Tôi không quen nhưng biết (hầu hết) những người làm nhạc ở đất nước mình, trừ mỗi ông Thanh Phúc – tác giả của bản Người Mèo Ơn Đảng:
Đây sườn núi lưng đèo người Mèo ca hát
Sao còn có trên trời người Mèo ơn Đảng
Bao đời nay sống nghèo lam lũ
Nay cuộc sống dân Mèo từ đây sáng rồi
Cuộc sống của người Mèo ở Việt Nam hiện nay, nói nào ngay, không “sáng” gì cho lắm:
- Điện Biên: 29 người H’Mong bị cáo buộc “hoạt động phỉ”
- Hàng ngàn người Hmong biểu tình ở Điện Biên
- Binh sĩ Lào và Việt Nam bắn chết 4 phụ nữ Hmong
- Hàng ngàn người H’Mong phản kháng đàn áp tín ngưỡng
- Báo Nguy Về Đàn Áp Dân Hmong
- Bốn người Hmong bị kết án “âm mưu lật đổ chính quyền”
- Alarming Crackdown on a Group of Hmong Individuals
- Vietnam: Investigate Crackdown on Hmong Unrest
- Vietnam: Hanoi hospitals refuse treatment to ailing Hmong
Sau biến động Mường Nhé – xẩy ra hồi năm 2011, ở Điện Biên – hàng trăm người H’mông bị sát hại, hàng ngàn người khác bị bắt giữ, số còn lại thì không ít kẻ đã hốt hoảng rời bỏ bản làng đi tìm đường lánh nạn. Bốn năm sau, năm 2015, tôi tình cờ gặp được vài chục người di tản (buồn) này gần khu chợ Saphan Mai – thuộc Bang Khen – ngoại ô Bangkok.
Tôi vẫn hay ghé đây vì có chút giao tình với một vị mục sư, từ Việt Nam vượt biên sang Thái. Ông tuy còn trẻ nhưng được coi như người lãnh đạo tinh thần của những gia đình H’mong ở cái xóm “tị nạn đa chủng tộc” này. Nói là đa chủng tộc vì ngoài người Việt, người Mèo, còn có vài chục người Miến Điện (cũng) đang chui rúc trong cùng một khu ổ chuột.
Ngày trước – theo tôi biết – đây là khu cư xá của nhân viên phi trường Don Mueang, kế cạnh. Với thời gian, nhà cửa xuống cấp mỗi lúc một thêm thảm hại nên họ bỏ đi ráo trọi. Lần hồi nó trở thành nơi tụ tập của đám dân tứ xứ, một cái xóm nghèo, với giá thuê rất rẻ. Chỉ cần mươi mười lăm ngàn baht, cỡ ba bốn chục USA dollar mỗi tháng, là có thể tìm được một chỗ trú thân.
Ông Sùng A Cháng, bạn rượu của tôi, hiện đang “trú” tại nơi này. Cũng như tôi, ông ấy đã quá tuổi lao động nên thường xuyên rảnh rỗi và sẵn sàng nâng ly – bất kể sáng/trưa/chiều/tối. Chúng tôi thường tợp rượu trước, rồi mới lai rai qua bia, cùng với lạc rang hay lạc nấu.
Già yếu nên cả hai cũng chả uống được chi nhiều, chỉ hết một chai Hong Thong loại nhỏ (350ml) và qua đến nửa chai Singha là chuyện trò đã trở nên sinh động hẳn – dù ông bạn có hơi nghễnh ngãng :
- Tôi bị cán bộ cứ thay phiên tát vào má vào mặt mấy ngày liền nên bây giờ cái tai lúc nào nó cùng hơi “ù ù” khó nghe quá, ông ạ.
- Sao lại đến nỗi vậy?
- Họ bắt phải bỏ đạo nhưng tôi không chịu!
Chuyện đức tin, tuy thế, không phải là nguyên do chính để ông Sùng A Cháng rời bỏ Việt Nam. Đất đai canh tác bị thu hồi mới thực sự là giọt nước tràn ly khiến ông bạn tôi phải dắt díu vợ con chạy qua Lào rồi tìm đường sang Thái.
- Chứ ông thử nghĩ xem, không có đất thì người biết sống làm sao nên phải đi thôi.
“Đi đâu ?” Có lẽ chưa bao giờ là câu hỏi mà ông Sùng A Cháng đặt ra một cách … nghiêm trang hay thấu đáo cả :
- Người ta chạy thì mình cũng phải chạy theo thôi, chứ muốn có ở lại cũng không được. Cái nhà nước này khó sống với nó lắm, ông ơi!
Kiểu lập luận giản dị của ông bạn tôi, tất nhiên, không được cả chính quyền Thái Lan lẫn Cao Ủy Tị Nạn chấp nhận. Họ không thích cái kiểu “tị nạn tập thể,” kéo nhau đi từng đoàn như thế. Ai mà có thể mở rộng vòng tay để chào đón mãi những kẻ khốn cùng, cứ tiếp tục đến (hết thập niên này sang thập niên khác) từ một xứ sở … Độc lập – Tự do – Hạnh phúc!
May mắn là IDC (Immigration Detention Center, Nhà Giam Của Cơ Quan Di Trú) ở Bangkok luôn trong tình trạng quá tải nên cả gia đình ông chưa ai bị truy tố và giam giữ về tội nhập cư trái phép. Thế là cả nhà lêu bêu giữa thủ đô Bangkok. Tiền không có một cắc, tiếng không biết một chữ, và cũng chả quen biết bất cứ ai để có thể nhờ cậy hay tá túc.
- Ấy thế mà rồi cũng sống sót được, lạ thật ông nhỉ?
- Thì đã bảo là trời sinh voi, trời sinh cỏ mà!
Tôi tiện miệng mà nói thế chứ cỏ ở Thái Lan, xem ra, cũng chả nhiều nhặn gì cho lắm. Sư thực, nhờ vào hội thánh, vài cơ quan thiện nguyện và những người bạn tốt bụng từ hải ngoại (bà Kim Bintliff, cô Grace Bùi, cô Nguyễn Thanh Tâm, cô Maria Trần Ngọc, bạn Mi Vân, bạn Phạm Dương Đức Tùng, bạn Phan Ngọc …) tận tình chia sẻ ngọt bùi nên mấy chục gia đình người H’mong ở Sanpha Mai vẫn có thể sống còn nơi xứ lạ.
Lần hồi rồi cả hai anh con trai của ông Sùng đều có việc làm: đứa đi phụ hồ, đứa đẩy xe kem. Hai cô con dâu đi rửa chén cho quán ăn gần đó. Hai ông bà ở nhà trông tám đứa cháu nội lau nhau. Phụ nữ Mèo chả ai mà không mắn đẻ.
- Thì cũng đủ ăn đấy chả đói bữa nào nhưng buồn quá ông ơi. Chúng tôi nhớ nương rẫy lắm. Ở đây chả có núi rừng, cây cối gì xất cả. Vợ tôi cứ khóc hoài. Nó đòi về nhưng làm sao mà về được?
Nghe ông chồng nói mà bà vợ rơm rớm nước mắt khiến tôi cũng phải sụt sùi. Đồng bệnh tương lân mà. Tôi cũng muốn về lắm chứ, cũng muốn được đến phần mộ của song thân thắp một nén nhang, ra Hồ Xuân Hương tắm thêm lần nữa, và leo lên Đồi Cù ngồi hát bản “Chiều Vàng” để chỉ cho chính mình nghe – lần chót :
Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng…
Tôi hay đi loanh quanh Miên, Miến, Thái, Lào … chỉ vì cảnh vật ở những nước láng giềng này cũng từa tựa Việt Nam. Ngồi lê la nói chuyện với ông bà Sùng A Cháng ở Bangkok (hay với “những Việt kiều” ở Biển Hồ) thì cũng gần như là được nói chuyện với đồng bào cùng khổ của mình, ngay tại quê nhà vậy.
Tất nhiên không phải ai cũng ù té chạy khỏi Việt Nam như gia đình ông Sùng A Cháng. Ông Triệu Tài Vinh, chả hạn, chả việc gì phải chạy đi đâu cả. Ông ấy thuộc diện Người Mèo Ơn Đảng mà: quê ở Hà Giang, có bằng cử nhân, tiến sỹ gì đó, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh, ủy viên trung ương đảng …
Chỉ có điều (hơi) đáng tiếc là tuy cùng đảng nhưng ông ấy khác phe với đồng chí Tổng Bí Thư nên vừa bị Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương đề nghị Bộ Chính Trị bỏ vào lò cho nó cháy chơi. Thế là Triệu Tài Vinh đã bị đánh tơi bời hoa lá :
- Vua Mèo: Nối gót Đinh La Thăng
- Tám chuyện vua mèo
- “Lý ông Mèo” của ông Triệu Tài Vinh
- BCT bỏ phiếu thông qua quyết định bắt giam Vua Mèo Triệu Tài Vinh
- Chuyện ít ai biết về cuộc đời bí thư Triệu Tài Vinh – Vua Mèo ở Hà Giang
- “Lý ông Mèo” của ông Triệu Tài Vinh
- Phiếm & Biếm: Cái lý của thằng Mèo
Tôi cũng là người sinh trưởng miền núi nhưng không vì thế mà có thể lên tiếng bênh vực cho ông Triệu Tài Vinh. Những anh “lưu manh giả danh cán bộ” vào tù là phải (giá) không có chi để phàn nàn hay thắc mắc hoặc khiếu nại gì ráo trọi. Tôi chỉ có chút băn khoăn là sao bỗng dưng cả triệu người Mèo ở VN lại bị “đồng hoá” với cái ông Vinh (thổ tả) ở Hà Giang? Sao khi khổng khi không quí vị lại có thể vơ đũa cả nắm rồi mang vua Mèo hay thằng Mèo ra để giễu cợt (khơi khơi) như vậy được?
Xu hào rủng rỉnh Mán ngồi xe …
Trần Tế Xương sinh năm 1870 và mất năm 1907. Câu thơ thượng dẫn có thể được ông viết từ cuối thế kỷ mười chín. Vào thời điểm này, khi mà mọi phương tiện truyền thông và giao thông đều vô cùng giới hạn nên cách nhìn lệch lạc của nhà thơ về một sắc dân bản địa – rộng lòng mà nói – có thể bao dung và thông cảm được phần nào. Còn chúng ta, những kẻ đang sinh sống ở thế kỷ 21 (thời điểm mà quả đất đã thu nhỏ như một cái làng) mà chả lẽ cũng vẫn tư duy theo kiểu bộ lạc thế sao?
Theo tôi được biết thì người Mèo vào miền bắc thượng du vào khoảng thế kỷ 16 từ Trung Quốc. Họ có một lịch sử lập quốc khá huy hoàng cách đây vài ngàn năm nhưng đã bị xóa sổ và trở thành một dân tộc thiểu số ăn nhờ ở đậu. Xuyên suốt mấy ngàn năm thì họ đã gắng sức tạo dựng lại giang sơn cho mình nhưng đều thất bại. Ho bị săn đuổi phải chạy lánh nạn từ vùng này sang vùng khác. Càng về sau thì họ càng phải chấp nhận cảnh bị áp bức và bốc lột bởi các thế lực thống trị bản địa nhằm mưu cầu tồn tại cho dân tộc mình. Theo mốt số tài liệu về nhân chủng học thì người Mèo thuộc giống Caucasian ( da trắng ) xuất phát từ Tân Cương và đó cũng là lý do thỉnh thoảng người ta vẫn thấy có mốt số người Mèo có đôi mắt xanh. Dòng Mèo ở Lào và Việt Nam thuộc hai dòng khác nhau bởi bè phái và do đó vua Mèo không phải là một. Trong cuộc chiến 1979 giữa Việt Nam và Trung quốc thì cả hai đều xử dụng lực lương quân dân địa phương để tấn công phe địch và người Mèo trở thành nạn nhân của việc nồi da xáo thịt bởi vì họ là anh em họ hàng cùng tộc. Nếu tôi nhờ không lầm thì việc người Mèo định cư tại Lào cũng là do cơ duyên đi tìm đất sống và được biết khu vực tại Lào thích hợp cho việc trồng Nha Phiến, cái công việc mà tổ tiên của họ đã làm bên Trung Hoa trước khi tràn sang Việt Nam, Miến Điện, Lào. Tướng Vàng Pao xuất thân là một cậu bé “run errands” cho quân đội Pháp và được nâng đở để trở thành thủ lĩnh của người Mèo bên đó sau này. .
Cám ơn tác giả Tưởng Năng Tiến về những bài viết về sự ngược đãi của bọn tặc quyền Cộng sản Hà nội đối với các sắc dân thiểu số. Đọc những bài viết này có thể mường tượng được số phận Việt tộc trong tương lai khi bọn cẩu nô Cộng sản Hà nội hoàn tất diễn trình dâng toàn thể đất Việt, dân Việt cho đế quốc Trung cộng:
Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sĩ,Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bá Dương (Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự – Bộ Quốc phòng): Tình trạng Đảng cứ để mất dần biển đảo vào tay Trung Quốc. Quân đội và lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng bất lực để cho các tầu Trung Quốc, ngụy trang Hải giám, tự do tấn công, cướp tài sản của thuyền cá Việt Nam đánh bắt ở vùng Hoàng Sa, đôi khi cả ở Trường Sa, mà Đảng thì cứ cúi đầu vâng theo lời nguyền “vừa là đồng chí vừa là anh em” .
Nhà báo Hà nội Phạm Thành – đảng viên cộng sản kỳ cựu 41 năm :
“Tôi đã theo sát ông Trọng từ năm 2006 cho đến nay, từ khi tôi còn làm Ban thư ký Biên tập cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Từ đó đến nay, ông Trọng nói những gì, làm những gì trong quan hệ Việt Nam – Trung Quốc, tôi đều bám sát những chuyện đó và đưa ra những bình luận. “Cuối cùng, tôi nhận ra rằng ông Trọng là người mà làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc muốn…. Ông Nguyễn Phú Trọng là người nhu mì, nhát gan, thích yên phận, thuộc dạng người kém hiểu biết, bảo thủ, nhưng được Tàu Cộng yểm trợ cho lên nắm quyền lực, có nhiệm vụ xóa sổ dân tộc Việt Nam, nhập nước Việt Nam vào nước Trung Quốc. Ông Trọng thực chất đã là một Việt gian cho Tàu Cộng. ..” .
Nhà văn Dương Thu Hương- Từng phục vụ trong đoàn văn công Cộng sản Bắc Việt-: ” Lănh đạo Việt nam đã trở thành một bộ phận nô lệ của triều ðình Cộng sản phương Bắc và cái sự bán nước của họ dù diễn ra trong bóng tối, nhưng nhân dân và tất cả những người có lương tâm đều đoán được một cách chính xác” .
Giáo sư Mạc Văn Trang : Làm sao lảng tránh được thực tế phũ phàng là Trung cộng coi khinh Việt Nam, hạ nhục Việt Nam trước thế giới, nó muốn làm gì thì làm, muốn nói gì thì nói; lãnh đạo xin gặp năm lần bảy lượt nó không thèm gặp, gọi “dây nóng” nó không thèm nghe, phản đối này nọ nó bất chấp …Nhục thế mà lúc nào cũng “Tự hào Việt Nam”, “Vinh quang Việt Nam”!?
***Chỉ tính riêng trong khoảng thời gian 2002 – 2013 đã có đến khoảng 2000 ngư dân Việt là nạn nhân của sự bạo hành của bọn đế quốc Trung cộng ở ngoài khơi quần đảo Hoàng sa, theo tác giả André Menras của phim tài liệu “Hoàng Sa Việt Nam: Nỗi đau mất mát “. Ông đã lập một danh sách đầy đủ tất cả nhũng thuyền đánh cá của dân miền Trung bị tầu Trung Quốc phá hoại. Nhiều người đã bị chết, những người khác đã bị mất hết tài sản, mất cả tương lai, sức khỏe và mất cả con cái.
Ấy vậy mà cho đến nay 2023, không một tên Trung cộng nào bị bắt giữ để truy tố. Quân đội của bọn ngụy quyền Hà nội trốn biệt. Đám cảnh sát biển của bọn ngụy quyền Hà nội cũng vậy, không dám ra khơi. Vậy nên rất nhiều ngư dân Việt đành mò sang các nước láng giềng đánh trộm tôm cá, để rồi bị bắt hàng loạt.
Nhục nhã Việt nam:
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gửi tặng 5.000 lá cờ cho Chương trình Một triệu lá cờ
11-06-2021
5.000 lá cờ được Chủ tịch nước trao tặng cho ngư dân các vùng biển đảo trên cả nước thông qua Chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo Người Lao Động thực hiện.
Nhân Ngày truyền thống thi đua yêu nước 11-6, cũng là dịp kỷ niệm 2 năm chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển” do Báo Người Lao Động TP HCM khởi xướng, ngày 11-6, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã gửi tặng 5.000 lá cờ cho ngư dân các vùng biển đảo trên cả nước.
Báo VietnamPlus (13/01/2016): Trao tặng 1.000 lá cờ Tổ quốc cho ngư dân Phú Yên
•Báo Quân Đội Nhân Dân (25/03/2018): Đồn Biên phòng Vinh Hiền trao cờ Tổ quốc và áo tặng ngư dân địa phương
•Báo Biên Phòng (28/03/2018): Tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân Thừa Thiên Huế
Báo Quân Đội Nhân Dân (25/03/2018) : Đồn Biên phòng Vinh Hiền trao cờ Tổ quốc và áo tặng ngư dân địa phương
Báo Tuổi Trẻ (28/03/2018) : Tặng ngư dân cờ Tổ quốc mới trước khi ra khơi ở Hoàng Sa
v…v…
Sau thời đại của hai tên cẩu nô Hồ chí Minh, Lê Duẫn, bọn cẩu nô Cộng sản Hà nội tiếp tục bí mật dâng đất, hiến biển cho đế quốc Trung cộng :
Nguyễn Minh Cần- Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà Nội : Hiệp ước về biên giới ngày 30.12.1999 và Hiệp ước về lãnh hải Bắc Bộ ngày 25.12.2000 mà những kẻ cầm quyền CHXHCNVN đã tự tiện ký kết với Trung Quốc mà không công khai thảo luận dân chủ tại quốc hội, cũng nhý không dám công khai bàn bạc với quốc dân ðồng bào, do ðó ðã làm cho Tổ Quốc ta mất đi hàng mấy trăm cây số vuông lãnh thổ, trong đó có vùng ải Nam Quan, thác Bản Giốc, v.v… và hơn chục ngàn cây số vuông lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ!
Hoàng minh Chính- nguyên Viện trưởng Viện Triết học Mác Lê- : “…Quỳ gối dâng đất nước cho ngoại bang thì đấy là một trọng tội, không thể tha thứ được…Hiện nay, việc bán đất nước là do lãnh đạo cao cấp nhất của đảng Cộng sản. Họ lợi dụng quyền khống chế của họ với quốc hội và chính phủ. Họ độc quyền mà, nên họ cứ làm bừa…” .
v…v…
Bác sĩ Trần Đại Sĩ – Đã từng làm việc cho Liên-hiệp các viện bào chế châu Âu (CEP) và Ủy-ban trao đổi y học Pháp-Hoa (CMFC)- :
* Hiệp định về biên giới ngày 30-12-1999, ký tại Hà-nội giữa bộ trưởng Ngoại-giao Việt-Nam là Nguyễn Mạnh-Cầm với bộ trưởng Ngoại-giao Trung-quốc là Đường Gia-Truyền.
* Hiệp định phân định vịnh Bắc-bộ giữa Việt-Nam- Trung-quốc ngày 25-12-2000, ký tại Bắc-kinh giữa bộ trưởng Ngoại-giao Việt-Nam là Nguyễn Dy Niên và bộ trưởng Ngoại-giao Trung-quốc là Đường Gia Truyền, dưới sự chứng kiến của Chủ-tịch Việt-Nam Trần Đức Lương và Chủ-tịch Trung-quốc Giang Trạch Dân.
Vào thời kỳ 1999-2000 , ở VN:
Lê Khả-Phiêu làm Tổng Bí-thư đảng , Trần Ðức-Lương làm Chủ-tịch nhà nước, Nông Ðức-Mạnh làm Chủ-tịch Quốc-hội, và Phan Văn-Khải làm Thủ-tướng.
* Trong vụ cắt đất ký ngày 30-12-1999, Việt-Nam nhường cho Trung-quốc dọc theo biên giới, 789 cây số vuông, quan trọng nhất là vùng thuộc hai tỉnh Cao-bằng, Lạng-sơn.
Nhượng vùng Cao-bằng, sát tới hang Pak-bó, nơi Hồ chí Minh đã từng ẩn thân. Trước kia nằm rất xa biên giới (khoảng 50 km), nay nằm sát biên giới.
và nhượng vùng đất bằng phẳng thuộc tỉnh Lạng-sơn nơi có cửa ải Nam-quan.
*Theo Hiệp định phân định vịnh Bắc-bộ giữa Việt-Nam- Trung-quốc 25-12-2000 , thì vùng vịnh Bắc-bộ được chia ra như sau:
* Việt-Nam 53%
* Trunguốc 47%.
Trước năm 1887 thì Việt-Nam chỉ mất có 38%, nay mất thêm 9% nữa, cộng chung là 47%!
Từ 1954-78, đế quốc Trung cộng đã ngang nhiên chiếm cứ rất nhiều đất đai ở miền Bắc, ngay trước mắt bọn cẩu nô Hồ chí Minh- Lê Duẫn :
( Tóm tắt ) “ Vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc “, nxb Sự Thật, Hà Nội, 1979:
Trong một phần tư thế kỷ vừa qua (1954-1978), nhà cầm quyền Trung Quốc đã lần lượt lấn chiếm hết khu vực này đến khu vực khác của Việt nam, từ khu vực nhỏ hẹp đến khu vực to lớn, từ khu vực quan trọng về quân sự đến khu vực quan trọng về kinh tế. Họ đã dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn xấu xa mà các chế độ phản động của Trung Quốc trước kia không dùng.
1. Từ xâm canh, xâm cư đến xâm chiếm đất.
Lợi dụng đặc điểm là núi sông hai nước ở nhiều nơi liền một dải, nhân dân hai bên biên giới vốn có quan hệ họ hàng, dân tộc, phía Trung Quốc đã đưa dân họ vào những vùng lãnh thổ Việt Nam để làm ruộng, làm nương rồi định cư những người dân đó ở luôn chỗ có ruộng nương, cuối cùng nhà cầm quyền Trung Quốc ngang ngược coi những khu vực đó là lãnh thổ Trung Quốc.
+ Khu vực Trình Tường thuộc tỉnh Quảng Ninh là một thí dụ điển hình cho kiểu lấn chiếm đó.
Trình Tường không phải là một trường hợp riêng lẻ, còn đến trên 40 điểm khác mà phía Trung Quốc tranh lấn với thủ đoạn tương tự .Có thể nói đây là một kiểu chiếm đất một cách êm lặng.
2. Lợi dụng việc xây dựng các công trình hữu nghị để đẩy lùi biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam.
Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt-Trung đến Yên Viên gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt nam trên 300 m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua.
Thủ đoạn như vậy cũng được thực hiện đối với cầu Pò Hèn (Quảng Ninh), đập Ái Cảnh (Cao Bằng), cầu Ba Nậm Cúm ( Lai Châu)…
3. Đơn phương xây dựng các công trình ở biên giới lấn sang đất Việt Nam.
Trên đoạn biên giới đất liền cũng như ở các đoạn biên giới đi theo sông suối, tại nhiều nơi, phía Trung Quốc đã tự tiện mở rộng xây dựng các công trình để từng bước xâm lấn đất.
Tại khu vực mốc 53 (xã Đàm Thuỷ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Quy Thuận có thác Bản Giốc . Ngày 20 tháng 2 năm 1970 phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày đặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên sông và ở cồn Pò Thoong, và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.
Bằng cách tổ chức lâm trường, trồng cây gây rừng, làm đường chắn lửa, đặt hệ thống điện cao thế, điện thoại lấn vào lãnh thổ Việt Nam, Trung Quốc đã biến nhiều vùng đất khác của Việt Nam thành đất của Trung Quốc.
4. Từ mượn đất của Việt Nam đến biến thành lãnh thổ của Trung Quốc.
Ở một số địa phương do địa hình phức tạp, điều kiện sinh hoạt của dân cư Trung Quốc gặp khó khăn, theo yêu cầu của phía Trung Quốc, Việt Nam đã cho phía Trung Quốc mượn đường đi lại, cho dùng mỏ nước, cho chăn trâu, lấy củi, đặt mồ mả…trên đất Việt Nam. Nhưng lợi dụng thiện chí đó của Việt Nam, họ đã dần dần mặc nhiên coi những vùng đất mượn này là đất Trung Quốc. Khu vực Phia Un (mốc 94-95) thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng là điển hình cho kiểu lấn chiếm này.
5. Xê dịch và xuyên tạc pháp lý các mốc quốc giới để sửa đổi đường biên giới.
Ngoài việc lợi dụng một số mốc giới đã bị Trung Quốc xê dịch từ trước sai với nguyên trạng đường biên giới lịch sử để chiếm giữ trái phép đất Việt Nam, nay phía Trung Quốc cũng tự ý di chuyển mốc ở một số nơi hoặc lén lút đập phá, thủ tiêu các mốc không có lợi cho họ như ở khu vực Chi Ma (Lạng Sơn), khu vực mốc 136 ở Cao Bằng…
Ngay tại một số nơi mà vị trí mốc giới đặt đúng với đường biên giới lịch sử, họ cũng tìm cách xuyên tạc đường biên giới đã rõ ràng chạy giữa hai mốc như khu vực Kùm Mu-Kim Ngân-Mẫu Sơn (mốc 41, 42, 43) ở Lạng Sơn dài trên 9 km, sâu vào đất Việt Nam 2,5 km, diện tích gần 1000 ha, khu vực Nà Pảng-Kéo Trình (mốc 29, 30, 31) ở Cao Bằng dài 6,45 km sâu vào đất Việt Nam 1,3 km, diện tích gần 200 ha.
6. Làm đường biên giới lấn sang đất Việt Nam .
Để chuẩn bị cho các cuộc tấn công xâm lược Việt Nam, liên tiếp trong nhiều năm trước, phía Trung Quốc đã thực hiện kế hoạch làm đường biên giới quy mô lớn nấp dưới danh nghĩa là để “ cơ giớ hoá nông nghiệp”. Đặc biệt là từ năm 1974 tại đây, họ đã mở ồ ạt những chiến dịch làm đường, có nơi huy động một lúc 8.000 người vào công việc này. Trong khi làm các đường đó, họ đã phá di tích về đường biên giới lịch sử, nhiều nơi họ đã lấn vào lãnh thổ Việt Nam, chỉ tính từ tháng 10 năm 1976 đến năm 1977, bằng việc làm đường biên giới họ đã lấn vào đất Việt Nam hàng chục điểm, có điểm diện tích rộng trên 32 ha, sâu vào đất Việt Nam trên 1 km như khu vực giữa mốc 63-65 thuộc huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng hay khu vực giữa mốc 1-2 Cao Ma Pờ thuộc tỉnh Hà Tuyên dài 4 km, sâu vào đất Việt Nam 2 km.
7. Lợi dụng việc vẽ bản đồ giúp Việt Nam để chuyển dịch đường biên giới.
Năm 1955-1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỷ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành đất Trung Quốc. Thí dụ họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong.
8. Dùng lực lượng vũ trang uy hiếp và đóng chốt để chiếm đất.
Trên một số địa bàn quan trọng, phía Trung Quốc trắng trợn dùng lực lượng vũ trang để cố đạt tới mục đích xâm lấn lãnh thổ. Tại khu vực Trà Mần-Suối Lũng (mốc 136-137) thuộc huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng, năm 1953 Trung Quốc đã cho một số hộ dân Trung Quốc sang xâm cư ở cùng với dân của Việt Nam; sau đó họ tiếp tục đưa dân sang thêm hình thành ba xóm với 16 hộ, 100 khẩu mà họ đặt tên là Si Lũng theo tên một làng của Trung Quốc gần đó. Từ năm 1967 trở đi, họ tiến hành việc dựng trường học, bắc dây truyền thanh, đào hố khai thác than chì rồi ngang nhiên cắm cờ biểu thị chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Tháng 6 năm 1976 họ đã trắng trợn đưa lực lượng vũ trang đến đóng chốt để đàn áp quần chúng đấu tranh và ngăn cản việc tuần tra của Việt nam vào khu vực này, chiếm hẳn một vùng đất Việt Nam trên 3,2 km có mỏ than chì.
9. Đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Sau khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam theo các quy định của Hiệp định Pa-ri ngày 27 tháng 1 năm 1973, và nhân lúc nhân dân Việt Nam đang đẩy mạnh cuộc đấu tranh để giải phóng miền nam Việt Nam và nguỵ quyền miền nam sắp sụp đổ, nhà cầm quyền Bắc Kinh đã trắng trợn dùng lực lượng vũ trang chiếm quần đảo Hoàng Sa.
– Ngày 19 tháng 1 năm 1974, với một lực lượng lớn hải quân và không quân, Trung Quốc tiến đánh quân đội của chính quyền Sài Gòn đóng ở quần đảo Hoàng Sa và họ gọi cuộc hành quân xâm lược quần đảo này là “cuộc phản công tự vệ”
Từ năm 1973 về trước, phía Trung Quốc đã lấn chiếm, gây khiêu khích ở nhiều nơi trên biên giới Việt-Trung.
Từ khi họ đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, các sự kiện biên giới do họ gây ra, các vụ lấn chiếm đất đai Việt Nam ngày càng tăng:
Năm 1974: 179 vụ
Năm 1975: 294 vụ
Năm 1976: 812 vụ
Năm 1977: 873 vụ
Năm 1978: 2175 vụ.
Công hàm dâng biển, đảo của bọn cẩu nô Hồ chí Minh- Phạm văn Đồng năm 1958 thì ai nấy đều đã biết :
Sử gia Trần Gia Phụng : Ngày 4-9-1958, Trung Quốc đưa ra tuyên bố về hải phận gồm 4 điểm, trong đó điểm 1 và điểm 4 được dịch như sau:
(1)Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lý. Điều lệ nầy áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa [Xisha tức Hoàng Sa], quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa [Nansha tức Trường Sa], và các đảo khác thuộc Trung Quốc.
. . . . . . . . . . . . . .
(4)Điều (2) và (3) bên trên cũng áp dụng cho Đài Loan và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu [Bành Hồ], quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc…
Mục đích của bản tuyên bố ngày 4-9-1958 nhằm xác định hải phận của Trung Quốc là 12 hải lý. Tuy nhiên điểm 1 và điểm 4 của bản tuyên bố cố ý lập lại và khẳng định chắc chắn rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (vốn của Việt Nam) thuộc chủ quyền của Trung Quốc và Trung Quốc gọi theo tên Trung Quốc là Xisha [Tây Sa tức Hoàng Sa] và Nansha [Nam Sa tức Trường Sa].
Phạm Văn Đồng, thủ tướng Bắc Việt, ký công hàm ngày 14-9-1958, tán thành quyết định về hải phận của Trung Quốc, nguyên văn như sau:
“Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, quyết định về hải phận của Trung Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc trên mặt bể.”
Cám ơn Hidden. Các bình luận trên của bạn có thể gộp lại thành bản cáo trạng sắc bén vạch mặt phần nào tội ác mà bọn Trung cộng đã gây ra trên đất nước VN kể từ những năm 30 của thế kỷ 20 tới nay, khi bọn vc tự bán linh hồn cho lũ quỷ phương Bắc, thậm chí có lúc rước voi về dày mã tổ;
là những tư liệu lịch sử mà thế hệ trẻ cần phải đọc, nhớ, để xoá bỏ ảo tưởng về TC mà tuyên truyền của bọn vc tay sai tạo đã nên qua các công cụ giáo dục, văn nghệ, điện ảnh của chúng!
…tuyên truyền của bọn vc tay sai đã tạo nên…(thay cho đoạn viết nhầm trong comment).
Xin lỗi.
Cám ơn bạn HuePhan đã đọc các còm của Hidden. Thú thực là sau khi đọc xong “ Vấn đề biên giới giữa Việt Nam – Trung Quốc “, tôi bị sốc nặng, lặng người đi đến ba ngày, tưởng nhớ đến bao công lao dựng nước và giữ từng tấc đất của tiền nhân, nay bọn cẩu nô Cộng sản Hà nội để cho Tàu cộng cướp mất đi một cách dễ dàng . Mất đi một cách vĩnh viễn, tuyệt đối không có cách chi mà đòi lại được !!!
“Không có gì quý hơn độc lập, tự do”
Muốn Độc Lập Tự Do
Có Hạnh Phúc Ấm No
Và làm chủ đất nước
Diệt rợ Hồ phải lo!
Nông Dân Nam Bộ
Những hình ảnh thay lời!
Nước mắt Tây Nguyên
Vật đổi sao dời với thời gian
Cái bếp ngườ̉i dân không thay đổi
Đa số dân ta vẫn lầm than
Hãy nhìn đi, vì đâu nên nỗi?
Vinh Quy Bái Tổ
Sự khác biệt là đây, nầy bạn
Cụ già bán rau – con làm quan
Tuổi trẻ tài cao hay khốn nạn?
Thời đại Hồ Chí Minh, dã man!
Nông Dân Nam Bộ