Sách cũ miền Nam 1954 -1975

22

Đã định tâm như thế rồi. Cho nên, khoảng 6 tháng trước khi về Sàigòn để thăm lại bạn bè, bà con mình, tôi đã nhờ bạn bè bên ấy tìm cho tôi những sách mà tôi muốn tìm. Thật ra ít có ai có thì giờ và có lòng để đi làm một công việc vô bổ như thế. Biết bao nhiêu phần đời tôi, biết tìm cái gì, biết mua ra sao?

Rất may là tôi còn những người bạn có lòng để tâm giúp đỡ, tên anh là Hồ Công Danh. Đó không phải là đi mua sách cũ mà là một việc truy lùng, sục sạo, mò mẫm đầy bất trắc và may rủi, nhưng cũng đầy thú vị và mủi lòng.

Bởi vì sách vở thời ấy, số phận nó như số phận người. Nó cũng phải trốn chạy, chui rúc, ẩn náu. Chúng cũng rơi vào cảnh mồ côi cha mẹ, cảnh lạc đàn, cảnh tan nát, cảnh tan hoang mất còn.

Vận người dân miền Nam thế nào, vận chúng như thế.

Đứa may trốn thoát. Tôi có đứa cháu trai, hồi đó, 6,7 tuổi. Khi đi di tản năm 1975, cháu chỉ mang cặp sách của cháu và nhặt một cuốn sách giáo khoa tâm lý học tôi viết thời đó. Sang sau vài năm, cháu đưa lại cho tôi.

Kể cũng mừng và cũng buồn cười.

Đứa yểu tử thì làm mồi cho cuộc phần thư. Đứa không may làm giấy gói sôi buổi sáng. Đứa bất hạnh làm giấy chùi đít. Đó là cuộc trốn chạy vô tiền khoáng hậu mà những kẻ đi truy lùng chỉ là các trẻ con lên 12, 13 tuổi. “Các cháu ngoan bác Hồ”. Họ xô những đứa trẻ con vô tội đó ra đường. Chúng quàng khăn đỏ hô hoán, reo hò như trong một vụ đi bắt trộm, hay đi bắt kẻ gian. Chúng lục soát tận tình, chúng đánh trống, chúng hát hò như một cuộc ra quân của một đoàn quân chiến thắng.

Gia đình nào cũng sợ hãi cái quang cảnh đó nên kẻ mà phải hy sinh đầu tiên chính là sách vở.

Sách vở gì cũng sợ nên sách gì cũng phải tẩu tán. Sách vở bằng tiếng Anh, tiếng Pháp, mặc dầu chúng là người ngoại quốc, mặc dầu chả dính dáng gì đến chuyện chính trị hay chiến tranh Việt Nam, chúng cũng chịu chung số phận. Tôi cũng có khá nhiều sách vở bằng tiếng Pháp, nhưng tôi biết rằng, trước sau gì tôi sẽ không bao giờ dùng đến chúng nó nên lôi ra bán ve chai mà không thương tiếc. Sách nhỏ bán trước, sách lớn bán sau, cuối cùng là bộ Bách Khoa tự điển bằng tiếng Anh tuần tự rơi vào tay các ông bà bán ve chai.

Ở nơi ấy, chẳng mấy khi mà Aristote gặp được Kant. Cũng chẳng ai ngờ được Bùi Giáng gặp mặt được Heideigger.

Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.

Nếu cơm gạo miền Nam cho tôi lớn lên thì sách miền Nam nuôi dưỡng tôi thành người thông tuệ.

Đi truy lùng lại sách cũ là tìm lại một phần bản thân tôi vậy.

Nhưng khi tôi nói sách cũ thì không có nghĩa là sách cổ, mà là sách của miền Nam xuất bản trước 1975. Sách mà theo bá cáo của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội, ngày 26 tháng 6, năm 1976 là :

Việc xây dựng nền Văn Hoá mới đuợc tiến hành trong cuộc đấu tranh quét sạch những tàn dư mà Mỹ đã gieo rắc ở miền Nam. Đó là thứ Văn Hoá “nô dịch”, lai căng, đồi trụy, cực kỳ phản động..[i].

Để thực hiện nghị quyết trên. Họ đã làm mọi cách : tịch thu, tàng trữ và đốt sách và coi sách vở báo chí miền Nam chỉ là thứ rác rưởi. Phần tôi, tôi dám gọi đó là đống rác tinh thần, tài sản của tất cả trí thức, nhà văn, nhà nghiên cứu, nhà phê bình, nhà khoa học miền Nam trong vòng hai mươi năm đã bị đốt. Tóm lại, đó là đống rác thân yêu của miền Nam, cho người miền Nam gìn giữ lấy.

A.- Tình hình sách cũ hồi 1975

Cộng chung số sách đã bị tịch thâu, hay bị đốt theo là bao nhiêu? Hình như chưa có ai hỏi câu hỏi đó và cũng chưa bao giờ có câu trả lời. Có thể chẳng ai biết được. Chỉ tính theo đầu sách thôi, các số liệu cũ của Bộ Thông Tin cho thấy, vào tháng 9- 1972,  theo Ủy Hội Quốc Gia Unesco Việt Nam Cộng Hòa trung bình đã cấp giấy phép cho 3000 đầu sách được xuất bản một năm. Cộng chung từ năm 1954 đến 1975, đã có khoảng từ 50.000- 60.000 đầu sách đủ loại được xuất bản, thêm vào đó 200.018 đầu sách ngoại quốc được nhập cảng. Giả dụ mỗi đầu sách in tối thiểu 3000 cuốn.

Sẽ có 180 triệu cuốn sách tiếng Việt bị tiêu hủy.

Đây chỉ là một lối tính ước chừng. Và như vậy số sách bị tịch thâu, bị đốt, bị bán ra vỉa hè hay ve chai là khoảng 180 triệu cuốn trên khắp miền Nam. Miền Nam theo nghĩa từ Bến Hải vào đến Cà Mâu.

Con số này đã không còn đúng nữa khi ta đọc một bài viết của ông Vũ Hạnh, một nhà văn thời VNCH và là một đảng viên cộng sản trong bài: “Mấy ý nghĩ về Văn Nghệ thực dân mới đăng trong tuần báo Đại Đoàn kết: Từ 1954 đến 1972, có 271 ngàn loại sách lưu hành tại miền Nam, với số bản là 800 triệu bản’.

Trong khi đó sách của ông Trần Trọng Đăng Đàn đưa ra con số 357 ngàn loại. Và ông Đàn dám cả gan nói: Như vậy là con số của Vũ Hạnh gần như khớp với con số chúng tôi tìm được. Thưa ông Trần Trọng Đăng Đàn, con số cách nhau gần một trăm ngàn mà ông dám bảo là khớp thì tôi chịu ông.

 Các ông đã bao giờ biết nói thật chưa?.

Cũng vậy, tờ Tin Sáng số ra ngày 1 tháng 8, năm 1976 tính rằng: Từ năm 1962 về sau, tại Nam Việt Nam đã xuất bản 208 bộ sách chưởng, gồm 850 quyển, con số phát hành này ước tính 5 triệu bản, bằng số sách giáo khoa trung học xuất bản cùng thời gian.[ii] Con số này, xin nhờ những vị chuyên gia về Kim Dung cho biết xem thực hư ra sao.[iii]

Độc giả thân mến, xin ghi nhận những thống kê của Ủy Hội Quốc Gia Unesco VN là tài liệu đáng tin cẩn. Tôi chỉ xin nói một điều, nước Pháp hiện nay mỗi năm xuất bản khoảng 1000 đầu sách tiểu thuyết mới. Làm sao VNCH có thể xuất bản mỗi năm hơn 20 chục ngàn đầu sách một năm. Những con số của ông Vũ Hạnh hay gì khác là một thổi phồng đến phi sự thực. Tôi không dám bảo là ông ấy nói láo khoét.  Hãy trả lại các ông ấy những gì các ông ấy viết. Chỉ cần so sánh con số dự đoán giữa ông và Trần Trọng Đăng Đàn đưa ra cũng cách nhau cả gần một trăm ngàn đầu sách.

Điều đó muốn nói với chúng ta điều gì?

Nay tất cả những sách đó đều ra tro. Đây là một chính sách man rợ và xuẩn động của nhà cầm quyền Hànội. Dĩ nhiên, người ta đã không đốt hết mà mang bán, chính vì thế nay còn rơi rớt lại một số nhỏ nơi các tiệm bán sách.

Vì sợ hãi nên người ta mang sách vở tài liệu ra chợ bán ký, đó là thứ hàng vô dụng và nguy hiểm nhất trong lúc ấy. Người ta đốt những sách nào liên quan đến chính trị, nhất là sách vở chống Cộng. Người ta đốt những nhà văn nào liên quan đến chính trị như Nguyễn Mạnh Côn, Nhã Ca,  Phan Nhật Nam v.v… Người ta cũng đốt tài liệu, hình ảnh cũ, giấy tờ, huân chương, bằng khen. Đó cũng là thứ mà những người chủ mới không muốn nó có mặt.

Người ta đốt tất cả những kỷ niệm, dù đẹp nhất của đời mình.

Mọi người phải tự hiểu rằng, phải đốt tất cả những gì cần đốt, không phải chỉ đốt những kỷ niệm mà tất cả những gì liên quan đến đời sống đó. Một đời sống mà tự nó đã là một điều xấu, một bản án.

Muốn sống yên, người ta phải đốt tất cả quá khứ đời một người cùng với những kỷ niệm, những sự nghiệp từ quá khứ đó mà ra.

Sách không đốt thì được bày bán lén hoặc công khai. Sự bầy bán sách vở như thế coi như dân chúng bắt mạch được thâm ý người chủ mới muốn gì ? Nhưng trong số vạn người bán, vạn người mua,vẫn có những người nhà buôn bất đắc dĩ mà đặc loại là một số nhà văn, nhà giáo chế độ cũ nắm được cái chìa khóa của nhu cầu và ý nuốn của người đọc. Họ tìm ra giữa những kẽ hở để thấy được trong hàng tấn sách báo thải loại, cái nào là thứ hàng có giá trị,có giá đối với người chủ mới. Nạn chợ đen, nạn săn tìm sách cũ cho một thị trường mới nhờ thế càng phát triển.

Một cách nào đó, chính những nhà giáo, nhà văn, những kẻ bán sách lề đường, những tên lái sách trở thành những người bảo tồn Văn hoá miền Nam.

Sách phản động càng cấm, càng có giá. Đó là phản ứng ngược chiều ở thời điểm đó. Trên báo Đại đoàn kết, ngày 10-11-1982, Đinh Trần Phương Nam thú nhận một thực tế phũ phàng như sau: “Các hoạt động của chúng ta vừa qua thật rầm rộ, thật phong phú và đa dạng, song các loại sách báo phản động đồi trụy, đã bị quét hết chưa. Xin thưa ngay là chưa.”

Số Tiền Phong ngày 23-9-1985 cũng than thở: “Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiều đợt bài trừ sách báo xấu, nhưng hiện nay hiện tượng mua bán và cho thuê các loại sách báo xấu vẫn còn tồn tại[iv]

Càng những sách bị cấm lại càng có giá trên thị trường đen. Trên vỉa hè phố, những sách từ ngoài đó được phép bầy bán nằm chống mốc, cong queo ít được ai ngó tới. Người ta bầy những sách trên để che mắt mà thôi. Người mua sách sành điệu chỉ cần hỏi tên một tác giả nhà văn Ngụy. Năm phút sau, chạy đi một lúc có liền.

Lại một thách đố nữa cho người chủ nhân ông mới.

Sách Ngụy trở thành một thách đố chính quyền mới, thách đố ai hơn ai chứ không phải ai thắng ai!!Thách đố mang tầm vóc văn học, giá trị nghệ thuật dựa trên nhu cầu người đọc. Sách hay thì tìm đọc, sách tuyên truyền thì không đọc.

Đài phát thanh thành phố ra lệnh phải thu nộp tất cả các sách vở, báo chí, phim ảnh, tài liệu in ấn trước ngày 30 tháng tư được coi là đồi trụy. Nhiều người tiếc rẻ đem bán kilô. Các gói xôi bán buổi sáng, nay có tên Nguyễn Thụy Long, Nhã Ca, Thanh Tâm Tuyền. Vừa ăn, vừa đọc kể cũng vui. Nhiều chỗ mang sách vở cũ ra đốt. Mà phải đốt lén vào ban đêm.

Nhưng sau đó ai cũng thấy đốt là phí phạm. Không đốt thì sách vở đó đi đâu ? Không ai biết nữa. Nhiều người nhắc nhở đến tên Tần thủy Hoàng. Nhưng chẳng ai để ý đến có mối liên hệ gì giữa chuyện xưa và chuyện nay.
Tại sao lại dị ứng với văn học như thế? Không lẽ tất cả đều là phế liệu, tàn dư Mỹ Ngụy hết sao ? Sách nào là phản động, đồi trụy ? Vì thế sách cũ ở đây được đồng hóa với sách cực kỳ phản động, không phản động thì đồi trụy, không đồi trụy thì lai căng.. Mấy chữ trên như những khẩu lệnh bao trùm và truy chụp hầu như bất cứ tác giả nào và bất cứ quyển sách nào.

– Trước hết, các nhà xuất bản sách thiếu nhi bị cấm toàn bộ.

Đó là các nhà xuất bản như Tuổi thơ, Nắng sớm, Tuổi Hoa Niên, Sách Đẹp, Viễn Du, Hùng Dũng, Hoa Hồng, Hoa Hướng Dương, Hoa Mai, Hoa Hồng.

– Các dịch giả kiếm Hiệp sau đây cũng bị cấm : Kim Dung, Cổ Long, Trần Thanh Vân, Nam Kim Thạch, Từ Khánh phụng, Phan Cảnh Trung, Long Đức Nhân.

– Các tác giả có sách bị cấm toàn bộ như : Bùi Giáng, Chu Tử, Dương Nghiễm Mậu, Duyên Anh, Doãn Quốc Sĩ, Đinh Hùng, Nguyễn Mạnh Côn, Hoàng Hải Thủy, Lệ Hằng, Mai Thảo, Nguyên Sa, Nguyễn Đình Toàn, Thế Uyên, Thanh Nam, Võ Phiến, Văn Quang, Vũ Hoàng Chương, Vũ Tài Lục, Nguyễn Mộng Giác, Thảo Trường, Nguyễn Thị Hoàng..

Nhận xét:

–  Những nhà xuất bản sách thiếu nhi này ấn hành đặc biệt các truyện dành cho thiếu nhi. Những sách đó có tính cách giáo dục, giải trí, hay nêu gương tốt cho các em thiếu nhi. Nội dung lành mạnh và có chất lượng giáo dục. Những nhà xuất bản này thường bất vụ lợi, có sự tài trợ đằng sau của những tổ chức tôn giáo, hay những nhà xuất bản có lòng như trường hợp ông Khai Trí. Vậy mà tội tình gì cũng bị cấm. Cứ cấm là cấm, cấm một cách chùy dập vô tội vạ và vô ý thức.

Các trẻ em miền Nam tự nhiên mù chữ vì không có sách đọc.

– Về các dịch giả truyện Kiếm Hiệp cho thấy đây là những sách dịch vô tội vạ, vô thưởng vô phạt xét về mặt luân lý, giáo dục. Chủ đích của người dịch trước hết có thể là giải trí người đọc. Ai đọc truyện kiếm hiệp chả thấy hấp dẫn và hay, đọc để giải trí.  Sau đó mới nói tới những chủ đề tình yêu, y học, võ thuật, nhân vật truyện, chất hài, chất ghen tuông, chất giang hồ, kiếm pháp trong các truyện kiếm hiệp ấy. Sách phải được coi là bổ ích và nó là bộ phận không nhỏ trong sinh hoạt Văn học miền Nam.

Trẻ đọc, già đọc, bình dân đọc, trí thức đọc.. Mỗi người tìm ra được cái thích thú cho riêng mình. Đến có thể nói, một trong những nét đặc thù trong sinh hoạt Văn Học miền Nam là sách của Kim Dung. Xin cos, nguoifw vieets bafi nayf, xin gioisw thieeuj moojr nhaan vaajt ddawjc bieetj trong truyeejn Kim Dung: Nhaan vvajt Leenhj Hoof Sung

Kim Dung tên thật là Trà Lương Dung. Truyện võ hiệp đầu tay là Thư kiếm ân cừu, xuất bản ở Hương Cảng, từ đó có bút danh Kim Dung. Năm 1957 ra bộ Anh Hùng Xạ Điêu, 1969 ra Lộc Đỉnh Ký. Cho mãi đến 1978 Đài Loan mới rút lệnh cấm tác phẩm Kim Dung và 1986, sau khi tiến lên 4 Hiện đại hoá ở Trung Quốc mới xuất hiện Kim Dung. Truyện chưởng Kim Dung “độc bá quần hùng” trong sinh hoạt văn học ở miền Nam thời ấy. Vào năm 1968, khi xuất hiện Tiếu Ngạo Giang Hồ trên tờ Minh Báo thì có đến 44 nhật báo ở Sàigòn đều tranh nhau dịch và đăng lại. Tình trạng mê Kim Dung đến như thế, và kéo dài cho đến 1972-1974 khi bộ Lộc Đỉnh Ký ra đời. Và đây là lời Vũ Đức Sao Biển, tốt nghiệp Đại học Văn Khoa, Sàigòn, ban Hán Văn: “Tôi học cách làm người, cách đối xử nhân thế, đắc thủ được những kiến thức hoàn toàn không có trong giáo trình đại học từ các tác phẩm của một nhà văn nước ngoài chưa hề biết mặt.”

Với lượng tác phẩm đồ sộ như thế, với số người đọc đông như thế, không thể không tìm hiểu văn học miền Nam nhất là văn học dịch mà bỏ qua tác giả Kim Dung. Người ta có thể bàn về bất cứ vấn đề nào của con người, của xã hội. Có thể từ tình yêu, bạo lực, đạo đức, tâm lý hay sự đánh tụt giá của chủ nghĩa bạo lực trong truyện Kim Dung. Từ vấn đề nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật tiểu thuyết, chất thơ, chất hài… đến chứng cứ kiếm pháp, Võ và Hiệp, cho đến những vấn đề có thể trở thành tranh luận văn học như hư cấu nhân vật, hư cấu lịch sử. Kim Dung đã hư cấu lịch sử Trung Hoa cách đấy ba thế kỷ mà vẫn hay với cấu trúc tiểu thuyết liên hoàn. Vương Sóc, nhà văn-nhà phê bình Trung Hoa (mà nghĩ đến ông tôi bắt nghĩ đến Trần Trọng Đăng Đàn của Việt Nam), đã gọi tiểu thuyết Kim Dung là một trong “tứ đại tục” bởi đã hư cấu méo mó hình tượng người Trung Hoa. Từ đó đã gây thành những tranh luận lớn khắp Hoa Lục. Lại còn vấn đề tôn giáo, giáo phái trong tiểu thuyết. Luận về anh hùng và những nhân vật biểu tượng như Kiều Phong, một đại trí, đại dũng lại rất giầu tình cảm và lòng nhân ái vời vợi? Trương Vô Kỵ, Lệnh Hồ Xung, tài trí hơn người, hành xử quang minh lỗi lạc, tốt bụng hơn người? Dương Quá, Địch Vân, Hồ Phỉ… Rồi còn nhân vật nữ, những mỹ nhân như Hân Tố Tố, Nhậm Doanh Doanh, Triệu Minh, Tiểu Siêu, Song Nhi, v.v.. mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một thông điệp. Không có những nhân vật nữ đó, tiểu thuyết Kim Dung còn gì?

Vấn đề tâm đắc đối với tôi: Vấn đề chính hay tà, vấn đề thị phi trong cuộc đời, giữa Hiệp nghĩa và xã hội đen, giữa danh môn chính phái và ma giáo. Ai chính, ai tà. Tà chính khác nhau chỗ nào? Đọc Kim Dung sẽ thấy sự phân biệt Chính và  là vô thực. Trong Kim Dung, có một cố gắng đánh tụt giá những người tự nhận là Chính Nghĩa, và qua họ, những giá trị mà họ tượng trưng. Sự sa đọa xuống tới sự bất nhân, sự dâm loạn, sự ngu xuẩn của những đệ tử phái Toàn Chân thì còn ai tin gì ở Chính Nghĩa?

Chuyện đã hay, cơ man nào nhân vật, cơ man nào tình tiết chòng chéo lôi kéo người đọc. Kim Dung phải là người kiến thức rộng, đọc nhiều, dùng Quan Thoại, một thứ ngôn ngữ trong sáng, lại kế thừa truyền thống của những nhà văn như Lâm Ngữ Đường, Tào Ngu, Lỗ Tấn… đã biến những chuyện võ hiệp tầm thường thành những tác phẩm để đời. Đã vậy, có những dịch giả như Hàn Giang Nhạn chuyển ngữ tài tình làm say mê độc giả VN.

Hễ hay thì người đọc, dở thì bị người bỏ quên.

–  Về các tác giả, các nhà văn bị xoá sổ cho thấy tính cách tổng quát hoá và khái quát hoá đồng loạt. Tỉ dụ thơ của Vũ Hoàng Chương như Hoa Đăng, Thơ say, Tâm sự Kẻ sang Tần thì tại sao cấm. Gìn Vàng giữ Ngọc và Giòng sông Định mệnh của Doãn Quốc Sĩ thì chỗ nào là phản động, chỗ nào là đồi trụy. Duyên Anh với Hoa Thiên Lý, Sa Mạc tuổi trẻ, Ngựa chứng trong sân trường, Dấu chân sỏi đá thì chẳng những không đồi trụy mà còn có tác dụng giáo dục nữa. Thơ Nguyên Sa, Gõ đầu trẻ, Một bông hồng cho văn nghệ thì hoặc là có tác dụng giáo dục, hoặc đặt ra những vấn đề tranh luận trong văn học.  Hầu hết người ta không biết hoặc quên rằng Nguyên Sa còn có tập thơ *Những năm 1960*, trong đó là thứ thơ dấn thân, nhập cuộc. Thảo trường với Người đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp thì có giá trị tố cáo sự tàn bạo của chiến tranh.  Bùi Giáng với Mưa nguồn, Đi vào cõi thơ  là những chất ngọc nào phải thứ đồi trụy rẻ tiền.

Có vẻ nhà cầm quyền lúc đó muốn truy chụp tác giả hơn là tác phẩm. Vũ Hoàng Chương, Mai Thảo, Duyên Anh, Đinh Hùng, Hoàng Hải Thủy, Nguyên Sa, Chu Tử, Thanh Tâm Tuyền, Nhã Ca, Võ Phiến, Văn Quang, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Tạ Tỵ  có viết gì cũng vẫn bị coi là thứ biệt kích văn nghệ.

Xin lấy trường hợp Vũ Hoàng Chương làm điển hình. Ai đã gặp Vũ Hoàng Chương rồi thì đều thấy đó là một thi sĩ gầy ốm tong teo, nói năng nhỏ nhẹ, lúc nào cũng ăn mặc rất chải chuốt, tươm tất, đầu chải mượt với cà rà vạt. Tác phẩm thì tóm gọn trong hai chữ mà thôi : Thơ Tình. Cả đời chỉ biết làm thơ. Và chỉ biết có thơ. Nhưng dù chỉ làm thơ cũng bị coi là người bội phản. Ông đã đi tù như một số nhà văn khác như trường hợp Hồ Hữu Tường. Khi ra khỏi tù được vài ngày thì ông chết.

Mai Thảo dù chỉ viết truyện thuần túy văn chương như Người thầy cũ, Mười đêm ngà ngọc, Căn nhà vùng nước mặn hay Bày thỏ ngày sinh nhật cũng vẫn bị coi là tên Biệt kích văn nghệ hàng đầu của miền Nam. Thanh Tâm Tuyền dù siêu thực hay lãng đãng bí hiểm như Tôi không còn cô độc, Bếp lửa, Cát lầy cũng là kẻ cấy mầm độc tư tưởng ngoại lai thoái hoá. Hủy diệt các niềm tin thì đã có Thanh Tâm Tuyền, Phạm Công Thiện. Duyên Anh có viết Dấu chân sỏi đá, Hoa thiên lý, Thằng Khoa, Gấu rừng, Giặc ô Kê cho trẻ con cũng vẫn là tên đầu sỏ văn nghệ nguy hiểm.

Người ta nhắm đánh vào người, nhắm thái độ lập trường chính trị để đánh giá tác phẩm của tác giả. Vì nhắm tác giả nên có nhiều nhà văn tự nhiên được sót tên một cách cố ý. Đó là những nhà văn một mặt nào đó có thể không chịu xếp hàng trong xã hội miền Nam cho dù thực sự họ cũng xếp hàng như mọi người. Có nghĩa là xét về mặt tác phẩm thì những nhà văn này cũng chẳng khác gì các nhà văn vừa kể ở trên. Có gì phân biệt được về phong cách viết giữa Bình Nguyên Lộc với Lê Xuyên hay với Võ Phiến. Nhưng Bình Nguyên Lộc được tha. Giữa Nguyễn Văn Trung và Lý Chánh Trung mà đôi khi ta tưởng hai người có cùng một lập trường, cùng một quan điểm và cùng một đường lối. Nhưng sách vở thì lại bị phân biệt đối xử khác nhau.

Trong số những người sót tên trong sổ đen phải kể đến Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, Thích Nhất Hạnh.

Sự đánh phá và truy chụp đó nói cho cùng là một sự muốn xoá trắng Văn học miền Nam.

Đó là cái tội đối với lịch sử văn học nói chung, chứ không phải chỉ có tội đối với miền Nam nói riêng. Xin trích dẫn vài tư liệu làm bằng cớ trong sách Văn Học VN dưới chế độ Cộng Sản của Nguyễn Hưng Quốc, trang 200 :”Theo Phan Cư Đệ và Hà Minh Đức, trong Nhà Văn VN, từ 1954-1975 có 286 bài viết nhằm vu khống, xuyên tạc văn học miền Nam. Chỉ thị của Lê Duẩn sau giải phóng, kỳ họp Quốc Hội khoá 5 : Sau ngày giải phóng nhân dân ta đã làm rất nhiều việc nhằm quét sạch những dấu vết và di hại của thứ văn hoá ấy. Công việc này cần được tiếp tục một cách kiên trì, tích cực và triệt để.”

Về những bài viết, xin kể vài bài : Tiếp tục đấu tranh xóa bỏ tàn dư văn hoá mới. Nọc độc văn hoá nô dịch. Những tên biệt kích cầm bút. Lại bàn về nọc độc văn học thực dân mới Mỹ ở miền Nam những năm 1954-75.

Tên những người viết đó là: Trần Trọng Đăng Đàn, Lê Đình Ky, Trần Văn Giàu, Nguyễn Huy Khánh, Thạch Phương, Phan Đắc Lập, Bùi Công Hùng và cả Lữ Phương.

Miền Nam có thể thua cuộc. Nhưng cái văn học đó không có lý do gì bị xoá trắng oan uổng như thế. Bởi vì trong 20 năm sinh hoạt văn học đó, nó xác định cho thấy chỗ đứng của nó với sắc thái và cá tính của một nền Văn học đích thực. Một nền văn học mà sản phẩm của nó là kết quả của tự do suy nghĩ, tự do sáng tác.

 Đấy là cái ưu vượt của sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam mà trong suốt mấy chục năm chia cắt và cả sau mấy chục năm thống nhất đất nước rồi, người ta vẫn chưa thực hiện nổi một điều đơn giản đó.

Đặc biệt các giáo sư Triết, dù bị phê phán vì rao truyền chủ nghĩa Hiện Sinh, nhưng sách vở của họ lại không bị cấm lưu hành toàn bộ như Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn, Lý Chánh Trung, Nguyễn Văn Trung và các lớp giáo sư trẻ như Đặng Phùng Quân, Nguyễn Trọng Văn. Trừ một trường hợp đặc biệt, dù là giáo sư triết, nhưng viết văn nên cấm lưu hành toàn bộ như sách của Huỳnh Phan Anh và Nguyễn Xuân Hoàng.

Phần tôi nghĩ rằng, thời kỳ sau 1975, đó là thời kỳ Văn Học bất hạnh cho toàn miền Nam

Bất hạnh vì sách bị tịch thu, bị thiêu hủy. Bất hạnh vì hơn 200 nhà văn, nghệ sĩ bị đưa đi cải tạo. Bất hạnh theo suốt cả đời họ. Vì kể từ đó, họ bị khước từ là nhà văn, bản án tù cứ thế kéo dài mãi mãi vì họ không bao giờ còn có cơ hội để viết. Và kể từ đó đến sau này, ta không còn bắt gặp lại mảnh đất miền Nam với những cây trái văn học nữa, cùng lắm có những cây trái đau khổ, đọa đầy và hủy diệt.

Và cái người bất hạnh nhất, tiêu biểu nhất có lẽ là nhà văn Nguyễn Thụy Long mà người ta quen gọi là nhà văn “Loan mắt nhung”. Sau 1975, ông lê kiếp số phận nhà văn như một  con chó đói, một loài chuột chui nhúc để kiếm sống.

Hãy nghe ông kể :”Tôi về sống với mẹ già ở Ấp Đông Ba Gia Định sau ngày “giải phóng”, bên này Cầu Bông, sau khi bị phía nhà vợ thuộc gia đình Cách mạng đuổi ra khỏi nhà.Tôi ngậm đắng nuốt cay bước ra khỏi nhà sau khi bị vu  bao nhiêu là thứ tội, kể cả tội ăn cắp tài sản của chính mình, suốt nhiều năm cầm bút tạo thành… Mất nhà, mất vợ chẳng nói làm gì, vì đã cạn tầu ráo máng rồi, nhưng mất con tôi mới đau.” Sau khi hồ Con Rùa trên đường Duy Tân bị nổ, ông cùng nhiều trí thức, văn nghệ sĩ bị bắt vì vụ này.

 Xin đọc tiếp :” Những câu chuyện vặt trong phòng giam bỗng im bặt, khi tiếng nói thật lớn thật to ở phòng giam tử tội cuối hành lang cất lên: Chào tất cả các anh em bạn tù, chúng tôi ba người mang án tử hình, sẽ bị xử bắn vào sáng sớm ngày mai, chúng tôi có lời chào vĩnh biệt tất cả các anh em còn ở lại. Tôi là Nguyễn Xuân Hùng, tự Ali Hùng, hai người bạn tôi, một là linh mục, một là chiến sĩ. Tôi là một người Việt Nam lai da đen, xứ Phi Châu Sénégalais, mẹ tôi là người Việt Nam, vậy tôi xin nhận nơi này làm quê hương, vì mẹ Việt Nam của tôi đã nuôi tôi khôn lớn và thành người. Trong phòng giam của tôi, vị linh mục đang quỳ dâng mình cho Chúa, người bạn chiến sĩ thì đang huấn nhục. Tôi có giọng khỏe, xin được hát thân tặng lại tất cả những anh em còn ở lại. Những bài hát thấm đượm tình quê hương của Phạm Duy mà tôi rất ngưỡng mộ.”

Chúng tôi đã mất Sàigòn thật rồi.[v]

Sau này, theo bs Trần Ngọc Ninh viết lại trên tờ Khởi Hành, tháng 9-2005, ông từ chối không cho nhà xuất bản sửa dù một chữ những tác phẩm của ông :”Tôi còn gì để mất ngoài liêm sỉ, thà chết đói chứ tôi không sửa văn tôi viết trước kia được.

Chính Nguyễn Thụy Long cũng kể lại về trường hợp có nhà xuất bản cho người đến đề nghị in lại cuốn Kinh nước đen với điều kiện nó phải được sửa chữa lại. Ông đã từ chối không chịu. Nay thì tờ Khởi Hành đang tiến hành giải văn chương năm nay dành cho ông. Thực tế trước mắt là ông sẽ nhận được một số tiền để sinh sống ra khỏi kiếp chó đọa đầy.

B- Tình hình sách cũ hiện nay

Về Sàigòn hôm nay, mục đích chính là chỉ ở Sàigòn thôi mà không ở Hànội, tôi tìm lại xem trong đống tro tàn đó còn lại được gì. Không còn bao nhiêu. Tôi thấy họa hiếm mới còn sót lại một vài cuốn truyện. Và càng ngày, số lượng nó càng ít đi, vì mua vào mà không bán ra hoặc theo thời gian bị tiêu ma vì không có thư viện bảo quản. Chỉ còn lại một số rất ít mà trên lý thuyết vẫn là sách cấm lưu hành, bất hợp pháp, nhưng lại được bày bán công khai như thể hợp pháp. Hơn thế nữa, các loại “sách ” thuộc loại sách chưởng, kiếm hiệp, mặc dầu vẫn là sách cấm lưu hành lại được in lại, sách cũ trở thành sách mới”, bày bán công khai và hợp pháp. Chẳng hạn những sách của Vũ Đức Sao Biển như Kim Dung giữa đời tôi gồm các quyển Kiều Phong, Khát vọng tự do, quyển thượng, Thiên hạ đệ nhất mỹ nhân, quyển trung, Từ AQ đến Vi Tiểu Bảo, quyển hạ và Thanh Kiếm và  cây đàn, quyển kết thì đã được Nhà xuất bản Trẻ in ấn và phát hành đoàng hoàng. Gần như toàn bộ các loại sách kiếm hiệp được in lại. Sách của nhóm TLVĐ cũng vậy. Sách Triết cũng được in lại rất nhiều với các tác giả Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm.

Thế thì những bá cáo chính trị suốt bao nhiêu năm cũng như những văn kiện, nghị quyết của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung Ương đảng Cộng sản phải chăng chỉ còn có giá trị như những tấm giấy lộn?

Để hiểu rõ thêm về phần sách cũ này, tôi có một nhận xét như sau : Kể tử 1975 đến 1985, Sàigòn hay miền Nam có hai bộ mặt sinh hoạt văn học : Mặt nổi và mặt chìm.

– Mặt nổi bao gồm những sách báo in ấn chính thức từ miền Bắc gửi vào. Đó là một thứ văn học Cộng Sản mà tự nó mang tính chất đồng phục, tính chất hợp pháp và giáo điều buồn nản và tầm thường. Tôi còn nhớ trên vỉa hè phố Sàigòn những cuốn sách dịch in trên giấy xấu đến khó coi cả từ bề ngoài đến tựa đề. Đọc lên nghe tức anh ách như : Mười ngày của Bôcaxiô. 10 ngày gì mới được chứ. Thằng cười, dịch V.Hugô. Cửa hàng vì hạnh phúc các bà của E.Zôla.. Dịch lạ quá, tôi đi tìm sách của nhà văn này, nhưng đành chịu không kiếm ra cái tựa đề Cửa hàng vì hạnh phúc các bà ở đâu. Trăm năm cô đơn của G.Market. Tuổi thơ mãi mãi cùng ta của M. Karim, Đất vỡ hoang của M. Sôlôkhốp, Thời gian để sống và để chết của E. Rơmacơ.  Ông già và biển cả của E. Hemingway, Đồi gió hú của E.Brônti. Cả ba cuốn này đều đã được dịch ở trong Nam trước đó rồi.  Đốt Đỉnh gió hú, đốt Lão ngư ông và biển cả, đốt Thời gian để sống và để chết của miền Nam mà chất lượng dịch đã hẳn là bảo đảm hơn miền Bắc để mang nguyên con những thứ đó vào miền Nam với phẩm chất không bảo đảm và giấy thì thật xấu. Để làm gì?

Vì thế dân chúng trong Nam vẫn chịu khó tốn công, tốn tiền đi tìm sách báo cũ để đọc, chuyền tay nhau để đọc. Bởi vì, chính những sản phẩm văn hoá đó đã làm nên họ, là của họ, là bản thân họ và trở thành biểu tượng của những giá trị quá khứ cần được nâng niu giữ gìn. Và như thể, nếu không có những thứ văn hoá phẩm đó được nuôi dưỡng thì họ không còn là họ nữa, khô chồi và thui chột.

Xin trích dẫn ở đây nhận xét và tâm tình của  một người bạn yêu sách miền Nam.

Vào những năm 76-79, tôi hay đi chợ Trời sách Sàigòn lục các sách kỹ thuật để xem bạn bẻ du học Mỹ, Tây, Tầu, Úc ai còn ai ở..Sự kiện như thế này: sách kỹ thuật mà bán ở chợ Trời, tức là chủ sách đã chạy rồi và người nhà hoặc con buôn đem sách đi bán hoặc là nhà bị kiểm kê. Sách kỹ thuật được gom lại rất dơ bẩn và được chuồi ra cho con buôn. Sau này, khi tôi vượt biên, bạn bè còn lại cũng thấy sách ngành luyện kim (metallurgy) của tôi bán ở chợ trởi.. Thế là biết nhau hết.

Cứ có sách ở đó, tức là người đã đi rồi. Tôi còn nhớ có một lần dược một chị con buôn sách vỉa hè tin cậy, cho lén xem kho sách chị thu gom được. Cả ngàn hay vạn cuốn sách chứa đầy một căn gác rộng và kín, chỉ có vài ánh nắng chiếu vào. Tôi lom khom ở trên gác lửng đó lục sách, thôi thì gì cũng có cả: tiếng tây, tiếng Mỹ, tiếng Tàu, tiếng Việt. Văn chương, khoa học kỹ thuật. Hàng vạn cuốn cũ chất đống, bụi bậm mịt mù mỗi khi nhấc một cuốn sách lên. Thật là một kinh nghiệm không bao giờ quên. Bây giờ nhắm mắt lại, vẫn còn thấy, còn ngửi được mùi sách, mùi bụi, mùi văn minh từ căn gác ấy. Không hiểu anh nghĩ sao, chứ bây giờ, tôi vẫn rất kính phục những con buôn sách đó, dù rằng họ giữ gìn sách quốc cấm  vì lợi nhuận chứ không phải vì họ quý trọng nền văn hoá và văn minh trong sách, bởi vì việc làm của họ đã giúp bảo tồn nền văn học của miền Nam tự do”.

Nhưng một phần thì sinh hoạt văn học miền Nam dừng lại ở đó, bằng lòng với tất cả những thứ đến từ dĩ vãng, quá khứ và trong tương lai sẽ mỗi ngày mỗi thưa vắng đi, bởi vì không có người làm công việc sáng tác nữa. Đó là thứ văn học không có tương lai mà chỉ còn mở ra một sinh lộ: Quay lại quá khứ của chính mình để nhớ, để thương và để sống lại. Nếu ở Hải ngoại thời đó người ta gọi VHHN là thời kỳ văn học lưu vong. Trong nước phải gọi là thời kỳ văn học của quá khứ, vang bóng một thời.

Từ một nền văn học đồng phục, bị động, nghèo nàn với những sách vở lưa thưa và chưa định hình. Sách báo miền Nam cũ vẫn có mặt mà chưa có kế thừa và thay thế. Kể từ đó, sau ngày 30-4, sách báo miền Nam vỉa hè, giống như số phận của chính nền văn học ấy, thực sự trở thành sinh động chỉ nhờ vào sách báo cũ. “Điều đáng chú ý là đa số chủ nhân các tụ điểm văn hoá này là những người có học. Không thể nói là họ không am hiểu nội dung và tác hại của thử sách ra. Lạ một điều là bất chấp mọi hậu quả, họ cứ thản nhiên bày bán, những thứ rác rưởi văn hoá đó, ngày này qua ngày khác. Cứ mỗi độ chiều về, ở những điểm này, người bán kẻ mua tấp nập[vi].

