The Guardian: Vì sao VN giam giữ 1 blogger nổi tiếng nhất?

0
Photograph: Vietnam News Agency/EPA

 

“Mỗi người chỉ có một cách sống riêng, nhưng nếu tôi có cơ hội để lựa chọn một lần nữa tôi vẫn sẽ chọn cách của tôi.”

Đây là lời của một trong những blogger có ảnh hưởng nhất của Việt Nam – được biết đến qua cái tên “Mẹ Nấm” trên mạng của cô – vài phút trước khi cô nhận lãnh 1 án tù quá quắt 10 năm. Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã hướng lời nói bất khuất và thách thức của mình đến người mẹ 61 tuổi đang theo dõi phiên tòa trên một màn hình trực tuyến ở căn phòng kế bên vì bà không được vào phòng xử.

Người phụ nữ 37 tuổi bị buộc tội phỉ báng chế độ cộng sản Việt Nam trên các blog của cô và trong các cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông nước ngoài.

 “Tôi vỗ tay to trong căn phòng, nơi mà 20 quan chức an ninh nhìn tôi với đôi mắt rất tức giận, nhưng tôi không sợ; Tôi cảm thấy bình yên, rất tự hào về con mình, ” bà Nguyễn Thị Tuyết Lan nói.

Bị bắt vào tháng 10 trong khi cô tìm cách vào tù thăm một người bất đồng chính kiến ​​khác, cô Quỳnh, 37 tuổi, đã trải qua chín tháng trong nhà giam trong những tình trạng thê thảm theo lời luật sư của cô.

Ông Võ An Đôn cho biết cô sống qua ngày với 1 chế độ ăn chỉ có súp cá và rau dền trong bảy tháng đầu, và bị từ chối cả băng vệ sinh và đồ lót.

Sau khi cô Quỳnh bị bắt ngày 10 tháng 10, mẹ cô không biết một tí gì về nơi cô bị giam cũng như tình trạng sức khoẻ của cô cho tới khi cuộc thăm tù ngắn ngủi với con trước phiên toà ngày 29 tháng 6 vì tội danh chống lại nhà nước.

Những tháng trời giam hãm đã làm con gái bà tiều tụy, bà Lan cho tờ Guardian biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ nhà bà ở thành phố biển Nha Trang. Trông cô Quỳnh ốm yếu trong cuộc gặp của họ, bà nói.

“Tôi nói:” Con gái yêu của mẹ, bây giờ mẹ mới tin con vẫn còn sống. “Nhưng trông cô ấy rất yếu ớt với làn da xanh mét,” bà nói thêm.

Trước giờ Việt Nam vẫn bị mang tiếng vì chuyện hạn chế quyền tự do ngôn luận, nhưng việc giam giữ lâu dài và bất thường đối với Mẹ Nấm đã gây ra 1 làn sóng báo động mới trong cộng đồng bloggers Việt Nam vì họ khó bị các biện pháp kiểm duyệt như các phương tiện truyền thông của nhà nước. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã nhanh chóng kêu gọi thả ngay lập tức tất cả tù nhân lương tâm.

Trong khi nhà nước Việt nam gọi cô Quỳnh là “phản động” vì cô viết blog chống chính phủ, bạn bè và gia đình cô lại bảo vệ cô như là một quán quân của quyền tự do phát biểu ở một đất nước mà chuyện bất đồng ý kiến với 1 chế độ độc đảng đang bị cấm.

“Con gái tôi đã làm một điều bình thường trong một xã hội bất bình thường, vì vậy cô ta phải trả giá bằng sự tù đày và bị lên án,” bà Lan nói.

Cô Quỳnh nổi tiếng trong thế giới blog của Việt Nam vào cuối những năm 2000 vì chuyện can trường, quyết chí giữ vững lập trường báo chí độc lập của cô. Một thành viên sáng lập mạng lưới Bloggers lề trái ở Việt Nam, cô đặc biệt say mê việc bảo vệ môi trường, chống chuyện bạo hành của cảnh sát và cuộc tranh chấp của Việt Nam với Trung Quốc về việc xâm lấn Biển Đông.

Bà Lan cho biết sự ý thức về chính trị của con gái mình bắt đầu sau khi học ngoại ngữ ở đại học.

Khi khám phá được thế giới đa nguyên trên mạng, Quỳnh đặt ra những câu hỏi khó với mẹ mình.

“Cô ta hỏi tôi:” Mẹ ơi, mẹ có biết điều này hay về điều nọ [về chính phủ] không? “Tôi nói tôi biết, nó lại hỏi tôi: ‘Tại sao mẹ không nói với con?’ bà Lan nhớ lại.

“Tôi nói với con tôi tôi biết, nhưng trong 1 xã hội mà chúng ta đang sống, đây không phải là xã hội mà ta có thể nói ra, và họ sẽ lên án mình.”

Quỳnh đã trở thành một nhân vật nổi bật bên ngoài Việt Nam, cô đấu tranh cho những nỗ lực gầy dựng 1 xã hội dân sự ở Việt Nam để thảo luận về chuyện chính trị trên Facebook. Chính phủ Việt Nam đã trở nên tức tối với phong trào này đến độ họ đã kêu gọi tất cả các công ty ở Việt Nam ngừng quảng cáo trên YouTube và Facebook.

Tháng 3, Đệ nhất phu nhân Hoa kỳ Melania Trump đã trao tặng cô Quỳnh Giải thưởng Nữ quyền Phụ nữ Quốc tế, mà Việt Nam nói “không phù hợp và không có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước”.

Bạn bè của Quỳnh mô tả cô ấy rất thẳng và nóng tính nhưng giữ đúng với lời nói của cô.

“Cô ấy luôn nói ra những suy tư của mình, đó là điều không tốt cho cô khi mang lại những rắc rối cho mình với một tánh khí như vậy, nhưng cô ấy là người luôn làm những gì cô ấy nói“, Trịnh Kim Tiến, nhà hoạt động xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh cho biết.

Những bài viết cuối cùng của Quỳnh trên Facebook, 1 phương tiện viết blog ưa thích của cô trước khi bị giam giữ, là 1 sự kết hợp trong việc tái đăng các bài báo của các nhà hoạt động khác và những cuộc tấn công thi vị ngắn, châm trích nhà nước.

“Xã hội nào mà những người có trọng trách trong chức vị cao của họ, nơi các quan chức coi công dân còn ngu ngốc hơn lợn?“, cô viết vào ngày 29 tháng 9.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc Cơ quan Giám sát Nhân quyền ở New York cho biết sự tham gia của cô vào các cuộc biểu tình chống đối nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh của Đài Loan ở miền bắc Trung bộ Việt Nam, thủ phạm trong các vụ thảm hoạ cá chết khủng khiếp vào năm 2016, là chịu đựng cuối cùng của nhà chức trách Việt Nam.

“Mối quan hệ nổi bật của Mẹ Nấm với phong trào bài chống Formosa mà chính phủ ngày càng coi là một thách thức an ninh đối với quyền hành của họ, có nghĩa cô ta trở thành ứng cử viên lý tưởng cho một bản án nặng nề được lập ra để loại bỏ cô ra rià và hăm dọa người khác,” ông Robertson nói.

Human Rights Watch cho biết có khoảng 110 tù nhân chính trị được biết đến ở Việt Nam, mặc dù quốc gia này đã chối bỏ là họ không giam giữ một ai. Phát biểu tại một cuộc họp báo vào ngày xét xử, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Lê Thị Thu Hằng nói rằng “tất cả các hành vi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật Việt Nam.”

Phạm Thanh Nghiên, một người bạn blogger của Quỳnh mà chính chuyện viết blog của mình đã đưa đến chuyện cô bị giam từ năm 2008 đến năm 2012, nói rằng cô đã khóc khi bản án được ban ra.

“Tuy tôi không mấy ngạc nhiên vì theo chế độ Mẹ Nấm đã phạm nhiều tội… Tôi vẫn thấy tay chân tôi run rẩy,” cô nói.

“Chúng tôi là bạn, chúng tôi cũng là phụ nữ, và tôi cảm thấy thông cảm cho con cái, gia đình của cô ấy.”

Mẹ của Quỳnh, bà Lan, hiện đang có nhiệm vụ nuôi hai đứa cháu của mình trong khi mẹ của chúng vẫn còn trong tù. Trừ khi nhà nước ân xá cho Quỳnh, các em sẽ lớn lên không cha mẹ.

“Bây giờ tôi cảm thấy trống rỗng,” bà Lan nói.

Nguyễn-Khoa Thái Anh chuyển ngữ

Bản gốc trên trang The Guardian

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên