Tôi đào ngũ và bỏ chạy khỏi Đà Nẵng tháng 3-1975

73
Một tàu đổ bộ của Hải quân Việt Nam chất đầy người tị nạn từ Huế, ghé Đà Nẵng hôm 24/3/1975.

Người ta thường dùng chữ di tản, một từ tương đối đẹp để mô tả một hành động không đẹp: bỏ chạy, hay chạy làng. Tôi dùng nguyên chữ “Đào Ngũ và Bỏ Chạy” chỉ hành động hèn hạ của tôi, một sĩ quan trước đó đã từng cùng thuộc cấp và đồng đội lao vào tử địa, coi cái chết nhẹ tựa lông-hồng.

Khi Ban Mê Thuột thất thủ (11-3-1975) tôi đang là sĩ quan quân đội biệt phái làm trưởng toán trực Trung tâm hành quân Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Khu I –phụ trách 6 tỉnh, thị: tính từ cực bắc là Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế; Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Tín, và Quảng Ngãi. Dư luận xôn xao không biết Vùng I có an toàn không, khiến Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, tư lệnh Quân đoàn I kiêm Quân Khu 1, phải lên tiếng trấn an, cho biết ông quyết tử thủ Huế. Những ai sinh trưởng hay sinh sống tại miền Trung đều hiểu rằng, mặc dù Đà Nẵng là Trung tâm Quân sự, Hành Chánh, và Kinh Tế nhưng Huế là biểu tượng tinh thần. Mất Huế là mất cả miền Trung. Cho nên bảo vệ Huế là lẽ sống còn của chính quyền. Với uy tín của một vị tướng chiến trận, liêm khiết, thương yêu thuộc cấp và thương dân, tuyên bố tử thủ Huế của Tướng Trưởng đã từng trấn an được dân Huế trong mùa Hè Đỏ Lửa 1972, và lần này cũng vậy.

Nhưng tình hình cao nguyên biến chuyển từng ngày theo chiều bất lợi cho nên lần này uy tín của Tướng Trưởng cũng không duy trì nổi tình trạng ổn định được lâu. Tôi liên lạc với Trung Tâm Hành Quân Bộ Chỉ huy Cảnh sát Vùng 2 (TTHQ/BCH/CS/V 2) được họ cho biết Bắc quân hàng đêm di chuyển từng đoàn xe vận tải thắp đèn sáng choang trên các sườn núi nhưng không có phi cơ oanh tạc. Sau hiệp định hòa bình 1973, không bên nào được tấn công khu vực do bên kia kiểm soát. Tôi hỏi TTHQ Ty cảnh sát Quảng Đức được họ cho biết tình hình yên tĩnh nhưng một khi bị bao vây thì sẽ không biết chạy lối nào.

Khi toàn bộ quân dân Quân đoàn II bỏ chạy khỏi Pleiku và Kontum ngày 17/3 thì tình hình hoảng loạn tại Vùng 1 không ai có thể kềm hãm được. Dân Quảng Trị đã bỏ chạy vào Đà Nẵng. Nhiều người gồng gánh đi bộ vượt qua Huế, vượt đèo Hải Vân, đoạn đường dài hơn 150 cây số. Tại Đà Nẵng chính quyền không còn khả năng tiếp đón đồng bào. Tất cả những người không có thân nhân, bạn bè tràn vào ở trong các trường học và phải tự túc. Tôi nhận thấy chỉ riêng vấn đề dân chúng di tản lúc đó đã là một gánh nặng mà chính quyền không gánh vác nổi, chưa kể tới các đoàn quân rã ngũ. Chỉ riêng vấn đề dân tị nạn cộng sản cũng đủ khiến Đà Nẵng rối loạn.

Tôi gọi TTHQ Ty cảnh sát Đà lạt, họ cho biết tình hình yên tĩnh, chính quyền còn nguyên nhưng dân chúng đã bỏ đi hết, thành phố vắng hoe. Trừ chính quyền Quảng trị chạy vào tạm trú tại Huế, chính quyền các tỉnh khác trong Vùng 1 vẫn yên tại chỗ trong khi mọi người dân đều lo lắng. Nhiều gia đình tại Đà Nẵng chen nhau mua vé máy bay về Saigon. Vé máy bay chợ đen lên giá $100 ngàn 1 vé (lương tôi, trung úy, một vợ 3 con chỉ có $32 ngàn/ tháng; gạo $10 ngàn/1 tạ). Một anh bạn thân từ hồi ở Trung đoàn 2 Bến Hải, bác sĩ Nguyễn Văn H., luôn theo sát tôi hỏi tình hình. Tôi trấn anh một cách chân tình “Huế vẫn tử thủ”. Anh tin tôi bởi vì anh biết tôi thân tình với bà vợ Tướng Trưởng.

Bà vợ Trung tướng Trưởng là em họ tôi (bà là trưởng nữ của chú ruột tôi, nhà văn Thạch Lam), nhưng chị hơn tôi 9 tuổi lại sống với nhau từ nhỏ nên tôi vẫn gọi bà là chị. Hai chị em tôi thân nhau (cho tới tận bây giờ –2023 tại Hoa Kỳ– mỗi tuần hai chị em đều điện thoại cho nhau ít nhất một lần). Thời đó (tại Đà Nẵng) mỗi tuần tôi tới ăn cơm với chị một buổi trưa. Tuần nào không tới thì chị điện thoại hỏi. Tướng Trưởng đi hành quân tối mới về, các cháu đi học, hai chị em thường ngồi ăn, nói chuyện gẫu ở cái bàn trong bếp. Nhưng trong thời gian sôi động đó tôi quyết định trưa nào cũng ghé chị ăn cơm, mục đích để xem Tướng Trưởng còn tử thủ Huế không. Dĩ nhiên tôi không hỏi chị câu đó, vì chuyện nhà binh chị cũng không thể biết. Nhưng khi nào Tướng Trưởng bỏ Huế thì chị và các con phải ra đi; chắc chắn tôi phải là người đầu tiên chị cho biết. Tôi đã có hai năm chiến đấu dưới quyền chồng chị khi ông là Tư lệnh Sư đoàn 1 nên tôi hoàn toàn tin tưởng tư cách của ông.

Trong lúc đó, một thương thuyền lớn, tầu Trường Thành, do Thủ tướng trưng dụng ra bốc quân dân di tản, đang neo tại bến cảng ngay trước tư dinh tư lệnh. Hàng ngày tôi và chị tôi đứng trên tầng hai tư dinh quan sát chiếc tầu thấy cả mấy ngàn người dân đã leo lên chiếm chỗ trên tầu. Ty cảnh sát Đà Nẵng được lệnh giải tỏa chiếc tầu. Nhưng tôi thấy các sĩ quan cảnh sát, bạn đồng nghiệp của tôi, đang vừa cầm loa kêu gọi đồng bào rời khỏi chiếc tầu cho có lệ, nhưng thực tâm họ không những không giải tỏa mà còn đưa thân nhân họ lên tầu.

Chưa có lệnh bỏ Huế nhưng dường như một số cơ quan hành chánh đã di tản một phần vào Đà Nẵng. Trường đại học Luật Huế của tôi cũng đã mang toàn bộ hồ sơ, văn kiện vào Đà Nẵng. Bộ Tư lệnh Cảnh sát ở Saigon ra lệnh cho tôi yêu cầu ty Cảnh sát Huế tới đón Đức Bà Từ Cung (thân mẫu Vua Bảo Đại). Huế trả lời là Đức Từ Cung không chịu di tản. Saigon lại ra lệnh Đức Từ Cung muốn mang theo bất cứ cái gì cũng phải giúp bà. Tin đi tin lại mấy lần. Cuối cùng Huế cho biết “Bà ở lại để chờ Vua Bảo Đại trở về!” Lúc đó tôi không hiểu bà lấy tin đó ở đâu. Sau này mới biết vào giai đoạn cuối, Pháp có tham dự trực tiếp trong ý định tìm một giải pháp cho Việt Nam.

Trong cơn hoảng loạn, một thiếu úy quân nhân biệt phái là sĩ quan trực TTHQ Cảnh sát Quảng Trị, tạm đóng tại Huế, gọi về tôi báo cáo là thấy tòa hành chánh và các ty sở di tản mà không có lệnh lạc gì cho Ty cảnh sát Quảng Trị. Tôi đưa máy cho Đại Úy Dũng, Trung Tâm trưởng. Đ/u Dũng chỉ thị “cứ bình tĩnh, sẽ có yểm trợ!” Nhìn tay Đ/u cảnh sát này, tôi thấy anh ta chỉ thị láo; ngay cả Bộ chỉ huy cảnh sát Vùng 1 cũng còn chưa biết ra sao lấy gì mà yểm trợ các tỉnh. Ngay sau đó, chờ cho tay Đ/U trưởng phòng sang phòng khác, tôi bèn gọi anh thiếu úy, nói ngắn gọn “Bạn hãy tự túc!” Sợ anh ta không hiểu tôi nhắc lại rồi hỏi anh ta hiểu không? Anh ta trả lời “Hiểu!” Từ đó tôi không gặp lại anh ta. Vốn dĩ tôi không quen anh ta và cũng chưa gặp anh ta bao giờ. Tôi biết ở Đà Nẵng nhiều người theo dõi gia đình Tướng Trưởng, gia đình tôi và gia đình nhà văn Duy Lam, Trung tá—ba gia đình là anh chị em họ–. Bởi vì nếu một trong 3 gia đình này mà ra đi thì ai còn tin lời thề tử thủ của Tướng Trưởng nữa.

Rồi một buổi trưa, sau khi tôi ngồi yên vị, bà chị họ cho biết “Tổng thống ra lệnh bỏ Huế!” Tôi sững người, bật khóc. Thế là hết. Mất Huế thì không thể giữ được Vùng 1. Vùng 2 thì đã mất rồi…làm sao giữ được miền Nam. Đồng thời tôi cũng biết rằng từ nay Tướng Trưởng sẽ không còn là gì cả; một bại Tướng thì không còn là gì cả! Tình cảm của tôi đối với ông rất nhẹ tình gia đình, ông chỉ là một anh rể họ; mà nặng hơn chính là tình giữa một thuộc cấp và vị Tư lệnh của mình. Ông là một vị tướng chiến trận, luôn có mặt bên quân sĩ khi lâm trận…Tôi và đồng đội đều cảm thấy yên tâm mỗi khi có hiện diện của vị tư lệnh của mình trong thời gian tôi lao vào lửa đạn vùng giới tuyến. Bây giờ tôi khóc vì thương ông, một vị tướng chiến trận được quân sĩ kính mến. Yên lặng một lúc, tôi nói với bà chị họ, “Chiều nay anh về, chị nói với anh là trong 7 năm qua, dưới quyền anh, em không làm gì phiền cho anh. Nhưng hôm nay em đào ngũ!” Bà Trưởng chỉ còn biết nói, “Tình thế này thì ai cũng tự lo lấy thôi!”

Một chập sau một người Mỹ từ nẫy ôm chiếc máy vô tuyến ngồi im lặng ở bậc thềm ngoài hàng hiên, bây giờ liên lạc với ai đó một chặp khá lâu rồi vào nhắc Bà Trưởng ra đi. Tôi lái chiếc xe jeep của tôi, theo chiếc xe jeep của bà. Cả hai cùng theo chiếc xe của người Mỹ ra bãi đáp trực thặng ở cuối đường Độc Lập, cách tư dinh tư lệnh không xa. Bà Trưởng bước lên trực thăng, tôi nhìn chị nói, “Vĩnh biệt chị!” Chị vội nói, “Tâm nói gì ghê vậy? Anh còn ở đây mà!” Trong thâm tâm tôi nghĩ, “Anh Trưởng cũng chẳng thể làm gì nổi để xoay chuyển tình thế!”

Trên đường về tôi tạt ngang nhà anh BS H. nói ngắn gọn “Anh đi đi, lệnh bỏ Huế rồi!” Sau đó tôi tới gặp Đại tá Giám đốc BCH Cảnh sát Vùng 1 của tôi để xin phép một tuần về tìm mẹ tôi thất lạc khi Ban Mê Thuột thất thủ. Đại tá vẫn oai nghiêm trong bộ quần áo ngụy trang cảnh sát dã chiến mầu nâu nhạt ngồi đằng sau chiếc bàn rộng. Đại tá thân mật và tự tin nói, “Ừ, anh về tìm mẹ rồi trở lại. Tình hình có gì đâu, tôi còn ngồi đây mà.” Nói rồi Đại tá kêu ông Đại úy chánh sở nhân viên lên làm giấy phép cho tôi. Tôi rời Bộ chỉ huy luôn, không cần chờ lấy giấy phép.

Về nhà, tôi được bà hàng xóm, vợ ông Thiếu tá Cường, khóa 13 Đà Lạt, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 pháo binh (của Sư Đoàn 3) cho biết Thiếu tá Cường nhắn bà hãy theo gia đình tôi khi nào gia đình tôi di tản. Ông ấy tin nơi tôi có lẽ vì biết tôi là em họ bà Tướng Trưởng.

Tôi và vợ xắp xếp tất cả 7 va li, đánh số từ 1 tới 7 theo thứ tự đựng những thứ quan trọng nhất. Nếu cần vứt bỏ thì cứ theo thứ tự mà làm. Nhưng những thứ quan trọng nhất là sữa, bình sữa của con, giấy chích ngừa của con, bằng cấp của tôi, nước uống thì tôi đích thân đeo trước ngực, coi như những thứ “bất khả ly thân”. Tôi cũng lận lưng khẩu ruleau có 6 viên đạn. Tôi dặn vợ tôi, “Khi lên tầu, ở bất cứ đâu cũng đừng ngồi cạnh anh, bởi vì bọn cướp chỉ cướp người yếu thế là người đi với gia đình. Anh sẽ luôn luôn ngồi trước mặt em, xem như người dưng. Một sĩ quan đi một mình thì chẳng thằng cướp nào ngu dại đụng tới làm gì. Nhưng nếu bất cứ thằng nào cướp đụng chạm tới em thì anh sẽ bắn ngay. Khi đó em bình tĩnh.” Tôi dặn vợ rất kỹ trường hợp xử thế như vậy để vợ tôi yên tâm. Tôi và vợ chạy tới bố mẹ và các em vợ chào giã từ. Cuộc giã từ ngắn gọn, không cảm xúc vì nỗi chết gần kề. Cha con anh chị em đều phải tự tìm đường sống, không ai cưu mang ai nổi.

Buổi tối, chiếc xe jeep của Th. Tá Cường chở 2 gia đình với đồ đạc là chật chỗ. Tôi phải ngồi trên nắp thùng xe và tài xế cho xe chạy từ từ qua cầu De Lattre sang quận 3. Tới đầu cầu xe phải dừng lại trước hàng rào kẽm gai. Tôi bước xuống, vượt qua hàng rào kẽm gai, nói dối với toán lính gác là tôi đưa gia đình sang bến tầu đi Saigon, còn tôi phải ở lại với các anh em chứ! Xong câu nói dối, tôi cảm thấy hổ thẹn, nhục nhã. Bất cứ một sĩ quan cấp chỉ huy nào, dù là nhỏ nhất—trung đội trưởng—cũng đã từng hiên ngang hướng dẫn thuộc cấp xông vào lửa đạn, tôi không ngoại lệ. Nhưng hôm nay lời nói dối và sự bỏ chạy của tôi phản lại tư cách bình thường của một cấp chỉ huy. Nhưng tôi biết làm sao hơn trong tình thế này!

Toán lính mở hàng rào cho xe tôi đi. Tới bến tầu nhỏ của Sở Tiếp- Vận Vùng 1, hai gia đình mang hành lý lên một chiếc tầu nhỏ. Trên đó cũng đã có một số người. Trời tối, không nhìn rõ mặt người. Tôi thấy yên- tâm vì nếu có người quen cũng không nhận ra tôi, và mấy người lính cũng không nhận ra lon trung úy của tôi. Chúng tôi ngồi một góc trên sàn tầu. Toán lính trên tầu chỉ có vài người, không có sĩ quan, họ đang sắp xếp mọi người trên sàn tầu và mọi người phải theo lệnh họ. Tôi tháo hai bông mai, giả làm lính cho dễ “nhận lệnh”. Tôi chỉ sợ họ đuổi xuống. Chờ một hồi lâu, chiếc tầu cũng ra khơi. Tôi đã mừng, không ai nói với ai lời nào. Nhưng niềm vui chẳng lâu, khi tầu ra tới cửa biển thì được lệnh quay trở lại. Toán lính cho biết tầu không đi nữa. Tôi nghĩ cấp chỉ huy của họ ra lệnh giữ tầu lại cho thân nhân họ rồi. Hai gia đình chúng tôi đành phải xách hành lý lên bờ. May quá! Người tài xế vẫn còn chờ. Trở về cư xá, nhà tôi đã bị dân vào phá toang, gạo, mắm bị mất, đồ đạc vứt lung tung. Nhà bà Th. Tá Cường ở bên cạnh cũng vậy.

Tôi nhờ chú tài xế chở tới tư dinh tư lệnh. Cạnh dinh tư lệnh, cách một hàng rào tôn, có cửa nhỏ thông nhau, có một cái kho rộng, trước khi Trung Tướng Trưởng ra làm tư lệnh thì đây là kho bỏ trống, ngày xưa chứa gạo của Vùng 1. Từ ngày Tướng Trưởng ở chỗ này thì khu vực kho vẫn bỏ trống chỉ có vài chú lính tạm trú hàng ngày. Trong mấy ngày này, có vài gia đình sĩ quan Sư đoàn 1 quen biết với bà Trưởng ngày xưa từ Huế chạy vào đây tạm trú, tổng cộng cũng vài chục người.

Cá nhân tôi chỉ là một sĩ quan cấp nhỏ, chức vụ không quan trọng. Nhưng nhiều người ở địa phương biết tôi là bà con thân thiết với gia đình Trung Tướng Tư lệnh, dòng họ tôi lại là Việt Nam Quốc Dân Đảng gốc, bản thân tôi cũng là thành phần Việt-quốc tích cực tại miền Trung. Hoạt động cho Việt-quốc nên tôi biết dân địa phương ở 6 tỉnh thị miền Trung ghê gớm lắm. Họ chia làm hai phe đối đầu nhau quyết liệt: Không Việt- quốc thì phải là Việt cộng, không có lưng chừng. Trong tình hình đó tôi thấy nếu không thoát khỏi Đà Nẵng thì tôi phải tự tử. Buổi tối, tôi gọi vợ ra chỗ vắng, tôi bảo, “Trong 24 tiếng đồng hồ nữa, nếu mình không thoát khỏi đây thì anh tự tử. Còn em và con thì để em quyết định.” Nghe xong, vợ tôi rướm lệ, giọng run run, “Chết thì cùng chết!” Ngay sau đó, tôi nghiêm giọng nói với vợ, “Thôi, em quyết định như vậy được rồi. Bây giờ không phải lúc khóc. Em hãy nín đi để anh đi tìm đường thoát.” Sau này, năm 1985, sau khi ra tù, tôi ghé lại Đà Nẵng, gặp một người lính cũ đang sửa đồng hồ trên lề đường chợ Mới. Vừa gặp tôi, anh giật mình, vui mừng nhưng vội kéo tôi vào một tiệm café vắng, “Úi chà! Sao ông dám về đây?” “Tôi cải tạo hơn 9 năm rồi mà!” “Nhưng ông về đây họ vẫn bắt ông lại được!” Thế là hai anh em hỏi thăm nhau mấy câu ngắn rồi vội chia tay, cũng để an toàn cho anh ta. Sau đó tôi tới thăm anh BS H. bạn thân năm xưa. Vừa gặp tôi anh mừng nhưng cũng hết hồn vội đưa tôi sang qua đêm tại một địa chỉ khác. Dân miền Trung, nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi rất quá khích, theo bên nào thì quyết liệt theo bên đó, tiêu diệt bên kia.

Thế là mới từ chiều tới giờ, ngày 25/3/75, gia đình chúng tôi đã trải qua bao nhiêu biến động. Buổi tối, từ Saigon, bà Trưởng gọi ra cho biết hôm sau có phái đoàn Trung ương Hội bảo trợ gia đình binh sĩ ra thăm thì gia đình tôi theo phái đoàn mà vô Saigon. Tôi không tin phái đoàn sẽ ra trong tình hình này. Tôi gọi điện thoại tới Trung tá Đức, chánh văn phòng Tư lệnh hỏi xem Quân đoàn có di tản không? Ông Đức trả lời là không biết, chỉ thấy một đoàn công voa đang đậu trước Bộ Tư Lệnh không biết đi đâu, anh muốn đi thì tới. Lúc đó tôi nghe nói đường phố đã hỗn loạn, cướp bóc. Tôi chỉ nghe nói thôi chứ chưa chứng kiến. Tuy nhiên đi với gia đình thì nguy hiểm nên tôi không đi.

Bất thình lình vào rạng sáng 26/4, chú tài xế của Bà Trưởng tìm tôi cho biết bên Tổng Lãnh Sự Mỹ có xà lan sắp ra khơi. Tôi vội lấy chiếc xe số ẩn tế của bà Trưởng chạy sang khu nhà kho đón gia đình, tôi bảo chú tài xế lấy chiếc khác chạy theo. Chỗ xà lan đậu cũng cùng đường với dinh Tư Lệnh, chỉ cách vài trăm mét. Tới nơi, chú tài xế và tôi bỏ xe chạy tới xà lan. Chú tài xế còn hỏi, “Chìa khóa xe để đâu hả trung úy?” Tôi bảo cứ để ở xe cho ai muốn lấy xe thì lấy. Chỗ vào cầu tầu có lính Hoa Kỳ cầm súng gác. Tôi cảm thấy yên tâm. Cầu tầu đông như kiến, mọi người đang chen lấn. Tôi đưa vợ con tôi lên xà lan, mấy chiếc va li bị vất hết trên bờ. Tất cả các album đều ở trong vali nên bị mất hết, giờ đây gia đình tôi không có tấm ảnh nào trước 1975. Khoảng cách giữa xà lan và bến cảng rất hẹp, sóng nước đánh chiếc xà lan rập rình làm bước trên cái cầu ngắn khó khăn, dễ rớt xuống nước. Đi trước tôi trên chiếc cầu nhỏ hình như có người bị té xuống khe nước nhưng không còn ai để ý tới người bị té nữa. Mọi người chỉ chăm chú tìm đường sống. Tôi chăm chú tới vợ và ba đứa con nhỏ của tôi, đứa lớn nhất 4 tuổi, con gái; đứa kế 2 tuổi, con trai; và đứa út 1 tuổi, con gái, vợ tôi bế trên tay. Vợ tôi cũng đang mang bầu. Lên được xà lan trời cũng mờ sáng. Tôi ngồi đối diện với vợ và ba đứa con. Chung quanh mọi người chen chúc ngồi sát nhau. Bất thình lình một anh lính trạc ngoài 20, mặc đồ Biệt động quân, khuôn mặt tròn, đầu cạo trọc, trông tướng cô hồn, đưa ra cái kính mát Ray-Ban hỏi mọi người ai muốn mua. Anh cho biết vừa từ Huế chạy về không có tiền nên cần bán. Mọi người lặng thinh, sợ sệt, không biết anh chàng lính này định giở trò gì đây. Với kinh nghiệm sống với lính tác chiến, sẵn lúc cũng cần một đệ tử cận vệ, tôi bảo anh lính: “Chú cất cái kính làm kỷ niệm để nhớ ngày hôm nay, không cần bán, cứ đi với anh.” Thế là tôi vững tâm hơn, trong người có khẩu rouleau, lại có 1 “cận vệ” là lính BĐQ, tôi đâu còn ngán thằng cướp nào nữa.

Khi đầy người, chiếc xà lan được đầu kéo đưa ra ngoài biển rồi đầu kéo tách xà lan. Chiếc xà lan bị bỏ nằm bất động ngoài biển chứa cả mấy ngàn người. Chẳng ai biết rồi xà lan đầy người sẽ ra sao, cứ ngồi chờ.  Vô số thuyền nhỏ bu quanh đưa người lên xà lan. Từ xà lan nhìn xuống những chiếc thuyền con như những chiếc lá tre. Chiếc xà lan dường như không còn chỗ. Người trên xà lan thì muốn ngăn cản người dưới thuyền, bảo họ trên xà lan hết chỗ rồi, cứ ngồi dưới thuyền mà chờ tầu tới vớt; người dưới thuyền thì muốn leo lên cho an toàn.

Nắng đã lên cao, quãng trưa, một chiếc tầu của Hải quân Mỹ tới cặp với xà lan. Chiếc tầu tên Pioneer Contender, to khổng lồ. Thang được hạ xuống cho mọi người lên. Mọi người được lệnh bỏ lại vũ khí trước khi lên tầu. Người già, trẻ em và phụ nữ được cho lên trước. Sau khi vợ con tôi lên tầu thì tôi không bận tâm gì nữa, tôi và người “cận vệ” cứ yên tâm ngồi ở xà lan, chờ mọi người lên hết rồi mình lên sau cùng. Trong lúc đó người “cận vệ” đi lang thang lục tìm trong các túi, các đồ đạc, quần áo mọi người bỏ lại đầy trên xà lan. Cuối cùng người “cận vệ” cho tôi biết tìm được một số tiền và mấy cái đồng hồ. Nghe vậy tôi yên tâm và mừng cho anh ta. Anh ta đưa tôi chọn một cái đồng hồ, nhưng tôi không muốn lấy. Anh ta năn nỉ mãi tôi mới lấy cái đồng hồ nhỏ, hiệu Rado có giây đeo cổ, kiểu hơi lạ làm kỷ niệm.

Khoảng 6 giời chiều ngày 26/3, tôi vứt khẩu súng xuống biển, hai anh em tôi là 2 người cuối cùng rời xà lan leo lên tầu Mỹ. Tầu quá đông người, nghe nói có tới 7 ngàn người. Những người lên trước được đưa xuống các hầm tầu. Tôi và người “cận vệ” chia nhau hai hướng để tìm vợ con tôi, điểm hẹn là chỗ khởi hành. Trên tầu có tới mấy cái hầm, rộng và sâu. Leo xuống, leo lên bằng cái thang sắt gắn sát vách tầu cũng mỏi rã cánh tay. Hầm tầu sâu và rộng, rất đông người. Muốn tìm thân nhân phải leo thang xuống tận nơi. Tôi mới leo xuống tìm kiếm được một hầm và leo lên thì gặp người “cận vệ” cho biết “Em đã tìm thấy chị và mấy cháu rồi, ở dưới hầm đằng kia!” Tôi theo anh ta leo xuống hầm. Dễ có mấy trăm người dưới hầm. Người nằm ngồi la liệt. Chưa thấy ai đi tiêu ra sàn, nhưng tôi thấy người ta đi tiểu ra sàn. Dù sao tình trạng cũng rộng rãi thoải mái hơn trong nhà tù. Trưa hôm sau tới Cam Ranh.

Chiếc thang sắt bám sát vách tầu dựng đứng nên tôi không thể ôm đứa con út còn ẵm ngửa mà leo lên được. May nhờ chú “cận vệ” khỏe bế cháu lên dùm. Sàn tầu bằng sắt, buổi trưa nóng bỏng. Mấy người mất giầy dép phải cuốn bao ny- lông hay giấy dưới bàn chân. Mọi người được đoàn xe cam nhông nhà binh chở tới khu tập trung là một trại gia binh đang xây dang dở, đã có mái nhưng sàn mới đổ cát. Ở trước cửa khu gia binh có bàn phát nước uống và thực phẩm cho người tị nạn.

Tôi để vợ con nằm trên cát với mọi người rồi vội ra tìm xe đò đi Phan Rang, nơi ông anh rể họ là bác sĩ Đoàn Trình làm trưởng ty y tế kiêm giám đốc bệnh viện tỉnh. Đoạn đường không tới 50 km nên cũng mau. Khi tới nơi, tôi thấy BS Trình đang ngồi với mấy người đàn ông ngoài hàng hiên. Thấy tôi, BS Trình giới thiệu ngay, “Đây! Người về từ mặt trận, mời người về từ mặt trận cho biết tình hình.” Tôi được giới thiệu một ông là phó tỉnh trưởng hành chánh Phan Rang, còn 3 ông kia là trưởng ty gì đó tôi quên rồi. Tôi nói ngắn gọn hiện nay Phan Rang còn yên tĩnh. Nhưng các anh cần theo dõi “thằng” CORDS (Civil Operations and Rural Development Service: Cơ quan Dịch vụ Dân sự và Phát triển Nông thôn). “Nó” còn thì còn yên tĩnh. Nhưng một khi “nó” hạ cờ thì chỉ 24 giờ sau rối loạn. Lúc đó các anh nên đi. Sau khi nghe tôi trình bày, các ông đó hẹn nhau ai về cũng tự chuẩn bị phương tiện tầu thuyền để khi đi thì rủ nhau. Sau đó BS Trình nhiệt tình lái xe ra Cam Ranh đón vợ con tôi về ngay buổi chiều.

Vợ con anh đã về Saigon hết nên gia đình tôi ở đó cũng thấy thoải mái, không phải e dè gì. Buổi tối, cháu gái út bị tiêu chảy và khóc quá. May ông anh rể là bác sĩ nên mọi chuyện mau chóng êm đẹp. Ngày ngày tôi đi bộ ra phố. Mọi người vẫn sinh hoạt buôn bán bình thường, không có vẻ gì là lo lắng. Khu nhà ở của bác sĩ trưởng ty khá rộng, từ nhà ra tới cổng cũng khoảng 100 mét sân. Ở được mấy hôm, một buổi tối tôi thấy trước cổng ầm ầm tiếng hàng đoàn xe cam-nhông chạy ngang. Trời tối, từ trong nhà nhìn ra không rõ nhưng cũng ước đoán được nhiều xe cam-nhông nhà binh. Lúc đó cũng nghe đồn có cướp bóc ở ngoài đường nên tôi không dám ra xem. Mấy người nhân viên trong nhà thương cũng tụ họp ngoài sân bàn tán chuyện nên đi hay ở. Tôi bàn với ông anh rể là nên đi. Ông anh rể nhất định không đi. Ông ấy nói rằng nếu ông ấy đi thì ai chăm sóc các bệnh nhân trong nhà thương. Tôi thuyết phục ông ấy rằng nếu Việt cộng vô ông cũng không được chữa bệnh. Cuối cùng, tới khoảng 5 giờ sáng thì ông ấy siêu lòng, quyết định đi. Lúc đó liên lạc với mấy ông bạn phó tỉnh và trưởng ty cũng không được. Các ông ấy kể cả Đại tá Tỉnh trưởng cũng đã bỏ đi mà không ai báo cho ông ấy biết. Sau này tôi mới rõ là chính sự lo âu quá đáng của mọi người nên các địa phương cứ ùn ùn bảo nhau bỏ chạy. Cấp lãnh đạo, như tỉnh trưởng, trưởng ty… cũng bỏ chạy trước cả thuộc cấp và dân chúng, chứ Cộng quân đâu đã tới.

Ông anh có chiếc xe jeep dân sự nhỏ, mầu trắng hiệu La Dalat lắp ráp trong nước. Trong nhà chẳng còn gì quí giá, ngoài các hộp sữa bột loại to, cao bằng 1 gang tay, dành cho con nít. Ông anh bảo tôi chất đầy phía sau xe. Nhờ vậy tôi cũng thấy yên tâm về thực phẩm đi đường. Tôi hỏi ông có súng không, ông ấy đưa cho tôi một khẩu carbin với chỉ có một băng đạn. Ông nói, “Đây là súng nhân dân tự vệ, anh được cấp từ lúc mới ra trường nhận nhiệm sở tại đây và anh chưa bắn phát nào.” Cây súng được ông cất kỹ trong hộc tủ gần 20 năm, chưa một lần sờ tới. Tuy súng đó lỗi thời, trong khi quân đội dùng súng AR 15, nhưng tôi cảm thấy yên tâm, vì nó là súng trường, đủ sức đe dọa đối phương và cũng đủ để tự vệ. Để chuẩn bị tâm lý cho ông anh bác sĩ quá hiền lành, chất phác, trong cơn loạn lạc, đầy bạo lực, tôi giải thích cho ông ấy, “Trong lúc anh lái xe, em chĩa súng ra ngoài. Bất cứ thằng nào chận xe em sẽ nổ súng ngay. Lúc đó anh cứ bình tĩnh chạy nhanh.”

Lúc hai anh em chuẩn bị thì sân nhà thương vắng tanh. Nhưng khi chiếc xe vừa chuyển bánh thì một đoàn xe hơi của các bác sĩ khác trong nhà thương đã theo sau. Họ đã chuẩn bị từ lâu rồi, chỉ chờ bác sĩ trưởng ty “dông” là “dông” theo. Chuẩn bị tinh thần cho ông anh quả không thừa. Vừa ra khỏi cổng đã thấy mấy người mặc đồ lính dơ súng bắt chiếc xe tải dừng lại để họ lên xe. Trên đường đi tôi thấy một đoàn công voa Biệt động quân. Có lẽ xe hết săng và họ đang muốn chặn xe dọc đường để “xin săng”. Nhưng xe tôi chạy ngang với mũi súng carbin chia ra ngoài trong tư thế sẵn sàng nên không bị trở ngại. Dọc đường, qua mấy cây cầu vẫn thấy binh sĩ địa phương quân canh gác. Tôi thấy tội nghiệp cho họ, những người chiến sĩ bị bỏ rơi! Nếu tôi không chạy thì cũng bị bỏ rơi như họ thôi. Một chút ngậm ngùi cho thân phận những người lính và sỹ quan cấp thấp.

Tới trung tâm thị xã Phan Thiết xe bị kẹt giữa hàng chục ngàn xe cộ đủ loại lớn bé, dân sự, quân sự. Nhưng bất thình lình hai ba quả pháo của Việt cộng rơi giữa thành phố khiến mọi người hoảng sợ chạy tán loạn. Trong phút chốc toàn thể trung tâm thị xã trống trơn. Hết sức ngạc nhiên khi thấy hàng chục ngàn xe cộ đủ loại đã biến đâu mất hết. Nhưng cũng may, chẳng thấy ai bị thương. Lúc đó ông anh tôi phải lái xe vào trú trong một con hẻm cũng đang có đông người. Bỏ xe tại đó, anh và gia đình tôi vào tá túc dưới một cái hiên nhà rộng.

Một lúc sau lại thấy có một đoàn xe quân đội, có cả thiết giáp hùng hổ đi về phía nam. Hy vọng đoàn xe quân đội đi được thì lát nữa mình cũng đi theo. Nhưng rồi chỉ ít phút sau, đoàn xe hùng hổ đó lại quay về, cũng vẫn hùng hổ! Phía trước bị Việt cộng đắp mô. Đường đi về Saigon bị chận. Mọi người bàn tới chuyện tìm thuê ghe để về Vũng tầu. Trong đoàn người ngồi quanh, có nhiều người dân địa phương Phan Rang. Một số người nhận ra anh tôi là bác sĩ giám đốc bệnh viện Phan Rang nên ngỏ ý mời ông đi cùng khỏi trả tiền thuê ghe. Thuê một ghe tốn khoảng gần 300 ngàn—tôi không biết số tiền đó trị giá mấy cây vàng nhưng lương tôi có 32 ngàn/tháng, trong khi 1 tạ gạo giá 10 ngàn—Trong tình thế đó tôi thấy gia đình tôi không có cách gì đi tiếp về Saigon nên tôi bảo với anh là “chị và các cháu đã về Saigon rồi, anh nên theo họ về đi. Còn em sẽ lái sẽ trở lại nhà anh.” Tôi dự trù trở lại nhà anh ở Phan Rang thì sẵn có mọi thứ lương thực cũng sống được, Việt cộng vô có bị bắt thì cũng đành. Nhưng ông anh nói một câu ngắn gọn khiến tôi cảm động “Anh sẽ đưa gia đình em về Saigon!” Tôi với anh vốn dĩ chưa có mối thâm tình. Trong 20 năm anh làm rể ông bác tôi, tôi chỉ gặp anh vài lần vì anh làm ở Phan Rang suốt thời gian đó. Vì thế mối ân này tôi nhớ đời.

Đến xế chiều thì ông bắt đầu tìm thuê một chiếc ghe. Mục đích chỉ để anh và gia đình tôi đi thôi. Nhưng những người xung quanh muốn xin góp tiền thuê để đi cùng. Anh lơ-là bảo tôi phụ trách thu tiền của những người xin đi theo. Dĩ nhiên phải xuống ghe người ta mới đóng tiền. Chủ ghe cho biết nhiều lính đã cướp ghe cho nên ông ta phải dấu kín chiếc ghe. Tới tối ông ta dẫn mọi người đi lầm lũi, âm thầm, tránh không để ai phát hiện mình có ghe. Từ buổi chiều, giữa sự hỗn loạn, đơn vị duy nhất còn quân kỷ là các sinh viên sĩ quan Võ Bị Đà lạt. Họ vẫn quần áo trận gọn gàng, tay ôm súng garant tư thế hành quân, đi hàng một theo vị sĩ quan hướng dẫn. Tôi cũng thầm phục những vị sĩ quan cán bộ lãnh đạo lúc đó vẫn lặng lẽ thi hành nhiệm vụ một cách nghiêm chỉnh; họ đã không bỏ chạy như tôi và nhiều sĩ quan khác, kể cả các sĩ quan cao cấp.

Chiếc ghe không to lắm. Khoảng 30 người đã khiến chiếc ghe khẳm, nước mấp mé mạn ghe. Mùi dầu máy khiến tôi khó thở, nhưng tôi vẫn để vợ con dưới khoang cho an toàn, dù có hơi bị ngộp hơi dầu, còn tôi leo lên mui nằm mấp mé rìa mui; phải cố gắng nắm vào mui cho khỏi té. Ghe chạy rất gần bờ. Trong bóng đêm tôi thấy mờ-mờ hình dáng những ngọn núi dọc theo bờ biển chạy ngược con thuyền. Chẳng ai nghĩ tới việc góp tiền trả tiền ghe mà anh tôi cũng không nhắc việc thu tiền. Coi như không có họ anh cũng phải thuê cả chiếc ghe. Rồi tôi mệt quá ngủ quên. Không rơi xuống biển là may.

Khi tôi tỉnh dậy thì trời đã sáng. Người ta nói đây là Long Hải. Khi lên bờ có các sĩ quan địa phương chào đón hướng dẫn. Cũng có phương tiện đón đồng bào vào khu tạm cư. Ông anh chào tạm biệt tôi để về Saigon. Bất thình lình tôi trông thấy gia đình mẹ vợ tôi cũng vừa mới ở thuyền lên. Rất ngạc nhiên làm sao mà gia đình vợ tôi cũng chạy kịp vào chốn này. Không có ông bố vợ. Ông bố vợ vì có hai bà nên kẹt lại tại Đà Nẵng với bà cả. Mẹ vợ tôi đi với mấy đứa em theo sự hướng dẫn của người em kế vợ tôi, cũng là quân nhân, hạ sĩ quan. Vừa nhận ra nhau cũng không hỏi thăm gì nhiều, bởi vì có gì đâu mà hỏi, vừa mới chia tay cách mấy hôm mà; mà cũng có giúp nhau được gì đâu. Hai bên chào nhau chia tay không hẹn ngày gặp lại. Gia đình vợ tôi lên xe chính quyền địa phương đón về trung tâm tạm trú, còn tôi đưa gia đình về Saigon.

Ngay khi rời Đà Nẵng tôi đã có ý nghĩ miền Nam sẽ bị mất và tầu Mỹ ở ngoài khơi sẽ đón những người nào chạy ra được để di tản. Bởi vậy tôi luôn dự tính về một thành phố biển để dễ ra khơi. Khi gặp mấy sĩ quan tiểu khu Bà Rịa đang đón dân tị nạn, tôi hỏi thăm người bà con cũng là bạn học thân với tôi từ lớp đệ thất, đang là sĩ quan ở tiểu khu. Bà Rịa là thị xã nhỏ, mấy người sĩ quan tiểu khu biết liền và chỉ dẫn đường tới nhà Đại Úy Bình, lúc đó đang làm tiểu đoàn phó một tiểu đoàn địa phương quân. Họ bảo cứ xuống bến xe hỏi nhà Đại Úy Bình là người ta chỉ. Tôi hy vọng gặp Bình sẽ mô tả cho Bình biết tình hình mà đào ngũ rồi chuẩn bị ghe để ra khơi tìm tầu Mỹ. Ở Bà Rịa gần biển dễ đi quá mà Bình lại là sĩ quan ở địa phương lâu năm. Nhà Đ/U Bình ở ngay trước chợ, rất dễ tìm. Vừa vào tới nơi, tôi tự giới thiệu là anh em họ và cũng rất thân với Bình từ Đà nẵng chạy về. Nghe thấy vậy, chị vợ, tôi mới gặp lần đầu, không một lời hỏi thăm, trả lời lạnh lùng “Anh Bình đang đi hành quân.” Rồi chị ta mặc áo dài chuẩn bị đi. Chị ta không muốn tiếp. Tôi không còn cách nào ở lại để rủ Bình cùng nhau tìm đường ra biển. Tôi tiếc một cơ hội cho cả tôi và Bình. Sau này, Bình ra tù sau mấy năm cải tạo, gặp tôi nghe kể lại cũng lấy làm tiếc.

Trên xe đò về gần tới Saigon, có nhiều trạm kiểm soát quân nhân rã ngũ, nhưng rồi cũng chẳng ai bị giữ lại. Đông quá rồi giữ họ thì giải quyết ra sao? Mọi chuyện hỗn loạn đang tiến về Saigon. Mẹ tôi còn bị lạc ở Ban Mê Thuột, may có người bạn giới thiệu với ông bà cụ già người Bắc di cư 1954 tốt bụng, ở trong xóm lao động đầu cầu Đa Kao, phía Gia Định, cho ở nhờ. Ông bà cụ lại nhường cho gia đình tôi cái giường chính ở giữa nhà khiến tôi ái ngại quá. Qua những năm tháng nghèo, lang bạt, rồi chiến tranh qua nhiều làng quê, tôi hiểu là những người nghèo luôn tốt bụng. Khi giầu-có người ta trở nên khác! Nếu không có ông bà cụ tốt bụng đó không biết gia đình tôi sẽ ra sao. Trên đoạn đường di tản suốt từ miền Trung vào tới Saigon, rải rác trên từng thành phố, có hàng vạn gia đình quân nhân di tản không có chỗ tá túc như tôi.   Kể ra thì cũng chua chát cho người lính chiến, họ và gia đình họ được gì trong cuộc chiến đang diễn ra? Khi bại trận thì số phận họ còn chua chát hơn nữa. Trước kia nơi nào có dân tị nạn thì chính quyền lập trại tạm cư, nhưng lần này chính quyền còn lo chạy trước, ai ở đó mà lo cho người tị nạn. Ông bà cụ có một người con làm Đại đội trưởng còn đang ở mặt trận, và một người làm Trung úy Hải quân đóng ở căn cứ dưới Long An. Anh trung úy Hải quân về đón bố mẹ xuống căn cứ ở cùng để khi ra đi sẽ đi cùng. Nhưng ông bà cụ từ chối, bảo phải chờ anh con trưởng còn đang ở mặt trận. Anh ta hỏi tôi có muốn theo anh ta không? Tôi hỏi bao giờ đi? Anh ta nói chưa biết, nhưng các cấp chỉ huy đã mang gia đình xuống căn cứ hết rồi. Trên tầu cũng tích trữ sẵn nước và lương thực, dầu nhớt đủ dùng trong 6 tháng. Vì chưa biết chắc ngày nào đi nên tôi không theo anh ta. Âu cũng là số mệnh, anh ta đã ra đi với đơn vị ngay khi mất nước.

Lo được chỗ tạm trú cho vợ con, tôi thở phào nhẹ nhõm, tuy rằng cuộc sống còn rất tạm bợ. Hàng ngày tôi lui tới những chỗ bà con và bạn bè để xem họ tìm đường di tản như thế nào. Bản thân tôi thì chịu, không hy vọng đi khỏi Saigon bằng máy bay hay tầu biển nên thấy yên tâm. Với tôi ván bài đã kết thúc. Khi biết rằng không còn cách gì xoay chuyển tình thế thì người ta không có gì phải bồn chồn. Tôi đi với nhà văn Duy Lam, người lãnh đạo một nhóm Việt-quốc trẻ tại miền Trung và cũng là một thành phần của tổ chức chính trị do Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy thành lập, tới gặp Giáo sư Huy. Nhà ông ở con đường nhỏ gần ngã tư Cao Thắng, Hồng Thập Tự. Nhà có một cảnh sát gác ở cổng. Ông là nhân vật thứ hai sau Giáo sư Nguyễn Văn Bông, Viện trưởng Viện Quốc Gia Hành Chánh, đã bị cộng sản ám sát trước đó mấy năm, nên sau đó ông được chính quyền bảo vệ. Có một thời nghe đồn ông được Tổng thống Thiệu dự định mời làm Thủ Tướng. Khi bàn về tình hình tôi thấy ông rất lạc quan. Tôi nêu sự kiện trên đường di tản từ Đà Nẵng, qua các tỉnh, tôi thấy khi nào cơ quan CORDS còn thì tình hình còn yên tĩnh, khi nào CORDS đi thì tình hình rối loạn. Ông cho biết cứ yên tâm, người Mỹ đã hy sinh mấy chục ngàn binh sĩ và hàng trăm tỉ ở Việt Nam, hiện nay Việt nam lại đã tìm thấy dầu hỏa, nên người Mỹ không thể nào bỏ Việt Nam. Cùng lắm chúng ta rút xuống miền Tây, sau đó Mỹ sẽ đổ bộ vào giúp chúng ta phản công. Tôi biết là GS Huy rất thân cận với chính giới Mỹ, nhưng qua quan sát thực tế trên đường di tản tôi nghĩ GS Huy lần này đã lầm.

Tôi góp ý với một ông anh họ, luật sư, từng giữ chức Phụ tá Phó thủ tướng, rằng anh chị lúc nào cũng phải chuẩn bị tinh thần. Nếu không đi được cả gia đình thì bằng mọi giá anh phải ra đi một mình. Trong xóm lao động nơi tôi ở, mọi người sống yên bình, không ai bàn chuyện bỏ chạy. Họ đâu có gì để mất. Mà họ biết chạy đi đâu để có cuộc sống sướng hơn? Mấy quán cà phê trong xóm lúc nào cũng đông khách. Họ bàn chuyện chiến sự như chuyện ở một nơi nào xa lắc. Mấy người miền Nam còn hỏi nhau, “Hổng hiểu Việt cộng tàn ác ra sao mà mấy người Bắc kỳ di cư sợ quá há?” Tối 21/4, mọi người trong quán cà phê trong xóm chăm chú theo dõi bài diễn văn từ chức của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, trong đó ông chỉ trích mạnh mẽ Hoa Kỳ đã không chịu tiếp tục viện trợ cho miền Nam. Nhưng chẳng ai tỏ vẻ lo lắng việc Mỹ cắt viện trợ.

Ở Saigon chỉ có đường máy bay. Nhưng không phải ai cũng có thể tìm đường thoát bằng máy bay qua cơ quan DAO (Defense Attaché Office) của Hoa Kỳ.  Không phải toàn bộ dân chúng Saigon xôn xao tìm đường di- tản như ở các tỉnh. Chỉ những ai có mối quan hệ với các cơ quan Hoa Kỳ, hay với sĩ quan không quân, hải quân VNCH mới nôn nóng tìm đường bỏ chạy. Ở các thư viện sinh viên học sinh vẫn bình thản học thi, sắp tới kỳ thi cuối năm rồi.

Tôi tương đối bình tâm hơn lúc ở các tỉnh vì không quen ai có thể giúp mình ra đi. Ngày ngày để vợ con ở yên tại căn nhà của ông bà cụ xa lạ người Bắc, tôi đi lang thang xem mọi người nôn nóng bỏ chạy. Trên đường Trương Minh Giảng tôi gặp một đơn vị Nhẩy dù kéo từ hướng ngoại ô vào. Tôi nể phục họ. Một toán mấy chiếc máy bay của Không quân VNCH bị bỏ lại ở miền Trung bị cộng sản sử dụng bay vào oanh kích phi trường Tân Sơn Nhất càng làm cho mọi người thêm hoảng loạn. Đám đông chen lấn trước cánh cổng đóng chặt của tòa Đại Sứ Mỹ đường Thống Nhất, gần dinh Độc Lập. Mọi người công kênh nhau muốn trèo qua cổng sắt nhưng bị quân cảnh và lính Mỹ đẩy lui. Họ muốn vào tòa Đại sứ Mỹ để được lên sân thượng để trực thăng bốc ra hạm đội 7 đang đậu ngoài khơi. Bà chị họ tôi, vợ Tướng Trưởng, được Mỹ tới đón đi mấy ngày trước, ông chồng thì ở lại. Ngày 29, Tổng Thống Minh yêu cầu người Mỹ ra đi trong vòng 24 giờ, và lệnh giới nghiêm được ban hành. Ông luật sư anh họ tôi với người em rể là Bộ trưởng y tế, phải chạy tới một cao ốc, địa điểm trực thăng Mỹ tới bốc trên sân thượng vào giờ chót trước khi cánh cửa sắt hạ xuống. Chuyến trực thăng di tản cuối cùng của Mỹ! Sáng 29, Tướng Trưởng đang ngồi một mình coi bản đồ hành quân tại Bộ Tổng Tham Mưu (TTM). Ngoài cửa vẫn có Đại Úy Hòa Tùy viên. Thiếu tá Kim phi công và chiếc trực thăng hành quân dành cho ông vẫn đậu dưới sân chờ lệnh ông. Các vị tướng và sĩ quan cao cấp khác của Bộ TTM đã bỏ chạy hết. Bất ngờ Tướng Nguyễn Cao Kỳ đáp trực thăng xuống đi một vòng chẳng thấy ai, gặp Tướng Trưởng rủ đi cùng. Tướng Trưởng và sĩ quan tùy viên theo  ra trực thăng của Tướng Kỳ.

Sáng 30-4-75, tầm 11 giờ, tôi nghe đài phát thanh phát từ mọi nhà vang đường phố lời Tổng thống Dương Văn Minh kêu gọi anh em binh sĩ buông súng đầu hàng…Có lẽ những người nôn nóng ra đi nhưng bị kẹt lại thì âu lo, nhưng tôi thở phào nhẹ nhõm… Tôi thấy nhiều người cũng vậy…Dân chúng tràn ra đường phố tìm đường rời Saigon về quê. Sự căng thẳng trong một tháng qua dường như vừa được giải tỏa. Vang trên làn sóng điện là tiếng của Trịnh Công Sơn hát bài Nối Vòng Tay Lớn. Dù sao anh cũng là một nhạc sĩ được thế hệ tôi mến mộ. Những ca khúc của anh thường được chúng tôi mang theo trong lúc hành quân vì khắc họa được cuộc sống bi-tráng của những người lính chiến chúng tôi. Nhưng sự xuất hiện của anh quá sớm, và quá hớn-hở với đối-thủ của chúng tôi đã khiến tôi hụt hẫng, cảm tưởng như bị một người bạn thân phản bội.

Nhưng thôi, chẳng còn gì để trách móc nữa. Mọi chuyện đã an bài. Khi đối phương đã tới vòng đai Saigon thì không còn gì để tiếp tục. Những chiến sĩ đang còn cầm súng thì có lý do để trách hành động đầu hàng của Tướng Dương Văn Minh. Nhưng những người đã bỏ súng và bỏ chạy như tôi, với một nách vợ con đùm đề bên cạnh, lại không nơi tá túc v…v thì có thể có cái nhìn khác. Bởi thế đánh giá hành động của Tướng Dương Văn Minh vào thời điểm đó không phải dễ dàng.

Nguyễn Tường Tâm

73 BÌNH LUẬN

  1. Tiếng Nấc Đêm Trừ Tịch

    Đêm trừ tịch, gian phòng lạnh ngắt,
    Người đàn bà cúi mặt trầm ngâm.
    Nghẹn ngào tủi phận thương thân,
    Có chồng mà phải đón Xuân một mình.

    Rồi khẽ nhấc bức hình trên kệ,
    Ngắm hai người son trẻ năm nao,
    Mà nghe thất vọng dâng trào,
    Hùa theo tiếng nấc, lệ dào như mưa.
    *
    **
    Anh yêu hỡi, giao thừa đã đến,
    Lệ em cùng lệ nến tuôn rơi.
    Anh về quê mẹ vui chơi,
    Tha hương em xé lịch vơi một mình.

    Anh giờ chắc lềnh bềnh tửu quán,
    Phè phỡn cùng đám bạn mềm môi,
    Chén anh, chén chú, chén tôi,
    Quên phăng cái thuở xa xôi nhọc nhằn.

    Anh có nhớ những năm tù ngục,
    Giặc đem anh lăng nhục từng ngày?
    Bạn anh, chúng giết thẳng tay,
    Anh may sống sót lất lây nhờ Trời.

    Anh có nhớ quãng đời vất vả,
    Sau khi anh được thả về nhà?
    Chạy ăn từng bữa xót xa,
    Trẻ con đói rách, người già điêu linh.

    Anh có nhớ công trình vượt biển,
    Bị mắc lừa mấy chuyến mới xong?
    Nhìn dân mình chết biển Đông,
    Có là gỗ đá mới không đau sầu.

    Anh có nhớ buổi đầu trong trại,
    Trơ mắt nhìn lũ Thái hung hăng?
    Bị hành, chẳng dám nói năng,
    Âm thầm chỉ biết cắn răng sượng sùng.

    Anh có nhớ khai cùng Di Trú,
    Vì sao lìa quê cũ sang đây?
    Mà nay dạ đổi lòng thay,
    Đang tâm trở mặt quên ngay lời thề.

    Anh kiếm cớ đi về lắm bận,
    Dựng chiêu bài quanh quẩn ăn chơi,
    Lúc thì “từ thiện” giúp đời,
    Lúc thì “báo hiếu” cho người thân yêu!

    Trở lại Mỹ, sớm chiều “hát dạo”,
    Thay kẻ thù quảng cáo liên miên,
    Rằng quê mình rất bình yên,
    Rằng dân mình sống ấm êm trăm bề.
    *
    **
    Anh có biết anh về sung sướng,
    Vung tiền còm thụ hưởng tiện nghi,
    Trong khi dân phải ra đi
    Làm thân nô lệ cu li nước người ?

    Anh chỉ thấy đền đài tráng lệ,
    Cùng quán hàng lắm kẻ vào ra,
    Mà không thấy cảnh dân ta,
    Ngày đêm khổ ải xót xa muộn phiền.

    Anh chỉ thấy bạo quyền hùng hổ,
    Ra oai hùm nạt nộ múa may,
    Mà không mở mắt để hay,
    Chủ quyền toàn ở trong tay giặc Tàu.

    Anh có thấy đâu đâu cũng Chệt,
    Đang nghênh ngang chiếm hết quê mình?
    Phần do lũ thú Ba Đình,
    Phần do những kẻ vô tình như anh.

    Anh chỉ thấy bầy doanh nhân Việt,
    Cùng anh về yến tiệc hả hê,
    Mà không thấy ở bên lề
    Những đồng đội cũ đang lê thân tàn.

    Anh có thấy trại giam khắp chốn,
    Nơi công an làm khốn bao người?
    Vì lòng yêu nước không nguôi,
    Họ cam tâm gánh cả trời khổ đau.

    Chồng em hỡi, từ lâu em gắng,
    Tránh buông lời nói nặng cùng anh.
    Nhưng nay gương đã tan tành,
    Chút duyên chồng vợ, em đành xin quên.

    Em cương quyết làm viên ngọc vỡ,
    Theo sao trời rực rỡ đêm đêm,
    Còn hơn làm phiến ngói nguyên,
    Quanh năm xám xịt ngơi trên mái nhà.
    *
    **
    Sau tiếng nấc, mắt già chợt quắc,
    Người mím môi dập tắt cơn sầu,
    Lạnh lùng gói lại buồn đau,
    Cầm như mình đã từ lâu góa chồng.

  2. Xin gởi lần thứ 2 cho T/g Nguyễn Tường Tâm:

    K/gởi T/g Nguyễn Tường Tâm,

    Khoảng 10 năm trước tôi có đọc loạt bài 6 phần đăng tên Danchimviet như links phía dưới. Tiếc là tôi không không copy toàn thể 6 bài để dành.

    1/ Tôi vào google tìm, may mắn chỉ tim được 4 phần đầu, trang mạng dưới đây đã đăng lại, kèm theo hình minh hoa như links dưới:

    Nam Bắc Phân Tranh Tại Hải Ngoại
    Phần 1: https://htttd.wordpress.com/2015/09/25/nam-bac-phan-tranh-tai-hai-ngoai-1/
    Phần 2: https://htttd.wordpress.com/2015/09/25/nam-bac-phan-tranh-tai-hai-ngoai-2/
    Phần 3: https://htttd.wordpress.com/2015/09/25/nam-bac-phan-tranh-tai-hai-ngoai-3/
    Phần 4 : https://htttd.wordpress.com/2015/09/25/nam-bac-phan-tranh-tai-hai-ngoai-4/

    2/ Riêng phần 5 và 6 trang mạng trên không đăng. Tối cố lục tìm trên google & Đànchimviêt theo links dưới cũng không thấy. Vì vậy, xin nhờ T/g Nguyễn Tường Tâm vui lòng cho đăng lại 6 phần loạt bài vừa nói trên Đàn Chim Việt , giúp lớp già VNCH tụi tôi có thêm tài liệu để dành cho con cháu đọc.

    Links dưới là 2 phần sau của loạt bài không tìm đọc được:
    P/5 http://www.danchimviet.info/archives/3053/nam-b%e1%ba%afc-phan-tranh-sau-1975-5/2010/01
    P/6 http://www.danchimviet.info/archives/3082/nam-b%e1%ba%afc-phan-tranh-sau-1975-6/2010/03

    Rất cám ơn T/g Nguyễn Tường Tâm và BBT/ĐànChimViệt. Kính chúc tất cả vui khỏe.

    Dân Nam
    =================
    Loạt bài 6 phần: Nam Bắc phân tranh sau 1975 – Tác giả Nguyễn Tường Tâm
    P/1 http://www.danchimviet.info/archives/3026/nam-b%E1%BA%AFc-phan-tranh-sau-1975-1/2010/01
    P/2 http://www.danchimviet.info/archives/3035/nam-b%e1%ba%afc-phan-tranh-sau-1975-2/2010/01
    P/3 http://www.danchimviet.info/archives/3042/nam-b%e1%ba%afc-phan-tranh-sau-1975-3/2010/01
    P/4 http://www.danchimviet.info/archives/3050/nam-b%e1%ba%afc-phan-tranh-sau-1975-4/2010/01
    P/5 http://www.danchimviet.info/archives/3053/nam-b%e1%ba%afc-phan-tranh-sau-1975-5/2010/01
    P/6 http://www.danchimviet.info/archives/3082/nam-b%e1%ba%afc-phan-tranh-sau-1975-6/2010/03

  3. Khà khà khà, Sau khi thất thủ tỉnh lỵ Ban Me Thuot sau 2 ngày bị VC tấn công, ngày 10 tháng 3 NGUYEN VAN THIẸU hoảng hồn veo ra Cam Ranh vói cả bộ sậu họp để bàn tính chuyện rút quân khỏi Pleiku và tái chiém Ban Me Thuọt.

    Sau khi những cái đầu NGU XUẢN bàn tính cuoi cùng THIỆU ra lênh cho PHÚ rút quân khỏi Pleiku mot cách ………….bí mật. Bí mật thé nào đuọc khi mà gần 100 ngàn quân mà hàng chục ngàn các loại xe cơ giói quân sự dài rồng rắn lê thê hàng chục cây số , thé mà những cái đầu của đám TRUNG SĨ Mặc Quân Phục Tướng như Nguyen Van Thiẹu , Đăng Van Quang, Pham Van Phú, Cao Van Viên tin rằng rút quân bằng đuong 7 B là sẻ giủ đuoc bí mật , kakkakakkaa.

    Cuoi cùng thì tên HO LAO PHAM VAN PHÚ ra lệnh cho tên Chuản Tuóng PHam Duy Tất tu lệnh Biet Động Khờ chỉ huy cuọc rút quân. Cuọc rút quân hoàn thành như thé nào thì Tàn Dư Cắn Cock đả rỏ. Cuọc rút quân của những cái đầu của những SERGEANTS with’ General Uniforms khiến cho toàn bộ quân Đoàn II Ngụy tan hoang.

    Trong khi Quan Đoàn II NGỤY tan tành tố táng thì tại Vùng I tên tuong mặtluỏi cày NGO QUANG TRUỎNG nắm trong tay 6 sư đoàn 1,2,3 , sư đoàn THỦY QUAN LỤC CHÉN, và SU ĐOÁN CUỐn DÙ và Su đoàn I không Quan, cộng thêm 3 tiểu khu của ba tỉnh thé mà tên mặt luỏi cày này chẳng dám winh’ vói VC chúng anh một trần nào cho ra trò mà chỉ toàn ra lệnh cho lính chạy , kakakkakkakak

    Ngo Quang Truỏng đuọc mệnh danh là anh………K(HÙNG ) cùa Ngụy Sai Gòn mà đánh đấm như thé đó , kakkakakkakak.

    Chua hết , lảo Ngo Quang Truong sau khi bỏ lính chạy về SAI GON thì bị Thiệu bắt làm kiêm điêm? và cho ngồi choi xoi nuóc chò ngày THIỆU mang ra xử. May thay cho Ngo Quang Truỏng là Nguyen Van Thiệu vọt chạy và miên nam đuọc giái phóng cho nên Ngo quang Truỏng mói thoát nạn.

    Đó là anh Phét tom’tắt việc Quan Đoàn II của NGUY SAI GON tan tành kéo theo sự tan rả vọt chạy của Quan Đoàn I. Hai Quân Đoàn đuoc cho là sừng sỏ của NGUY SAI GON thé mà chẳng winh’ đuoc bất kỳ trận nào cho ra hồn mà toàn là PHÓC CHẠY.

    Đánh đầm kiểu đó mà cứ khoe là QUAN ĐỘI VIET NAM CONG HÒA ANH K(HÙNG) như thé đó , kakkakakakka.

    Đố thềng Tàn Dư Cắn Cock nào dám cải lại những gì anh Phét trình bày.

    • Hai Bà Trưng binh tan thế vỡ chạy dài dài
      Con cháu đời sau ngàn năm mất nước
      Có ai trách Hai Bà đánh giặc dở!

      Thế thời thế có đôi khi phải bại
      Nhưng đường dài thế hệ tiếp nối nhau
      Dân cờ Vàng này quyết chí cùng nhau
      Không đời này thì cũng đời khác với lời thề:

      Quyết diệt cộng dành lại giang sơn cờ Vàng cho bằng được!

      • khà khà khà, ừ hén , Ngụy Tàn Dư Cock Cắn quyet diệt cộng ……..BẰNG MỒM cho nên 48 năm nay chẳng thằng NGỤY nào làm rụng bất kỳ sợi lông chim nào của VIET CỘNG , kkakkakakkaka phải hong Nguy Cock.

        Ngụy Tàn Dư là một lủ HÈN nhưng Bốc Phét có hạng ,k kkakakkkakka.

        1000 năm nửa cho dù NGỤY có tai’ sanh 10 kiếp nửa củng chẳng làm gi đuoc VC vì bản thân NGỤY là HÈN NHÁT, và nguoi dân thí chẳng có ai mà tin vào NGỤY nửa đâu để rồi đứng lên lât Cộng.

        Hảy học nguòi CSVN đó là muón làm cách mạng là phải đi TIEN PHONG , khong hèn khong nhát thì nguoi dan mói tin tuỏng và noi theo.

        Ngụy Hèn và Nhát như thé , dân ngu gì đi chết cho những thằng HÈN, hiẻu chưa hiẻu chua Ngụy Cock Tàn Dư , kakakkakka

          • Không hèn sao được? Có dám đi ăn cướp hay ăn cắp như cán bộ của đảng ta đâu? Đồng chí Phét tuy chưa anh hùng bằng các đồng chí lãnh đạo nhưng Phét dám nhai…Kít rào rạo mỗi ngày trên mạng thì tạm gọi là…bắc kỳ 75, xài tiền Mỹ nhưng trung thành với bác và đảng. Phét còn nhường chỗ ở thiên đường của cộng sản để vào nhà tù lớn gọi là Hoa Kỳ mà xơi bơ thừa sữa cặn. Như vậy thì mới không hèn. Vài hôm nữa thì Phét sẽ vác “đạn” sang Mỹ bằng đường hàng không để xứng đáng là cháu ngoan của bác, còn gọi là “những bông hoa nhỏ”.

  4. Đồng bào miền Bắc bị lừa gạt là vào “giải phóng” miền Nam. Ai dè thắng rối mới thấy mình đã hy sinh bao xương máu để phá hoại chính nước mình, lao vào đánh nhau để rồi dân mình bị giết oan. Cuối cùng bọn VC cấp cao chúng chia nhau chiến lợi phẩm, còn bộ đội thường nghèo vẫn nghèo, khổ vẫn khổ.

    Đồng bào miền Nam trước 1975 không hiểu VC là cái gì, nên thờ ơ không chống cộng. Sau 1975 mới hiểu rõ VC là bọn lưu manh, ăn cướp, hà hiếp người dân, tự do bị tước đoạt. Từ đó, nhiều người mới bắt đầu chống cộng. Chống Cộng là chống cái ác, chống cái lưu manh, chống cái độc tài. Họ thấy chống Cộng là việc làm đúng đắn, là việc phải làm của những người yêu nước, muốn cho đất nước tốt đẹp hơn: có tự do, có dân chủ, được tôn trọng như một con người.

    Bao giờ bọn độc tài VC sụp đổ? Ngày nào đó nó sẽ phải tới thôi. Cái ác không thể tồn tại mãi mãi.

  5. Khà khà khà, hôm nay là ngày 29 tháng 4 , đúng ngày giò này 48 năm truóc , VC chúng anh siét chặt vòng vây HÒN DÁI VIẺN ĐÔNG , Ngụy Sai Gòn chới với , Duong Van Minh cho nguòi đi gặp VC chúng anh tại trại Davis tại Tan Son Nhất để thuong lượng đầu hàng , kkakakkkaka.

    Linh tráng NGỤY SAI GON sau khi bị winh’ tan tác tại Xuan Lộc , tàn quân kể như rả đám chạy long nhong tại SAi Gòn và bắt đầu………..THAY ÁO QUẦN . Đang nai nịt quân phục , nón sắt , giày sô bổng dưng hàng tram ngàn tên trở thành những ……THUỜNG DÂN chất phác hòa theo dòng nguòi dân Sai Gòn hoan hô VC chúng anh , kakakkakakkakkaka.

    Rỏ khổ lính vói chả tráng, đánh đấm như…………Kặc Chó, toàn là bỏ chạy. Thua thì bỏ chạy , nhưng sau đó ngoác mồm ra bảo rằng TỤI TAU CHẠY LÀNG vì……hết đạn, kakakkakakkak.

    Hảy đọc lại bài báo đuọc tờ Newyork Times tuòng thuạt lính trang NGỤY thuoc vùng II bỏ chạy tại Pleiku BanmeThuot..

    nytimes.com/1975/03/29/archives/arms-left-by-us-loss-by-saigon-force-called-catastrophic-1billion.html

    SAIGON, South Vietnam, March 28—The South Vietnamese have lost more than $1‐billion in American military weapons and other equipment over the last two weeks, according to qualified Vietnamese sources.

    The abandonment of hundreds of artillery pieces, trucks, planes, mortars, tanks, armored personnel carriers, rifles and ammunition—coupled with the rapid retreat of army units—is viewed by Vietnamese and Western sources as a stunning and, quite possibly irreversible military and psychological blow for South Vietnam.

    A senior Western official, who has spent more than a decade in South Vietnam, said today: “These losses are very, very, very considerable. It’s a catastrophic loss.”

    Another informed Western source said: “We’ve made no attempt to quantify the loss, but it’s staggering. The equipment has not been saved at all and we’re facing a devastating failure.”

    At Hau Bon, the capital of Phu Bon Province in the highlands and a scene of sharp, fighting, the South Vietnamese left behind dozens of M‐41 light tanks and M‐48 battle tanks as well as 81‐mm. mortars.

    One highly reliable Vietnamese source said that in the flight from Pleiku at least 15,000 tons of ammunition and 100 tons of bombs were left intact.

    Khakhakakakak, 15,000 tấn đạn duọc và hàng trăm tân Bomb bỏ lại y nguyen như thế mà đám TAN DƯ NGUY COCK ngày nay bảo rằng TUI TAU CHẠY LÀNG VI HÊT ĐẠN”, kakakakkakakka

    • Dmcs
      Dm mày dog phét mút cacx Tao
      Mẹ dog phét mút cacx Tao
      13 Tháng Ba, 2009 – Thiếu tướng Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ William Eshelman đã nhân danh Lục Quân Hoa Kỳ trao tặng huy chương cao quý Legion of Merit cho cựu thiếu tướng Bùi Thế Lân – cựu tư lệnh sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến VNCH về chiến tích của ông trong trận đánh tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị năm 1972.
      Huân chương này đính kèm Biểu Chương Chiến Công Xuất Sắc, và ký tên Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng Robert M. Gates Ấn Ký.

      * Về người lính Việt Nam Cộng Hòa, ngày 02/05/95, cựu đại tướng W. Westmoreland đã tuyên bố :“Tôi đã cùng chiến đấu với các anh trong bốn năm, tôi kính phục các anh và giờ đây, tôi vẫn tiếp tục kính phục các anh “.

      *Đại tướng Louis C. Wagner Jr.: Tôi hãnh diện về thời gian mà tôi đã trải qua, phục vụ sát cánh với các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

      *Ðại Tướng Barry McCaffrey – từng làm cố vấn Sư Ðoàn Nhảy Dù VNCH –: “ Tất cả những gì chúng tôi nhớ và biết, là sự can đảm và sự quyết tâm của các người lính Nhảy Dù Việt Nam xông pha ra trận. Họ không có tượng đài ngoại trừ trong những ký ức của chúng ta “.

      *Tiến Sĩ Lewis Sorley : Trong Trung Tâm Văn Khố Quốc Gia của Hoa Kỳ có nhiều văn bản ghi lại những huy chương của Hoa kỳ trao tặng cho quân nhân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa để ghi nhận chiến công của họ. Tiếc thay, chẳng ai buồn nhắc đến.

      *Tạp chí Newsweek: Tất cả những sự thất bại lịch sử và hèn nhát tồi tệ của biết bao nhiêu nhà lãnh đạo Tây Phương đều chồng chất lên lưng những người lính nam Việt Nam. Thật là bất lương và bất công. Sự nhục nhã là của chúng ta chứ không phải là của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.

      Đập chết cha mày dog phét

      • Khà khà khà,

        “Westmoreland đã tuyên bố :“Tôi đã cùng chiến đấu với các anh trong bốn năm, tôi kính phục các anh và giờ đây, tôi vẫn tiếp tục kính
        phục các anh “

        Kakkakkakakka. LOSER Westmoreland has respected SORE LOSERS NGUYS, kakkakkakka

        hai thèng FUKING SORE LOSERS respected each other , kakakkakakkaka. no supprise at all, kakkakkaka.

        You’re a god đamn fucking idiot, kakkakakka.

    • Dmcs
      Dm mày dog phét
      Đọc đi con
      Nguyen Bang 29/04/2023 at 03:21
      Chuẩn tướng một sao Lê Minh Đảo : Người hùng của mặt trận Xuân Lộc năm 1975 hạ đo ván một lượt hai tướng lãnh cao cấp của CSBV :
      tướng CSBV Hoàng Cầm- Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân Giải Phóng Miền Nam

      tướng CSBV Trần văn Trà- Tư lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam. Năm 1955- 62, Trần văn Trà từng là phó tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam .

      9/4/1975- Tại mặt trận Xuân Lộc , dù biết được rằng sẽ phải đương đầu với quân số đông đảo gấp bội của đối phương ,tuy nhiên, chuẩn tướng Lê Minh Đảo vẫn đanh thép tuyên bố :“Tôi không cần biết phía bên kia sẽ đưa bao nhiêu sư đoàn để đánh chúng tôi, rồi chúng tôi sẽ tiêu diệt họ”.

      Văn Tiến Dũng- Tư lệnh tiền phương Quân Đội Nhân Dân Việt Nam CSBV, trong cuốn Đại Thắng Mùa Xuân 75 đã viết “Mặt trận Xuân Lộc ác liệt và đẫm máu từ những ngày đầu tiên. Các Sư Đoàn 6, 7, 341 của ta phải tiến công trong thành phố nhiều lần nhưng gặp phải sức kháng cự mãnh liệt của Trung đoàn 43 địch quân. Các đơn vị pháo của ta đã sử dụng nhiều hơn cơ số đạn dự trù. Số lớn tăng và xe bọc thép của ta bị hạ…”

      Nhân ngày 30/4/10, Nguyễn văn Thái- trung tướng CSBV, nguyên phó chính ủy sư đoàn, về trận Xuân Lộc ,trong cuộc phỏng vấn của BBC, đưa ra con số lính Bắc Việt tử thương là 4000 người.

      Nhưng theo cựu thiếu tướng Lê Minh Đảo, Cộng quân thiệt hại khoảng 10000 người.

      Lực lượng bên ta gồm sư đoàn 18BB, địa phương quân và nghĩa quân tỉnh Long Khánh, tiểu đoàn 82/Biệt Động Quân, Lữ đoàn 1 Nhảy Dù, và được không yểm bởi sư đoàn 3 Không quân. Tư lệnh Mặt trận là chuẩn tướng Lê Minh Đảo- mãi đến sau trận Xuân Lộc , ngày 25/4/75, ông mới được vinh thăng lên thiếu tướng. Trong quá khứ, ông từng làm tỉnh trưởng Chương Thiện và Định Tường. Làm tư Lệnh sư đoàn 18 Bộ Binh từ tháng 4/72. Được vinh thăng chuẩn tướng tháng 11/72 .

      Phía Cộng sản Bắc Việt, Quân đoàn 4 do thiếu tướng Hoàng Cầm chỉ huy, gồm có các sư đoàn 6, 7,và 341, về sau được tăng cường thêm trung đoàn 95B, Sư đoàn 325. Hoàng Cầm từng tham dự trận chiến Điện Biên Phủ với cấp bậc tiểu đoàn trưởng. Rồi làm tư lệnh sư đoàn nổi tiếng 312. Rồi tư lệnh sư đoàn 9. Năm 73, được phong làm Phó tư lệnh kiêm tham mưu trưởng Quân Giải Phóng Miền Nam.

      Cộng sản khởi cuộc tấn công vào ngày 9/4/75. Sau năm ngày bị tổn thất nặng,Hoàng Cầm bị thay thế bởi thượng tướng Trần văn Trà- Tư lệnh Quân Giải Phóng Miền Nam. Năm 1955- 62, Trần văn Trà từng là phó tổng tham mưu trưởng Quân Đội Nhân Dân Việt Nam .

      Nhưng rồi chính Trần văn Trà cũng không thanh toán được Xuân Lộc nên qua ngày 20/4, đành ngậm ngùi bỏ Xuân Lộc đi vòng xuống Biên Hòa để đánh vào Sài gòn.
      Đừng nghe cộng sản nói mà nhìn nó làm
      1 tên cộng sản chết là 1 tên cộng sản tốt

  6. Khà khà khà, thèng cha sư trọc khùng này lại đoán mò nưa? Đám Ngụy Cock TÀn Dư chúng nó sẻ triệt cái đầu trọc này(skin head) cho tói chét đó nghen.

    “Nhà Sư Khong Lật Đổ CONG SẢN”. Pà mịa thèng trọc này trên răng duói cherry khô mà lấy chó gì mà LẬT CỘNG SẢN. kakakakkakakkakka.

    Khà khà khà, Bu MẼO keo kiệt vói SÁU THẸO(Nguyên Van Thiệu)quá hen. Sáu Thẹo phàn nàn là bu MẼO chỉ cho tau 3 Dollars mà muón nhìn tau ăn bèef steak, ở khach sạn 5 sao và có…………………vủ nử vủ sexy coi nửa , kakkakkakakaka.

    Thực sự Sáu Thẹo(Nguyen Van Thiệu) muốn bu MẼO quay lại vói B52 để thả bomb đưa VC chúng anh về……..thời đồ đá , kakkakakkakkkaak.

    Bu Mẽo winh’ vói VC chúng anh ròng rả 8 năm mà chẳng nên cơm cháo gì thì hà cớ chi mà bu MẼO quay lại sau khi đả rứt đuọc khỏi miên NAM.

    Sáu Thẹo đúng là một thèng lính thú NGU DÔT trong chính trị và không nhìn ra thời cuộc mà cứ mông muọi mong muón hy vọng bu MẼO quay lại, kakkakakkakaka.

    Thèng cha NIXON sau khi dọa nạt(BULLY) sẻ cắt cố THIỆU néu không nghe lòi bu MẼO, Thiệu hải quá vâng lòi răm rắp làm theo vì cái chết thảm thiét của anh em DIỆM NHU cứ ám ảnh THIỆU suốt thòi gian làm TON TON cho MẼO.

    Sau khi hứa lèo voi’dân miền NAM và vọt chạy tói Đai Loan và sau đó tói Anh và cuoi cùng là mò tói MẼO, Sáu Thẹo bụp xòe vói báo chi là VC chúng anh sẻ sụp đổ và SÁu THẸO lại về nắm quyền.

    Chẳng may Thiên Bất Dung Gian, tròi chẳng nghe lòi đứa gian, VC chăng chịu sụp và sáu THẸO đi chầu DIEM VƯƠNG , kakkakkakaka.

    • Và quả thật, đến bây giờ tôi không hiểu và cũng không thể tin, cứ ngày 30-4 hàng năm, hoặc trận Cổ Thành Quảng Trị, hay những ngày tết lễ, họ rầm rộ tổ chức mời gọi, tuyên dương công trạng những thế hệ, người lính như anh Cu Lớn đây. Còn ngày 17-2- 1979, ngày 28-4- 1984 trên mặt trận Vị Xuyên họ quên, và quên hẳn những thằng lính còn sống què cụt như chúng tôi. Và cả những thằng lính bơ vơ, lạnh lẽo vĩnh viễn nằm lại nơi biên thùy. Không biết hồn cốt họ giờ này trú ngụ nơi đâu…Cùng là thằng lính mà cũng có thứ hạng sao?
      Dmcs
      Dm mày dog phét thấy Bố chạy tụt quần hả con Kaka Kaka
      Quân đội Gạc ma oánh con cacx gì mà không dám giải phóng được Hoàng sa sau 48 năm
      Đập chết cha mày

  7. Đào ngũ hay hay không đào ngũ không còn quan trọng nữa bởi vì Việt Nam Cộng Hòa mãi mãi muôn năm trong lòng người dân Việt chúng ta !

    • Khà khà khà, em ni nói hơi bị láo nhiều hoạc là hoi lông ngôn rồi đó nghen. VIET GIAN CONG HÒA nào mà nằm trong lòng dân VIET NAM, kakkakakakakkak. Néu mà VIET G IAN CONG GÒA mà vẩn còn nằm trong lòng dân VN thì NGUY COCK TÀN DƯ đâu có phải khóc lóc 48 cái 30 tháng 4, kakakkakkakaak.

      Anh Phét cho phép em nói như ri nè : VIET GIAN CỘNG GÒA vẩn nằm trong lòng đám TÀN DƯ NGUY COCK KHú ĐẾ và khong biét đuoc bao lau nửa thì đám COCK KHÚ Đế này se mang VIET GIAN CONG GÒA đi theo về duoi’ âm phủ luon , kkkakakkakkkakaka

      • Dmcs
        Dm mày dog phét mút cacx Tao
        Mẹ dog phét mút cacx Tao
        Đập chết cha mày
        Dám gặp bố không
        Súng hay dao?
        Cũng vui ,cứ đến ngày này bọn cẩu nô thi nhau sủa và phét lác.
        Không những phét với thiên hạ ở trong nước Việt ,ngay cả mấy
        tay vi xi cốt cán của đảng ta cũng bảo chán lắm rồi,chúng bèn
        xuất cảng cái láo phét ra ngoại quốc . Bằng cách mấy thằng chóp
        bu Vẹm ,chạy qua Thái Lan phét với vua Thái là Vẹm chúng tao
        đánh thắng ba thằng đầu sỏ : Phát xít Nhật,thực dan Pháp,đế quốc
        Mỹ …

        Vua Thái trả lời : “Mẹ kiếp chúng mày cứ phét lác ! Đánh như kiểu
        chúng mày ,nước Thái chúng tao ,một tay bắn sung,một tay cầm
        giái ,cũng thắng . Chúng tao chả có thằng đầu sỏ nào để đánh cả,
        chúng vẫn rút êm .Chúng mày phét lác kiểu đó không thấy ngu
        đần và nhục hay sao ? ”

        Thắng cái con mẹ gì mà có cả triệu bộ xương trâu ,xương chó .
        Kaka Kaka

  8. VM có sự viện trợ của Nga Tàu và các nước XHCN (cả khối CSQT),nhất là TC ,đã gởi cố vấn qua đẻ giúp VM.Một mình Pháp (quân đội Pháp và VN /các sĩ quan VN do Pháp Huấn luyện tai quân trường chính Thủ Đức ) đã mở mặt trân ĐBP .VM .VNG chỉ huy trân này ,nhưng thức chất là 2 cố vấn cấp tướng của Tàu do Mao phái qua giúp Hồ làTrân Canh và (?)thực sự chỉ huy (VNG ở cách MT 10KM?) .Ngay 7/5 Pháp Việt (QG) thua ĐBP. Mỹ cớ hứa giúp Pháp (ĐM của Mỹ),bàn về bom A thả ĐBP nhưng sau đó lại thôi. Lịch sử nói là My muốn thay thé Pháp ở Đông Dương …
    Lúc đo Hội nghi Geneve về chiến tranh Triều Tiên và Đông Dương bàn về cht Triều Tiên (cuối tháng Tư) Ngay 7/.5 Đ BP thất thủ,HN bàn về giải pháp cho VN,PV đến họp vói Anh Pháp Mỹ va VN Mỹ không ký: Đề nghi giải pháp chia đát nước ở vĩ tuyến 17 (một bên đòi VT 18/bên kia đòi VT 16 . Cuoi cung đồng ý la VT 17)Hai năm sau TTC Nhưng 2 năm ,Mỹ và VNCH nói là không ký hiệp định nên không thi hành điều khoản TTC trong Hiệp Đinh (nêu TTC VNCH có thể thua vì dân ít hơn ,lòng người vẫn chưa vào nề nếp chống ộn tích cực hơn…)
    Sau đó Mỹ hoạt động hết mình cho VN .V/đ nhiều lần vói Bão Đai (chớ khôngphải “Triêu tập” NDD D”vì Mx có quyền gì triệu tập một công dân nước khác trao chức Thủ tướng cho Cụ Ngô.Và Mỹ hết lòng giúp VN ổn định tình hình .Lúc đó số cố vấn Mỹ rất it ,Ngoài ra khi Cụ Ngô sắp về nước nhậm chức thì Mỹ v/đ các sinh viên VN du học ở cac nước (Mỹ Pháp .Anh) vè phục vụ tổ quốc >Như vậy không có chuyện Mỹ “phát Động Chiến Tranh 20 năm ở VN” Cau nói này VC cung không mở miệng ra nói được ,vì Mỹ chỉ tham chiến ở VN từ năm 66. Truớc đó Mỷ giúp VN về Đồng bào miền Bắc di cư ,thực phẩm tiền bạc cũng như những v/đ khác cho một chính phủ trong giai đoạn mới .Hơn nữa Mỷ vừa trải qua một chiến tranh khóc liệt vói Bác Triều tiên +TQ khi giúp Nam Triều Tiên nên không thể nghĩ tới gây thêm 01 chiến tranh khác, hơn nữa VN vẫn còn trong tay Pháp,Pháp đã làm cả rồi ,ngay cả quân đội cũng do Pháp huấn luyện ở Trường Thủ Dức và các trương hạ sĩ quan binh sỷ Mãi sau này khi quân Pháp rút đi ,bàn giao cho VNCH thì người Mỹ cũng chỉ làm Cố Vấn ….Tóm lại KHÔNG NHƯ NG CH L VIẾT,Giọng điêu xuyên tạc còn hơn cả Việt cộng . Tức cười là làm như Pháp KHÔNG làm gì hết ở VN khi Pháp đô hộ VN ,nhất là miền Nam VN là nhượng địa của Pháp >VN Bão Đai cung chẳng làm gì cho dân cho nước hết chỉ đến Mỹ vào mới ra lệnh”cho chính phủ N Đ Diệm làm theo chỉ dãn của Mỹ. Đúng hay sai khi LCLviết như vậy?
    Ngoài ra Mỹ Không có quyền gì msaf TRIÊU TẬP Ngô Đình Diệm vè chấp chánh VNCH ,nhưng Mỹ nhìn thấy NDD và uy tín của Ông vói Bão Đai nên đã v/đ riêng vói Bão Đại nhiều lần đẻ thuyết phục Bão Đaị đồn ý bổ nhiệm Cu về nước lập chính phủ vói một só sv vn đã và đang du học ,tốt nghiệp hay chưa ở Pháp My Anh (như cuHỳnh văn Lang -xem hồi ký) …về theo cụ Ngô đẻ xây dựng đất nước…Ngoai ra danh xưng VNCH là sau khi cụ Ngô lập nên nền CHVN ,truất phế Bão Đại và làm TT chớ làm gì VNCH có vào thời Bão Dai ?
    Cho nên theo tôi thì Lý Chinh Luận đã viết một comment hơi quá đáng ,gần như tuyên truyền cho VC,bóp méo sự thật ,thiếu chính xác dù tương đối (vè hội nghi Geneve 54 có thê vào google…)không thể nói bừa được . Nhất là khi nói cha mình là Phượng Hoàng (không biest cấp bậc gì vì PH là tfnh báo do Hoa Kỳ cố vấn lập ra đé đối phó vói tình hình sau 73 nên bất kể cáp bặt gì cũng đi tù VC)
    Đoc LCL ở đây như đọc Phét và bọn DLV…
    Phải chăng đây là ý kiên cho 30/4,ngày Quốc Hận hay còn gọi Tháng Tư Đen ?
    ***

  9. Thống Đốc Tiểu Bang Michigan tuyên bố ngày 30/4 là ngày Tưởng Niệm Tháng Tư Đen hàng năm – Black April Remembrance Day in Michigan.

    “Chúng ta phải dạy cho con cháu chúng ta và các thế hệ tương lai những bài học quan trọng từ Chiến tranh Việt Nam, kể cả hoàn cảnh của những người tị nạn Việt Nam sau khi chiến tranh kết thúc, xem đó là một minh chứng mạnh mẽ về các giá trị của tự do và dân chủ”, bà Whitmer cho biết.” (VOA Tiếng Việt)

  10. Không phải tôi không biết ông thầy là người bỏ chạy, nhưng ông thầy bỏ chạy không có nghĩa là ai cũng bỏ chạy như ông thầy! Đọc bài viết của ông thầy, mọi người có thể lầm nghĩ rằng nguyên cái quân đội này bỏ chạy. Nhưng thực tế không phải như vậy. Bài viết này nhiểu sóng chiến khu vô cùng tận! KHÔNG CÓ HAY HO GÌ ĐÂU MÀ ĐEM ĐĂNG LÊN! Sometime, silence is better, specially when you run away from your duty at critical moment!

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không hề ra lệnh bỏ Huế!

    Lệnh bỏ Huế mà ông thầy nói là từ cửa miệng lời đồn của bà vợ. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu văn nguyên văn, lời nguyên lời, khi trao đổi với tướng Thưởng được thâu âm nghe lại như sau:

    ” LÀ NẾU ANH THẤY CHÚNG TA KHÔNG THỂ GIỮ HUẾ LÂU DÀI THÌ KHÔNG NÊN GIỮ! ĐẠN DƯỢC HẾT RỒI, CHÚNG TA KHÔNG MUỐN HY SINH ANH EM MỘT CÁCH VÔ ÍT!”

    Tướng Thưởng mới hỏi lại : “Thưa, như vậy là Tổng Thống đồng ý cho Tôi bỏ Huế!”

    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu mới trả lời: ” TÙY Ở ANH, NHƯNG NẾU ANH THẤY KHÔNG GIỮ ĐƯỢC THÌ PHẢI RÚT”

    Cho đến giờ phút này, cái đám Xịa nghe theo lệnh Kissinger tìm đủ cách giựt sập uy tính của Việt Nam Cộng Hòa trước công luận vẫn còn hoạt động khá mạnh, ở Mỹ có Mr. Ken Burn làm phim chiến tranh Việt Nam do Bank of America, a financial organization of intelligence community tài trợ!

    Công văn rút quân bỏ cả một vùng chiến thuật không hề có, lệnh rút quân bỏ cả một thành phố không hề có, lệnh miệng thâu âm nghe lại cũng không có, mà hở ra là cứ bô bô Thiệu ra lệnh thế này, Thiệu ra lệnh thế kia.

    Chính trị đầy rẫy âm mưu, và trong chính trị, những cái gì mắt thấy tai nghe KHÔNG BAO GIỜ ĐÚNG!

    Bẩn!

    • Sometimes, silence is better, especially when you run away from your duty at a critical moment!

      Tiếng Anh không chuẩn thì viết tiếng Việt, làm ơn đi mà.

        • Không chuẩn vì viết sai nhiều quá. Qua Đường không thấy chỉ một câu tiếng Anh mà Shareview đã viết lỗi 3 chỗ rồi sao?

          • Lỗi 3 chỗ? Chỗ nào? Chỉ rõ ra chứ nói lòng vòng ai biết ai đúng ai sai!

            Nếu đúng phải viết làm sao?

          • Lỗi thứ nhất là Sometimes chứ không phải Sometime.
            Lỗi thứ hai especially, không phải specially.
            Lỗi thứ ba at a critical moment, không phải at critical moment!

            Tôn trọng ý câu văn của Shareview, tôi chỉ viết lại cho đúng văn phạm và chánh tả mà không mất ý như comment ở trên.

          • “Sometimes, silence is better, especially when you run away from your duty at a critical moment!”

            Xin lỗi, tôi đọc câu ghi ở trên, nhưng không đọc câu ở trên nữa (của Shareview), nên ngẩn người ra vì thấy nó không sai. Hóa ra là đã sửa lại rồi!

      • Hãy suy nghĩ di nhé …Shareview viết thiếu

        chữ “s” từ chữ sometimes
        chữ “e” từ chữ especially
        chữ “a” từ cụm “ at a critical moments “

        Như vậy ghép lại là chữ SEA, có thể là viét tắt cùa Senior Enlisted Academy (SEA) của tụi Navy Mỹ

        (Chà… có người chơi mã kinh quá !)

    • Trung tướng Ngô Quang Trưởng.
      Chứ QLVNCH đâu có ông nào Thưởng?

      Còn mấy ông tướng mà hết được…Thưởng đến bị phạt làm..mụ đỡ đẻ hay bị …đột quỵ…té lầu coi chừng là mấy tướng cướp ở…trên núi Trường Sơn, phải không bà con?

  11. Trích :”Người ta thường dùng chữ di tản, một từ tương đối đẹp để mô tả một hành động không đẹp: bỏ chạy, hay chạy làng. Tôi dùng nguyên chữ “Đào Ngũ và Bỏ Chạy” chỉ hành động hèn hạ của tôi, một sĩ quan trước đó đã từng cùng thuộc cấp và đồng đội lao vào tử địa, coi cái chết nhẹ tựa lông-hồng.”

    Ngay cái nhập đề lung khởi, tác giả đã nhận định sai về từ “di tản”. Di tản, đối với những người dân, là tìm một con đường sống, để thoát khỏi cái ngục tù cs. Nó khác hoàn toàn với hành động của tác giả là nói dối đồng đội, buông súng bỏ chạy trong lúc dầu sôi lửa bỏng. Sau bao nhiêu năm, chắc chẳng còn ai trách hành động này, thế nhưng gộp chung và cào bằng việc: buông súng bỏ đồng đội để chạy, thì nó hoàn toàn khác với việc hàng trăm nghìn người đã đem mạng sống để trong rủi may tìm con đường sống bằng cách vượt biển hay đi bộ cả nghìn cây số để qua lánh cộng ở các lân bang.

    Một kẻ còn có súng để tự vệ nó khác với một kẻ tay không tấc sắc để tìm con đường sống giữa ngặt nghèo. Chữ DI TẢN nó đúng hơn trong hoàn cảnh thứ hai, dù hai hành động đó vẫn là việc trốn chạy.

    • Trường hợp của Nguyễn Tường Tâm không phải là di tản (với đồng đội) mà là đào ngũ.
      Bỏ chạy cùng vợ con như tác giả tự nhìn nhận là mình hèn.
      Cũng không nên nói về cái “hèn” này vì ngoài tình nước Nguyễn Tường Tâm còn nợ tình nhà, vợ và con.

      Nhưng nếu cho bỏ chạy là đúng thì những người còn cầm súng chiến đấu là sai?
      Những người tuẫn tiết cũng là sai?

      Tác giả tự nhận đào ngũ nhưng vẫn lợi dụng bộ đồ lính với lon trung úy trên vai để chạy thì không phải hèn mà là phản bội.

  12. Cám ơn bác Lê Cửu Long đã đọc và góp ý. Vâng. Có lẽ tôi chỉ là hậu bối so với qúi còm sĩ trên trang mạng này. Nhưng, xin bác lưu ý, tôi chỉ phát biểu bằng nhận thức và tâm tình cá nhân của mình, chứ không vì một khuynh hướng chính trị nào cả. Ngày trời sập, toàn miền Nam biến thành một nhà tù mênh mông. Riêng bố tôi, vì có thành tích trong chiến dịch Phượng Hoàng, nên bị bắt đi cải tạo chỉ vài tháng sau đó. Vì đâu nên nỗi thiên đàng tuổi niên thiếu của tôi bỗng sụp đổ tan tành? Câu hỏi ấy từ đó đã thôi thúc tôi phải tìm kiếm sự thật, và nếu cần thì trao đổi với các vị tiền bối (trong đó có cả bác) để được hiểu biết thêm.

    Từ tôi đã dùng: “Hai mươi năm chiến tranh do Mỹ phát động”, nghe lạ lai lắm chứ. Tuy nhiên, hãy nhìn lại Mỹ đã nhúng tay vào chiến sự ở VN từ lúc nào thì không mấy khó để thấy người Mỹ đã chủ trương phát động chiến tranh VN ngay từ lúc trận Điện Biên Phủ bắt đầu. Tôi vẫn cho rằng, SỰ KIỆN PHÁP THẤT TRẬN Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ ĐÃ CÓ SỰ TÍNH TOÁN CỦA MỸ. Ván bài đã lật ngửa khi phái bộ Mỹ và VNCH đến tham dự Hiệp Định Geneve 1954. Đây là một Hiệp Định quái gỡ không kém gì cái quái thai HĐ Paris 1973. Nó quái gỡ ở chỗ đại diện của hai đấu thủ chính là VNCH và VNDCCH đều không được thương thuyết trực tiếp với nhau; các tay gộc không thèm giao tiếp nhau (i.e Bộ trưởng ngoại giao Mỹ Fosster Dulles đã phủ nhận, không thèm bắt tay hoặc nói chuyện trực tiếp với phái bộ TC và Việt Minh) . Việt Minh cuối cùng phải miễn cưỡng ký vào HĐ Geneve vì áp lực của LX và TC. Cả Mỹ lẫn VNCH (chắc chắn là do chỉ đạo của Mỹ) đã không ký vào bản hiệp định ấy. (Xin xem: “The Geneva Accords of 1954”, Tác giả: Jennifer Llewellyn, Jim Southey, Steve Thompson – Apha History, April 2023).

    Ngay từ trước khi đất nước chia đôi, người Mỹ đã làm nhiều việc “nghĩa” bằng nhiều cách: triệu Ngô Đình Diệm về nước làm thủ tướng cho Bảo Đại; giúp 600K đồng bào miền Bắc di cư vào Nam sau HĐ Geneve; giúp miền Nam tổ chức guồng máy hành chánh; giúp huấn luyện Quân Lực VNCH vv… Mọi mặt đều rầm rộ, vừa có thực chất, nhưng không kém phần tuyên truyền. Người Mỹ tuy đã giúp VNCH bằng nấy chuyện đội đá vá trời, nhưng có hai chuyện cần thiết nhất mà họ không làm hoặc cố tình làm ngược lại:

    – Mặc cho lời yêu cầu của TT Diệm thuở ấy, Mỹ đã kiên quyết không thành lập liên minh quân sự với VN (như đã làm với SEATO, ASEAN).

    – Đã thế, người Mỹ lại không thực tâm giúp VNCH chiến thắng CS. Họ chỉ viện trợ hoặc cố vấn cho VNCH thắng cầm chừng, thủ huề hoặc thậm chí để thua MTGP. Để làm gì, nếu không phải là để họ trực tiếp nhảy vào tham chiến ở VN hầu gài LX lẫn TC vào cuộc chạy đua vũ trang với họ?

    Để thuyết phục quân dân VNCH là Mỹ cần phải đổ bộ vào VN để “cứu vãn” tình thế, Mỹ đã đạo diễn:

    1) Trận VNCH thua MTGP nhuc nhã ở Ấp Bắc tháng 2/1962.

    2) Đảo chánh TT Diệm tháng 11/1963.

    3) Loạn Sứ quân trên chính trường VNCH sau khi TT Diệm bị ám sát (1963-1967).

    4) Ám sát TT Kennedy vì ông này có chủ trương khá cứng rắn về việc triệt thoái toàn bộ lính Mỹ ra khỏi VN (xin xem “In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam, Mcnamara, Vintage, 1995).

    Vượt qua hai chướng ngại cuối cùng là anh em nhà Ngô và TT Kennedy, Mỹ đã leo thang chiến tranh VN trong thời biểu 1964-1968. Sau trận Tết Mậu Thân, Mỹ đã đạt được những gì họ muốn: Lê Duẫn tin rằng CSBV có thể thắng Mỹ và kiên quyết chiếm miền Nam bằng vũ lực; cùng lúc đó, cả Mao lẫn Brezhnev đều cam kết viện trợ CSBV tối đa (không có con số chính thức về phía TC, nhưng tin tình báo cho biết LX đã đổ hơn 40% GDP vào ngân sách quốc phòng chỉ để thắng Mỹ ở VN và xuất cảng cách mạng đi khắp năm châu sau đó).

    Tuyên bố Thượng Hải của Nixon và Mao tháng 2 năm 1972 là hồi chuông đầu báo hiệu cho sự cáo chung của VNCH. Mỹ đã đạt được mục đích và họ rắp tâm bỏ rơi VNCH ngay từ đó mà TT Thiệu lẫn quân dân miền Nam đều không thấy hoặc cố tình không thấy điều này.

    Cả hai động thái phát động và chấm dứt chiến tranh VN đều do Mỹ chủ động và đạo diễn. Có điều, lòng yêu nước của TT Diệm và TT Thiệu là những sự kiện mà Mỹ đã không ngờ tới. Đối với anh em TT Diệm, thay vì ngoan ngoãn vâng lời Mỹ, anh em TT Diệm đã kiên quyết chống lại việc Mỹ đổ quân vào miền Nam. Có dư luận cho rằng, vì thấy trước đánh VC “theo kiểu Mỹ” thì trước sau gì VNCH cũng thua, nên cố vấn Ngô Đình Nhu đã cho người vào chiến khu để lén thương thuyết với Phạm Hùng. Chủ trương và hành động của anh em nhà Ngô đã hoàn toàn đi ngược chính sách “leo thang chiến tranh” của Mỹ, nên cả hai đã bị thanh toán. Đối với TT Thiệu, thay vì ngoan ngoãn ký vào H Đ Paris, TT Thiệu đã manh mẽ phát động chính sách “bốn không”, chính sách “Người cày có ruộng” để miền Nam có cơ sở chống cộng lâu dài. Đáp lại, TT Nixon đã viết một lá thư với những hứa hẹn, để TT Thiệu cuối cùng cũng phải chịu ký vào HĐ Paris. Những lời hứa hẹn này, ai cũng biết là không có một cơ sở ràng buộc pháp lý nào cả. Ngay bản thân của TT Nixon, ông bị gài độ vào vụ Watergate, phải từ chức để TT Thiệu không còn ai để kêu cứu. Bản thân TT Thiệu cũng bị áp lực phải từ chức, điển hình là qua phong trào nhân dân chống tham nhũng của Lm Trần Hữu Thanh, bị ám sát hụt ( Nguyễn thành Trung dội bom Dinh Độc Lập ngày 8/04/1975).

    Các bác ắt phải dấy lên một câu hỏi: vậy thì đối với cá nhân tôi (xin nhắc lại: cá nhân tôi), Mỹ là bạn hay thù? Xin thưa, CSVN dù tố cáo mạnh miệng rằng Mỹ đã xâm lược VN và khiến cho 2 triệu quân dân cả hai miền Nam Bắc chết trong chiến tranh, họ vẫn bang giao ngày càng mật thiết với Mỹ, chẳng qua vì họ cũng đã học được bài học này của Mỹ: “KHÔNG AI LÀ KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP MÀ CŨNG KHÔNG AI LÀ NGƯỜI BẠN VĨNH VIỄN CỦA MÌNH CẢ, CHỈ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA MỚI LÀ YẾU TỐ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH AI BẠN, AI THÙ”.

    Tâm trạng của tôi hiện nay có lẽ không khác mấy so với tâm tư người Đài Loan, sau khi bị Mỹ cho ra rìa năm 1979. Đó là, MỸ VẪN CÓ THỂ LÀ BẠN CỦA MÌNH LẦN NỮA, NẾU CẢ MỸ LẪN VNCH ĐỀU CẦN NHAU.

    • Cám ơn Cháu đã hồi đáp. Khi phê bình ai, Bác luôn nhớ câu ” Nhân vô thập toàn “.

      ” Phát động Chiến tranh “, thì đồng nghĩa với ” KẺ GÂY CHIẾN “. Để dễ hiểu, trong cuộc chiến ở Ucraine hiện nay, kẻ ” Phát động Chiến tranh “, hoặc kẻ ” Gây chiến ” là PUTIN, chứ không phải là Zelensky hay Biden.

      Cuộc chiến 54-75 tại VN, là do csVN PHÁT ĐỘNG, nhằm ĂN CƯỚP MN, là SỰ THẬT LỊCH SỬ, chứ không phải vin vào ” Khuynh hướng Chính trị ” để muốn nói gì thì nói. Chỉ có bọn csVN ( nhất là Tuyên giáo ) mặt thớt, không biết xấu hổ, ” mập mờ, đánh lận con đen “, mới giở trò đốn mạt : GẮP LỬA BỎ TAY NGƯỜI.

      LCL.

      • Người ta nhận là hậu bối nhưng cũng đã ngoài 60 thì LCL phốc lên tự xưng bác với cháu, sao giống hồ quá dzậy?
        Lê Cửu Long tự nhận là sĩ quan QLVNCH, xin hỏi, Đà Lạt hay Thủ Đức, khóa mấy và số quân? Đơn vị cuối cùng ở đâu, ai là tiểu đoàn trưởng?

        • Mấy câu hỏi của you, làm tôi phì cười, vì ” Trình độ ” của you quá non, hay mới ra ” nghề ” ?.

          You thừa biết, hồ sơ ở tù của tôi ( và những người khác ), bọn tà quyền vẫn còn lưu giữ. Cũng những câu hỏi này, you tự tố cáo mình ” Lạy Ông, Con ở bụi này “, nên you không phải là ” VC bỏ đảng “, mà thực sự : VC NẰM VÙNG

          You bỏ đảng, nhưng không thể BỎ BÁC, vì trước đây, you và 1 còm sĩ nữ, hô hào mọi người nên gọi Ông Hồ, chứ không được gọi TRỖNG. You và 1 số người CỐ TÌNH LỜ câu hỏi : ” Tại sao cũng Phản Quốc như nhau ( Tội của hồ còn nặng hơn ), mà gọi Trỗng : Trần ích Tắc, LC Thống, còn hồ thì gọi bằng ÔNG ? “. Chính vì thế, mà tôi nói you và Nữ còm sĩ, thuộc TUYẾN 2.

          TB : Vì vài lý do Bất Khả Kháng ( Bản thân, Gia Đình ), nên tôi không thể tiếp tục viết còm được nữa. Đây là còm CUỐI CÙNG của tôi. Xin Chào tất cả Bạn Đọc.

          Một lần nữa, xin Cám ơn BBT, vì gần 6 tháng qua, không xóa 1 còm nào của tôi.

          LCL.

          • Tội nghiệp không! Chỉ mới hỏi có vài câu mà Lê Cửu Long đã sợ bị lộ phải bỏ của chạy lấy người. Đoán mò. Cái tật chụp mũ vẫn không bỏ.
            Đừng tưởng diễn đàn này không ai biết tẩy nằm vùng của Lê Cửu Long mà múa gậy vườn hoang. Biến đi.

          • Bác LCL à, tôi tôn trọng phản hồi của bác, và ngay cả lối xưng hô của bác nữa. Tôi đã nói từ đầu, những phát biểu của cá nhân tôi chỉ để chia sẻ và để học hỏi thêm từ các vị tiền bối. Đối với Mỹ, tôi nghĩ tâm sự của tôi cũng khá giống với nhiều cựu công dân VNCH khác. Đó là: THƯƠNG, HẬN, GHÉT lẫn lộn. Ngoài ra, niềm kính trọng của tôi đối với hai vị lãnh đạo Đệ I và Đệ II Cộng Hoà là TT Diệm và TT Thiệu không hề thay đổi. Niềm kính trọng ấy còn sâu xa hơn đối với các chiến sĩ QLVNCH. Thuở đó, sở dĩ tôi yên tâm cắp sách đến trường cho đến ngày cáo chung của VNCH, chẳng qua là nhờ những hy sinh xương máu của các chiến sĩ VNCH, TRONG ĐÓ CÓ CẢ BÁC. Bác thử xem lại những gì tôi đã viết, có điều nào là bất kính vô ơn đối với các lãnh đạo và chiến sĩ VNCH hay không?

            Cho dù bác có nói sao đi nữa, tôi vẫn kính trọng bác. Xin bác cứ tiếp tục viết còm cho diễn đàn cho mọi người cùng đọc và trao đổi.

    • Xin lỗi khi You nói câu này quá ngu
      Trich “ Xin thưa, CSVN dù tố cáo mạnh miệng rằng Mỹ đã xâm lược VN và khiến cho 2 triệu quân dân cả hai miền Nam Bắc chết trong chiến tranh, họ vẫn bang giao ngày càng mật thiết với Mỹ, chẳng qua vì họ cũng đã học được bài học này của Mỹ: “KHÔNG AI LÀ KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP MÀ CŨNG KHÔNG AI LÀ NGƯỜI BẠN VĨNH VIỄN CỦA MÌNH CẢ, CHỈ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA MỚI LÀ YẾU TỐ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH AI BẠN, AI THÙ”.
      Dog csvn ăn shit bố USA vì lệnh cấm vận xin tha, vì kinh tế xuất khẩu nhiều qua bố USA, nhìn thống kê thì rõ. Cho nên bị TT Trump chửi dog csvn vì không chịu mua đồ Bố USA etc.
      Lý do nữa là vì Trường sa, 1986 dog csvn mất đảo mà Nga cs không cứu mặc dù có hiệp định với nhau, nên dog csvn ăn shit bố USA để xin bố USA giúp. Dog csvn rất sợ bị bố USA chơi diễn biến hoà bình nhưng không ăn shit bố USA thì dog redchina đập chết từ lâu.
      Dog csvn không có lợi ích quốc gia
      THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG

      VC Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, nói một câu để đời và làm ô danh, điếm nhục thêm cho Hồ chí Minh và đảng CSVN: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng “.

      “Thà mất nước còn hơn mất đảng”
      Đấy, quyết tâm cộng sản đề ra
      Thà dâng Tàu cộng sơn hà
      Để Tàu cho phép đảng ta sống bền
      Còn sông núi mất tên mất tuổi
      Dân mất nơi sớm tối gọi nhà
      Rồi bày cộng sản Trung Hoa
      Âm mưu Hán hoá, đảng ta lỗi gì ???

    • @ Lý Chính Luận
      Tồng quát tui đồng quan điểm với bác nhưng khác, khác hẳn, với kết luận (trích):

      … họ vẫn bang giao ngày càng mật thiết với Mỹ, chẳng qua vì họ cũng đã học được bài học này của Mỹ: “KHÔNG AI LÀ KẺ THÙ TRUYỀN KIẾP MÀ CŨNG KHÔNG AI LÀ NGƯỜI BẠN VĨNH VIỄN CỦA MÌNH CẢ, CHỈ CÓ LỢI ÍCH QUỐC GIA MỚI LÀ YẾU TỐ ĐỂ QUYẾT ĐỊNH AI BẠN, AI THÙ”.

      Với tui, Mỹ vì lợi ích của nươc Mỹ là chính xác. Nhưng VC thì hoàn toàn không “vì lợi ích quốc gia” (dân tộc VN) mà vì lợi ích đảng của họ. Các khẩu hiệu như “Công an còn đảng còn mình”, “quân đội trung với đảng” và câu nói huỵch toẹt của ông Nguyễn Minh Triết lúc còn là chủ tịch nước “bỏ điều 4 Hiến pháp là tự sát” xác nhận đảng của họ là trên hết! Khi đảng viên coi đảng của họ là trên hết thì đương nhiên đất nước và dân tộc chỉ ở hàng thứ yếu. Nói khác đi, họ cai trị độc tài để bắt buộc dân tộc phải phục tùng đảng của họ. Do đó họ cầm tù những ai dám đấu tranh mà đặt đất nước và dân tộc lên trên hết.

    • @”hồ Chó minh, dog phét lied, your family died, chó ba bia là dog ba xạo” và “Ban Mai”: cám ơn hai bác đã góp ý.

  13. 48 năm sau này mất miền Nam tự do bởi bọn CS vô thần miền Bắc của Hồ Nghệ.NT Tâm viết vè cá nhân mình ,một Tr/U biệt phái qua CS mà nếu không là anh bà con bên vợ của Tư Lenh và cả em ho (tr/t DL) là ,chvp cho Tương TL (sau này đẻ tránh tiếng .TL hơn thiêt đưa đi làm chổ khác. Ít có việc làm vì ai cũng ngại vị TL nên DL chăm về đảng phái (QD D) hơn!) thì chưa hẳn là CS nhận (CS chỉ y/c quân nhân thuộc loại 2 còn khiển dụng đẻ bỏ sung cho CS…).
    Bài viết có cái tựa rất KÊU,nhưng chuyện 48 năm đau thuơng qua đi .lời thú tội nếu có quả thật rất muộn màng .Nhưng đó là bản tính thích Nổ của tác giả đã chưng minh qua những bài viết nói về mình và những người ở trong trại TN cùng NTT,dã nghe anh ba hoa ,khoe khoang con nhà cháu gióng .Lúc đầu họ còn lắng nghe nhưng sau đó họ cười …
    Ngày thất thủ ĐN NTT cũng chạy như mọi người từ Tướng tới tá và cả những quân nhân “đơ-dèm cùi bắp”…Chạy không được thì vào trại học tập (labor camps) như hàng trăm ngàn sĩ quan từ tướng đến HS và binh sĩ …Và 48 năm nói ra hay không nói ra mọi người đều biết ,nhưng họ không cần “KHOE” Vả lại QNVNCH lúc đó đã rã đám.Mạnh ai nấy tìm đường sống . Cho nên NTT sau 48 năm năm mât nước ,sắp tới ngày Quốc Hận 30/4,cúng đừng “KHOE” mình là SQ Đào NGŨ làm chi …Vả lại Đào Ngũ là bỏ ngủ,đào tâu khi Q Đ còn ,chưa mất ,chưa chạy làng,vẫn còn chiến đấu ,vẫn còn giữ vững tay súng .Đây đã rã ngũ.mạnh ai nấy chạy ,còn gì đẻ nói nữa?
    Tự hạ mình hay tự đề cao mình (tự ty tự tôn ?)

  14. Binh pháp Tôn Tử “Tam thập lục kế tẩu vi thượng sách”, tổng thống Thiệu chạy trước đưa cả gia đình sang Đài Loan, tướng ta chạy cả, NTT chỉ là sĩ quan bậc trung , làm sao lấy trứng chọi đá, lúc ấy anh chỉ có 2 con đường: Chạy hay đầu hàng. Đầu hàng như cá nàm trên thớt, lựa chọn “chạy là lựa chọn thông minh, chính xác”. Tôi hoàn toàn ủng hộ hành động của anh trong tình trạng bốn bề khói lửa trong giai đoạn “gặp thời thế thế thời phải thế”.
    Chúc anh và gia quyến an lành.

  15. Khà khà khà, có chi mà buồn hả NGUYEN TUONG TAM

    Trên hai triệu NGỤY……….CHẠY LÁNG CẢ

    Dâu phải chỉ có mot mịnh TÂM

    Thèng PÁP thèng MẼO chúng còn chạy

    Sá gì dân Viẹt chạy hiển nhiên

    Thoi đừng buôn nửa NGUYEN TUONG TAM

    Kiếp lính tay sai , đòi là thế

    Ít ra thì NGUYEN TUONG TÂM còn dám nói là “TUI CHẠY LÀNG” trong khi đám TÀn DƯ củng chạy làng nhưng khong dám nhìn nhận mà cứ bảo rằng “TUI TAU THUA LÀ VÌ……HÊT” ĐẠN, kakkakak. Trong khi dó bọn phong viên chien truóng từ nuoc ngoài tói miên NAM bao rằng NGUY SAI GON toàn quăng súng liệng đạn phóc chạy , kakkakkkaka.

    • Lần đầu tiên một thống đốc bang ở Mỹ ra tuyên bố kỷ niệm sự kiện 30/4Dmcs
      Dm mày dog phét, bố đang rượt con chạy tuột quần nè. Con có dám gặp bố đâu, nhục nhã.
      Vì ai mà hàng triệu người Việt phải bỏ nhà cửa để sống chết vượt biễn tìm Tự Do ? Hãy xem Đông Đức và Tây Đức xóa bỏ hận thù, sống chung hoà bình và tự do, không giết chết anh em đồng loại, cùng nhau xây dựng đất nước, tôn trọng nhân quyền.

      Người Mỹ như bà Thống Đốc này mà còn nhận thức được sự mất mát, đau khổ của cộng sản bành trướng tại Việt Nam. Đảng cộng sản VN hãy mỡ mắt và đừng tưởng mọi người tỵ nạn Việt Nam sẽ quên đi sự cướp bóc tài sản,nhà cửa, bắt tù người dân Việt Nam Cộng Hòa. Lịch sữ sẽ còn ghi.
      Người Việt tỵ nạn cộng sản hãy tiếp tục dạy cho con cháu, chắt mình vì sao mà người Việt phải ly hương.
      Đập chết cha mày
      Đít chết me mày
      Đừng nghe cộng sản nói mà nhìn nó làm
      1 tên cộng sản chết là 1 tên cộng sản tốt

    • Sao trên đời này và trong người Việt lại có tên mất dạy như thế này cà?
      Tổ tiên đã làm gì sai?

  16. Nhật Linh, với những gì tôi biết!

    Từ Bắc vô Nam, mười chín tuổi
    Dự đám tang cụ Phan Châu Trinh
    Dĩ nhiên tôi biết qua sách vở
    Những gì tôi biết về Nhất Linh

    Chỉ bấy nhiêu thôi đã chứng tỏ
    Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ
    Chưa nói tới Tự Lực Văn Đoàn
    Nhất Linh, một nhân vật lịch sử

    Bạn ông, bác sĩ Phiếm cho biết
    Dường như ông có một đôi giày
    Hai bộ quần áo, rất có thể
    Không biết màu vì đã bạc màu

    Tôi tin có thể ông bị bịnh
    Tôi biết Nhất Linh, một văn hào
    Nguyễn Tường Tam, nhân vật chánh trị
    Tôi không biết nên tránh, xin chào!

    Phạm Văn Thành

  17. “Tư Lực” “Đoàn Kết” Thoát Diệt Vong!

    Hai Cụ Phan “Phong Trào Duy Tân”
    “Khai Dân Trí” – “Nâng Cao Dân Khí”
    Nhất Linh với “Tự Lực Văn Đoàn”
    Hãy “Tự Lực”-“Đoạn Tuyệt” dĩ vãng!

    Hãy đoạn tuyệt với văn hóa Tàu
    Đoạn tuyệt mang tư duy nô lệ
    Đoạn tuyệt ảnh hưởng văn hóa Tây
    Hầu không bị “tự kỷ ám thi”!

    Cương quyết không tôn thờ lãnh tụ
    Tự sướng với đỉnh cao trí tuệ
    Hoang tưởng theo chủ nghĩa Mác Lê
    Tự bản chất là loài cẩu trệ!

    Trở về với “Hội Nghị Diên Hồng”
    Da vàng máu đỏ giống Tiên Rồng
    Trở Về Với Cội Nguồn Dân Tộc
    “Tư Lực” “Đoàn Kết” Thoát Diệt Vong!

    Nông Dân Nam Bộ

  18. How come “G.I. Go Home “?

    Người Mỹ giúp cuộc chiến Triều Tiên
    Người Mỹ với chúng ta đồng minh
    Người Mỹ có vũ khí nguyên tử
    Và “Thực Phẩm Phụng Sự Hòa Bình”!

    Nước Mỹ giúp khôi phục Nhật Bản
    Nước Mỹ giúp tái thiết Âu Châu
    Nước Mỹ thành lập Liên Hiệp Quốc
    How come “G.I. Go Home “?

    Phải chăng như Thủ Tướng Kampuchia
    Đã nói lên tất cả thay ta?
    Làm bạn đồng minh rồi bỏ chạy
    Bỏ Đông Dương – Bỏ Afghanistan

    Để quê hương chúng ta nát tan
    Và hối tiếc thì đã muộn màng?!

    Nông Dân Nam Bộ

    Thưa Ngài và Bạn,

    Tôi thành thật cảm tạ ngài đã viết thư và còn đề nghị giúp tôi phương tiện đi tìm tự do . Than ôi ! Tôi không thể bỏ đi một cách hèn nhát như vậy !

    Với Ngài (đại sứ John Gunther Dean) và nhất là với xứ sở vĩ đại của Ngài , không lúc nào tôi lại tin rằng quí vị đã nhẫn tâm bỏ rơi một dân tộc đã lựa chọn tự do . Quý vị từ chối bảo vệ chúng tôi và chúng tôi chẳng thể làm được gì hết . Ngài ra đi tôi cầu chúc Ngài và xứ sở của Ngài được hạnh phúc dưới bầu trời này ..

    Nhưng xin Ngài nhớ rõ rằng nếu tôi phải chết ở đây và ở lại đất nước tôi yêu dấu thì tuy đó là điều tệ hại , nhưng tất cả chúng ta đều sinh ra và cũng sẽ chết vào một ngày nào đó . Tôi chỉ mắc phải lỗi lầm là: Tôi đã trót tin nơi quý vị người Mỹ !

    Xin Ngài nhận những cảm nghĩ chân thành và thân hữu của tôi

    Sirik Matak

  19. Hai mươi năm chiến tranh VN do Mỹ phát động, Mỹ đã chịu nhiều tổn thất về nhân mạng và khí tài, chỉ để phục vụ một mục đích sâu xa hơn. Mục đích ấy là lôi kéo hai tên đầu bò đầu bướu quốc tế thời ấy là LX lẫn TC vào một cuộc chạy đua vũ trang vô tiền khoáng hậu trong lich sử loài người. Theo binh pháp của Tôn Tử, tôi tạm gọi kế ấy là “điệu hổ ly sơn”.

    – Phía LX: quyết tâm đánh thắng tên đầu sỏ đế quốc Mỹ đã ám ảnh các nhà lãnh đạo Sô viết sau khi nuốt nhục vụ khủng hoảng Hoả Tiễn ở Cuba (10/1962). Các lãnh đạo LX sau đó tập trung sản xuất vũ khí và tiếp tế CSBV tối đa chỉ để phục vụ một mục đích: THĂNG MỸ. CHÍNH VÌ VẬY MÀ NỀN KINH TẾ ÈO UỘT CỦA LX, ĐÁNG LẼ PHẢI ĐƯỢC ƯU TIÊN ĐỂ TÁI THIẾT CÁC NƯỚC CS ĐÀN EM Ở ĐÔNG ÂU VÀ CHUẨN BỊ CHO MỘNG THÔN TÍNH TÂY ÂU, BỖNG BỊ LU MỜ TRƯỚC QUYẾT TÂM THẮNG MỸ Ở CHIẾN TRƯỜNG VN ĐẦY SÔI ĐỘNG.

    – Phía TQ, vốn vẫn là một nước nghèo và lạc hậu thuở ấy, vẫn muốn nắm giữ vai trò đàn anh của VC và nhất là không muốn một chế độ dân chủ thân Mỹ nằm sát nách mình, nên đã viện trợ tối đa cho VC ĐỂ ĐÁNH THẮNG MỸ, quên cả cái bụng đói meo của người dân TQ.

    Cả hai tên đầu bò ấy ước tính muốn thắng Mỹ thì phải đánh đến… 10 năm nữa! Thế là cả hai tên hùng hục đổ hết tài lực quốc gia vào sản xuất vũ khí và chạy đua vũ trang với Mỹ, bất kể người dân phải thắt lưng buộc bụng ra sao.

    – Phía Mỹ: 3 năm sau tết Mậu Thân, tức là gần cuối năm 1971, tình báo Mỹ phúc trình rằng LX đã chi hơn 40% GDP cho quốc phòng trong khi dân LX vẫn phải xếp hàng mua bánh mì bằng tem phiếu. Cùng lúc ấy, đất nước và người dân TC thì đang tan hoang vì cách mạng văn hoá. Người Mỹ đã thấy rõ: bất chấp dân tình khốn khổ ra sao, hai tên đầu bò này vẫn quyết tâm thắng Mỹ bằng cách viện trợ hết công suất cho CSBV.

    Khi thấy cả LX lẫn TC đều đã mắc mưu quá lậm, Mỹ mới cho Kissinger đi đêm với Mao để mặc cả và bán đứng miền Nam VN. Tưởng cũng nên nhắc lại, sau tết Mậu Thân năm 1968, Mỹ đã âm thầm, nhưng ồ ạt trút quân ra khỏi VN. Từ 600k năm 1968 xuống chỉ còn 68K trước mùa hè đỏ lửa 1972. Cùng thời điểm ấy, sau Kissinger đi đêm với Chu Ân Lai, đến lượt Nixon qua ăn uống linh đình với Mao ở Bắc Kinh. Số phận miền Nam những tưởng đã an bài sau khi Nixon từ giã Mao ra về. Bởi vì sau đó,CSBV đã xua quân đánh miền Nam tháng 3 năm 1972. Cả CSBV, Mao lẫn Nixon đều tưởng miền Nam sẽ sụp đổ chỉ trong vài tháng . Điều không mấy ai ngờ là quân dân miền Nam đã chống trả quyết liệt và lần lượt tái chiếm phần lớn các lãnh thổ đã mất. Đánh đấm chẳng ra gì nên CSBV đành phải vào bàn hội nghị để dùng Mỹ làm áp lực với VNCH. Những màn thương thuyết dạo đầu để ký HĐ Paris năm 1973 đều do Mỹ đạo diễn vì hỡi ôi, VNCH năm ấy phải thương thuyết với cả ba kẻ thù cùng một lúc: CSBV, MTGPMN và… Mỹ! Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi cái hiệp định quái thai này ra đời, tôi lật đi lật lại chỉ thấy nó như một tờ giấy giàn xếp cho một vụ ly dị, trong đó cả cha lẫn mẹ (Mỹ và CSBV) mong muốn hai đứa con ngỗ nghịch (VNCH va MTGP) phải tìm cách chung sống hòa bình với nhau (= quyền tự quyết của nhân dân miền Nam). Tuyệt nhiên, không có một điều khoản nào nêu ra biện pháp ngăn chận hoặc trừng trị cho bên nào vi pham hiệp định!

    Bác Nguyễn Tường Tâm kính mến. Ngày trời sập ở VN năm 1975, tôi chỉ mới được 15 tuổi. Đọc lại những trang sử Việt trong giai đoạn này, tôi không khỏi ngậm ngùi tự hỏi: tại sao miền Nam mình không bị mất vào mùa hè đỏ lửa 1972? Tại sao miền Nam không sụp đổ một tháng, một vài tuần, một vài ngày trước ngày 30 tháng 4 mà mãi tới ngày đó VNCH mới cáo chung? Sống với CS năm năm sau ngày 30/ 04, tôi mới thấy qúi và tiếc cho những quyền tự do mà mình đã đánh mất. VNCH sỡ dĩ sống thoi thóp, và tôi được hưởng bầu khí tự do thêm mấy tuần, mấy ngày trước khi sụp đổ chẳng qua là được đổi lấy bằng những hy sinh và xương máu của các chiến sĩ.

    Tôi cho rằng, bác đã làm tất cả những gì có thể được để bảo vệ miền Nam. Đến khi tướng Trưởng phải lui binh thì ai cũng phải hiểu là “DẬU ĐỔ THÌ BÌM LEO”, bác có bỏ của chạy lấy mạng như bao nhiêu người khác thì cũng là chuyện thường tình, chẳng có gì phải u sầu và mặc cảm.

    • Trích : ” Hai mươi năm chiến tranh VN do Mỹ phát động” .

      Tôi lặng người, khi đọc câu này, của 1 còm sĩ Phe ta. Viết như thế là CHẠY TỘI cho csBV, vì khi ký Hiệp Định Geneve (1954), chúng cố tình cài lại ở MN 60.000 cán bộ trung kiên để sau đó PHÁT ĐỘNG chiến tranh. Thi nô Tố Hữu viết :

      Đường Giải Phóng mới đi MỘT NỬA ”

      Và : ” Gươm nào CẮT được giòng Bến Hải ” .

      You sinh năm 1960, cho nên, muốn viết về đề tài này, you chịu khó đọc nhiều sách, báo. Nếu you cho câu viết trên của you là đúng, hoặc có CAO KIẾN gì, you vui lòng cho kẻ hèn này biết, hòng mở mang đầu óc kém cỏi của kẻ hèn này.

      LCL.

  20. Sáu điều tâm niệm của người lính Việt Nam Cộng Hòa

    Là Chiến Sĩ VNCH,

    Điều 1:Tôi nguyện chấp nhận mọi hy sinh gian khổ để chiến đấu bảo vệ cho sựsống còn của Tổ Quốc, của gia đình và của chính bản thân tôi.
    Điều 2: Tôi tuyệt đối chấp hành các mệnh lệnh của cấp chỉ huy, đề cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền chia rẽ của giặc cộng.
    Điều 3: Tôi luôn kính già, thương trẻ, đứng đắn với phụ nữ và giúp đỡ đồng bào.
    Điều 4: Tôi luôn tâm niệm hành động làm mất lòng dân là xua dân về phía giặc cộng, là tự sát.
    Điều 5:Tôi luôn đối xử tử tế với tù hàng binh địch (VC), không ngược đãi đánhđập họ, không đụng đến của riêng họ, để thêm bạn bớt thù.
    Điều 6:Thực hiện các điều trên là tôi tích cực xây dựng tự do cho đất nước,đem lại hạnh phúc cho toàn dân, tôi sẽ được đền bù bằng sự cảm mến và biết ơn của Đồng Bào.

  21. Không lẽ ta đây mãi tay sai?

    Tỷ phú Phạm Nhật Vượng “khôn quá”
    Giành hết cái khôn cả dân tộc
    Khôn lỏi khôn vặt loài “Bồn Lừa”
    Nhờ ơn bác nó, thằng sang độc

    Xưa “Văn Nhân Bắc Hà” lịch lãm
    Nay “Bắc Kỳ lý luận” cộng sản
    Sản sanh ra quá nhiều quái thai
    Hồ tặc cùng bầy đàn vong bản

    Tạo Hóa ơi sao quá mỉa mai
    Không lẽ ta đây mãi tay sai
    Nông Dân Nam Bộ “Đồng Nọng Nạn”
    Cúi đầu trước bè lũ nô tài?

    Nông Dân Nam Bộ

  22. Có nước nào “bảnh” như nước ta?

    Việt Nam “chế” xe điện Vinfast
    “Hứa” xây nhà máy xứ Cờ Hoa
    Việt Nam “có” Test kit Việt Á
    Ốc vít do nước ta làm ra!

    “Xuất khẩu” Test kit lẫn xe điện
    Thu về toàn ngoại tệ đô la
    Bạn có thấy tự hào hãnh diện
    Nhờ lãnh đạo tài tình đảng ta?

    Vinfast được cam kết tài trợ
    Hai tỷ năm trăm ngàn đô la
    Vingroup cho Vinfast vay nợ
    Một tỷ năm trăm ngàn đô la!

    Xây nhà máy Vinfast tại Mỹ
    Dự tính sẽ cần tới bốn tỷ
    Bốn tỷ đô la phải chuyển qua
    Bốn tỷ đô tiền bẩn qua Mỹ!

    Như lời ngài bộ trưởng bốn tê
    Chuyện thế giới chưa hề làm được
    Điển hình là kiều hối chảy về
    Thì bây giờ Vượng cho chảy ngược!

    Xuất khầu lao động đi nô dịch
    Tiết trinh rao bán khắp người ta
    Làm giàu bọn thổ tả ôn dịch
    Chế độ mọi rợ cùng đại gia!

    Được đề cử danh nhân văn hóa
    Được lãnh giải Nobel danh giá
    Có nước nào “bảnh” như nước ta?
    Trong xã hội chủ nghĩa chó má!

    Nông Dân Nam Bộ

  23. Bài viết nhạt phèo, chẳng có chi tiết gì mới mẻ, nhưng NTT đặt cái tựa “Tôi đào ngũ và bỏ chạy khỏi Đà Nẵng tháng 3-1975”- nghe hao hao giống như những lời nhục mạ của ban Tuyên giáo CS đối với người lính VNCH- với mục đích câu view, thu hút phe ta nhào vào đọc.

    Thêm nữa là NTT có dịp khoe quen với nhân vật này, nhân vật nọ.

  24. …..Nếu tui không nói ra đều này có lẻ thế hệ trẻ hiện nay không biết gì hết………______ Chiến tranh thế giới thứ 2, 1 quốc gia ở Bắc âu, một anh lính trẻ tổng động viên, dùng xe đạp và vài cậu lính trẻ động viên chạy đón Đức quốc xã để đánh, tuy nhiên lính Đức thì vũ khí hiện đại còn lính ở Bắc âu đi xe đạp và súng quèn thì làm sao đánh!!!_______ một đều ngạc nhiên là lính Đức lại không bắn nhiều, ủa sao kỳ cục vậy, và cuối cùng hết đạn, anh lính trẻ Bắc âu và vài anh lính quèn đầu hàng, nhưng lính Đức không bắn????_______ và viên chỉ huy Đức hỏi anh lính quèn Bắc âu, chỉ huy của anh không nói với anh đều gì à??……anh lính Bắc âu trã lời là chỉ huy chỉ nói tôi hãy can đảm và rồi cúp luôn điện thoại từ đó đến nay chúng tôi không liên lạc gì được hết!!!!!____Viên sỉ quan Đức trả lời chỉ huy của các anh đã đầu hàng chúng tôi chỉ sau vài ngày quân Đức tiến vô lãnh thổ, trời đất……..té ra là vậy, và anh lính Bắc âu này thật thà không biết gì hết………….Tui xin người Việt nam hiểu chiến tranh Việt nam đừng nói dóc láo nữa, xin đừng nói dóc lừa bịp lịch sử ngoại trừ quý vị không biết. Hiệp định Paris 1972-1973 đồng minh tây phương đã bán đứng VNCH cho tàu cộng và Nga để chiến tranh lạnh chấm dứt sau đó……2 thằng 1 là độc tài, 1 là tài phiệt tây phương đã làm ăn buôn bán với Nga tàu cộng sau này và lợi nhuận lên tới vài ngàn tỉ đô la…..chỉ có đều ăn chia không đồng đều vậy là Nga trở mặt muốn trở lại chiến tranh lạnh bằng cách xăm lược Ukraina………______Nếu Putin không muốn trở lại chiến tranh lạnh thì bộ mặt lưu manh cũa tụi tài phiệt tây phương cũng chưa bao giờ được vạch mặt ra……_______dân chủ nhân quyền chỉ là đạo đức giả để che đạy lợi nhuận ngàn tỉ đô, hãy nghe ông Trump chửi tổng thống Pháp qua tàu cộng liếm đít tàu cộng, và khi tổng thống Pháp về Hòa lan để thuyết trình sinh viên Hòa lan đã chửi là đồ đạo đức giả……………Tóm lại VNCH đã bị bán đứng để đồng minh tài phiệt đi liếm đít những quốc gia độc tài và đạo đức giả để kiếm hàng ngàn tỉ đô la………….Tác giả đã nói tôi đào ngũ và bỏ chạy vô Đà nẳng, xin lổi người ta đã bán đứng anh rồi, anh còn hàng ngũ gì nữa mà đào????……..anh chạy để giử cái mạng là đúng rồi. Ở Afghanistan khi Mỹ xong việc họ ra đi, chính lính Mỹ chạy đi còn không kịp có người đã chết khi tụi Taliban vô thì nói chi là dân theo theo Mỹ, ai chạy không kịp chết như rạ. Ý tác giả là y như anh lính Bắc âu đã không biết chỉ huy họ đã đầu hàng chỉ vài ngày khi quân Đức tiến vô lãnh thổ………anh lính này ở trong rừng không có điện thoại không liên lạc được không biết gì hết…………xin kính thưa VNCH, chúng ta đã bị bán đứng với hiệp định Paris 1972-1973……….tất cả mọi cái còn lại đến năm 1975 chỉ là màn kịch diễn ra để kết thúc. Giờ đây Ukraina đã trả thù lại cho những người lính VNCH ngày xưa. Nếu tây phương bỏ Ukraina như bỏ VNCH trước đây họ sẽ không còn chổ đứng trên thế giới nữa, dân tây phương sẽ xem bọn tài phiệt là 1 lũ liếm địt kiếm ăn, xin lổi tui chỉ lập lại câu nói ông Trump đã nói…nay kính.

  25. Quân đội của nước nào đã từng chạy cong đít, tụt cả quần tháo chạy sang Cam Bốt, cút về Bắc Việt Nam thế nhỉ?

    Trả lời : Quân Đội Nhân Dân Việt Nam lính đánh thuê của bọn đế quốc Trung- Xô :

    Cộng sản Hà nội thú nhận đã từng chạy tụt quần sang Kampuchea, cút chạy về Bắc :

    ***”Kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về Việt Nam” – PGS. TS. Nguyễn Mạnh Hà – Viện Lịch sử Đảng : Điều đáng tiếc là sau thắng lợi của đợt I, các lực lượng vũ trang giải phóng ở miền Nam lại liên tiếp cố mở đợt tiến công thứ hai (5/1968) và thứ ba (tháng 8/1968), khi tính bí mật bất ngờ không còn và lực lượng đã bị tổn thất nặng nề. Ta đã phạm sai lầm lớn về chỉ đạo chiến lược là tiếp theo đó đã không kịp thời chuyển hướng tiến công, vẫn tiếp tục đẩy cuộc chiến tranh cách mạng vào thành thị, chủ quan trong việc đánh giá těnh hěnh nęn đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, không đánh giá hết âm mưu địch trong kế hoạch bình định nông thôn.
    ” Chính do sai lầm đó mà chỗ đứng chân của bộ đội chủ lực trên nhiều vùng rộng lớn ở miền Nam bị thu hẹp, nhiều đơn vị sau khi rút ra khỏi các thành thị, đã không còn chỗ đứng chân ở nông thôn đồng bằng, phải rút lên vùng rừng núi, rút sang bên kia biên giới Việt Nam-Campuchia, rút ra miền Bắc. Có thể nói, tình hình khó khăn về thế và lực của cách mạng, đặc biệt là về quân sự, kéo dài sang cả năm 1969, đầu năm 1970.

    ***“40 năm Ngày Giải phóng miền nam”:…Lợi dụng sự chậm chuyển hướng tiến công của ta sau Xuân Mậu Thân, Mỹ – ngụy tiến hành liên tiếp các kế hoạch “bình định” quyết liệt trong suốt hai năm “từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970) như “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt”, “bình định bổ sung”… kết hợp với hàng vạn cuộc hành quân càn quét, đóng hàng nghìn đồn bốt, chiếm lại hầu hết vùng nông thôn ta đã mở ra trong Tết Mậu Thân, kìm kẹp thêm nhiều dân, kiểm soát thêm nhiều vùng, gây cho ta những khó khăn, tổn thất nặng nề. Hầu hết các đơn vị chủ lực của ta hoặc phải kéo ra miền Bắc củng cố, hoặc chuyển sang bên kia biên giới, một vài đơn vị giải thể. Cách mạng và chiến tranh cách mạng miền Nam từ giữa năm 1968 đến đầu năm 1970 lâm vào khó khăn, phức tạp mới, thế và lực tiến công suy giảm “.

    • Tháo chạy tụt quần, văng dép Bình Trị Thiên !

      Tháng 4/1970, quân lực VNCH mở cuộc hành quân Toàn Thắng ,các Liên Ðoàn 3, 5 và 6 Biệt Ðộng Quân cùng với các Tiểu Ðoàn Nhảy Dù và các Sư Ðoàn Bộ Binh 5, 25 , Kỵ Binh-Thiết Giáp, đánh tràn vào ngay Tổng Hành Dinh của CSBV ở miền Nam tức Trung Ương Cục Miền Nam, tức Cục R, và hang ổ của các Sư Ðoàn CSBV 5, 7, 9 trong khu vực Lưỡi Câu và Mỏ Vẹt bên Kampuchea. Tên bộ trưởng Bộ Tư pháp Trương như Tảng trong cái gọi là “Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ” đã kể lại rằng, trong tình thế tan nát và tuyệt vọng ấy, mỗi gã trong Cục R đứa nào đứa nấy tìm cách lủi. Trong cuốn hồi ký “Hồi Ức Của Một Việt Cộng”, Tảng viết rằng Phạm Hùng, chính ủy, Nguyễn Văn Linh tự Mười Cúc đặc trách tuyên huấn, Võ Văn Kiệt, cùng nhiều yếu nhân Cục đều vắt giò lên ót chạy .

  26. Săp tói thi lại thêm một cái tháng 4 nửa lại về. Thé là thâm thoát đả 48 cái tháng 4 tù ngày mà Nguy cong đuôi phóc chạy.

