Trên FB Nguyên Thanh có tấm hình 2 đứa trẻ, cho biết em bé con nhà giàu đang chơi smartphone bên cạnh bàn ăn tràn ngập thức ăn; còn em bé nhà nghèo, bưng rổ khoai, mắt dán vào chiếc điện thoại của em kia một cách thèm thuồng… Tác giả “chộp” được tấm hình thật ý nghĩa. Từ tấm hình này nhiều bạn lên án sự bất công của chế độ, nhiều bạn thương xót cho em bé nghèo; có bạn chỉ thấy buồn…
Tôi chỉ bình luận: Chưa biết em nào sau này sẽ hiếu thảo hơn với cha mẹ và có ích hơn cho xã hội… Nhưng rồi muốn nhân đây chia sẻ thêm vài điều về giáo dục.
1. Sự bất công, “kẻ ăn không hết, người lần không ra”, xã hội nào, chế độ nào cũng có. Trẻ em không chọn được bố mẹ, không chọn được nơi sinh, không chọn được gia cảnh… Cho nên chỉ đòi hỏi bình đẳng, công bằng về quyền lợi, nghĩa vụ công dân, chứ không “bình đẳng” giàu, nghèo được. Cũng vì vậy, trong GIÁO DỤC, người ta chỉ đòi hỏi, phấn đấu cho BÌNH ĐẲNG VỀ CƠ HỘI giáo dục với mọi trẻ em. Đó là em nào có KHẢ NĂNG và NGUYỆN VỌNG học tập đều được tạo điều kiện để học và phát triển… Trách nhiệm của Chính phủ, của Ngành Giáo dục là PHẢI thực hiện được điều này. Thủ tướng Phúc NÓI “máu” quá: Không để trẻ em nào tụt lại phía sau! Bây giờ hãy LÀM đi: Mọi trẻ em đều bình đẳng về CƠ HỘI GIÁO DỤC!
2. Thực trạng bất bình đẳng về cơ hội trong giáo dục ở nước ta hiện nay kinh khủng thế nào? Cái gọi là TRƯỜNG CÔNG (Nhà trẻ Công, trường Mẫu giáo Công, trường Phổ thông Công, trường Chuyên, Lớp Chọn, trường Đại học “bở béo”) phần nhiều dành cho con công chức, viên chức. Con dân thường “chạy” được suất rất vất vả, tốn kém. Sự ưu ái của nhà trường với con “quan chức”, “đại gia” cũng lộ liễu trắng trợn. Tôi đã được một Giám đốc Sở giáo dục tâm sự, Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách văn – xã gọi điện mắng: Tôi ưu ái cho giáo dục bao nhiêu mà con tôi thiếu điểm rưỡi, các anh không giải quyết được cho cháu à? Điểm ở trong tay các anh chứ ở đâu? Anh có giải quyết được không thì cho tôi biết!
Những vụ gian lận điểm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình năm 2018 để con em quan chức vào Đại học chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Cần có một đề tài cấp quốc gia điều tra, phân tích để thấy sự bất BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ CƠ HỘI đến trường, cơ hội học học tập, cơ hội học lên, cơ hội việc làm và những sự BẤT CÔNG trong giáo dục khủng khiếp chừng nào?
3. Thời XHCN bao cấp ở nước ta rất nghèo khổ, nhưng Y tế và Giáo dục luôn được khoe là “Hai bông hoa của chế độ”, cũng như các nước XHCN khác. Dù có phân biệt đối xử “thành phần” nhưng nhìn chung có sự bình đẳng tương đối về cơ hội giáo dục giữa dân thường và con quan chức. Trong nhà trường, học sinh dù con quan chức hay dân thường, được các thầy/cô đối xử khá công bằng. Nhưng từ ngày “Đổi mới” theo “Kinh tế thị trường định hướng XHCN” (từ 1986) thì Y tế và Giáo dục ngày càng bị lũng đoạn bởi đồng tiền, mà Đảng CS chỉ còn biết hô khẩu hiệu, như Thủ tướng Phúc thường kêu gào, chứ hầu như bất lực trước cơ chế thị trường tư bản hoang dã, bị thao túng bởi các nhóm lợi ích. Y tế và Giáo dục ở nước ta trở nên hào nhoáng bề ngoài, còn bên trong, bản chất của nó ngày càng tha hóa.
Điều lạ lùng, là trong khi đó Ba Lan chuyển sang chế độ Dân chủ, đa đảng, xã hội dân sự, kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, thì Y tế, Giáo dục ngày càng tốt hơn thời “Hai bông hoa của Chủ nghĩa xã hội”. Tôi có 2 đứa cháu học từ lớp Một đến Đại học ở Ba Lan và có dịp sang Ba Lan từ 2005, 2010, 2017, mỗi lần từ 6 tháng đến 1 năm, có dịp khảo sát việc học của các cháu và con em người Việt sống, học tập bên đó; càng nhận rõ thế nào là Nhà nước tạo mọi điều kiện cho sự BÌNH ĐẲNG về CƠ HỘI và CÔNG BẰNG trong giáo dục. (Tôi đã viết mấy bài rồi). Nay nhắc lại mấy điều: 1 là, trẻ đến 6 tuổi, chủ tịch Quận gửi Giấy báo cho bố mẹ, nhớ cho con đi học trường nào, kẻo phạm Luật; 2 là, trẻ vào năm học mới, được phát sách giáo khoa, mới đây được hỗ trợ tiền mua đồ dùng học tập; 3 là trẻ ăn trưa tại trường, được nhà nước hỗ trợ; 4 là, tất cả học sinh được MIỄN HỌC PHÍ; 5 là, lên lớp, thi cử nhẹ nhàng, thoải mái cho mọi học sinh… Trường tư “quốc tế” rất ít, thường chỉ dành cho con Doanh nhân và các nhà ngoại giao quốc tế. Con quan chức từ Trung ương đến địa phương, trong Giáo dục phổ thông, không có chế độ học tập khác dân thường.
Điều lạ nữa, là GDP của Ba Lan hàng năm chỉ tăng trưởng chừng 3% (chứ không kỳ tích như Việt Nam từ 7- 8%), nhưng chi tiêu Ngân sách lại THỪA và Giáo dục cứ thấy được cải thiện không ngừng: Ngay trường Tiểu học đã thấy có Bể bơi, Sân bóng, phòng Thí nghiệm, phòng Tập đa năng, Thư viện, phòng học bộ môn… Mỗi lớp chỉ 25 học sinh. Vui nhất là con người Việt mới nhập cư, bố mẹ các cháu diện “Hộ khẩu tạm trú”, tiếng Ba Lan không biết, lại được quan tâm hơn. Do các cháu kém tiếng Ba Lan, các giáo viên thường phải dạy kèm cặp thêm có khi suốt năm, các cháu mới theo kịp, nhưng bố mẹ không được phép trả tiền, biếu quà cô giáo! Thành thử nhà có 3 -4 con đi học mà chả lo gì “tiền học, tiền trường”. Còn các giáo viên thì được tăng lương đều, đời sống ở mức Trung lưu, phẩm chất, vị thế Nhà giáo được tôn trọng… Không thấy những tệ nạn giáo dục quái dị như ở ta.
4. Như vậy nguyên nhân cơ bản là do cái cơ chế của thể chế dẫn đến sùng bái QUYỀN và TIỀN. Nó thao túng, hủy hoại dần các giá trị cốt lõi, các chức năng vốn có của mọi THIẾT CHẾ xã hội. Nó làm cho “Trường không ra trường, Thày không ra thầy”, thì tất yếu dẫn đến “Trò không ra trò”! Các trường “công lập” ở ta bây giờ Công chẳng ra công, Tư chẳng ra tư! Bệnh viện công cũng vậy… Người có QUYỀN và có TIỀN không bị cơ chế xã hội giám sát theo khuôn khổ Đạo đức và Pháp luật, nên chính họ hư hỏng, con cái họ phát triển méo mó và làm xã hội suy đồi.
Ở Pháp và Ba Lan tôi đều đi họp phụ huynh với bố mẹ các cháu. Không có chuyện “THI ĐUA” và công bố thành tích em này hơn em nọ… Bởi vì con tổng thống hay dân thường, “mỗi trẻ em là một cá thể độc đáo, có một không hai”, không có sự như nhau về năng lực, hứng thú và điều kiện để “thi đua”! Mỗi em cố gắng học để phát triển thành chính mình. Vì vậy họp phụ huynh, giáo viên chỉ thông báo chung tình hình trường và lớp, rồi đưa cho mỗi phụ huynh tờ giấy thành tích học tập và những nhận xét về con mình. Ai cần hỏi gì thì gặp riêng giáo viên. Một vài phụ huynh được mời làm việc riêng…
Có điều lưu ý, phụ huynh nào giúp lớp, giúp trường về những việc gì thì được nêu lên và cám ơn. Giúp tiền thì các phu huynh biết là có giúp, nhưng không biết là bao nhiêu. Còn học sinh thì không được biết cha/mẹ mình đã ủng hộ tiền cho trường, cho lớp… Như vậy thì con tổng thống hay con đại gia không bị tác động xấu (được ưu tiên hay vênh váo); tức là được đối xử bình thường như mọi học sinh, để phát triển lành mạnh.
5. Tóm lại, trên bình diện CÁ NHÂN, thì giàu, nghèo trong giáo dục, không quan trọng lắm. Cái chính là bản thân mỗi học sinh có nỗ lực, say mê học tập, vượt lên hoàn cảnh để phát triển lành mạnh hay không. Nhưng trên bình diện XÃ HỘI thì thể chế quyết định bản chất của nền giáo dục. Với thể chế này, giáo dục càng “tăng cường”, “ra sức”, “quyết tâm”, “quyết liệt”… thì cũng chỉ như từng đợt sóng, cuốn đi một ít rác rưởi trên mặt nước. Gió yên, sóng lặng rồi lại vẫn thế!
20/5/2019
Mạc Văn Trang
Thưa TG, Việt Nam Cộng Hòa trở lại thì những mong ước này của TG sẽ thành sự thực, bởi đây chính là đường lối giáo dục mà 2 nền Cộng Hòa ở miền Nam theo đuổi.
Đàn em có thể nói chắc như thế, vì chính mình đã lớn lên , trưởng thành, được giáo dục như thế, cho nên biết rất rõ sự ưu việt của đường lối giáo dục đã đào tạo nên một lớp học sinh không biết chửi thề, và dù ra nước ngoài với 2 bàn tay trắng, vẫn nuôi dạy con cháu thành những người làm rạng danh cho dân tộc Việt, chứ không đi trồng cần sa, ăn cắp trong siêu thị, buôn lậu… đâu ạ.
Không cần phải nhìn xa tận Ba lan, chỉ cần Việt Nam Cộng Hòa trở lại thôi ạ.
Nosi veef taasm hình chẳng có gì đẻ suy nghỉ.Bình thường .Nếu khong có giải thích và bình luwjn mang tính gia cấp cộng sản thì người ta coi đó như 2 anh em trong một gia đình có giổ ,có tiệc . Thăng anh lớn phải làm việc và khi ngang qua thằng em đang chơi game,tò mò pha lẫn thích thú đứng lại xem. Đây là chuyện thường trong mổi gđ.Nếu không giải thích và nếu không nâng giai cấp nghèo giàu đẻ .gọi là bất công của xã hội như cs chụp mũ thì có gì ghê gớm đâu .
Có lẻ chụp hình có dàn dựng cố ý dàn dựng nhưng nhìn 2 thằng bé không thấy cái “giai cấp” nào cả . Vã lại thông qua v/đ này ,không có gì là sang hèn giàu nghèo Chuyên xãy ra không nên lấy con mắt của cs,đấu tranh giai cấp mà nhình tấm hnh này và chụp mủ .Nó xảy ra ở tất cả mọi nơi trên thế giới,,,(ngay cả ỏ Mỹ/và đó là xx hội đời thường. Nếu tác giả chụp tấm hình em nhỏ chê tô bún bò và người già trẻ con đứng quanh đẻ nhìn thằng bé và khi thằng bé quây tra nhìn mọi người,lạ lẫm thì một người già đả hỏi người chị “cậu còn dùng nữa không ? ” và khi cô chị lắc dầu thì ông ta vừa chụp lấy tô bún vừa mở miệng XIN…thì có lẻ bài viết mang nặng tính GIAI CẤP CS hơn !….
Xã họ đầy rẩy bất công …nhưng bài báo KHÔNG ĐỦ SỨC ĐỂ THUYẾT PHỤC…
Tố Hửu nhà thơ “bợ đít “CS đả có bài thơ “hai đứa bé'” ở thời Thực dân Pháp ,mô tả cách sống khác biệt của 2 đứa bé: Đứa ôm bình sửa và cau mày nhạt lắm em không ăn. Đưa bò lê,chờ mẹ nó đi về cho củ sắn. Đửa mủm-mỉm là con bà chủ- Đứa bò -lê là con mụ ở làm thuê! “.Đó là hình ảnh xả hội thời thực dân Pháp mà Tố Hửu mô tả.Không ngờ,hôm nay, trong đất nước CHXHCNVN lại tràn lan,không phải kín đáo ở trong nhà,mà tràn ra cả đường phố!Đúng là, DCSVN tự ỉả ra, rồi ăn lại, là thế đó !
Tấm hình cũng là bình thường trong bất cứ xã hội và chế độ nào cũng có cảnh như vậy: giàu và nghèo, đói rách và ấm no.
Nhưng điều đáng nói là ẩn ý dưới tấm hình của một chế độ. Đứa bé ngồi ăn và chơi phone phải là con của kẻ cầm quyền hoặc của kẻ có quyền thế; và đứa bé đứng nhìn, ngược lại, chỉ là con cháu của dân đen. Ý nghĩa là ở chỗ đó.
Sống dưới chế độ tự do và dân chủ đứa bé nghèo vẫn có cơ hội đến trường học hành để thăng tiến, nhưng với chế độ cộng sản thì rất khó nếu không nói là hoàn toàn không. Sống dưới chế độ cộng sản phải có quyền và tiền. Quyền đẻ ra tiền, và rồi tiền đi trước quyền đi sau. Phải là gia đình “cách mạng”, phải có liên đới với chế độ, phải là người cộng sản, phải là con cháu của kẻ cầm quyền thì mới được quyền hưởng giàu sang phú quý, còn những thành phần khác không quyền không tiền thì chỉ là nghèo đói và nô lệ. Bức hình cho thấy chế độ cộng sản chi sinh ra bất công và nghèo đói chứ không có công bằng, bác ái, bình đẳng, tự do, ấm no. Bình đẳng chỉ có khi đất nước được tự do và người dân được đi bầu lựa chọn người tài đức. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN có tự do đâu mà có bình đẳng? Không tự do thì không có độc lập, không hạnh phúc, không ấm no; ngoài một thiểu số cầm quyền còn đất nước chỉ là nghèo đói và lạc hậu. Chỉ khi có tự do thì người dân mới có tất cả, có cơ hội vươn lên và từ đó đất nước mới vươn lên.
Có rất nhiều người tỵ nạn cộng sản thành công và gây tiếng vang trên toàn thế giới. Thử hỏi, nếu sống dưới chế độ cộng sản trong nước thì họ có cơ hội làm vẻ vang được như thế? Chắn chắn là không và sẽ không bao giờ, chế độ không cho họ cơ hội bình đẳng để vươn lên. Cháu bé nghèo trong tấm hình lớn lên cũng sẽ vậy. Bức hình là phản ảnh của một xã hội cộng sản, không chỉ là hiện tại, mà đáng sợ là tương lai cho cháu, cho đất nước. Nó phô bày giai cấp bị trị và thống trị. Cho thấy cái gọi là cuộc cách mạng kháng chiến cứu nước, của đánh đuổi Mỹ Ngụy; của miệng lưỡi bọn Hồ Chí Minh và đảng cầm quyền nói xây dựng lại tốt hơn bằng mười, bằng trăm lần sau này nhưng hỡi ơi chỉ là lừa dối. Tấm hình là minh chứng sau 44 năm hòa bình đảng cộng ản xây dựng đất nước VN. Trước kia, trước 1975, Miền Nam của VNCH, tất cả đều có cơ hội để vươn lên. Cũng có rất nhiều người nghèo nhưng vì có tự do nên họ có nhiều cơ hội nếu thông minh và học giỏi. Còn thời cộng sản ngày nay, muốn được ấm no thì phải lấy chồng ngoại, hoặc xuất ngoại bán trôn, hoặc làm thân nô lệ để có được tự do mà vươn lên. Cộng sản cai trị như thế thì làm sao có nhân tài để xây dựng đất nước!?
nv
Noi tom lai ,” Dung nghe nhung gi Cong San noi , ma hay nhin ky nhung gi Cong San lam “