Sau cùng, chúng ta biết được vì sao chúng ta bị cảm, cúm vào mùa đông giá lạnh

1

Chúng ta đều biết cứ mỗi năm, đến mùa lạnh là cảm cúm, đến theo quanh ta, nhiều người bị sổ mũi, nhảy mũi, ho, sốt v.v.v.

Các virus hiện diện quanh ta quanh năm. Tại sao số người bệnh tăng vọt vào mùa đông là câu hỏi mà các bác sĩ trên thế giới cố tìm câu giải đáp từ lâu mà mãi tới nay mới có câu trả lời.

Các khảo cứu gần đây cho thấy là khí lạnh đã ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch trong mũi chúng ta.

Các virus đường hô hấp hoặc vi khuẩn (bacteria) xâm lăng vùng mũi là cửa ngõ vào đường hô hấp trên, tức thì, phần trước mũi báo động sự hiện diện của kẻ xâm lăng, lúc đó, các tế bào lót mặt trong mũi tạo ra hàng tỉ copy gọi là EV (extracellular vesicles: các túi ngoại bào), các túi này không thể tự phân chia như tế bào, nhưng nó đóng vai trò của một loại tế bào chuyên biệt, được tạo ra để tiêu diệt các virus. Các EV giữ vai trò của mồi nhử, khi ta hít vào các virus, virus này dính vào các mồi nhử này thay vì bám vào các tế bào mũi để xâm nhập vào cơ thể con người. Sau đó các EV+VIRUS sẽ bị thải vào chất nhày do mũi tiết ra để sau cùng theo nước mũi mà đi ra khỏi cơ thể.

Các khám phá cho thấy, khi bị tấn công, mũi tăng 160% khả năng tiết EV,

Các EV có nhiều thụ thể trên bề mặt hơn là các tế bào màng mũi, giúp ngăn cản hàng tỉ virus xâm nhập vào trong các tế bào màng mũi để vào cơ thể con người giúp ta tránh mắc bệnh.

Nhưng khi trời trở lạnh, chuyện gì xảy ra ? Khi nhiệt độ bên ngoài giảm 9 độ F hay 5 độ C thì lập tức sự tiết EV giảm đi 50%, theo The journal of Allergy & clinical immunology.

Khí trời lạnh lẽo làm tăng nhiễm trùng virus bởi vì chúng ta mất đi 1/2 sức đề kháng theo giáo sư bác sĩ Benjamin Bleier, gs Tai Mũi Họng đại học Harvard.

Vậy, khi ta đeo mask, theo giaó sư chuyên khoa Tai Mũi Họng trên, giúp chúng ta tránh hít virus vào đường hô hấp, ngoài ra mask còn giúp ta giữ cho xoang mũi được ấm nhờ đó mà tế bào màng mũi tiếp tục tiết ra các mồi nhử EV giúp hệ thống miễn nhiễm thêm hiệu quả .

Có lẽ độc giả cũng như tác giả có khuynh hướng đeo mask khi đi vào chốn đông người, và tháo khẩu trang khi ra ngoài trời. Sau khi đọc bài này, mong độc giả cũng như tác giả tiếp tục giữ khẩu trang khi đi ra ngoài trời lạnh.

Hãy nghĩ đến túi ngoại bào EV.

Biên Dịch: Bs Tăng Quốc Kiệt, Dựa Theo Tài Liệu Của Bs Sanjay Gupta (CNN)

Montreal / 14 / Mars /2023.

1 BÌNH LUẬN

  1. Chào anh TQK
    Cảm ơn anh với những bài viết thú vị, bổ ích. Nhắc lại một bài viết của anh mang tính truyền thuyết về Hãn Huyết Câu và lời giải thích của anh dựa vào một nghiên cứu khoa học thì tôi được biết việc “mồ hôi máu” là có thật. Nó có tên khoa học là “Hematohidrosis” và là một bệnh hiếm gặp. Nó xảy ra ở một số người ở tình trạng “stressed” và sự xuất huyết theo mồ hôi bắt đầu khi phải làm việc nặng kéo dài. Điều này có thể liên quan đến giống ngựa mà anh đề cập. Cấu trúc cơ thể của giống ngựa này có thể đã mang những tiền tố di truyền của việc xuất huyết qua nang lông khi bị kiệt sức vì chạy đường dài chăng? Lời giải thích mà anh đưa ra dù sao cũng chỉ là superficial, mới chỉ là sự quan sát ở bên ngoài mà thôi. Thực hư như thế nào có lẽ phải cần thêm thời gian. Chúc anh vui khỏe và có thêm nhiều bài viết.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên