Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung bước sang một thời kỳ mới, không còn mang hình thức bao vây, đối đầu trong lĩnh vực kinh tế khi Tổng thống Donald Trump ban hành lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông được sản xuất bởi các công ty có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia trong đó dẫn đầu là tập đoàn Huawei Technologies.
Ngay sau đó Google tuyên bố cấm Huawei sử dụng tất cả phần mềm từ hệ thống điều hành Android, YouTube, Google Search, Google Play Store, Chrome cùng tất cả các phần mềm dịch vụ khác như Google Map, Gmail trong các phiên bản tương lai. Hai ngày sau các hãng sản xuất linh kiện như Qualcomm, Intel, Xilinx, Broadcom đồng loạt có động thái tương tự kéo theo Infineon Technologies nhà sản xuất chip của Đức, cũng tuyên bố dừng xuất xưởng sản phẩm của mình cho Huawei Technology.
Hình ảnh Huawei xấu hẳn trong mắt người tiêu dùng khắp thế giới, không ngoại trừ Việt Nam, nơi Huawei được Hà Nội nâng đỡ ngay từ những ngày đầu tiên khi tiến vào thị trường này. Hàng ngàn người hoảng sợ khi sở hữu chiếc cell phone mang nhãn hiệu Huawei khiến cho văn phòng đại diện của hãng này phải lúng túng giải thích cho hàng chục ngàn khách hàng nhưng không ai tin vào những lời giải thích ấy.
Thật ra Huawei bị Hoa Kỳ tiêu trừ không phải vì khả năng kinh tế mà nó đe dọa đối với các hãng điện thoại của Mỹ mà lý do xâu sa hơn là sự đe dọa an ninh lẫn tình báo mà Huawei đang âm thầm giám sát hệ thống kinh tế lẫn an ninh quốc phòng của Mỹ cũng như các đồng minh, trong đó có Nhật, Úc, Anh, Đức cùng nhiều nước khác. Đánh Huawei quyết liệt không những tạo ra sự sụp đổ âm mưu len lỏi vào các cơ quan quan trọng của Mỹ và đồng minh mà Bắc Kinh nhắm tới, nó còn làm cho kế hoạch “Một vành đai một con đường” phá sản khi Huawei lộ ra phía sau lưng nó là chính phủ Trung Quốc, một sự thật không thể chấp nhận khi Trung Quốc muốn làm ăn với thế giới.
Khi Huawei bị các tập đoàn IT của Mỹ cô lập tất nhiên nó phải quay lại thị trường nội địa để sống sót và giấc mộng bá vương của Tập Cận Bình xem như tan thành mây khói cho dù ông ta đang hô hào cuộc vạn lý trường chinh như Mao Trạch Đông từng làm.
Tập Cận Bình có thể còn những lá bài khác chống lại cuộc chiến tranh thương mại như không xuất khẩu “đất hiếm” sang Mỹ hay gây bất ổn trên Biển Đông, Biển Hoa Đông nhằm tạo áp lực với các nước trong khu vực khiến những nước này do bảo vệ sự an nguy của mình mà không thừa gió bẻ măng trước hành động quyết liệt của Mỹ.
Nhưng một lần nữa, Tập Cận Bình đã tính sai một nước cờ.
Nếu ngày 16 tháng 5 Trung Quốc rúng động vì Huawei bị gạt ra khỏi giấc mơ bá chủ thông tin toàn cầu, thì ngày 23 tháng 5 “Dự luật Biển Đông và Biển Hoa Đông” tiếp tục làm cho cả Bộ chính trị của Trung Quốc choáng váng.
Sau một thời gian nằm im tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, dự thảo luật này được hai nghị sĩ của lưỡng đảng là ông Marco Rubio, Nghị sĩ Cộng hòa dẫn đầu dự thảo luật cùng Nghị sĩ Benjamin Cardin thuộc đảng Dân chủ tái trình để tiến hành thủ tục thông qua. Lần này, những người ủng hộ dự luật hy vọng sẽ có kết quả khả quan hơn thời gian năm 2017 nhờ chủ tịch mới của Ủy ban Đối ngoại, Nghị sĩ James Risch, được tiếng là người theo dõi chặt chẽ các chính sách của Trung Quốc.
Tờ South China Morning Post phỏng vấn Nghị sĩ Marco Rubio cho biết nếu được thông qua, chính phủ Hoa Kỳ sẽ thu giữ các tài sản có trụ sở tại Mỹ và từ chối hoặc thu hồi thị thực Hoa Kỳ của bất kỳ người Trung Quốc nào đóng góp cho các dự án xây dựng hoặc phát triển, hoặc đe dọa hòa bình, an ninh hoặc ổn định tại các khu vực tranh chấp ở Biển Đông và Hoa Đông. (*)
Nó cũng sẽ xử phạt các tổ chức tài chính nước ngoài tài trợ cho các hoạt động đó.
Trong những năm gần đây, chế độ Trung Quốc đã quân sự hóa các khu vực trên Biển Đông bằng cách xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo và rạn san hô nhân tạo. Ngoài các hoạt động quân sự này, họ cũng đã triển khai các tàu bảo vệ bờ biển và tàu đánh cá Trung Quốc cho các tàu đánh cá chặn đường vào các tuyến đường thủy và giúp chiếm giữ các bãi cạn và rạn san hô.
Nói với tờ South China Morning Post Nghị sĩ Rubio cho rằng Dự luật nhắc lại cam kết của Hoa Kỳ về việc giữ cho khu vực Biển Đông và Hoa Đông tự do và mở cửa cho tất cả các quốc gia, đồng thời buộc chính phủ Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc bắt nạt và ép buộc các quốc gia khác trong khu vực.
Dự luật cũng sẽ yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo trước Quốc hội sáu tháng một lần về cá nhân hay công ty Trung Quốc liên quan đến các dự án xây dựng ở vùng biển, bao gồm cải tạo đất, xây đảo, xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin di động và xây dựng cơ sở cung cấp điện và nhiên liệu.
Việc thông qua dự luật sẽ bổ sung vào danh sách các biện pháp ngày càng tăng của Washington để chống lại tham vọng kinh tế và quân sự của chế độ Trung Quốc trên toàn thế giới.
Trung Quốc đang đứng trước sự thử thách ghê gớm vì các hành vi bá quyền tại Biển Đông mà Mỹ vừa đưa ra, nó cho thấy cuộc chiến tranh thương mại đã biến dạng sang một hình thái khác mà Bắc Kinh rất khó chấp nhận vì đã tiêu tốn quá nhiều công sức lẫn tiền bạc nhằm nắm trọn vùng biển đầy tài nguyên này. Sức mạnh quân sự của Trung Quốc làm các nước trong khu vực tranh chấp lo sợ nhưng đối với Mỹ nó chỉ là một nguy cơ thách thức sức mạnh hải quân của Mỹ. Kinh tế luôn là ván bài được khả năng quân sự đứng phía sau bảo vệ nếu quân sự không đủ mạnh thì phát động cuộc chiến tranh thương mại sẽ tự mình đào hố chôn mình.
Hiểu rõ khả năng thật sự của Trung Quốc không ai bằng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và vì vậy khi một quyết sách đưa ra Tổng thống Mỹ không thể không dựa vào các báo cáo mà tình báo quốc phòng cung cấp cho ông. Không ai tin là cuộc chiến tranh tại Biển Đông sẽ xảy ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong hoàn cảnh hiện nay nhưng cũng không ai tin rằng Trung Quốc sẽ ngoan cố chống lại biện pháp cấm vận sau khi dự thảo luật này được ban hành qua chữ ký cuối cùng của Tổng thống Donald Trump.
Nước cờ vây của Mỹ đã bắt đầu khởi động, các nước đồng minh đã song hành để hạ gục Huawei cũng như sẵn sàng mang sức mạnh quân sự của họ tiếp tay với Mỹ. Trung Quốc không có đồng minh nên ván bài xem ra gần như lật ngữa. Việt Nam không hẳn là đồng minh của Trung Quốc mặc dù trên thực tế đầy dẫy bằng chứng những liên hệ mật thiết giữa hai Đảng với nhau. Có lẽ Hà Nội nên đem sự kiện này ra bàn thảo một cách rốt ráo trong đại hội Đảng sắp tới thay vì bàn thảo những đề tài nhàm chán đã thảo luận trong nhiều đại hội Đảng trước đây để tìm một hướng đi thích hợp cho đối sách của mình vì trong thời buổi toàn cầu hóa không nước nào có thể an nhàn ngồi xem chiến tranh mà không bị ảnh hưởng.
Mặc Lâm (Blog VOA)
——————————————
Ghi chú:
(*) https://www.scmp.com/news/china/diplomacy/article/3011441/us-senate-bill-proposes-sanctions-involvement-illegal
Việt nam đủ khôn ngoan không dùng kỷ thuật của Tàu cho mạng G5 không ai hiểu Tàu bắng csvn và ngược lại ,người Mỹ làm chuyện nầy là chuyện cần phải làm vì an ninh quốc gia đẻ xem Huawei xoay trở ra sao ? Cái khó nó bó cái khôn ,biết đâu Huawei tự lực trong thị trường nội địa cũng sống khỏe ,cả 1 tỷ 200 triệu dân chỉ cần 500 triệu dân mua điện thoại Huawei nó cũng sống nhăn ,đòn của Mỹ chưa chắc hạ gục được Tàu ,nhưng Dân Mỹ bắt đầu thấm đòn , các công ty Mỹ ở Tàu cũng vạ lây ,chờ xem Tàu trả đòn Mỹ với Đất hiếm và hợp đồng mua máy bay , không biết trạng chết Chúa cũng băng Hà ./
Huawei, vòi bạch tuộc đã bị cắt, và sẽ…đứt.
Cái vấn đề của Huawei không phải là kinh tế, là tiền, mà là “con mắt” để Huawei dò thám và ăn cắp kỹ thuật của thế giới. Cấm vận của Mỹ không làm Huawei chết vì tiền mà chết vì từ nay sẽ không còn được ở trong lòng địch. Canada có dẫn độ Meng Wanzhou sang Mỹ hay không không còn là vấn đề vì tới nay thì cái tên Huawei đã bị bức tử và nhiệm vụ của nó coi như đã chết vì đã bị Mỹ bóc mẽ phơi bày. Thiên hạ không mua phone của Huawei thì sẽ phải mua của những hãng khác và sẽ góp phần phát triển kinh tế chung; Huawei không bán được ra nước ngoài thì bán trong nội địa cho dân Tàu xài vì dân Tàu cũng đã từng xài đổ rẻ và bị kìm kẹp thiếu những phần mềm thông tin như thế trong nước từ lâu rồi. Cái khủng khiếp nhất với Tàu là khi Huawei bị cấm ở nước ngoài thì nước Tàu sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài và dân Tàu sẽ bị sống chẳng khác gì dân Bắc Hàn ngày nay, hoặc rồi sẽ như những bộ đội vào Sài Gòn năm 1975, khi thế giới mở rộng vẫn tiến lên thì nước Tàu lại dậm chân và thậm chí sẽ đi lùi khi thế giới không còn muốn chia xẻ thông tin.
Vấn đề quân sự, Tàu gây rối tại Biển Đông, Hoa Đông, hoặc Đài Loan từ trước tới nay cũng do một phần Huawei ăn cắp được kỹ thuật của Tây Phương đem về áp dụng chế tạo vũ khí thêm sức mạnh, nay thì cũng sẽ theo Huawei. Không còn ăn cắp được nữa thì những gì Tàu đang có rồi sẽ trở thành lỗi thời rất nhanh trong khi thế giới vẫn phát triễn những cái mới, và lúc đó Tàu sẽ không còn dám hống hách bắt nạt các nước khác. Không tiền, không kỹ thuật để phát triển thì sẽ chỉ là con rồng không có cánh.
Tàu vẫn còn hai vũ khí mạnh để đối đầu với Mỹ nhưng cả hai vẫn không đủ để thắng Mỹ, đó là đất hiếm và bonds, nên vẫn không dám sử dụng vì sợ sẽ làm tăng cường độ và sẽ bị Mỹ đánh sụp đổ chế độ. Tàu có khoảng 23% tổng số đất hiếm trên thế giới nhưng lại sản xuất ra tới 90% cho thế giới dùng. Điều này cho thấy thế giới không sản xuất vì độc hại chứ không phải vì không có. Tàu hiện nắm hơn 1 ngàn 200 tỷ US bonds nhưng bán tháo ra sẽ lỗ và số bán ra sẽ được những nước khác và chính phủ Mỹ mua lại bán cho dân và rồi cũng chẳng làm tổn hại được nền kinh tế Mỹ mà ngược lại kinh tế Tàu sẽ sụp đổ hoàn toàn khi Mỹ trả đũa lại.
Không có con đường nào sáng sủa cho nước Tàu một khi đầu tư của Mỹ và thế giới rút đi; cũng không có sự phát triển kinh tế bền vững một khi thương mại trao đổi với Mỹ không có sự thay đổi công bằng như Mỹ đòi hỏi. Tập sẽ phải ngưng trợ cấp các doanh nghiệp nhà nước, ngưng lấy sáng chế của các hãng vào đầu tư làm của riêng để làm hàng giả và sản phẩm tên riêng bán phá giá. Nếu không sửa đổi để sân chơi công bằng thì sẽ lãnh hậu quả bị thế giới bỏ rơi, còn sửa đổi thì kinh tế cũng không còn cơ hội phát triển hai con số được như 4 thập niên trước nhưng sẽ cứu nước Tàu cơ hội sống còn và phát triển bên vững cho mai sau.
Tập có khả năng làm được gì, sẽ phải đầu hàng và xin thế giới nhẹ tay, hay chống lại cả thế giới để bài học thế kỷ 19 của Nhà Thanh lập lại.
nv
Thưa bạn NV đồng ý với về nhận đinh trên nhưng Tàu nó không chỉ có Huawei ,Thế giới tẩy chạy Tàu về mạng G 5 nó không bán cho Đồng minh Mỹ thì nó bán cho Nước khác như Các xứ Bắc Âu điển hình là Na-Uy hay Châu phi giá rẽ mà kỷ thuật ok là được ,Huawei nó đã từng trúng thầu mạng G4 ở Bắc Âu ghé rẽ mạt chuyên viên ở đó khen rất tốt .Nên nhớ Chip G 5 của Huawei tốt không thua gì của Tây phương mà giã rẽ tôi không binh Tàu nhưng trên thương trường ai giỏi và có cơ hội là thắng dù bất cứ hình thức nào ,những hàng sản xuất của Tàu bây giờ nó khác thập niên 80 .90 rẽ và bắt đầu bền dáng tin cậy thí dụ tôi vừa thay cái fuel pump cho chiếc jaguar hàng gốc 700 Aud Dollars ,còn hàng Tàu $ 90 Dollars ,bây giờ đã 4 năm vẫn bền ,Chuyện an ninh là chuyện người Mỹ cần làm ,chuyện ăn cáp kỷ thuật công ty Toshiba cũng ăn cắp kỷ thuật của Mỹ bị vẽ biếm họa hình một ninja đột nhập công ty Chips nào đó của Mỹ năm 1980 thì phải ,không làm được sợ tốn kém Tàu ăn cắp lại bán giá rẽ người Tiêu dùng đa số ham rẽ ,kinh tế Tàu đi lên nhờ vào Chiến lược ăn cắp trí tuệ ,nhưng làm sao ngăn ? Còn Đất hiếm và bán tháo công phố phiếu Ông Trump đã tính rồi không có gì lo lắng ,các công ty của Mỹ cũng bắt đầu tái sử dụng các vật liệu làm từ Đất hiếm nên tình hình không có gì quan trọng , Theo tôi ông Trump sẽ nới tay khi Tàu có vẽ nhượng bộ ,người Tàu họ rất nhẩn nhục để đạt mục đích sau đó họ chơi lại thì khó đỡ , vì Mỹ còn tụi Dân Chủ nó đi đêm với Tàu ./
Thưa bạn Tuculy,
Thật ra, chuyện gián điệp ăn cắp là chuyện thường ngày ở huyện giữa các nước với nhau, dù là đồng minh, đối tác, hay kẻ thù. Bạn còn nhớ chuyện bà thủ tướng Đức cũng đã một lần phàn nàn phone của bà bị Mỹ nghe lén? Rồi cũng qua đi, vì ai cũng hiểu của của mình thì mình phải biết giữ.
Chuyện của Huawei cũng vậy, nhưng nguy hại hơn nhiều vì nó không chỉ lấn áp mà còn ảnh hưởng mọi mặt quá rộng lớn, nhất là về an ninh quốc phòng, và vì vậy đã tới lúc Mỹ làm lớn chuyện vì sợ Tàu qua mặt. Các nước ham rẻ còn ngần ngừ cũng đúng, nhưng với Mỹ, vấn đề không còn là hơn/thua hay rẻ/mắc mà là sinh tử. Như bạn Tuculy thấy tình hình mỗi ngày, không chỉ Huawei mà Mỹ rà soát và sẽ đưa tất cả những hãng của Tàu làm ăn ở Mỹ có nguy hại đến an ninh.
Cái khó của Trump là bị giới hạn thời gian và bị tụi Đảng Dân Chủ đánh phá lung tung những chuyện vớ vẩn nhưng chính sách của Mỹ đối với Tàu cũng sẽ không thay đổi nhiều dù ai và đảng nào thay thế, vẫn coi Tàu là đối thủ tiềm tàng nguy cơ sẽ chiếm ngôi vị của Mỹ. Huawei đã bắn tiếng muốn đàm phán và muốn được đối xử như ZTE, chịu bị phạt và chịu bị giám sát để tiếp tục được làm ăn với Mỹ. Đương nhiên, như phía Mỹ đòi hỏi, và nếu Tàu đồng ý thì Huawei sẽ sống nhưng vấn đề còn to lớn hơn nhiều vì Mỹ muốn Tàu thay đổi về cấu trúc, cái mà Tàu không chấp nhận vì sẽ không còn cơ hội chiếm đoạt trí tuệ và trợ giá để bán rẻ, và nguy hại hơn nữa, về đường dài, sẽ làm thay đổi cả chính trị nước Tàu. Mấu chốt là vậy.
nv