và những tổn thất lớn lao mà họ phải chịu.

1. Nga vẫn dùng chiến thuật biển người như Trung Quốc đã làm ở Việt Nam. Chế độ độc tài không bao giờ tính đến sinh mạng của nhân dân. Riêng trong tháng 11/2024, khoảng 45.700 lính Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương. Tổn thất về vật chất khoảng 3 tỷ $. Nga có kế hoạch và chắc chắn sẽ động viên thêm được 700 nghìn quân cho mặt trận Ukraina trong năm 2025.

2. Phiến quân Syrie bất ngờ tấn công dữ dội, chiếm thành phố Alep, thành phố lớn thứ 2 của Syrie. Quân đội Nga và quân chính quy của Al Assad bỏ chạy như vịt. Mấy hôm nay, Nga vẫn tuyên bố ủng hộ nhà độc tài Al Assad và cũng có mở vài đợt ném bom vào Alep nhưng không giải quyết vấn đề gì. Chưa biết là Nga có còn đủ sức để ném bom hủy diệt để chiếm lại Alep như đã từng làm năm 2016 ? Nhắc lại là từ năm 2015, Nga kết hợp với Quân đội của Al Assad, quân đội của Iran, và phiến quân Hezbollah của Liban ném bom hủy diệt Alep, bao vây, cắt hết các liên lạc và viện trợ nhân đạo. Quân chống chính phủ không chống đỡ nổi đã phải đầu hàng và rút lui. Thành phố tan nát.
Hiện nay, Nga đang hết hơi với chiến trường Ukraina, Iran và Hezbollah đang bị Israel đánh cho tơi tả, phiến quân Syrie đang có nhiều thuận lợi hơn lần trước.

3. Đồng rúp của Nga xuống giá thê thảm. Ngân sách quốc phòng Nga tăng. Các doanh nghiệp Nga đang trên bờ vực thẳm, đời sống nhân dân xuống cấp thậm tệ.
Nước Nga không chỉ có nguy cơ sụp đổ vì vấn đề quân sự mà còn có cả một nguy cơ lớn sụp đổ do kinh tế.

Hoàng Quốc Dũng

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên