Chiều thứ Năm 21/9 vừa qua, tại Đại học U.C. Berkeley, trong lớp Vietnamese 101A: Advanced Vietnamese – Vietnamese Literature [Lớp văn học Việt Nam] do cô Nguyễn Nguyệt Cầm phụ trách có một khách mời đặc biệt là nhà thơ cách-mạng-phản-kháng-chiến-đấu Bùi Minh Quốc đến nói chuyện với sinh viên về những sáng tác của ông.
Đây là lần thứ ba nhà thơ đến Hoa Kỳ, chuyến đi êm đò xuôi mái, vì đã có một lần, vào tháng 3 năm 2018 khi ra sân bay Tân Sơn Nhất để đi Mỹ dự lễ tốt nghiệp và đính hôn của con trai thì ông bị công an chặn lại, cấm xuất cảnh vì lí do an ninh. Lần này ông qua thăm gia đình con trai đang sống ở tiểu bang Washington.
Cô Nguyệt Cầm giới thiệu Bùi Minh Quốc “là nhà thơ cách mạng, lúc nào trong thơ của ông cũng hừng hực lửa, trước cũng như sau năm 1975” và là một thi sĩ có thơ được chuyển thành nhạc: “cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao, dù đạn bom man rợ thét gào, dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích…” rất nổi tiếng, mà cô đã thường hát khi tuổi mới 15, 16. Đó là nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Bùi Minh Quốc.
Ngày xưa đó, cô cũng còn mê những dòng thơ tình của Bùi Minh Quốc: “Có khi nào trên đường đời tấp nập/ Ta vô tình đi lướt qua nhau/ Chẳng ngờ đang để mất/ Một tâm hồn ta đợi đã từ lâu…” đến độ “đi ngoài đường cứ nhìn xung quanh để xem mình có vô tình để mất tâm hồn nào mình đã đợi từ lâu không. Nên người ta cứ tưởng tôi là con điên.”
Hồi tưởng của cô giảng viên tại một đại học danh tiếng của nước Mỹ đã đem lại cho sinh viên những tiếng cười.
Thi sĩ Bùi Minh Quốc có mái tóc bạc trắng bồng bềnh, như mái tóc của Albert Einstein. Giọng nói rõ và mạch lạc, tôi “tuổi cao tóc bạc da mồi, nhưng mà tâm hồn vẫn xanh”. Dù năm nay ông đã 83 tuổi. Nhắc đến bài thơ “Lên miền Tây”, có câu: “Tuổi xanh ta, xanh mãi như rừng xanh xanh lớp” nhà thơ tự thấy tâm hồn ông đến nay vẫn như thế.
Là thi sĩ, ông dùng thơ để ra tuyên ngôn. Ba năm trước, khi 80 tuổi ông xuất bản tập thơ “Mẹ Việt Nam” và ở trang đầu là tuyên ngôn thơ của ông. Ông cất cao giọng:
Thơ tôi tiếp lửa cho người bị áp bức
Từng ngày từng ngày
Cho đến một ngày
Không còn ai cần đọc thơ tôi…
Và ông mơ đến một ngày trên thế gian này không còn ai bị áp bức, họ không còn đọc thơ của ông nữa, không còn ai cần tiếp lửa nữa.
Câu chuyện chung quanh việc sáng tác bài thơ “Lên miền Tây” được ông kể lại cho sinh viên nghe. Khi đó ông đang học lớp 9 trường Chu Văn An ở ven Hồ Tây, Hà Nội. Trong lớp, ông ngồi bên cửa sổ, một tai nghe nhưng mắt mơ màng nhìn qua khung cửa, bên kia hồ thấy đỉnh núi Ba Vì xa xa, hình dung sau núi kia là Tây Bắc. Ông yêu vùng đất đó, dù chưa đến bao giờ nhưng đã đọc nhiều về Tây Bắc thành ra nằm mơ thấy cuộc lên miền Tây của mình.
Xe chạy nghiêng nghiêng trèo dốc núi
Lên miền Tây vời vợi nghìn trùng
Ôi, miền Tây, ở dưới xuôi sao nghe nói ngại ngùng
Mà lúc ra đi, lửa trong lòng vẫn cháy…
Thơ của ông viết vào năm 18 tuổi có lửa hừng hực. Trong bài thơ còn có một câu mà ông cho là định mệnh của đời ông: “Đi chiến đấu là niềm vui bất tận”, mà bây giờ nhìn lại ông cho rằng cả cuộc đời ông là cuộc đời chiến đấu. Ông nói: “Niềm vui của cuộc đời tôi là niềm vui trong chiến đấu. Tình yêu của cuộc đời tôi là tình yêu trong chiến đấu.”
Nhà thơ tiết lộ chút đời riêng. Ông có ba người vợ, ba người vợ kế tiếp chứ không phải ba người vợ song song. Nghe thế sinh viên cười ồ. Ba người bạn đời của ông là ba người bạn chiến đấu, như tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ và vợ là Nguyễn Thị Dương Hà, cũng là khách mời đang có mặt trong phòng học, mà ông nhận xét đó cũng là một cặp đôi sánh bước để chiến đấu.
Tiến sĩ Vũ góp ý, nhắc lại câu chuyện mà ông được nghe nhà thơ kể cách đây vài hôm. Bài thơ “Lên miền Tây” khi vừa viết xong Bùi Minh Quốc gửi cho hai tờ báo nhưng không được đăng, sau đó ông gửi cho tạp chí Văn Nghệ mà người phụ trách trang thơ là Xuân Diệu, bố nuôi của Cù Huy Hà Vũ. Một hôm nhà thơ ra tiệm sách thì thấy trang đầu tạp chí có giới thiệu bài “Lên miền Tây, Bùi Minh Quốc”. Sướng quá, ông về xin tiền quà sáng bố mẹ và mua ngay tờ tạp chí. Ít lâu sau nhà thơ được gặp Xuân Diệu, được mời tham dự hội nghị những nhà văn trẻ mà ông là một trong những người trẻ nhất. Theo ông Vũ, Bùi Minh Quốc là: “Con người của lý tưởng cách mạng và lý tưởng thơ. Ông không bao giờ đầu hàng trước chướng ngại, trong nghệ thuật cũng như trong đấu tranh chính trị.”
Bài thơ “Lên miền Tây” của Bùi Minh Quốc đã được đưa vào sách giáo khoa và trong một kỳ thi tốt nghiệp lớp 7, hệ 10 năm, những vần thơ trong bài cũng đã được chọn để học sinh bình giảng.
Nhưng cũng vì bài thơ mà ông bị “vạ miệng” hai lần. Thi sĩ kể, lần đầu bị nhà văn Nguyễn Đình Thi, khi đó cũng là đại biểu quốc hội, đánh, cho rằng ông chưa lên Tây Bắc bao giờ thì biết gì mà làm thơ mơ mộng viễn vông về vùng đất đó. Thế là bài thơ bị đưa ra khỏi sách giáo khoa.
Vạ miệng thứ hai là có nhiều thanh niên vì yêu thích bài thơ mà hăng hái lên miền Tây Bắc khai khoang để rồi không về lại được thành phố, nhiều cô không lấy được chồng. Họ oán trách ông.
Sinh viên trong lớp có nhiều câu hỏi cho nhà thơ. Một nữ sinh viên hỏi vì sao những bài thơ trước năm 1975 của ông theo phong cách cách mạng, sau 1975 đem đến cho ông địa vị, danh vọng và tiền bạc, nhưng có sự kiện nào hay lý do nào đã khiến ông quyết định viết những bài thơ chống lại chính quyền độc tài?
Thi sĩ Bùi Minh Quốc trả lời rằng sau năm 1975 ông dần dần nhận ra những người lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tức là những người cầm đầu của chế độ độc tài toàn trị đã phản bội toàn bộ cách mạng dân tộc, dân chủ mà ông từng theo đuổi. Tất cả những quyền công dân ghi trong Hiến Pháp họ không thực hiện, chỉ có trên giấy, như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản, tự do ứng cử bầu cử đều không có. Trong lãnh vực văn hoá văn nghệ là rõ nhất, tất cả những tiếng nói trái với tai những người lãnh đạo đều bị bịt miệng.
Một sinh viên hỏi về bài thơ ông sáng tác năm 1997 có hai câu “Đà Lạt dậy mùa hoa/ Anh nghiến răng trong phòng thẩm vấn/ Giữa ban ngày mà ngập đêm đen”, có phải câu cuối ông nói đến một tác phẩm của Vũ Thư Hiên?
Nhà thơ xác nhận ông đã mượn tên cuốn hồi ký của Vũ Thư Hiên trong câu thơ đó, nhưng đó không phải là câu cuối.
Bài “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” gắn với một sự thật có trong đời của của ông. Khi nghe tin ông bà Hoàng Minh Chính từ Hà Nội vào Sài Gòn, thi sĩ có ghé thăm. Mới gặp ông Chính chừng năm phút thì công an và an ninh đến yêu cầu ông rời khỏi nhà của người con gái của ông Chính. Vài hôm sau, có một người nói là mới từ Pháp về, sau ông mới biết là an ninh, trao cho ông một copi của “Đêm giữa ban ngày”. Ông mang về và khi vừa đến bến xe Đà Lạt thì đã có công an chờ sẵn, khám xét hành lý và nói tác phẩm này là bất hợp pháp. Ông bị đưa về công an thành phố giam ba ngày ba đêm, bị thẩm vấn.
Ông sáng tác nhiều bài thơ trong phòng thẩm vấn, bài “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” còn có những câu: “Ôi tổ quốc vào tay quỉ dữ/ Tiếng hát tự do uất nghẹn khắp thân mình.”
Nhà thơ Bùi Minh Quốc bị thẩm vấn liên tục trong mấy tháng trời, cùng với Tiêu Dao Bảo Cự. Ông tiếp tục làm thơ, được bài nào đều đem đọc cho Bảo Cự nghe.
Ông kể trong đợt thẩm vấn ông sáng tác được 30 bài thơ, chép vào giấy pơ-luya gửi cho mấy nhà xuất bản, dù ông biết là họ sẽ không in nhưng là để cho biết là Bùi Minh Quốc có những sáng tác thơ. Ông gửi cho chi nhánh phía Nam của nhà xuất bản Hội Nhà văn do nhà thơ Ý Nhi phụ trách, dùng tên người gửi và địa chỉ vớ vẩn nào đó. Ông cũng gửi cho vài nơi khác, trong đó có tướng Trần Độ nguyên là Trưởng ban Văn hoá Văn nghệ Trung ương với một thư kèm “mong anh dành thời gian đọc và anh cho nhận xét.” Khi đó ông Độ đã bị đánh rồi, nhà thơ cho biết.
Tập thơ “Thơ vụt hiện trong phòng thẩm vấn” không biết bằng cách nào đó đã được phổ biến ở nước ngoài, in ở Pháp. An ninh văn hoá và công an tỉnh Lâm Đồng đến gặp ông, muốn biết làm sao sáng tác của ông lọt ra nước ngoài, tại sao ông làm như thế. Nhà thơ trả lời là chỉ gửi cho mấy nhà xuất bản trong nước, còn làm sao nó lọt ra nước ngoài thì ông không biết, truy tìm là việc của công an.
Thế là ông lại bị quản chế, mà ông gọi là “quản chế trong vòng quản chế” qua lệnh báo miệng, không có văn bản. Ngày hai buổi ông phải lên công an phường viết kiểm điểm về vụ có thơ in ở nước ngoài. Công an bảo viết thì viết, lần nào cũng thế tôi viết mấy chữ lăng nhăng rồi ngồi đọc sách báo, có khi lại làm một bài thơ.
Trên trung ương cũng để ý đến vụ việc. Ông kể một hôm có đại tá an ninh từ Hà Nội vào, xưng là bạn của Nguyễn Duy, Phạm Tiến Duật và nói các anh ấy chê thơ của tôi dở lắm. Tôi nói thơ hay dở thì tuỳ mỗi người. Họ quyết truy cho được là tôi đã gửi tập thơ cho những ai và làm sao lọt ra nước ngoài.
Nghe thi sĩ Bùi Minh Quốc kể lại chuyện bị thẩm vấn, tôi còn nhớ vào thập niên 1990, là người theo dõi tình hình nhân quyền tại Việt Nam tôi biết đến nhiều người có quan điểm bất đồng với các chính sách của nhà nước, hay những người lên tiếng đòi quyền làm người, đòi tự do dân chủ cho quê hương đang bị giam tù hay quản chế như các thầy Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, giáo sư Đoàn Viết Hoạt, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, luật sư Đoàn Thanh Liêm, các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng, Hà Sĩ Phu.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc khi đó được biết đến qua chuyến đi xuyên Việt với nhà văn Tiêu Dao Bảo Cự và thi sĩ Hữu Loan để gặp gỡ văn nghệ sĩ, vận động cho các quyền tự do phát biểu, tự do báo chí theo như những Nghị quyết của Đảng đưa ra khuyến khích văn nghệ sĩ, nhà báo nói thẳng, nói thật.
Hoạt động của nhà thơ gây được sự chú ý trong nước. Tại hải ngoại có nhóm Thông Luận bên Pháp, tạp chí Thế Kỷ 21 bên Mỹ, là những nơi đã phổ biến nhiều hoạt động, nhiều bài viết của “Nhóm Thân hữu Đà Lạt” gồm một số anh em trong Hội Văn nghệ Lâm Đồng mà thi sĩ Bùi Minh Quốc là chủ tịch. Những năm 1987-88 thi sĩ còn thực hiện tạp chí Văn nghệ Langbian ra được 3 số thì được lệnh từ Bộ Thông Tin là phải đình bản.
Hôm nay nhà thơ nhắc đến chuyện Tổng Bí thư Đỗ Mười mời ông lên gặp, yêu cầu kể lại chuyến đi xuyên Việt cùng với Tiêu Dao Bảo Cự khiến cả hai bị cách chức, bị khai trừ khỏi Đảng. Ông Đỗ Mười ngồi nghe gần hai tiếng đồng hồ rồi nói là sẽ cho ban kiểm tra trung ương có văn bản kết luận gửi cho ông, nhưng cho đến nay thi sĩ cũng chưa nhận được văn bản đó, dù đã gửi thư qua fax hai lần để hỏi.
Tiếp tục buổi nói chuyện, một sinh viên hỏi việc bị quản chế có ảnh hưởng đến việc sáng tác, ông có cảm thấy còn tiếp tục làm thơ được không?
Lại càng tạo cảm xúc làm thơ nhiều hơn, thi sĩ trả lời, rồi đọc bài thơ viết về người vợ, trong không gian đang có công an canh gác trước nhà:
Em ngồi đó, quên cả ngày tàn quên đêm khuya khoắt
Mười ngón tay lan một thế giới dịu hiền
Những búp bê len muôn mầu hồn nhiên ánh mắt
Em lẳng lặng đẩy lùi cơn bão dập đời anh
Gầm rít quanh ta cơn bão phũ phàm
Cuộc vây hãm dằng dai của mắt cú miệng hùm, lưỡi rắn
Em ngồi đó mười ngón tay lan đằm thắm
Một thế giới dịu hiền – thông điệp của hồn em…
Bài thơ lúc đầu ông đặt tên “Thơ tặng vợ hiền” vì vợ ông tên Hiền, mà người cũng hiền. Sau đổi tựa thành “Em ngồi đó”, sáng tác trong khi ông bị quản chế. Đọc thơ xong, thi sĩ cười cười nói: “Mà bảo là nịnh vợ thì cũng được.”
Một câu hỏi khác: Bài thơ “Đất quê ta mênh mông” sao ông lại viết phần 1 trước 1975 và phần 2 sau năm 75.
Thi sĩ trả lời, bài thơ hơi dài ông không nhớ hết, nhưng tóm tắt là hình ảnh bà mẹ ngày trước là những bà mẹ có thực, đào hầm bí mật cho ông núp ngay tại đất Quảng Ngãi. Bây giờ họ là những bà mẹ đi đòi đất đòi nhà, là hình ảnh phổ biến trong đời thực hiện nay. Biết bao bà mẹ đi chầu chực suốt ngày suốt đêm trước những dinh thự đồ sộ của đám quan chức để đòi nhà, đòi đất bị cướp.
Nói về người mẹ của ông, khi một sinh viên hỏi về ký ức, thi sĩ kể rằng năm 1962 ông có bài thơ về mẹ mà số phận bài thơ đó cũng khá kỳ lạ.
Khi làm bài thơ đó xong, ông chép gửi cho người yêu đầu và cũng là vợ sắp cưới. Hai bên đã chuẩn bị cho ngày cưới, nhưng vì những éo le của thời cuộc nên không bao giờ có đám cưới ấy. Ông tưởng bản thảo không còn. Một hôm cùng người em gái ngồi ôn lại kỷ niệm về mẹ thì cô em còn thuộc bài thơ, đọc lại cho ông chép và ông đã đưa vào tập thơ xuất bản nhân dịp ông 80 tuổi.
Rồi có một giảng viên đại học bên Texas muốn dịch thơ của ông để đăng trong các tạp chí tiếng Anh. Qua con trai, ông gửi một số bài thơ tiêu biểu như “Đất quê ta mênh mông”, “Giấc ngủ của nàng tiên dũng sĩ”, “Một dũng sĩ ra đời ở đầu kia chiến hào” cho dịch, nhưng chờ mãi không thấy đăng. Sau anh giảng viên gửi thêm bài “Mẹ” thì họ lại cho đăng bài này trước.
Đầu năm nay con trai báo bài thơ “Mẹ” đã được đăng. Thi sĩ đưa tin vui lên Facebook. Một hôm tự nhiên nhận được nhắn tin từ người yêu đầu, nói bài thơ ấy bản thảo cô còn đang giữ. Nhà thơ Bùi Minh Quốc cho đó là “tính thiêng của thơ rất thiêng” vì đã lưu giữ cái không gian của mối tình đầu suốt từ đó đến bây giờ. Bài thơ đó ông có đề “Kính tặng mẹ của hai chúng ta” là mẹ của tôi và mẹ của cô ấy.
Thi sĩ Bùi Minh Quốc sinh năm 1940 ở Hà Đông. Năm 1967 đi B vào Nam làm phóng viên chiến trường ở Khu Tư. Sau năm 1975 ông cũng có mặt trên chiến trường Campuchia.
Ông sinh hoạt nhiều trong giới văn học nghệ thuật ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Lâm Đồng. Là người quan tâm đến thời cuộc, ông luôn lên tiếng cho quyền tự do thông tin báo chí, tự do sinh hoạt văn hoá văn nghệ. Ông mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền đất nước của Trung Quốc, phản đối sự việc nhà nước im lặng trước những hành động của Bắc Kinh.
Trong buổi nói chuyện tại Đại học Berkeley, nhà thơ khẳng định mình là con người chiến đấu và thơ của ông là thơ chiến đấu. Ông chiến đấu trước năm 1975 và ngày nay ông còn tiếp tục chiến đấu vì gánh nặng sưu thuế đè nặng lên người lao động, vì áp bức vẫn còn.
Bùi Minh Quốc phát biểu trước sinh viên: “Tôi không có vũ khí nào khác ngoài vũ khí của tiếng nói, của những lời thơ” và từ đầu buổi nói chuyện ông đã liên tưởng suốt cuộc đời chiến đấu của ông với bản giao hưởng số 5 của Beethoven, là vượt thắng định mệnh, ngẩng đầu mở miệng cất cao tiếng hát dù qua bao đau thương bi thảm, để hy vọng đi tới niềm vui là giao hưởng số 9, cũng của Beethoven.
“Trong buổi nói chuyện tại Đại học Berkeley, nhà thơ khẳng định mình là con người chiến đấu và thơ của ông là thơ chiến đấu. Ông chiến đấu trước năm 1975 và ngày nay ông còn tiếp tục chiến đấu vì gánh nặng sưu thuế đè nặng lên người lao động, vì áp bức vẫn còn.” Trích.
Đọc văn học sử suốt chiều dài từ cổ chí
kim ,thì chỉ có ở gần đây ,xuất hiện ở
miền Bắc từ khi Hồ chiếm được phân
nửa VN,có cái gọi là trường phái thơ
“chiến đấu”,và giòng văn học “chiến đấu”.
Đại loại là những vần thơ sắt máu,căm
thù ,chửi rủa như :
“Giết nữa ,bàn tay không ngừng nghỉ.
… cho ruộng lúa lên bông ,…thờ Mao
chủ tịch, Xít ta Lin …con mẹ gì đó …bất
diệt ”
hay là :
“Thương cha thương mẹ thương chồng,
Thương mình thương một ,thương ông,
thương mười”.
…..
Bùi minh Quốc ,sống và lớn lên ở miền
Bắc,được giáo dục và rèn luyện trong
môi trường đó thì thơ của BMQ cũng đi
theo cái chiều hướng đó . Thờ phật thì
được ăn oản, BMQ với thơ của ông dĩ
nhiên là được ca tụng và sẽ có cuộc
sống dễ thở ở miền Bắc trước đây .
Sau này BMQ “quay xe”,và thơ của ông
ta cũng vậy . Lý do mà BMQ quay xe,
theo tôi,chỉ vì thời thế đã thay đổi,ông
chỉ là một người theo thời để hòng giữ
lại cái hào nhoáng,cái hào quang,cái
ngôi vị của ông trong đám “tinh hoa,
trí thức” của xã hội cộng sản miền Bắc,
chứ chẳng có “chiến đấu” gì cho áp bức,
sưu thuế đè nặng lên người lao động ..
gì ráo .
Nhưng dù sao thì tôi vẫn ủng hộ cho
BMQ ,cho thơ của ông vì lý do “có còn
hơn không”. Chỉ “ủng hộ” thôi chứ không
ca tụng một cách thái quá như tác giả
của bài viết này.
Còm bên dưới tui viết thoáng qua chỉ muốn cho người trong cuộc tự hiểu. Giờ thêm tẹo nữa, rộng hơn, là có rất nhiều người như bác Q. Họ đi B vì bị nhồi sọ đã đành, nhưng không đi gia đình bị rẻ rúng, tem phiếu có thể mất lại đói hơn. Vậy thì phải đi thì tại sao không quyết tâm để được tiếng tốt? Và họ hưởng được trọn vẹn thành quả nội chiến. Sau 30/4, vừa tiếng, vừa miếng.
Bác Q có được ngôi biệt thự cổ của Pháp, còn nguyên vẹn, tại một khu yên tĩnh. Con làm cho BBC (vì thế BBC có vẻ thiên cộng?) người khác du học rồi cưới vợ, để được ở lại. Khi lễ tốt nghiệp và đính hôn bác bị ngăn không cho qua Mỹ tham dự, bác dùng chuyện đó để “chứng minh” bị chế độ “cho vào sổ đen”. Thi sĩ Hữu Loan, cái tên sáng chói về sự dứt khoát với CS từ vụ Nhân văn và Giai phẩm, bác tìm cách thăm gặp để nói lên sự “ngưỡng mộ”. Tìm được mộ người vợ trong chiến tranh bác viết rất xúc động về sự “linh thiêng” của “ngoại cảm”…
Ông Võ Văn Kiệt nói về vợ con bị máy bay Mỹ bắn chết thì bác Q kể nhờ “ngọai cảm linh thiêng”… và nhiều người dùng ngay cái đau thương của người thân để tự gắn “mề đay cách mạng” lên ngực áo, không ít.
Khi thế sự xoay vần, đặc biệt sau biến cố CS Đông Âu sụp đổ, từng ngồi mâm “tiên chỉ trong làng văn thơ cách mạng” họ xoay ra “chống chế độ”! Nguyễn Khải đã tận hưởng ngôi “tiên chỉ” đó đến trọn đời, sau khi chết mới “xổ toẹt” di sản Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất để hy vọng được ngồi vào mâm cỗ mới sang trọng hơn. Còn bác Q thì đang hưởng nhiều mâm cỗ, như vừa nói. Thưa, không chỉ riêng bác Q mà có nhiều người giống như bác.
Với tác giả BVP, freelance hay amateur journalist? có nên cẩn thận hơn không? Vì ai dám bảo bác Q không dùng chuyện gặp gỡ một nhóm nhỏ (như bài viết) để ghi thêm vào tiểu sử “thành tích” “được mời tới nói chuyện về thơ tại Đại học UC Berkeley như một số người khác đã từng liệt kê? Dẫu gì thì tiếng nói “phản kháng chế độ” của những người như bác Q (vì họ được nhiều người trong nước biết tiếng) cũng có chút “tác động” tốt cho việc chống cộng.
Xin chúc các bác an vui.
“Dẫu gì thì tiếng nói “phản kháng chế độ” của những người như bác Q (vì họ được nhiều người trong nước biết tiếng) cũng có chút “tác động” tốt cho việc chống cộng”
Dream on Sir. Xít chó để lâu ngày sẽ làm thơ . Nhà thơ Bùi Minh Quốc hổng có chống Cộng, i mean xít man, Tưởng Năng Stench lôi (đại) tên khốn kiếp nào đó rùi kêu đó là người “tranh đấu cho dân chủ”, dân hải ngoại đ biết mình là ai nên vây cá mập cũng vớ tuốt .
Thui thì Beethoven Bùi Minh Quốc là người sáng tạo ra khái niệm “Đảng Nó” vs “Đảng Ta”. “Đảng Ta” -hổng phải tui, nói trước- là cái Đảng mà những người như ông đã tin vào, và tham gia chiến đấu cho dân chủ . Và họ thắng, thế có chết không cơ chứ lại! “Đảng Ta”, theo Beethoven Bùi Minh Quốc, là 1 đảng Mác-Lê chân chính, được sự ủng hộ cho tới cùng của anh em XHCN, đoàn kết còn hơn cả hữu nghị, và rõ ràng hổng viển vông . “Đảng Ta” là epitome, là biểu tượng của những gì cao đẹp, cao quý, cao cao bên cửa sổ có 2 đồng chí hôn nhau, và vì vậy, Beethoven Bùi Minh Quốc trở thành 1 đảng viên Cộng Sản, in turn, được Bùi Văn Phú kính trọng .
Nhưng “Đổi Mới” 1 cái, Đảng “Ta” thoái hóa, diễn biến if you will, thành “Đảng Nó”, và vì vậy Beethoven Bùi Minh Quốc đã “phản biện” -it aint “chống” per se- cái Đảng “Nó” này vì nó phản bội lại cái Đảng “TA” là Đảng mà những người như Beethoven Bùi Minh Quốc đã không ngại gian khổ, thậm chí hy sinh để đấu tranh cho dân chủ
Nếu kêu Beethoven Bùi Minh Quốc là “chống Cộng” … WTF you think Cộng Sản really is? Or just dont care. I know ignorance is bliss, thus, ignoramus luôn giữ nụ cười thường trực trên môi mà hổng cần Prozac.
Chuyện “vui” chắc chả cần ai chúc nhẩy
Cái mà Beethoven Bùi Minh Quốc chống là, ngày xưa, nhà văn Nguyễn Tuân, 1 người đấu tranh cho dân chủ, viết “Hà Nội Ta -Thats the “Ta” trong “Đảng TA của Beethoven Bùi Minh Quốc- Đánh Mỹ Giỏi”. Bi giờ đã trở thành Hà Lụi Nó, và nếu đem ra đánh Mỹ bi giờ, bảo đảm đấm đá như con cá sặc . Thats the “Cộng” mà Beethoven Bùi Minh Quốc chống, quá trình thoái hóa từ “Hà Nội” thành “Hà Lọi”, và từ “Đánh Mỹ Giỏi” thoái hóa thành như con cá sặc .
Nếu gọi đó là “Chống Cộng” & nghĩ đó là tốt, mọi người nên ủng hộ Giáo Sư Tương Lai, ổng “chống Cộng” còn “vui” hơn Beethoven Bùi Minh Quốc nhiềm lém lém lun
Bùi Minh Quốc và Beethoven, đúng là nổ to.
Sao không nổ to hơn như Bùi Minh Quốc và QuốcTế Ca.
Mùa Thu nhớ Đoàn Chuẩn Từ Linh với Mai Hương, với Lộc Vàng.
“Ca sĩ Lộc Vàng (Hà Nội) – một người chỉ vì đam mê hát nhạc vàng mà cuộc đời trở lên lận đận đến mức tù tội.
“8 năm sau, năm 1976, ông được trả tự do. Ông kể “Tôi sướng quá, đi bộ đường rừng 30 km từ trại giam ra đến TX.Lào Cai. Lúc ra đến ga Lào Cai, trời đã sẩm tối, tôi ngớ người ra vì các quán cà phê, hàng nước ở đó đều mở băng cối nhạc “vàng” do người miền Nam hát. Tôi vào quán ngồi mà không dám ngồi cạnh cái đài vì trước đây cũng vì hát những bản nhạc này mà tôi bị tù. Ra đến Hà Nội thấy ngạc nhiên vô cùng vì quán cà phê nào cũng mở dòng nhạc này”, Tuy vậy, dòng nhạc này chỉ thực sự được nhìn nhận đúng giá trị bắt đầu từ năm 1987, khi có chính sách khôi phục lại các tác phẩm văn học nghệ thuật trước năm 1954 và được gọi là nhạc tiền chiến.
Mỗi lần nhắc đến người vợ quá cố, ông Lộc Vàng đều rơm rớm nước mắt vì thương bà. “Có những ngày nhìn trời mưa, tôi lại nhớ bà ấy. Khi biểu diễn những ca khúc mà bà ấy thích tôi cũng lại nhớ bà”. Ông kể, khi nhạc “vàng” đã được khôi phục, ông được mời đi hát.
Cứ mỗi lần như vậy vợ ông lại đưa cả con đi theo. Người bạn của Lộc Vàng mới hỏi: “Trời mưa gió rét mướt thế này, cô bế con đi làm gì, ở nhà nghe thằng Lộc hát suốt rồi không biết chán à? Nó có trai gái gì đâu mà theo nó?”. Vợ ông bảo: “Anh ạ, không phải em đi theo để nghe nhà em hát đâu, mà sợ chẳng may nhà em bị bắt một lần nữa thì em còn biết đường đi tiếp tế”.
Sau năm 1987, người ta hát nhạc (vàng) tiền chiến ở khắp nơi, trong quán cà phê, trong các chương trình ca nhạc. Ngay như tại “ngôi nhà” của giới văn nghệ sĩ số 51 Trần Hưng Đạo, chương trình biểu diễn ca khúc trữ tình cũng được tổ chức thường xuyên.
Nghệ sĩ Khắc Huề – người chỉ đạo nghệ thuật chương trình đã tìm ông Lộc Vàng – lúc đó đã là giọng ca quen thuộc ở nhiều quán cà phê để mời hát. Ông Lộc cho biết dù vậy ông không đi hát để kiếm t.iền, ông làm đủ thứ việc từ bán bánh mì, quét vôi, thầu xây dựng… để nuôi gia đình. Ông hát chỉ vì thích được hát cho mọi người nghe.
Có lần, nhạc sĩ Đoàn Chuẩn đến nghe chương trình có Lộc Vàng hát. Lúc kết thúc phần biểu diễn, nhạc sĩ lên tặng hoa, ôm lấy Lộc Vàng đôi chân như khuỵu xuống. Ngày hôm sau gặp lại, Đoàn Chuẩn mới nói: “Hôm qua anh sướng lắm! Chú có biết vì sao không? Anh đã cho chú mấy bài hát nhưng chú không khai. Điều đó anh rất quý, rất trân trọng chú. Không giá trị nào bằng tiếng hát của chú vang lên bản nhạc của anh”.
Có những người nghệ sĩ như thế, cả cuộc đời dành tình yêu cho âm nhạc mà không đòi hỏi, vụ lợi cho bản thân!” (Chuyện chỉ có dưới chế độ XHCN RƠI VÀO CẢNH LAO TÙ CHỈ VÌ …MÊ NHẠC VÀNG, saigonweeklyonline, 31-08-2022 Văn Hoá Nghệ Thuật)
“Thu nay vì đâu tiếc nhiều
Thu nay vì đâu nhớ nhiều” (Đoàn Chuẩn Từ Linh)
Have a Great Canadian Thanksgiving to All
Bùi Minh Quốc & Beethoven, Phạm Đamn Trang & Triệu Thị Trinh, Hồ Cương Quyết & Trần Hưng Đạo, Bùi Văn Phú & Ieng Sary, Hồ Chí Minh & Vua Hùng
Ngàn năm còn đó hận trào!
Ngàn năm còn đó trong tâm
Ngàn năm còn đó hờn căm rợ Hồ
Ba Đình, bè lũ tội đồ
Rồi đây con cháu đào mồ chúng bây
Cướp công kháng chiến chống Tây
Rước Tàu vô nước xéo giầy dân ta
Mô hôi xương máu Ông Cha
Ngàn năm nô lệ Trung Hoa ngày nào
Ngàn năm còn đó hận trào!
Nông Dân Nam Bộ
Giáo Sư Mạc Văn Trang, 1 người đấu tranh cho dân chủ, & cả Giáo Sư Nguyễn Khắc Mai định nghĩa Vô Minh là phủ định Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngàn năm còn đó hờn căm!
Thảm kịch huynh đệ tương tàn
Là cả dân tộc lầm than đói nghèo
Người dân thân phận bọt bèo
Nhưng bầy Thị Nở Chí Phèo giàu sang
Giang san gấm vóc tan hoang
Biển đảo Bản Giốc Nam Quan không còn
Ngay cả thành phố Sài Gòn
Thủ đô ta đó hoàn toàn đổi thay
Mang tên thái thú nô tài
Việt gian bán nước tay sai Nga Tàu
Bao nhiêu xương máu đồng bào
Còn chăng là nỗi hận trào ngàn năm
Ngàn năm còn đó hờn căm!
Nông Dân Nam Bộ
“Ông sinh hoạt nhiều trong giới văn học nghệ thuật ở các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng và Lâm Đồng. Là người quan tâm đến thời cuộc, ông luôn lên tiếng cho quyền tự do thông tin báo chí, tự do sinh hoạt văn hoá văn nghệ. Ông mạnh mẽ lên tiếng phản đối những hành động xâm phạm chủ quyền đất nước của Trung Quốc, phản đối sự việc nhà nước im lặng trước những hành động của Bắc Kinh.” Bùi văn Phú.
Ông BMQ lên tiếng dữ dội như vậy mà VC vẫn cho con ổng đi du học và ông Q cũng được qua Mỹ thăm con hoài. Trong khi những người khác lên tiếng thì bị VC cho đi tù không biết ngày nào ra, thí dụ điển hình là Trần Huỳnh Duy Thức, không lẽ tác giả không biết?
Giải mã tấm hình
Bùi Minh Quốc => đầu lân
Cù Huy hà Vũ => múa đầu
Vợ CHHV => vuốt đuôi
Phú Bùi => ông địa
Đủ bộ dzúp dzui dzịp tết ! Ha ha ha !
Bùi Minh Quốc => đầu lân
Lân nầy ko phải lân thường mà là lân ồn.
Bạn Phú càng ngày càng hường hường thum thủm. Nhớ những ngày còn là sinh viên, bạn Phú còn hăng hái viết báo sinh viên UC Berkeley “Ta có vẫn là ta của cội nguồn” rồi thành lập “bút nhóm” Ý Thức, có cả Nguyễn Lê Hiệt, với lời “hiệu triệu” nghe như đảng chính trị. Lâu lâu bạn viết bản tin phóng sự cho Người Việt Hải Ngoại của Đinh Thạch Bích rồi từ đó “đi lên”. Tớ nhắc lại mấy chi tiết này để bạn biết tớ là “dân trong nghề”, và gần đây hơi buồn vì bạn có vẻ bị … biến thái. Vậy xin nhắc bạn đừng đánh đu với bọn Việt gian cộng sản bán nước. Hãy giữ vững lấy gốc là bắc kỳ công giáo di cư chống cộng tới chết.
Xin lỗi, Việt Nam Hải Ngoại của Đinh Thạch Bích
BMQ, người CS chân chính
(trích)
Bài thơ tháng tám
Bùi Minh Quốc
Các anh – những người Tháng Tám
Các anh đâu rồi? thấm mệt rồi chăng?
Các anh nghĩ gì sau nếp nhăn vầng trán
“Thế sự du du…” thật giả nhập nhằng!…
Có lẽ nào? Có lẽ nào? lịch sử
Lại như con thò lò trong ván bài quỉ dữ
Máu nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân?
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sống cho mình
19-8-1994
Nói nào ngay, BMQ xì tin CS chân chính thì ông ta “đau đáu” với “tổ quốc” XHCN của ông ta là điều không lạ. Lạ, là những anh “tỵ nạn” Mít Đặc lại xum xoe hồ hỡi phấn khởi tâng bốc BMQ anh nhà thơ tàn tàn thường thường bậc trung. Nhà thơ thì cứ làm thơ đi. Thơ hay thì tự nhiên cuộc đời sẽ nhớ. Còn muốn chiến đấu thì phải biết bắn nạng dzàn … thun à nha. Ha ha ha !
Cuộc chiến chống cộng của miền Nam trước 1975 thất bại phần lớn là do đám ĂCQGTMCS.
48 năm nay cộng đồng VN ở Hải ngoại chưa triệt được csvn cũng do đám “Mít đặc xum xoe” này.
Nhạc giao hưởng, thơ giao ban
“ông đã liên tưởng suốt cuộc đời chiến đấu của ông với bản giao hưởng số 5 của Beethoven, là vượt thắng định mệnh, ngẩng đầu mở miệng cất cao tiếng hát dù qua bao đau thương bi thảm, để hy vọng đi tới niềm vui là giao hưởng số 9, cũng của Beethoven.” (trích BVP)
Đọc là thấy tá hỏa rồi. Nhà thơ thì lo đọc thơ đi. Nhưng mà tội cho người nào ngồi nghe. Chắc là cũng đếc hỉu ngô khoai gì. TH tôi cũng đếc hỉu. Đâu phải người nào cũng phải biết âm nhạc giao … cấu, xí lộn, giao hưởng cả đâu.
Chín đại tấu khúc của Beethoven’s Nine Symphonies từ số 1 đến số 9 dĩ nhiên ngoài yếu tố kỹ thuật âm thanh nhạc lý của nhạc cổ điển tây phương, chúng còn đem lại cảm thức suy tưởng phong phú cho người nghe. Thế thôi. Nhạc không lời, cảm nhận ra sao là tùy vào thính giả. Tuy nhiên, ở tấu khúc số 9 cuối cùng thì có lời ca kèm theo. Cho nên giới âm nhạc cho rằng 9 đại tấu khúc của Beethoven là hành trình lục dục thất tình của đời người yêu buồn giận ghét đau đớn và mừng vui v.v nói chung là vinh danh đức tin vào điều thiện tình yêu và công lý.
Có thể tôi là đứa
dốt nát về âm nhạc,
nhất là loại nhạc cổ
điển ,giao hưởng…
Đọc cả toàn bài , vò
đầu đến nỗi không
còn sợi tóc để làm
thuốc . Tôi chẳng thấy
có sự “giao hưởng” gì
giữa BMQ với bài số
5 của Beethoven.
Lòng dạ nào không thấy hờn căm?
Còn đâu là giang san gấm vóc
Ta có còn gì đâu để mất
Cả dân tộc quằn quại lầm than
Còn chăng là mãnh dư đồ rách
Đã mất hết rồi từ bảy lăm
Quê hương còn đó nhưng đã mất
Bên thắng cuộc rước giặc ngoại xâm
Kẻ thù truyền kiếp thằng to xác
Vấn đề là ta vẫn ngậm câm
Mồ hôi xương máu bốn ngàn năm
Tổ Tiên ta chưa một ngày nghỉ
Lòng dạ nào không thấy hờn căm?!
Nông Dân Nam Bộ
Cô Nguyệt Cầm giới thiệu Bùi Minh Quốc “là nhà thơ cách mạng, lúc nào trong thơ của ông cũng hừng hực lửa, trước cũng như sau năm 1975” và là một thi sĩ có thơ được chuyển thành nhạc: “cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao, dù đạn bom man rợ thét gào, dù thân thể thiên nhiên mang đầy thương tích…” rất nổi tiếng, mà cô đã thường hát khi tuổi mới 15, 16. Đó là nhạc Phan Huỳnh Điểu phổ thơ Bùi Minh Quốc.” trích.
Cho mãi tận đến bây giờ,qua bài nầy,tôi
mới biết lời của bài hát này chính là
một bài thơ của BMQ. Tôi phải ,đã nghe
được bài hát này vào những năm đầu
khi miền Nam thất thủ,cứ rả rích cả
ngày trên loa phường và tất cả mọi
phương tiện truyền thông,khi trong
bao tử đang chiến đấu với cái đói.
Cả Saigon hình như đều đói chứ chẳng
phải riêng tôi.Cái se se lạnh của những
ngày cuối năm chắc là lưỡi hái của tử
thần cho những xác người vô gia cư
sống lẩn quẩn ở các vỉa hè của Saigon.
Có xác được đắp chiếu,có xác chỉ được
phủ bằng vài mảnh giẻ tả tơi nằm chỏng
chơ ở vỉa hè chờ xe hốt rác của sở vệ
sinh . Lần đầu tiên Sàigon làm nhân
chứng cho cảnh đói rét chết người này,
một thành phố nóng quanh năm,nóng
chảy mỡ.
Thật là “cuộc đời vẫn đẹp,tình yêu vẫn
đẹp sao … giáo án vẫn mở ra trên bục
giảng và nòng pháo vẫn chĩa vào đầu
lính Mỹ.” (Thơ của BMQ).
Bất cứ việc gì, mà có mặt của CHHV là coi như thối um, vì tên này ” Bảo hoàng hơn vua “. Hắn luôn vỗ ngực xưng là TS Luật, nhưng viết 1 câu rất NGU ” VNCH chưa bao giờ được công nhận là 1 Quốc gia, nên không thể nói Miền Bắc XÂM LĂNG VNCH ” . Với câu này, rõ ràng ” Trình độ ” của Vũ còn thua Thiến heo, Phu cạo mũ, Y tá rừng….
Người nào nói : HV chống cọng, chẳng khác nào, có 1 còm sĩ nói : Thằng Phét là người Chống cọng. Thực tế, HV là tên cs trá hàng. Nhìn ảnh BV Phú chụp chung với HV, thì đúng là ” Ngưu tầm ngưu, Mã tầm mã “.
Thực tế chứng minh : Phú là cs, hoặc thân cọng, vì Phú đã khoe : Đi Tây Ban Nha, Phú ngồi dưới ảnh hồ và cờ máu, ăn phở rất ngon ( Thời điểm này, tôi ngưng viết, chứ không, tôi chửi cho thối đầu ). Không cần là người chống cọng, chỉ không ” ưa ” cọng, thấy ảnh hồ và cờ máu, lập tức phủi đít, đứng dậy, đi ra. Đàng này, Phú vục mặt vào tô phở ( chắc ở Mỹ không có phở, nên Phú quá thèm ). Thật đúng với tên : PHÚ BUỒI.
LCL.
Hết tên tiến sĩ Liếm, giờ tới giáo sư Buồi hợp tác với tên Cù…condom.
Ngày nào còn những tên “trí thức chồn lùi” này là ngày đó VN còn khốn nạn.
Chiến sĩ thơ?
Thơ đẹp nhất khi nó làm đẹp cuộc đời trong giá trị của nghệ thuật chân thiện mỹ thế thôi. Chứ vũ khí đánh đấm cái gì. Nhảm nhí.
HCM trước đây bôm mấy anh làm thơ cạch cạch:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong
(HCM)
Láu cá. Thằng chăn trâu cũng quăng lựu đạn được chứ cần gì nhà thơ. Nói chung thì đã theo VC thì tên nào cũng giết người được cả.
BMQ xì tin người VC chân chính. Nhưng mà làm mất lòng VC thì nó bợp tai đá đít. In thơ ra đếc có ai dám mua đọc thì cũng đủ cạp … đất. Chiến đấu cái đếc gì chỉ lọc cọc mấy cuốn sách thơ íu xìu ạ ạ. Ha ha ha !
Không riêng bác BMQ, sau cuộc chiến huynh đệ tương tàn người VN đã phản tỉnh. Bác Q làm thơ và (như nội dung bài) là tâm trạng tự hào dám nói lên trung thực ý nghĩ đó. Đó là chuyện bị VC tuyên truyền nhồi sọ đưa đến việc chết oan của hàng triệu người.
Còn mới đây, VC lại chơi trò “ngoại cảm” để làm dịu bớt “bức xúc” việc sinh Bắc tử Nam chưa tìm được hài cốt mà bác Q vô tình dự phần quảng cáo thêm. Đó là việc bác tường thuật có vẻ “rất linh thiêng” khi nhờ “ngoại cảm” tìm lại được hài cốt người vợ. Không biết bác có xét nghiệm DNA hài cốt hay không? Thôi thì cứ cho là đúng. Còn hàng vạn hài cốt cũng nhờ “ngoại cảm” được chôn tại các nghĩa trang liệt sĩ trộn lẫn xương thú vật thì sao?
Bác trung thực về hàng triệu người bị chết oan do VC gây chiến tranh, sao chưa thấy bác trung thực về hàng trăm ngàn hài cốt bị lừa đảo vì “ngoại cảm” cũng do VC chủ trương? “Tôi không có vũ khí nào khác ngoài vũ khí của tiếng nói, của những lời thơ” vâng, nhưng còn cú lừa lịch sử “ngoại cảm” với hàng triệu thân nhân của hài cốt người sinh Bắc tử Nam thì có “tiếng nói” nào, có “những lời thơ” nào chưa, thưa bác?
Với tác giả bài tường thuật, có vẻ như khách quan, lại chỉ là chuyện của người cỡi ngựa xem hoa, không vào sâu được bản chất. P/S: ông CHHV, người cũng cỡi ngựa không phải xem hoa mà là… phi đường xa hihi
http://www.lethieunhon.vn/2022/11/bui-minh-quoc-i-chien-au-la-niem-vui.html
Gửi ô Bùi văn Phú FOI
Gửi ô Bùi văn Phú FOI
http://www.lethieunhon.vn/2022/11/bui-minh-quoc-i-chien-au-la-niem-vui.html
Ta phải làm gì hầu cứu nước?
Cam phận định mệnh đã an bài?
Bốn ngàn năm mồ hôi xương máu
Hèn hạ nhục nhã làm tay sai
Quỳ gối dâng hiến cho đại Hán?
Cúi đầu để cho lũ nô tài
Đem Tổ Tiên ta ra phỉ báng?
Ông Cha ta tay súng tay cày
Ta phải làm gì hầu cứu nước?
Tiếp nối con đường Hai Cụ Phan
“Đoạn Tuyệt” với mê tín dị đoan
“Khai Dân Trí” “Nâng Cao Dân Khí”
“Tự Lực” đứng lên bằng đôi chân!
Nông Dân Nam Bộ
“Đôi dép râu giẵm nát đời son trẻ,
vènh mũ tai bèo che khuất ánh tương lai…”
Trần Dần
“Giữa ban ngày mà ngập đêm đen”
Như Dương Thu Hương như Tô Hải
Khi tỉnh ra rồi thì hỡi ơi
“Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa/
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi (Bùi Minh Quốc).”
Ông là một người bên thắng cuộc
Đồng chung số phận cả giống nòi
Cũng như Xuân Vũ như Nguyễn Hộ
Chừng ra tàn cuộc rồi tôi đòi
Chôn vùi biết bao nhiêu thế hệ
Ngay trên quê hương chịu lạc loài
Đất nước trong tay đồ cẩu trệ
“Giữa ban ngày mà ngập đêm đen” (Vũ Thư Hiên)
Nông Dân Nam Bộ
Chôn vùi biết bao nhiêu thế hệ
Ngay trên quê hương chịu lạc loài
Gông cùm xiềng xích trong nô lệ
“Giữa ban ngày mà ngập đêm đen” (Vũ Thư Hiên)