Khi kết thúc chuyến công du châu Á đầu tiên, Tổng thống Joe Biden đã sử dụng cuộc xâm lược Ukraine của Nga để gửi một thông điệp rõ ràng tới Trung Quốc: một hành động vi phạm trật tự quốc tế tương tự sẽ dẫn đến phản ứng gay gắt của Mỹ.
Phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm Bộ Tứ, gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc và Nhật Bản vào lúc kết thúc chuyến đi, Tổng thống Mỹ nói: “Chúng ta đang len lỏi một thời điểm đen tối trong lịch sử thế giới.”
Ông Biden cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin đang định tiêu diệt một nền văn hóa khi nhắm mục tiêu vào các trường học, nhà thờ và bảo tàng của Ukraine; và cuộc chiến tranh đã ảnh hưởng đến toàn thế giới, đây không chỉ là một vấn đề của châu Âu, mà là một vấn đề toàn cầu.
Sau đây là 4 nhận xét của CNN vào lúc chiếc Không Lực Một của tổng thống Mỹ cất cánh khỏi Tokyo sau chuyến đi 7 ngày:
Tòa Bạch Ốc loay hoay “làm rõ” câu nói của Biden về Đài Loan
Hôm thứ Hai, ông Biden đưa ra lời cảnh báo rõ ràng nhất đối với Trung Quốc, nói rằng Mỹ sẽ sẵn sàng phản ứng bằng quân sự nếu nước này xâm chiếm Đài Loan. Trong khi thừa nhận Mỹ vẫn đồng ý với chính sách “Một Trung Quốc”, Biden hôm thứ Hai cho biết ý tưởng về việc Đài Loan bị xâm chiếm bằng vũ lực “đơn giản là không phù hợp.”
Một ngày sau, tại hội nghị của Bộ Tứ, Biden nói với các phóng viên rằng chính sách “mơ hồ chiến lược” của Hoa Kỳ không thay đổi. Nhưng ông không nhắc đến chi tiết nào về tuyên bố trước đó của mình, chỉ nói rằng lập trường của Hoa Kỳ vẫn giữ nguyên.
Nhiều quan chức Tòa Bạch Ốc đã bất ngờ trước tuyên bố hôm thứ Hai, nhiều người nói với CNN rằng họ không ngờ tổng thống lại nói huỵch tẹt như vậy. Tòa Bạch Ốc đã nhanh chóng làm giảm nhẹ tuyên bố này, nói rằng chính sách của Hoa Kỳ về Đài Loan không thay đổi. Đây là lần thứ ba trong vài tháng tháng gần đây, Biden nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Đài Loan trước một cuộc tấn công của Trung Quốc, để rồi sau đó các nhân viên Tòa Bạch Ốc phải nói lại.
Theo chính sách “Một Nước Trung Hoa”, Hoa Kỳ thừa nhận quan điểm của Trung Quốc rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc nhưng chưa bao giờ chính thức công nhận yêu sách của Bắc Kinh đối với hòn đảo này. Mỹ cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan nhưng vẫn cố tình mập mờ về câu hỏi liệu họ có can thiệp quân sự trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công hay không.
Trung Quốc tức giận vì Đài Loan
Bình luận của tổng thống Mỹ nhanh chóng thu hút sự chú ý của chính phủ Trung Quốc, họ đã tuyên bố “rất không hài lòng và kiên quyết phản đối” phát biểu của Biden, và sẽ không cho phép bất kỳ thế lực bên ngoài nào can thiệp vào “công việc nội bộ” của mình.
Uông Văn Bân, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “Liên quan đến chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và các lợi ích cốt lõi khác của Trung Quốc, không có cửa cho thỏa hiệp.”
Ông nói tiếp: “Chúng tôi kêu gọi phía Hoa Kỳ nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc Một Nước Trung Hoa… thận trọng trong lời nói và hành động về vấn đề Đài Loan, và không gửi bất kỳ tín hiệu sai trái nào tới các lực lượng ly khai và ủng hộ Đài Loan – để không gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tình hình qua eo biển Đài Loan và quan hệ Trung Quốc – Hoa Kỳ. ”
Châu Phượng Liên, Người phát ngôn của cơ quan đặc trách các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc nói thêm: “Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ ngừng nói hoặc làm bất cứ điều gì vi phạm nguyên tắc Một Nước Trung Hoa và ba Thông cáo chung Trung – Mỹ. … Những người chơi với lửa chắc chắn sẽ bị bỏng trước tiên.”
Trung Quốc khó chịu vì Bộ Tứ
Bắc Kinh cũng chỉ trích nhóm Quad là một “NATO của khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương”, cáo buộc nhóm này “cổ vũ cho não trạng Chiến tranh Lạnh” và “gây ra sự cạnh tranh địa chính trị.”
Trước hội nghị thượng đỉnh hôm thứ Ba, một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ nhấn mạnh nhóm này không phải là một khối liên minh chính thức, không có ban thư ký hoặc trụ sở trung ương.
“Mục tiêu ở đây không phải là tạo ra nhiều cơ quan chính thức. Mục tiêu là để tìm cách làm việc cùng nhau về các vấn đề mà khu vực quan tâm, và hãy còn quá sớm để thảo luận về việc mở rộng nhóm, ngoài bốn thành viên tham gia hiện tại.”
Tuy nhiên, trong cuộc họp, Biden và ba nhà lãnh đạo kia đã công bố các chương trình mới về chia sẻ thông tin hàng hải, vắc xin Covid và khí hậu; các trợ lý của Biden coi Bộ Tứ là một thành phần quan trọng trong chiến lược đối ngoại đặt trọng tâm vào việc vun đắp các mối quan hệ ở châu Á.
“Tôi cho rằng tất cả chúng ta đều ấn tượng về mức độ thoải mái của các nhà lãnh đạo giữa họ với nhau và họ cũng thoải mái khi trò chuyện rất, rất nghiêm túc,” quan chức này nói.
Biden cũng đã gặp riêng tân Thủ tướng Úc Anthony Albanese hôm thứ Ba, trước khi trở về Washington. Các quan chức Hoa Kỳ đã phấn khởi khi thấy ông Albanese, mới đắc cử hôm thứ Bảy, đã chọn chuyến đi Tokyo dự hội nghị Quad là chuyến đi nước ngoài đầu tiên của ông.
Buổi nói chuyện riêng với Thủ tướng với Narendra Modi của Ấn Độ có hơi căng vì ông này chống lại áp lực của Hoa Kỳ muốn Ấn Độ lên án Nga về cuộc chiến ở Ukraine. Ấn Độ mua nhiều vũ khí của Moscow, có một quan hệ đối tác lâu đời rất khó thay đổi.
Biden cho biết: “Mỹ và Ấn Độ sẽ tiếp tục tham vấn chặt chẽ về cách giảm thiểu những tác động tiêu cực cho trật tự thế giới.”
Biden củng cố các liên minh ở châu Á
Tổng thống Biden đã dành chuyến đi châu Á để gặp nhà lãnh đạo Hàn Quốc và Nhật Bản, thảo luận về khả năng tăng cường các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc và công bố dự án hợp tác kinh tế trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.
Mặc dù tập trung vào Ukraine, các quan chức Hoa Kỳ nói rằng Biden vẫn có ý định điều chỉnh lại chính sách đối ngoại của Mỹ đối với những thách thức trong những thập niên tới. Trước mắt, ông muốn xây dựng kiểu cấu trúc liên minh ở châu Á giống như các đồng minh châu Âu theo cái nghĩa là nếu có “sự cố” xảy ra, liên minh này sẽ đoàn kết tốt giống như đã hầu hết thống nhất chống lại Nga sau cuộc xâm lược Ukraine.
Hiện nay, không có một tổ chức châu Á nào tương đương với NATO, vì một số nước vẫn còn “ngại” Trung Quốc, và trong những năm qua, Trung Quốc đang ra sức phát triển sức mạnh khu vực của mình.
Biden đã thực hiện một số bước để chống lại những động thái đó; ví dụ hồi sinh nhóm Quad, lần đầu tiên chia sẻ công nghệ tàu ngầm hạt nhân với Úc; và tuần trước tổ chức hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN tại Washington để thảo luận về thương mại và an ninh.
Tuy nhiên, còn lâu mới rõ những bước đó có hiệu quả để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Một số nhà phân tích đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine và những lo ngại về tương lai của Đài Loan.
Cựu ngoại trưởng Henry Kisssinger bị dân Mỹ kêu gọi phải bị khởi tố vì sự sụp độ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa : Ngày 29 tháng 1, 2015, tại cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ, Tiểu ban về Ngoại giao, trong nghị trình về những thách thức toàn cầu và chiến lược an ninh quốc gia Mỹ tại Capitol Hill, cựu bộ trưởng Ngoại giao Henry Kissinger đã bất ngờ bị đối diện với một nhóm hoạt động xã hội có tên gọi là CodePink. Nhóm này đã xông thẳng vào nghị trường và hô to các khẩu hiệu đòi đưa Henry Kissinger ra tòa vì đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và nhiều quốc gia khác trong thế kỷ 20, gây nên tai họa tàn khốc cho nhiều dân tộc. Những người trong nhóm hòa bình CODEPINK đã giương khẩu hiệu, gọi Henry Kissinger là tội phạm chiến tranh. Một người đã tiến tới gần Henry Kissinger và giơ chiếc còng số 8 vào mặt ông ta.
Mặc dù bị áp giải ra khỏi nghị trường ngay sau đó, nhưng nhóm hoạt động CodePink nói rằng họ thực sự tự hào về hành động của mình tại Thượng viện ngày 29 tháng 1, 2015, vì đã thay mặt cho nhân dân Đông Dương, Trung Quốc, Đông Timor và nhân dân yêu chuộng hòa bình ở khắp mọi nơi, nói vào mặt của Henry Kissinger về tội ác của ông ta. Medea Benjamin, người đồng sáng lập tổ chức CodePink nói rằng “Henry Kissinger phải chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Ông ta là một kẻ sát nhân, một kẻ nói dối, một kẻ lừa đảo, và là một kẻ côn đồ. Ông ta cần phải được đưa ra trước vành móng ngựa tại Hague.”
Những người biểu tình từ nhóm CodePink đã hô vang, “Phải bắt giữ Henry Kissinger vì tội ác chiến tranh!”. Những tiếng hô này càng lớn hơn ngay khi Kissinger bước vào phòng họp của Thượng viện.
“Di sản thật sự của Kissinger để lại chỉ là sự hủy diệt. Ông là nhân vật phản diện vĩ đại của Mỹ.” Anna Kaminski, thành viên của nhóm CodePink nói với báo chí.
[…] Sau chuyến đi Châu Á của Tổng Thống Mỹ […]
Nhân dịp ông Biden công du châu á, tui xin đưa vấn đề cho diễn đàn thảo luận…….vạch mặt những thằng gian manh, lưu manh ở Mỷ…_______Một nguồn tin chưa được kiểm chứng là thằng già chưa chết Henry Kissinger vừa ngỏ ý Ukraine nên nhường lãnh thổ để đổi lấy hòa bình……????? Nếu nguồn tin này chuẩn xác thì sao bên Mỹ không lên tiếng hỏi thằng già Kisinger nó có chụi nhượng lãnh thổ Mỹ hay do Thái để đổi lấy hòa bình không…????? Thằng già Kissinger là thằng Mỹ gốc Do thái rất mất dạy…Chính nó bán đứng VNCH 1975 để được làm ăn với tàu cộng và Nga. Và giờ ai ai cũng biết tàu cộng và Nga toàn là một lủ ăn cướp….._____Kissinger kêu gọi Ukraine nhượng lãnh thổ hết chiến tranh để làm gì???….Để tụi nhà nước ngầm tây phương tiếp tục làm ăn với Nga và tàu cộng,thì thử hỏi thằng Kissinger có mất dạy không??…..Bán đứng VNCH 1975 để làm ăn với lủ cướp Nga tàu cộng, giờ cũng muốn bán đứng Ukraine như tụi đã tiên đoán lúc đầu…!!!!! Nhưng tui đoán là tụi nhà nước ngầm tây phương giờ thằng Kissinger lòi mặt chuột……Đúng là một lủ mất dạy, giờ chúng ta chỉ biết một thằng mới lò đuôi ra là thằng Kissinger…..;_______Theo thằng này là một trong những quân sư cho nước Mỹ là luôn luôn bán đứng những nước bé, kể cả đồng minh để trục lợi. Vậy thì chuyến đi của Biden qua châu á là để tìm đồng minh, hay để tìm những con chốt…..thí???? Người Việt ỏ Mỹ đã là công dân Mỹ rồi nên lên tiếng lột mặt nạ để thằng già này đừng láo cá nữa, nếu có thể nên biểu tình chống Kisinger muốn bán Ukraine cho Nga, cũng như đã từng bán đứng VNCH 1975 cho Nga và tàu cộng……để đổi lấy cái gì??…. sau gần 19 năm Mỹ làm ăn với tàu cộng lổ hơn 15.000 tỉ đô chỉ có tụi nhà nước ngầm của Mỹ là kiếm bộn tiền, giờ ông Trump muốn tháo chạy rỏ ràng……….Vậy làm ăn với Nga và tàu cộng có lợi cho ai??…….Nếu ai đó biểu tình chống Kisinger hảy làm ăn chửi dùm….cho tui một tiếng………Hãy chửi dùm tui, chửi thằng Henry Kissiger, những trang web chửi Việt cộng hảy làm ơn chửi thằng Kissinger dùm tui một tiếng xin đa tạ……nay kính.
Kissinger là một thằng điếm già đã hết thời. Hắn ta không có ảnh hưởng gì đến chính trường ở Mỹ, cũng chẳng là cái giẻ rách gì với châu Âu. Báo chí có cho hắn được vài hàng cũng chỉ là cóp nhặt tin tức. Sở trường của hắn là bán đứng các quốc gia nhỏ để phục vụ quyền lợi của các nước lớn. Cái này gọi là “Peace of the graveyard”, chủ trương mang tính chất bá đạo.
Cần kiểm chứng gì nữa?! Báo chí Mỹ hai hôm nay thảy đều đăng tin nội các của TT Zelensky lên tiếng phản đối lão già Kissinger dưới đây này . Thời trung niên, bán đứng Nam VN. Đến thời lão niên, mưu toan bán đứng Ukraine. Mẹ kiếp, suốt đời làm tay sai cho Cộng sản !
– Zelenskyy rejects Kissinger plan to concede territory to Russia; Ukraine hero alive, in Russian custody: Live updates
May 25, 2022
-‘Kissinger still lives in the 20th century’: Ukraine hits back at suggestion it should cede land to Russia
May 25, 2022
We are not going to give away an inch of territory to Putin: Ukraine MP
–Henry Kissinger warns against the defeat of Russia as Western unity on sanctions frays badly
Mon, May 23, 2022
Đầu tháng Năm năm 2021, tên điếm già Kissinger cũng cảnh cáo Mỹ không nên làm mối liên hệ giữa Mỹ- Trung quốc thêm tồi tệ hơn kẻo nhân loại sẽ có thể bị hủy diệt :
May 1, 2021
• Veteran statesman Henry Kissinger warned of the dangers of worsening US-China relations.
• “For the first time in human history, humanity has the capacity to extinguish itself in a finite period of time,” Kissinger said.
Veteran US statesman Henry Kissinger has offered a stark warning of the apocalyptic dangers facing the world if conflict erupted between the US and China.
Kissinger told the McCain Institute’s Sedona Forum on global issues Friday that strained relations with China are “the biggest problem for America, the biggest problem for the world,” reported the AFP.