    48 năm , gần 1/2 thê kỷ thé mà NGUY COCK TÀN DƯ cứ loay hoay đòi LẬT CỘNG BẰNG MỒM khi mà quỹ thời gian của các cụ NGUY COCK TAN DƯ xem ra ngày càng cạn kiệt. Viet Cộng chúng anh thì cứ ngày càng phính ra. Bu MẼO xem không còn cách nào hơn là quay lại…………bưng bô cho VIET CONG chúng anh vì ngoài VIET CONG chúng anh ra thì đám NGUY TAN DƯ kể như là đả đi vào sọt rác của lich sử, chăng mong gì bọn này . Chao ôi vất đổi sao dời.

    Thoi thì đây là năm thứ 48 , anh Phét mòi các cụ NGUY COCK đọc lại máy vần thơ…….con cóc nhưng chứa đầy ắp sư kiên lich sữ, kakakkakakakakaakk

    Thấm thoát thế đả 48 năm
    Lưu vong xứ lạ kiếp ăn mày
    Cứ tưởng đâu rằng chỉ vài năm
    Ngụy về đánh Cộng láy lai quyền

    Nào ngờ không dể như nói phét
    Xưa kia súng đận cao ngút trời
    Nào MẼO nào ÚC nào Thai Lan
    Nào Newzeland vói Đại Hàn

    Sáu nuóc huà theo đàn anh MẼO
    Phụ lực chung súc trừ Viet Cộng
    Cậy mình súng đạn nhất hành tinh
    Tác oai tac quái Ngụy kênh đời

    Xe Tank Đai bác vói Tàu bò
    Hạm đội số 7 Mẽo giúp sức
    Bao vây Viet Cộng quyét không nhường
    Trên troì day dạc vói chim sắt
    Nào B52 vói bom chùm

    Nào A37 vói F5
    Nguyen từ bom hơi đuọc tính vào
    Phen này NGỤY tưởng cá hóa rồng
    Có đàn anh MẼO, NGỤY huyen hoang
    Tiền của đô la, cứ an xài

    Tivi tủ lạnh, MẼO tuá vào
    Các sét A kAI, nhạc xập xình
    Thiên đuờng là đây hỏi anh em
    An choi trác táng NGỤY quên đời

    Tù Thiẹu cho tới tên lính quèn
    Vợ 1, vợ 2 rồi vợ 3
    Ngụy cứ an chơi như bao giò
    An choi chua thoả, Ngụy ăn cắp

    Tham ô tham nhũng mọi giai tầng
    Lính ma lính kiễng Ngụy ăn chia
    Thế roì việc gì tới phải tới
    Mệt mỏi cau mày MẼO đăm chiêu

    TA đánh Viet Cộng , đánh cho ai
    Tiền của dân ta, ai đang xài
    Của cải dân ta, ai đang hưởng
    Để nuoi cái đám NGỤY bất tài

    Ăn tham ,ăn cắp như thảo khấu
    Nghỉ rồi mọi việc đua ra bàn
    Quyet đinh PARIS tại tọa đàm
    21 tháng Giêng năm 73

    NIXON quyet định căt cổ THIỆU
    Néu cư’ lỳ lợm làm KÝ SINH
    Ông sè căt cổ néu Mày(THIÊU)lỳ
    Haĩ quá Thiệu vội vàng răm rắp

    Nghe theo quyet đinh của quan thày
    Ký xong Thiệu biet rỏ mình khờ
    Ma Mãnh troì oi, chính NIXON
    Con Cáo ẩn mình giò ló mặt

    Thư từ trao THIỆU , Nixon hứa
    Viet Cộng duong oai, tao trả thù
    Tai nghe ù ù, Thiệu vẩn tin
    Rồi lúc cái gì đến phaỉ đến

    Phuoc Long Song Bé, rợp cờ hồng
    Mồng 10 tháng 1 năm 75
    Viet Cộng tién về làm lịch sữ
    Ngụy Chạy từ đó , chạy loanh quanh

    Phuoc Long that thủ ngay sau đó
    quăng súng liệng đạn, Ngụy te cò
    Về SAI GON, Ngụy xum xoe họp báo
    Phuoc long Song Bé kể như tàn

    Viet Cong không dừng tai điểm đó
    Vùng 2 Chien thuật, trong tầm ngắm
    MÔng 10 tháng 3 trong năm đó
    Ban Me Thuọt ầm ầm đại pháo

    Vủ bão xe Tank, Viet Cong vào
    Ngụy lần nửa , co giò chạy tiép
    BAN ME THUỌT vê tay Viet Cong
    Pham van Phú, ngu si quyet đinh

    Đuòng 7B , một chién thuật ngu đần
    Dai ngoàn nguèo cả hàng chục cây số
    Làm mồi ngon cho Viet Cong bắn vào
    Thé là tan tác mot vùng ÌI

    Ngo quang Trưỡng tên tuóng măt luỏi cầy
    nám trong tay 6 sư đoàn thiện chiến
    KHong dám woanh’ cho dù chỉ mot trận
    Toàn chạy làng, chạy làng và chỉ chạy

    Từ Ái Tử Quảng Tri rồi Mỹ Chánh
    Huế, Thuận An, Ngụy bèn tìm ra biển
    Vào Đà Năng và cuoi cùng rã đám
    NGO QUANG TRUÓNG chuồn lên HQ5

    Thé là xong NGỤY TAN TÀNH VÙNG I
    Thiệu hoảng vía lệnh cho NGUYEN VAN TOÀN
    Phan Rang vành đai, Toàn chỉ huy
    Nguyen Vỉnh Nghi lo củng cố tàn quân

    Cùng tuóng KHôNG QUẦN PHẠM Ngoc Sang
    Cá hóa rồng Thiệu sẻ tưởng thưởng
    Khong giừ đuoc Phan Rang , Toàn vọt chạy
    Viet Cộng vào tòm cổ NGHI và SANG
    Đang lổm ngổm bò truờn duói ống cống

    Thé là xong Bộ Chi Huy Tiền Phương
    Thiêu hoảng hốt dốc tàn lực vùng ÌÌI
    Sư 18 mong đuọc cá hóa rồng
    LE MINH ĐẢO bụp xoè vói báo chí

    “Tao Se đánh cho VC biét muì ”
    12 ngày sau LE MINH ĐẢO chuồn
    Ngãi Giao, Bình Giả Đảo trốn chui
    Bà Riạ Vung TÀU ĐÃO sa cơ

    Thu góp tàn quân về Xa Lộ
    MINH ĐẢO thất thần mặt láo liên
    Xong đơì VUNG ÌÌI, THIỆU khóc lóc
    Diển văn daì thòng THIỆU từ chức

    Huơng già lên thay rồi tói MINH
    Thay qua đổi lại NGỤY làm hài
    30 tháng 4 trưa ngày đó
    Xe TaNK Giaỉ Phóng cờ rợp bóng

    Vế SAI GON , bộ đôi của con dân
    Oai phong lẩm liệt như thánh GIÓNG
    Canh cỗng quyền lục NGỤY SAI GON
    Sập đổ lăn cù, đống săt vụn

    Cờ đỏ rọp troì, tiếng loa vang
    Ngụy chạy tan tác, coì áo quần
    Cỏi luon giày vớ, quẳng ba lô
    Ket thúc mot đòi quân hại nuớc

    Chấm dứt cái nghiệp LINH ĐÁNH THƯÊ
    48 năm rồi như hom qua
    30 tháng 4 laị hiện về
    Vàng son mot thời NGỤY luyến tiếc

    Néu như thé này như thé khác
    Ta đau có phaỉ kiếp lưu vong
    an mày quoc tê đòi ô nhục

    Nghỉ lại mà tức thằng Viet Cộng
    Dép rau nón cồi chẳng bằng ai
    Ấy thế mà ta lại thua hoài

    Thầy ta MẺO PHÁP lại còn đau
    Điện Biên năm nào chưa ráo mực
    Nóc Nhà tháo chạy MẼO cuồn cờ
    Nhục này ai trả cho thù này

    Thoi thì con cháu nhớ lấy lời
    Làm lính đanh thuê nhó xin đừng
    Làm kiếp Ký Sinh lại đừng luon
    Lich Sữ muon đoì chịu nhục chung .

    kakakkakakkakak .

    • Dmcs
      Dm mày thấy Bố là chạy, Kaka
      Công an Đắc Lắc đưa cây ngã đè người về trụ sở để ‘điều tra’
      Công an ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, đã đưa một số phần cây xanh về trụ sở ‘để điều tra’ sau khi các cây xanh này ngã đổ đè lên người đi đường trong một trận giông lốc, báo chí trong nước đưa tin.
      Một số người trên mạng xã hội đã mỉa mai hành động ‘chưa từng thấy’ này của công an Buôn Ma Thuột. “Nếu nhân rộng mô hình này thì sau các cơn bão ở miền Trung, đồn công an nào chứa hết tang vật?” nhà báo Kiem Mai Ba ở báo Phụ Nữ viết.

      Nhà bất đồng chính kiến Huỳnh Ngọc Chênh đã viết một bài thơ trào lộng trong đó cho rằng cây gây án ‘bị áp tải về đồn để hỏi cung và khai ra đồng phạm là gió’. Kaka Kaka
      Với lực lượng hùng hậu truy tận gốc bắt tận rể nay mai bác nào anh chị nào mà đi ra đường chim nó có ỉa trên đầu cứ báo là lực lượng CA sẽ đi bắt cho được con chim đó về xử lý vì tội xúc phạm thân thể cho nên các bác các anh chị cứ yên chí ra đường tha hồ cho chim nó tè .Đúng thật là công an nhăn răng của CSVN

      Hay quá hay xin bái phục ngành Công An CSVN quá thông minh quá xuất sắc nhân rộng ra cho các ban ngành đoàn thể học nhất là ngành y tế nay mai có bệnh nhân nào ói mửa đi ngoài bác sĩ cùng y tá ra lấy phần ói mữa và phân ngoài của bệnh nhân vào ngâm cứu trị liệu vì sao cục phân này làm cho bệnh nhân bị ,ta trị liệu cục phân là xong khỏi cần trị bệnh cho người là hết
      Đập chết cha mày
      Đít chết me mày dog phét
      Dám gặp bố không

      • Khà k hà khà, sao em toàn nói chuyện CHÓ CÁN XE, XE CÁN CHÓ trong những ngày tháng này là the nào hả hả , mother fucker, kakakkakkak.

        Anh Phét noi chuyên NGỤY CHẠY LÀNG trong chien dich 55 ngày đêm mà em thí cứ nói chuyện mấy chú Cong An cưa cây đè nguòi là the nào hả hả. Talk about big things , mother fucker, akkakakkkaka.

        It seems that you just scared talking about “30/4/1975”, kkakkakakkak. Dónt be fuking coward, NGUY COCK mother fucker

        • Dmcs
          Dm mày dog phét
          Thế lúc báo viết chuyện khác thì sao dog phét luôn sủa 30,4? Mày ngu hơn dog.
          CSVN bây giờ đã đưa Việt Nam trở thành một “quốc gia côn đồ”. Các vụ tổ chức bắt cóc người ở nước ngoài, mới đây là Thái lan, cho thấy CSVN bất chấp mọi nguyên tắc nền tảng của Hiến chương LHQ (cũng như các cam kết trong nội bộ ASEAN). CSVN, qua hệ thống “hồng vệ binh” của họ, còn đe dọa xâm lược Thái Lan, đòi đem xe tăng qua Bangkok.
          Trong quá khứ chưa từng có tập đoàn lãnh đạo quốc gia nào như CSVN đã ăn cướp của cải của ngoại kiều, ở đây là Hoa kiều, sau đó đuổi họ đi khỏi nước, bằng phương tiện tự túc, với hai bàn tay trắng. Chưa hề có tập đoàn lãnh đạo quốc gia nào đã lột sạch của cải của nhân dân, như CSVN, sau đó cưỡng ép họ vượt biên, gây thảm trạng thuyền nhân với gần 1/2 triệu người chết. Tập đoàn lãnh đạo CSVN đã làm vậy với nhân dân miền Nam Việt Nam.

          CSVN đã đưa quốc gia Việt Nam vào hạng côn đồ, như bản chất của họ. Tôi không ngạc nhiên khi nay mai họ sẽ cho hồng vệ binh đi ám sát, giết người, hay cho đặt bom, làm khủng bố ở nước ngoài.

          Vì vậy, không, tôi sẽ không tranh đấu để để “bảo vệ đất nước”. Bởi vì tôi thấy, nếu đất nước lọt vô tay “ngoại bang”, như Mỹ, Pháp… thì dân tộc Việt Nam sẽ tốt hơn rất nhiều lần so với chế độ bây giờ.
          Đập chết cha mày dog phét
          Dám gặp bố không? Mày thích 1 phát súng hay 1 phát dao?

          • Kha kha kha, I told you a million times that I don’t want my noble Dik messes up by your fucking dirty mouth, ok mother fucker . what’s the fuck keeps you dreaming about my noble DIK, huh , mother fucker!, kkakakkakka

          • Dmcs
            Dm mày dog phét
            Quân đội Gạc ma oánh con cacx gì mà không dám giải phóng được Hoàng sa
            Quân đội Gạc ma oánh con cacx gì mà thấy Bố là chạy tụt quần, Kaka
            Mày về Ba đình nhét cacx vào miệng dog hồ Chó minh, Kaka Kaka. Come on.
            Nhục nhã chạy tụt quần khi thấy Bố, mút cacx bố đi thì Bố tha
            Đập chết cha mày
            Đít chết me mày

        • Dmcs
          Dm mày dog phét
          Quân đội Gạc ma oánh con cacx gì mà không dám giải phóng được Hoàng sa
          Quân đội Gạc ma oánh con cacx gì mà thấy Bố là chạy tụt quần, Kaka
          Mày về Ba đình nhét cacx vào miệng dog hồ Chó minh, Kaka Kaka. Come on.
          Nhục nhã chạy tụt quần khi thấy Bố, mút cacx bố đi thì Bố tha
          Đập chết cha mày
          Đít chết me mày.

  27. “Nhưng những người đã bỏ súng và bỏ chạy như tôi, với một nách vợ con đùm đề bên cạnh, lại không nơi tá túc v…v thì có thể có cái nhìn khác. Bởi thế đánh giá hành động của Tướng Dương Văn Minh vào thời điểm đó không phải dễ dàng.” (NTT)

    Nước mất thì nhà tan là lẽ tự nhiên. lính tráng bỏ chạy thất thủ cũng là tự nhiên. Trong Cẩm Nang Chiến Sĩ của QLVNCH có hướng dẫn trường hợp bị thất thủ hoặc bị địch bắt thì phải tìm cách đào thoát để bảo toàn tính mạng. Nhưng nếu anh đầu hàng và làm lợi cho địch quân thì là phản bội. Còn Dương Văn Minh trong vai trò nguyên thủ QG lại là chuyện khác. Ông ta phải chịu búa rìu của lịch sử phán xét chứ tại sao không.

    Bây giờ anh đào tẩu tìm đường sống tại Tây tại Mỹ thì là gì? Tỵ nạn thế thôi. Trong thâm tâm anh có đầu hàng VC hay không thì anh tự hiểu.

    • Trích : ” Bây giờ anh đào tẩu tìm đường sống tại Tây tại Mỹ thì là gì? Tỵ nạn thế thôi. Trong thâm tâm anh có đầu hàng VC hay không thì anh tự hiểu.” .

      Bạn viết như thế, chứng tỏ trước đây, Bạn không theo dõi DLB, vì trên DLB, sau khi du lịch VN, trở về Mỹ, Nguyễn Tường Tâm ( NTT ) viết bài ” Vòng Nguyệt Quế dành cho BV Trung Ương Huế ” hết lời ca tụng Bệnh Viện này.

      Đây là BÓP MÉO Sự Thật, vì từ Bắc chí Nam, chả có BV nào là tốt cả. Bất cứ người Dân nào ở VN, nghe tới BV là họ rùng mình, nổi da gà. Khi thấy NTT xuất hiện trên ĐCV, tôi hỏi ngay chuyện này, NTT im lặng.

      Trong bài viết về Vũ Thư Hiên, tôi phê bình chuyện Ông Hiên về du lịch VN, NTT đứng ra bênh vực cho Ông Hiên ngay, cho rằng tôi chống cọng quá khích, cực đoan. Tôi trả lời :

      Về VN với bất cứ lý do gì, cũng không tốt, vì mang tiền về nuôi VC và chắc chắn sẽ bị cs đầu độc. Hơn nữa, những người có tiếng như Kỳ, P Duy, VT Hiên… về VN, bọn tà quyền sẽ lợi dụng triệt để, tuyên truyền NQ 36 của chúng ” Một lần nữa, NTT lại im lặng.

      Có thể nói không sai : NTT thuộc đám Cựu SQ QLVNCH đang sống tại Mỹ và những nước Tự Do khác đã chuyển từ VÀNG SANG ĐỎ.

      Thân. LCL.

    • nói với Thiến Heo: Tui thắc mắc bạn học nguyên tắc này ở quân trường nào “Trong Cẩm Nang Chiến Sĩ của QLVNCH có hướng dẫn trường hợp bị thất thủ hoặc bị địch bắt thì phải tìm cách đào thoát để bảo toàn tính mạng.” Nguyên tắc này theo tôi thì lẽ tự nhiên người chiến sĩ nào khi sa cơ cũng phải tìm cách đào thoát,cũng như người tù nào cũng sẵn sàng trón tù khi có thể–đây là tâm lý tự nhiên chứ chẳng quân trường nào phải dậy điều này.

      • @ NTT

        “Cẩm Nang Chiến Sĩ QLVNCH” là một cuốn sách dầy, nhỏ bỏ túi. Trong đó hướng dẫn người lính VNCH rất nhiều thứ khác nhau khi ở trong quân đội. Như: “Sáu Điều Tâm Niệm Của Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa”. Hướng dẫn cách “Mưu Sinh Thoát Hiểm” khi bị lạc trong rừng, loại thực phẩm trái cây, nấm, có tể ăn được; cách tìm nguồn nước uống, cách tìm phương hướng nếu không có địa bàn trong tay v.v. Trong trường hợp bị địch bắt thì tìm cách đào thoát tìm về đơn vị, trong trại tù VC thì bảo vệ đồng đội, tuyệt đối không tiết lộ tin tức cho địch, tuyệt đối không đầu hàng địch quân phản bội đồng đội v.v.

        Tôi không từng đi lính thời VNCH, nhưng tôi đọc ngấu nghiến cuốn sách này của các bậc cha anh, lý do là lúc nhỏ tôi rất thích đọc sách truyện đủ thứ loại mà tôi bắt gặp. Trong cuốn cẩm nang còn có phần tranh hí họa vẽ HCM tay cầm quả địa cầu và cành dương liễu, phía sau cái bóng in trên vách là quả lựu đạn và khẩu súng với câu thơ lục bát:

        Già Hồ ăn nói ngược xuôi
        Tay cầm súng đạn miệng hô hòa bình

        Hoặc hình vẽ con rắn giả đầu rồng với lời thơ phía dưới:

        Rắn đâu có đẻ ra rồng
        Mặt trận giải phóng là giòng cộng nô

        Tóm lại, chuyện tuy đã quá lâu nhưng nếu ai đã từng ở trong quân đội hoặc từng đọc cuốn “Cẩm Nang Chiến Sĩ QLVNCH” đều khó có thể quên hết tất cả “toàn bộ” được. Rất tiếc cuốn nhỏ sách này gia đình chúng tôi không thể mang theo khi đi định cư diện tỵ nạn ở Mỹ.

          • Nguyên văn của 2 câu thơ trên :

            Chém cha cái giặc họ hồ
            Tay cầm súng đạn, miệng hô hòa bình

            LCL

  28. Dmcs
    Dm mày dog phét
    Đập chết cha mày
    Đít chết me mày
    Dám gặp bố không con?
    Quân đội Gạc ma oánh con cacx, gặp. Bố là chạy như dog phét

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên