Thành phố nào có mức sống đắt đỏ nhất thế giới 2021?

2
Thánh phố Ashgabat . Ảnh Winny

Thủ đô Ashgabat của Turkmenistan là thành phố đắt đỏ nhất trên thế giới đối với người Mỹ sinh sống và lao động ở nước ngoài, theo Khảo sát Giá Sinh hoạt năm nay của công ty dịch vụ Mercer của Mỹ.

Báo cáo hàng năm của Mercer xếp hạng 209 thành phố dựa trên so sánh các chi phí như nhà ở, giao thông, thực phẩm và giải trí, với Thành phố New York được sử dụng làm cơ sở so sánh.

Ashgabat, đứng thứ nhì trong danh sách năm ngoái, tiếp tục gây ngạc nhiên vì trong top 10, người ta thường nghĩ đến các trung tâm kinh doanh như Hồng Kông (thành phố đắt nhất năm ngoái và đắt thứ 2 năm nay), Tokyo (thứ 4 năm 2021) , Zurich (thứ 5 năm 2021) và Singapore (thứ 7 năm 2021).

Cuộc khủng hoảng tài chính đang diễn ra của Turkmenistan, dẫn đến tình trạng thiếu lương thực và siêu lạm phát, được Mercer giải thích là lý do tại sao chi phí sinh hoạt của Ashgabat đã tăng trong vài năm qua.

Có lẽ sự thay đổi lớn nhất so với cuộc khảo sát năm ngoái là Beirut. Thủ đô của Lebanon đã tăng từ thành phố đắt đỏ thứ 45 đối với lao động quốc tế vào năm 2020 lên thành phố đắt thứ 3 vào năm 2021.

Mercer giải thích sự leo thang này là do suy thoái kinh tế của Lebanon, vốn đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch Covid-19 và vụ nổ ở Cảng Beirut vào tháng 8 năm ngoái.

Trong khi đó, vì đồng Euro tăng gần 11% so với đô la Mỹ, các thành phố ở châu Âu được xếp hạng tương đối đắt hơn so với các thành phố ở Mỹ. Điều này dẫn đến kết quả Thành phố New York của Mỹ không còn nằm trong top 10 của Mercer, trong khi Paris leo từ vị trí 50 vào năm 2020 lên vị trí thứ 33 vào năm 2021.

Tương tự, sự tăng giá của đồng đô la Úc đã chứng kiến các thành phố Sydney và Melbourne tăng hạng trong bảng xếp của Mercer.

  chiều ngược lại, các thành phố có giá sinh họa rẻ nhất cho lao động nước ngoài là Tbilisi của  Georgia (thứ 207), Lusaka của Zambia (thứ 208) và Bishkek của Kyrgyzstan (thứ 209).

Thay đổi cách làm việc

Ông Vince Cordova, chuyên viên trong nhóm xếp hạng của Mercer, nói rằng cách đánh giá năm nay cũng bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi mô hình kinh doanh sau đại dịch.

Do những hạn chế đi lại, việc áp dụng rộng rãi mô hình làm việc tại nhà và tình hình Covid-19 thay đổi theo từng quốc gia, một số công ty quay sang tuyển dụng người địa phương làm việc từ xa thay vì di chuyển nhân viên từ trụ sở chính đến một quốc gia khác.

Cordova nói: “Khi các loại phân công quốc tế thay đổi, một số hàng hóa và dịch vụ cho các loại người tiêu dùng khác nhau cũng tạo ra những thay đổi.”

Cordova cũng lưu ý sự phục hồi “nhanh chóng nhưng không đồng đều” của Trung Quốc do Covid-19  cũng tác động lên kết quả năm nay.

Ông nói: “Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng trong năm 2020”, và điều này đã khiến các thành phố của Trung Quốc tăng hạng trên bảng xếp hạng.

Cordova cho rằng đồng đô la Mỹ có thể “mạnh trở lại” trong năm tới, có thể quyết định hình dạng của bảng xếp hạng tương lai.

Hai thành phố lớn của Việt Nam không còn đắt đỏ bằng năm trước. Hà Nội từ 116 xuống 139, giảm 23 hạng. Thành phố HCM từ 111 xuống 143, giảm 32 hạng.

Thủ đô Warsaw của Ba Lan đắt đỏ hơn một chút so với năm ngoái, từ 169 lên 164.

10 thành phố đắt đỏ nhất trong năm 2021 

1. Ashgabat (Turkmenistan)

2. Hong Kong (Trung Quốc)

3. Beirut (Lebanon)

4. Tokyo (Nhật Bản)

5. Zurich (Thụy Sĩ)

6. Shanghai (Trung Quốc)

7. Singapore

8. Geneva (Thụy Sĩ)

9. Beijing (Trung Quốc)

10. Bern (Thụy Sĩ)

Kết quả xếp hạng của Mercer có thể xem tại đây. https://www.asean.mercer.com/content/dam/mercer/attachments/private/gl-2021-cost-of-living-city-ranking-mercer-0622.pdf

(Theo CNN)

2 BÌNH LUẬN

  1. Thấy cái building Millenium ở San Francisco , 58 tầng , mà nó “ lún lệch “ khoảng 44 centimètres là thấy hết hồn !! Không hiểu nó có thể sửa lại cách nào . Cái cảm giác của những ngước Đống ở trong cái building đó và các người sống và làm việc ờ các building lân cận .

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên