Tiếp theo các phần trước:
Cách nhìn của Hoa Kỳ về Trung Quốc thay đổi liên tục kể từ khi đảng Cộng sản lên nắm quyền cho đến nay:
– Từ 1945 cho đến cuối thập niên 1960: Mỹ xem hai nước cộng sản Nga-Hoa là hiểm họa cho thế giới tự do.
-Từ đầu thập niên 1970 cho đến cuối thập niên 1980: Nixon trong chuyến công du sang Bắc Kinh đã vẽ lại thế chân vạc. Bắc Kinh dù không đứng về phía Mỹ nhưng không còn là kình địch, trái lại Liên-Xô phải đối đầu với cả hai phía Mỹ-Trung.
-Từ đầu thập niên 1990 cho đến khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001: Đặng Tiểu Bình theo chính sách mở cửa nên Hoa Kỳ giúp cho Trung Quốc phát triển kinh tế, một mặt vì quyền lợi của doanh nghiệp Mỹ nhưng đồng thời với niềm tin lạc quan và ngu xuẩn rằng tăng trưởng kinh tế tất yếu sẽ dẫn đến dân chủ hóa1.
-Từ WTO 2001 cho đến Trump 2016: Mỹ bị hai vố nặng trong lần khủng bố 9/11/2001 và Đại Khủng Hoảng Tài Chánh 2007-08 nên chẳng những lơi là cảnh giác đối với Bắc Kinh mà còn nương tựa vào Trung Quốc như cái phao của ổn định:
-
-
Trung Quốc bán hàng giá rẻ rồi dùng thặng dư mậu dịch cho Mỹ vay nợ. Nhờ vậy lạm phát ở Hoa Kỳ không tăng cho dù chi phí chiến tranh Iraq và A-Phú-Hãn nhảy vọt giúp Bush (con) tái đắc cử.
-
-
-
Bắc Kinh không bán tháo đổ nợ công và các khoản đầu tư ở Mỹ trong cuộc Đại Khủng Hoảng Tài Chánh 2007-08 giúp đồng USD không bị phá giá.
-
-
-
Trung Quốc trở thành đầu tàu tăng trưởng cho các nước đang mở mang nhờ vào gói kích cầu trị giá 586 tỷ USD trong khi hai nền kinh tế Âu-Mỹ phục hồi chậm chạp.
-
Cho dù Hoa Kỳ trong thế yếu không còn thúc đẩy Trung Quốc dân chủ hóa nhưng bù lại cả hai chính quyền Bush (con) và Obama đều bang giao với Trung Quốc như một đối tác trách nhiệm (responsible party). Thực tế trái ngược vì tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh tăng theo đà phát triển kinh tế nên Trung Quốc không còn muốn nép mình trong trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo.
-Trump 2016 cho đến nay: Trump đánh thức giới tinh hoa chính trị của cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ rằng Trung Quốc là một kình địch về kinh tế. Biden tiếp tục chính sách của Trump nhưng đưa Trung Quốc lên hàng đối thủ địa chính trị trong khi vẫn mong Bắc Kinh hợp tác chống biến đổi khí hậu.
Bối cảnh chính trị như đã phân tích phần trên giúp chúng ta hiểu đánh giá của Hoa Kỳ về triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc trong những năm gần đây thay đổi như thế nào:
-
Cho đến năm 2021-22 không ít các nhà nghiên cứu Tây Phương cho rằng GDP Tàu sẽ qua mặt Mỹ khoảng cuối thập niên 2020. Tuy đã có dấu hiệu nợ và khủng hoảng địa ốc cản trở đà tăng trưởng từ năm 2013 nhưng đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh đối phó với bão tố và từng chứng tỏ hiệu năng của một nhà nước độc tài kỷ trị. Uy quyền của Bắc Kinh càng thêm nổi bật trong hai năm đầu đối phó với đại dịch Vũ Hán khi chính sách phong tỏa khắc nghiệt ở thành phố Vũ Hán đã ngăn chận độc trùng phát tán và giúp nền kinh tế Trung Quốc phục hồi nhanh chóng. Trong khi đó đại dịch lan tràn khắp Âu-Mỹ từ 2020-22 dẫn đến nhiều xáo trộn về kinh tế, chính trị và xã hội ở Tây Phương.
-
Từ năm 2022-2023 các nhà nghiên cứu lại đổi ý cho rằng Trung Quốc hoặc đã lên đến đỉnh điểm, hay ít ra Bắc Kinh không ba đầu sáu tay như người ta tưởng tượng. Vào lúc Âu-Mỹ bắt đầu ổn định nhờ vào thuốc tiêm ngừa kể từ năm 2022 thì đại dịch lại tái bùng phát ở Trung Quốc do biến thể Delta và do chính sách zero-Covid độc đoán và ngoan cố của nhà cầm quyền. Bắc Kinh sau đó lại vụng về trong quyết định phong tỏa rồi bất ngờ gỡ bỏ phong tỏa ở các thành phố lớn. Các kinh tế gia Âu-Mỹ ngạc nhiên thấy kinh tế Trung Quốc trì trệ thay vì nhảy vọt sau đại dịch Vũ Hán.
Cũng trong khoảng thời gian này cho thấy Bắc Kinh từ bỏ trào lưu đổi mới của Đặng Tiểu Bình vốn ưu tiên cho phát triển, thay vào đó Tập Cận Bình đặt nặng “hồng hơn chuyên” khiến các nhà đầu tư và doanh nghiệp tư nhân trở nên dè dặt về triển vọng tăng trưởng ở Trung Quốc. Bốn thách thức cho nhà cầm quyền Bắc Kinh bắt đầu lộ rõ, gọi tắt là 4D (debt, deflation, de-risking và demographic):
-
-
Nợ (debt): tổng số nợ lên đến 270% GDP đè nặng các địa phương làm ngưng trệ những đầu tư xây cất hạ tầng và địa ốc vốn là đầu tàu tăng trưởng từ năm 2008 và hiện chiếm 30% GDP ở Trung Quốc.
-
-
-
Giảm phát (deflation): kinh tế trì trệ, công ăn việc làm khó tìm, giá địa ốc xuống thấp (giá nhà chiếm 60-80% tài sản của dân chúng) khiến dân Tàu không dám tiêu xài làm doanh nghiệp phải hạ giá hàng hóa, tạo nên vòng xoáy giảm phát giống như ở Nhật kể từ 1990.
-
-
-
Chính sách giảm thiểu rủi ro (de-risking) của Hoa Kỳ để không lệ thuộc vào hàng hóa sản xuất từ Trung Quốc nhất là trong các ngành nghề công nghệ cao và chiến lược khiến đà tăng trưởng của Trung Quốc gặp nhiều khó khăn.
-
-
-
Nạn lão hóa (demographic) ở Trung Quốc lộ rõ từ năm 2022.
-
-
Dù vậy cho đến cuối năm 2023 sang đầu năm 2024 Trung Quốc lại tạo ra nhiều bất ngờ:
-
-
Mặc dù bị Hoa Kỳ phong tỏa về kỹ thuật cao cấp nhưng Huawei sản xuất điện thoại đời mới dùng công nghệ 7nm sản xuất trong nước cạnh tranh với iPhone, cho thấy ngành sản xuất chip điện toán ở Trung Quốc chạy đuổi sát nút TSMC (Đài Loan), Samsung (Nam Hàn) và Intel (Mỹ).
-
-
-
Trung Quốc nhảy vọt trở thành nước xuất cảng xe hơi hàng đầu trên thế giới, với hãng BYD cạnh tranh ngang ngửa với Tesla mà qua mặt BMW, VW, GM, Ford…về xe hơi điện.
-
-
-
Trung Quốc khẳng định ưu thế áp đảo về đất hiếm, điện gió, điện mặt trời, và bình điện xe hơi. Đầu tư của Trung Quốc trong các ngành này đè bẹp những công ty Âu Châu và trở thành đối thủ cạnh tranh với ngân sách 780 tỷ USD của Biden vào năng lượng xanh. Sản phẩm từ Trung Quốc len lỏi sang Việt Nam và Mexico dán nhãn nhằm tránh thuế để thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong lúc hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tràn ngập thị trường những nước đang mở mang.
-
Trung Quốc đưa ra khẩu hiệu thúc đẩy “năng lực sản xuất mới với phẩm chất cao” (new, quality productive forces) nhằm thay thế cho các ngành nghề với giá trị lao động thấp. “Bộ ba mới” (new trio) gồm đất hiếm, điện gió & mặt trời, xe hơi điện thay thế “bộ ba cũ” (old trio) gồm may mặc, đồ gỗ và dụng cụ tiêu dùng trong nhà (appliances như Tivi, tủ lạnh…) Bên cạnh đó Bắc Kinh đầu tư ào ạt vào trí tuệ nhân tạo và sản xuất chip điện toán để chạy đua với Hoa Kỳ. Mục tiêu của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sáng tạo và tăng trưởng trong các ngành nghề sản xuất công nghệ cao và năng lượng sạch. Trung Quốc có tham vọng trở thành nước dẫn đầu về năng lượng tái tạo của thế kỷ 21 mà không phải lệ thuộc vào nhập cảng dầu hỏa như hiện thời. Nhìn về các mặt này thì tranh hùng Mỹ-Trung hiện thời gây cấn với tỷ số 1/1: Mỹ hơn Tàu từ 1-5 năm về trí tuệ nhân tạo và chip điện toán; Tàu chiếm ưu thế áp đảo ít nhất cho đến năm 2030 về năng lượng sạch.
Ngược lại Bắc Kinh không đưa ra kế hoạch cụ thể để giải quyết nợ nần hay nâng đỡ các địa phương và ngành địa ốc đang suy sụp, mà cũng không kích cầu nhằm hỗ trợ dân Tàu tăng tiêu thụ. Thay vì giúp đỡ dân chúng trong lúc kinh tế trì trệ thì nhà cầm quyền tăng cường kiểm soát để ngăn ngừa xáo trộn xã hội, đồng thời được rảnh tay tập trung đầu tư thúc đẩy các “quả đấm sắt” nhằm chạy đua với Tây Phương và đẩy mạnh vị trí của Trung Quốc trên toàn thế giới. Bên Tây Phương nợ xấu khiến ngân hàng tư hụt vốn không dám cho doanh nghiệp vay mượn đầu tư; trái lại ở Trung Quốc các ngân hàng nhà nước không thiếu vốn vì dựa vào (1) dự trữ ngoại tệ, và (2) dân Tàu tăng tiết kiệm do bớt chi tiêu, nên ngân hàng đủ tiền đầu tư vào các ngành nghề công nghệ chiến lược do đảng đề ra. Ngân hàng nhà nước ôm nợ xấu sẽ thanh toán từ từ vì dân Tàu không dám đòi sợ ở tù.
Nói cách khác, Tập Cận Bình chọn lựa thúc đẩy đầu tư thay vì tiêu thụ – tức là trái hẳn với dự đoán của Âu-Mỹ rằng Trung Quốc sẽ phải cân bằng hóa nền kinh tế giữa đầu tư và tiêu thụ nội địa để đối phó với khủng hoảng và tránh một cuộc chiến tranh thương mại với Tây Phương.
***
Khoảng từ 2007-08 các kinh tế gia Hoa Kỳ cho rằng mô hình phát triển kinh tế lúc đó của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm và cần thay đổi: tăng trưởng ở Trung Quốc dựa vào tiết kiệm trong nước thúc đẩy đầu tư nội địa nhằm nâng cao sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài nên lệ thuộc vào nhu cầu tiêu thụ của Tây Phương. Mô hình này lộ rõ khuyết điểm khi sức mua của Âu-Mỹ sụt giảm từ sau Đại Khủng Hoảng Tài Chánh 2007-08 và khủng hoảng đồng Euro 2010-12. Giải pháp mà các chuyên gia Mỹ tiên liệu là Bắc Kinh phải chuyển đổi mô hình từ tăng trưởng qua đầu tư trở thành tăng trưởng bằng tiêu thụ nội địa (thay thế cho xuất khẩu hàng hóa) bằng cách mở rộng mạng lưới an sinh xã hội (thay thế cho đầu tư sản xuất.)
(Dùng thí dụ đơn giản giả sử Trung Quốc là một doanh nghiệp thì lẻ thường khi công ty tăng trưởng tất nhiên nhân công đòi tăng lương để có thêm tiền chi tiêu. Nhưng công ty Trung Quốc không cho công nhân tăng lương mà dùng tiền lời thúc đẩy đầu tư tăng sản xuất hòng bán thêm nhiều hàng hóa ra ngoại quốc, cho đến lúc nước ngoài gặp khó khăn không còn dư tiền nhập cảng thêm hàng hóa.)
Bắc Kinh từ năm 2008 chọn giải pháp trái ngược, thay vì kích cầu (tăng lương thất nghiệp, tiền hưu trí, bảo hiểm y tế và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ) thì lại kích cung với ngân sách 586 tỷ USD cọng thêm 1 ngàn tỷ tín dụng nhằm thúc đẩy xây cất hạ tầng và địa ốc để bù đắp cho xuất khẩu hàng hóa sang Tây Phương. Kết quả kinh tế Trung Quốc tăng vọt từ 2008-13, nhân công không cần tiền thất nghiệp vì tìm ra việc làm trong ngành xây dựng; ngược lại ngành địa ốc chiếm kỷ lục 30% GDP, đầu tư dư thừa khiến nợ xấu tăng vọt lên đến 270% GDP.
Cho đến năm 2020 khi nợ xấu và khủng hoảng địa ốc hiện rõ thì các chuyên viên Tây Phương lại tiên liệu Bắc Kinh sẽ phải tung gói kích cung đầu tư vào mạng lưới an sinh xã hội và tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ (theo kiểu Mỹ và Âu Châu kích cung trong hai lần khủng hoảng kinh tế và đại dịch Vũ Hán.) Nhiều chuyên viên còn đề nghị Bắc Kinh tài trợ vốn hoàn tất các công trình xây cất dang dở giúp cho doanh nghiệp và các địa phương sớm thoát ra khỏi quá trình thanh toán nợ (de-leveraging) để dân chúng dọn vào nhà mới, mua sắm bàn ghế, tivi, tủ lạnh…thúc đẩy tiêu thụ nội địa hòng đẩy kinh tế tránh tình trạng suy thoái do bị nợ xấu đè (balance sheet recession).
Trung Quốc một lần nữa chọn giải pháp trái ngược, thay vì kích cầu thì lại kích cung – nhưng thay vì đầu tư vào “Bộ ba củ” (xuất khẩu hàng hóa may mặc, đồ gỗ và đồ dùng trong nhà) hay hạ tầng và địa ốc như trước đây thì nay tung vốn vào “Bộ ba mới” (đất hiếm, điện gió và mặt trời, xe hơi điện) cùng 2 ngành trí tuệ nhân tạo và sản xuất chip điện toán. Bắc Kinh kỳ vọng giá trị gia tăng của năm ngành này sẽ bù đắp cho mức lương thấp trong “Bộ ba củ” và trong ngành xây dựng, bù đắp cho tình trạng lão hóa và bù đắp cho nợ xấu. Quan trọng hơn hết, năm ngành công nghệ chiến lược sẽ giúp cho Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu trong thế kỷ 21.
Một điều các chuyên viên Tây Phương không bao giờ hiểu là người cộng sản được đào tạo để dùng kinh tế như phương tiện nhằm đạt đến mục tiêu chính trị (hay địa chính trị), hoàn toàn trái ngược với Tây Phương xem kinh tế là cứu cánh mang lại phúc lợi cho dân chúng trong xã hội dân chủ. Cho nên trống đánh xuôi kèn thổi ngược, Bắc Kinh lúc nào cũng đi ngược với các khuyến cáo của Tây Phương.
Gút mắt nơi đây là Mỹ cũng đang đầu tư ào ạt vào “Bộ ba mới”, trí tuệ nhân tạo và sản xuất chip điện toán vì Hoa Kỳ không muốn đánh mất vị thế lãnh đạo trong thế kỷ 21. Âu châu lo sợ trở thành lục địa già nua (old continent) nên hội họp tung ra nhiều cảnh giác bị Mỹ bỏ rơi và bị Nga-Tàu lấn áp nhưng cho tới giờ này chưa thấy đưa ra kế hoạch gì cụ thể. Kế hoạch nào đầu tiên cũng là tiền đâu nhưng Âu Châu không tăng chi đủ cho quốc phòng và các ngành công nghiệp chiến lược của thế kỷ 21.
Bộ trưởng tài chánh Janet Yellen sẽ đến Bắc Kinh cảnh cáo Trung Quốc đầu tư dư thừa đe dọa tràn ngập thế giới với sản phẩm điện gió, điện mặt trời và xe hơi điện2. Tuần báo The Economist cảnh giác chính sách đầu tư dư thừa của Tập Cận Bình sẽ dẫn đến chiến tranh thương mại3. Đại diện thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai lưu ý Mexico đừng mở cửa sau cho Trung Quốc4 (hình như Việt Nam cũng bị bà Tai nhắc khéo).
Hàng hóa Trung Quốc luồn lách tìm đủ cách tràn vào Hoa Kỳ như trường hợp công ty Temu hiện đang cạnh tranh ráo riết với Amazon lợi dụng lỗ hổng thuế má là hàng tiêu dùng do dân Mỹ đặt mua trực tiếp từ công ty Trung Quốc không bị đánh thuế nhập khẩu. Khi Âu-Mỹ dựng hàng rào thương mại với Huawei thì công ty này vẫn đứng vững bán sản phẩm giá rẻ sang các nước đang mở mang. Mexico, Thổ Nhĩ Kỳ (và hình như có cả Việt Nam) đang lên tiếng về chênh lệch cán cân thương mại quá đáng với Trung Quốc.
Trump dọa khi lên tổng thống sẽ đánh thuế 65% vào hàng hóa từ Trung Quốc và 25% từ tất cả các nước khác nhằm tránh tình trạng Mỹ bị lợi dụng. Không khéo thì hàng rào thương mại này sẽ được dựng lên dù Trump hay Biden đắc cử với quá khứ cho thấy chính sách của Biden rồi cũng bắt chước Trump!
Triển vọng tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc chưa rõ vì còn bị đè nặng bởi 4D (debt, deflation, de-risking and demographic) nhưng triển vọng chiến tranh thương mại rất có thật.
Đến đây là chấm dứt loạt bài về Tìm Hiểu Kinh Tế Trung Quốc.
———————-
1 Xem sách The End of History
2 https://www.nytimes.com/2024/03/27/business/yellen-china-green-technology.html
3 https://www.economist.com/finance-and-economics/2024/01/09/xi-jinping-risks-setting-off-another-trade-war
4 https://www.cbc.ca/news/world/tai-brookings-usmca-comments-1.7135517
Căn cứ vào ảnh vệ tinh, hãng tin Anh Reuters ngày 25/04/2024 tiết lộ tàu Angara của Nga trong danh sách trừng phạt của Mỹ đang hiện diện tại hải cảng Chiết Giang, Trung Quốc. Từ tháng 8/2023, chính con tàu này đã 11 lần lui tới cảng Rajin của Bắc Triều Tiên và đã chở nhiều container đạn dược của Bắc Triều Tiên đến các hải cảng của Nga. Tin này được đưa ra vào lúc Hoa Kỳ quan ngại Bắc Kinh hỗ trợ Matxcơva về quân sự trong cuộc chiến Ukraina.
Theo đánh giá của Reuters, sự hiện diện của tàu Nga tại một hải cảng của Trung Quốc là một thách thức mới đối với Hoa Kỳ và các đồng minh, vào lúc các nước này đang tìm cách ngăn chặn các nguồn tài trợ cho cỗ máy chiến tranh của Matxcơva. Vai trò của Bắc Kinh hỗ trợ Nga trong cuộc chiến Ukraina là một trong những trọng tâm trong chuyến đi Trung Quốc lần này của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Tháng trước, nhân vật số hai của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Kurt Campbell đã nhấn mạnh Washington sẽ không « khoanh tay ngồi nhìn nếu như Trung Quốc trợ giúp Nga nhiều hơn » trong cuộc chiến tại Ukraina.
Điện thoại di động của Apple được lắp ráp tại Trung Quốc đã bị loại bỏ nhiều chức năng theo yêu cầu của ĐCSTQ. Một số cư dân mạng liệt kê hơn 30 tính năng iPhone bị “đào thải” khi ráp tại Trung Quốc, tiêu biểu như cấm eSIM và không được trang bị sóng 5G; chặn các nhóm Facetime, vô hiệu hóa các cuộc gọi khẩn cấp toàn cầu, chỉ dẫn 3D về công trình kiến trúc, camera đo tốc độ, chế độ xem đường phố…
Điện thoại di động Apple luôn được người Trung Quốc ưa chuộng vì tính bảo mật dữ liệu vượt trội, hầu hết quan chức cấp cao, giám đốc điều hành doanh nghiệp cũng như tầng lớp trung lưu Trung Quốc có điều kiện đều sở hữu một hoặc nhiều điện thoại Apple. Những người thành công này muốn có nhiều thông tin riêng tư hơn, điều này được đảm bảo với điện thoại di động Apple vì giúp họ bảo mật dữ liệu tài sản, thông tin tham nhũng, tài sản ở nước ngoài và các dữ liệu nhạy cảm khác
Một cuộc tháo chạy vốn ngoạn mục đang diễn ra khi các nhà giao dịch chứng khoán theo chân các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt xoay lưng với đế chế Trung Hoa. Trong năm 2023, 68 tỷ đô la đã rời khỏi Trung Quốc và đầu tư nước ngoài rớt xuống mức thấp nhất kể từ năm 1993
Hồi chiến tranh lạnh,Mỹ và phương Tây có chơi với hai thằng Tàu và Nga đâu mà vẫn phát triển giàu mạnh,chớ ko phải thằng ba Tàu nhờ chơi với người ta nên mới lớn mạnh như ngày hôm nay,rung cây nhát khỉ hoài,cũng như khi thằng Nga xâm lược thằng U,cũng dọa tùm lum là ko có năng lượng của Nga thì kinh tế Đức và ngành công nghiệp Đức sẽ sụp đỗ ? Rồi thì sao ? Thằng Đức nhẹ nhàng chuyển hướng đi mua chỗ khác,có chết thằng Tây nào đâu ! Kinh tế Đức ko có năng lượng Nga cũng vẫn vận hành bình thường,mà còn vượt mặt Nhật để thành nền kinh tế lớn thứ 3 Thế giới luôn kìa !
Tự hào là cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới mà dân liều chết trên biển để trốn đi thì thật nhục nhã cho Tập Cận Bình, nhục nhã cho chủ nghĩa cộng sản Trung Quốc mấy chục năm nay
Như đã nói, ngoài này hoàn toàn không nắm rõ Trung Quốc hiện giờ đang có trong tay những kỹ nghệ gì . Nhưng những gì biết được thì rất đáng ngại .
Chiện làm nhái, Trung Quốc đã vượt wa từ lâu gòi . Đừng tưởng đồ TQ vừa rẻ nhưng chất lượng hổng bền thì si ra khoa học kỹ thuật cũng như zịa . Lầm to . Người đưa ra những nhận định đó hiện giờ đang nằm vêu mõm ở nhà . What if chiện làm đồ rẻ mạt là 1 trong những strategies, a counter-offensive
& the one who thought of that, the coordinated efforts being put into it, set it in motions …
Kết/hậu -tùy cách nhìn- quả người Việt cả trong lẫn ngoài nước, chắc chắn hổng thấy . Give it a few years
Nói ra hổng phải là tâng bốc Trung Quốc . bet xítload of you think so.
Ngoài này wan niệm thà overestimate đối thủ để còn có thể đề ra biện pháp đề phòng
Kỵ nhứt là underestimate họ . Until it blow up in yo face.
Tất nhiên, người Việt thì nghĩ khác . Nói thía là nói có lợi cho TQ, vì vậy chính là gián điệp của TQ
Nói thiệt nha, những nhận định tỉnh táo và chính xác nhứt, unfortunately, là của chú Phét
Tác giả viết bài này có nhiều chỗ không đúng
Ví dụ Mặc dù bị Hoa Kỳ phong tỏa về kỹ thuật cao cấp nhưng Huawei sản xuất điện thoại đời mới dùng công nghệ 7nm sản xuất trong nước cạnh tranh với iPhone, cho thấy ngành sản xuất chip điện toán ở Trung Quốc chạy đuổi sát nút TSMC (Đài Loan), Samsung (Nam Hàn) và Intel (Mỹ).
Trung cộng chưa làm được 7nm
Chip SMIC 7nm trên Mate60 của Huawei được nhiều phân tích là sử dụng máy in thạch bản DUV 14nm và sử dụng từ 4 quy trình phơi sáng trở lên để hoàn thiện được công nghệ 7nm. Trong giai đoạn đầu, chính TSMC đã sử dụng phương pháp này để phát triển chip 7nm, sau đó do hiệu suất quá thấp nên họ đã từ bỏ DUV và áp dụng các máy in thạch bản EUV tiên tiến hơn để đạt được sản lượng.
Còn nhiều chỗ khác không đúng
Tóm lại tác giả thổi phồng về thành quả kinh tế Trung cộng, thiếu hiểu biết về EU, quá tin vào chiến tranh thương mại đại trà tức là cái gì cũng đánh thuế theo kiểu Trump.
Biden sử dụng chiến tranh thương mại có chọn lọc lợi hại hơn nhiều, cứ nhìn Trung cộng kinh tế đi xuống thì rõ
Cho phép tớ được phản biện kẻ mạo danh .
Trung Quốc học được phương thức sản xuất chip từ Pháp, vì gốc XHCN của Pháp vưỡn còn nên chánh quyền Pháp khá thoải mái & mở cửa . Các viện nghiên cứu hột nhơn của EU đều có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học gốc Hoa, tuy đã không còn quốc tịch Trung Quốc, nhưng như trí thức Việt Nam, họ thường xuyên về nước để truyền lại kiến thức & kinh nghiệm
Tuy nhà máy sản xuất chip của Trung Quốc đặt dưới sự kiểm soát của quân đội, nhưng hổng ít nhưn viên kỹ thuật chính là Hoa kiều . Ngay cả hiện nay, tuy có 1 số nghi kỵ xảy ra giữa 2 “chính phủ” nhưng hổng ít khoa học gia Đài làm việc cho cả 2 phe, nhứt là ở những ngành công nghệ cao .
Hổng có lạ gì khi những gì xảy ra ở ngoài này, hầu như đều được sự wan tâm của những người cần wan tâm ở Trung Quốc . Và người ta hổng bít được Trung Quốc có khả năng làm được những gì, nhưng có 1 số người nêu lên có thể TQ đã nhỉnh hơn ngoài này, đơn giản vì TQ hổng có những constraints như ngoài này . Di truyền học, ngoài này ngại những vứn đề ethics, none ở phía TQ. Những phát kiến (quá) mới, cutting edge làm tư bửn ngại, nên tiền bỏ ra để phát triển bị hạn chế . 1 nửa trong số đó go to the highest bidder, which is Trung Quốc . Tới độ có người khuyến nghị chính phủ Mỹ & tư bửn cần tài trợ cho những dự án (có thể) xem là điên khùng đó . Mỹ hổng làm được vì budget bị đối thủ dòm ngó . TT Dân Chủ thì bị phe CH xem xét từng cắc, và số tiền bỏ ra chưa chắc thu lợi zìa hổng thỉa thoát khỏi con mắt cú vọ của đối thủ, be it CH hay DC. Đức đang làm chiện này, nhưng cũng rất cầm chừng . TQ dont have this kinda problem, vì tập trung quyền lực, những quyết định như thế này hổng gặp sự cản trở của bất kỳ 1 ai
Ngày xưa Cộng Sản khoe khoang, làm 1 nói 10. Not anymo. Vì vậy, hiện giờ hổng ai bít Trung Quốc đang sở hữu những kỹ thuật gì .
Có nghĩa bất kỳ 1 nhận định TQ thía này thía nọ, cọp bi nên chả có gì ra hồn … Well, ngoài này nghĩ ngược lại . i mean those i know. Those i dont know, i dont care coz them worth jack.
Cứ thử đoán xem số lần Minxin Pei đúng bất cứ 1 điều gì đó về Trung Quốc. Well, người ta đang chờ ổng trúng ít nhứt 1 điều gì đó .
Loạt bài viết công phu. Cám ơn t/g.
với Đài Loan thì Tàu Cộng lại không dám dùng vũ lực để thâu tóm vì cái giá quả là không xứng để đánh đổi mặc dù Tập luôn miệng nói Đài Loan là không thể tách rời của Tàu nhưng thực tế Đài Loan đã tách rời khỏi đất nước Tàu đã 3/4 thế kỷ và càng ngày càng cách xa nghiêng về với Mỹ và Tây Phương. Nước Tàu và Tập đang trong thế yếu vì kinh tế yếu kém dù chưa xảy ra chiến tranh. Tập chỉ làm được những gì trong tầm tay như cố gắng giữ cho Nga thua và sụp đổ. Vì Putin mà sụp đổ thì Tập cũng khó mà tồn tại vì kẻ thù của Tập trong nước còn nhiều hơn cả Putin.
Thập niên này, chỉ còn 6 năm nữa, liệu Tập và Putin có sống qua khỏi thập niên này?
Ba trong số các ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Trung Quốc đã đình chỉ một số khoản thanh toán của Nga kể từ tháng 1. Julien Vercueil nhận xét: “Một số ngân hàng Trung Quốc đang bắt đầu cho rằng thị trường Nga không đáng phải chấp nhận rủi ro hứng chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây, đặc biệt là các lệnh trừng phạt của Mỹ”. Các ngân hàng Trung Quốc không phải là duy nhất biết sợ.
Theo nhật báo Mỹ Washington Post, ngân hàng quốc doanh chính của Dubai đã đóng một số tài khoản của các nhà tài phiệt và các nhà buôn dầu mỏ Nga. Các ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ cũng ngày càng cảnh giác với các hoạt động liên quan đến Nga. Hoa Kỳ cũng cảnh báo các ngân hàng Áo.
Nhưng cũng như các mạng xã hội khác, TikTok bị cấm tại Trung Quốc.
Người dân nước này sử dụng Douyin, một ứng dụng tương tự chỉ có ở Trung Quốc và được chính phủ giám sát, kiểm duyệt kỹ càng.= theo một cuộc điều tra của Wall Street Journal vào tháng 1, hệ thống của TikTok vẫn còn “thủng lỗ chỗ”, với việc dữ liệu được chia sẻ một cách không chính thức giữa TikTok ở Mỹ và Bytedance ở Trung Quốc.
Những trường hợp gây chấn động, như vụ việc một nhân viên Bytedance ở Trung Quốc truy cập dữ liệu cá nhân của một nhà báo để truy tìm nguồn tin của người này, đã làm dấy lên nhiều lo ngại.= Tại Trung Quốc, Douyin là ứng dụng được tham khảo nhiều nhất trên điện thoại thông minh, nhưng TikTok, phiên bản quốc tế của ứng dụng này, thì lại bị cấm và bị coi là một trong những ứng dụng của nước ngoài ».
sau khi được phép tiếp xúc với báo giới, Trung tá Yao Cheng – sĩ quan tham mưu của Không quân đào thoát sang Mỹ năm 2016 rồi xin tị nạn chính trị – tiết lộ với một số cơ quan truyền thông của Mỹ rằng ông ta và đồng đội thường đến kho vũ khí xin các thỏi nhiên liệu rắn dùng để phóng hỏa tiễn làm chất đốt lúc cần… ăn lẩu bởi tham nhũng nuốt sạch những thứ tối thiểu mà lẽ ra quân nhân phải có
Khà khà khà, chỉ xin phép cho anh Phét đuọc hỏi bác ni một câu hỏi mà thôi. Một câu hỏi mầ NGUY TÀN DƯ luôn luôn canh cánh bên lòng suốt bao chục năm kể từ ngày quăng súng liệng đạn , ngày cởi áo tuột quần, ngày bám đuôi đu càng.
Câu hỏi là bao giò thì TÀO CỘNG sụp đổ?.
Anh Phét hỏi giúp cho đám Tàn Dư Ngụy Cock. Đám Tàn Dư Ngụy Cock suốt bao nhieu năm “chống Cộng bằng mồm” mệt mỏi mà xem ra Viet Cộng chẳng những không rụng bất cứ sợi lông chim nào mà nguọc lại còn hùng mạnh hơn truóc gấp bội phần . Ngày nay đám Tàn Dư Ngụy Cock ni lại xoay sang đấu tranh dân chủ cho 1,4 tỉ dân TRUNG QUÓC và nhằm lật đổ CỘNG XANG TÀU luôn thể. Đám Tàn Dư tin rằng nếu GIẬT SẬP đuọc TÀU CỘNG thì Viet Cộng phải sụp theo.
Câu hỏi đuọc hỏi again đó là KHI MÔ TÀU CỘNG…………XỤP để Tàn Dư Ngụy Cock về láy lại Sai Gòn làm thủ đô nuóc VIET NAM CÔNG HÒA Đệ TỨ.
Đệ I thì bị Mẽo tru di dẩn tói cái chết man rợ của DIỆM NHU CẨN
Đê II khóc lóc vì MẼO truất ngai vàng và THẸO xém chút nửa bị sát hại như anh em DIỆM NHU CẨN
Đệ III tự xưng ma vương. Tên tâm thần phân liệt Đào Minh Quân xưng đế máy năm nay.
Đệ IV thì chờ ngày Viet Công sụp và bộ sậu nội các của Viet Tân Phở Bò đang ngày đêm ……….đọc kinh và đấm ngực , cấu Tròi khân Phật đê VIET CỘNG tự đông ngả lăn ra chết mà Tàn Dư Ngụy chẳng tốn bất cứ viên đạn nào sất , kakkakkkkak
Đó là lý do tại sao anh Phét mạo muội hỏi bác là KHI MÔ TÀU CỘNG……..ngả lăn ra chêt’ sạch như đám Tàn Dư Ngụy Cocl bolsa đang mơ uóc ,, kkakkakka