Không có gì lạ. Cái lạ là các ông không hiểu gì về nếp sống, nếp nghĩ, sinh hoạt văn học miền Nam cả. Những thứ mà quý ông gọi là rác rưởi thì dân miền Nam lại coi là thứ rác quý, rác hiếm.

Sau 30-4, miền Nam có nhiều thứ rác lắm. Những thứ rác có thể đốt. Nhưng đốt thứ rác sách vở, báo chí văn học nghệ thuật miền Nam, các ông đã đụng chạm đến tinh thần và niềm tự hào của cả một miền đất nước thân yêu của họ.

Điều đó khó mà tha thứ được.

C- Những người có công với sách cũ của Sàigòn

Sách vở, báo chí miền Nam trở thành món ăn tinh thần là do công sức của các nhà văn, nhà phê bình, giáo sư đến các học giả. Điều hiển nhiên là thế. Nhưng sức bật, sự tác động để phổ biến những văn hoá phẩm ấy là nhờ vào một số  lớn nhà xuất bản có công với Văn Học.

Họ là những nhà xuất bản như Trình Bày, Nam Sơn, Nguyễn Đình Vượng, Văn Hoá Á Châu, Diên Hồng, Xưa nay, Khai Trí, Lá Bối, An Tiêm. Những nhà xuất bản này đã đóng góp vào việc xuất bản 200 triệu cuốn sách trong 20 năm. Con số thật không nhỏ.

1- Ông Khai Trí : Chẳng mấy ai biết tên thật của ông thành  thương hiệu nhà sách KT, 62 Lê Lợi được đồng hoá vào tên ông. Thật ra tên ông là Nguyễn Hùng Trương, với hai tay trắng làm nên sự nghiệp. Ông vừa là một doanh gia, vừa là người làm văn hóa. Ông biên sọan khoảng 15 cuốn sách như Thơ tình Việt Nam và thế giới chọn lọc, Chánh tả cho người miền Nam... và chủ trương tuần báo Thiếu Nhi cùng với Nhật Tiến.

Sau giải phóng, nhà sách KT là nạn nhân của nạn hôi của, đốt phá. Sách vở tung toé khắp nơi từ trong nhà sách ra ngoài đường. Tôi đã tận mắt chứng kiến cảnh ấy trong nỗi bất lực, bất lực của một người tự xếp hàng vào người thua cuộc. Tôi không biết lúc bấy giờ ông Khai Trí đứng ở đâu. Đứng ở đâu thì cũng cùng tâm cảnh đau xót đó thôi. Khi đã chứng kiến cảnh này rồi thì đừng bảo tôi có thể nghĩ hay cho những người mới đến. Họ không hiểu được điều đó vì quá hăng say trong men chiến thắng hay họ chưa bao giờ biết nghĩ tới người dân muốn gì, nghĩ gì. Tiếp theo đó là hai kho sách lớn cũng bị trưng thâu. Hằng vài trăm ngàn cuốn sách ra khỏi kho, rồi biến mất dạng.

Ông trắng tay sau bao nhiêu năm tốn công gây dựng.

Sau này, ông ở Mỹ về VN một lần nữa, mang theo hy vọng làm được một chút gì cho đất nước. Ông đã mang về 2000 đầu sách để tiếp tục làm Văn hoá. Sách bị tịch thâu với lý do: in trước 75. Theo Nguyễn Thụy Long, phần lớn sách bị tịch thâu là các loại sách Học Làm Người, báo chí quý hiếm trước 1954, như bộ Loa rất nổi tiếng. Sách ông mang về ai cũng biết là sách về giáo dục, sách hiền, sách tốt cả. Mà dại gì ông mang sách dữ, mà làm gì kiếm ra đâu được sách dữ. Nó chỉ có một cái tội: Tội đã in sách trước 1975.

Trước 75 là xấu, vi phạm luật. Sau 75 là tốt.

Ông đau lòng vì sách, ôm đơn đi kiện. Kết cục chẳng đi đến đâu.

Trước khi ông mất, người ta đã không quên đặt tên ông cho một con phố nhỏ. Đúng như ông thày Thích Trí Quang nhận xét : “Hôm qua nó giết mình, hôm sau nó mang vòng hoa đến phúng điếu”. 

 Ông ra đi lúc 5h15 ngày 11/3, linh cữu hiện quàn tại nhà riêng (237 Điện Biên Phủ, quận 3, TP HCM), lễ động quan lúc 6h ngày 14/3, hỏa táng tại Bình Dương. Nguyện vọng của gia đình là gửi tiền phúng điếu vào quỹ từ thiện thành phố.

Cụ Toan Ánh, năm nay 91 tuổi, trong bữa đưa đám ma ông Khai Trí than thở: tại sao mình sống lâu như thế, ông Khai Trí mới có 80 tuổi.

2- Nhà Lá Bối : nhà Lá Bối do nguyên Đại đức Từ Mẫn, tên thật là Võ Thắng Tiết trông nom. Sau ông hoàn tục. Ông là người có lòng, để việc phụng sự văn học nghệ thuật lên trên tiền bạc. Từ Mẫn đã giúp các nhà văn có nơi xuất bản những đầu sách có giá trị và người đọc có cơ hội đọc những cuốn sách trang nhã, chăm sóc từng chút trong việc trình bầy ấn loát và cả đến nội dung sách. Tất cả sách của Nhất Hạnh đều từ đây mà ra. Nếu không có Lá Bối, những Chiến tranh và Hoà Bình, Chiến Quốc Sách, Sử Ký Tư Mã Thiên, Kiếp người của Sommerset Maugham, Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay và Lối thoát cuối cùng của V. Georghiu sẽ nằm ở đâu? Nếu không có Lá Bối, nhiều sách chắc gì đã có cơ hội ra mắt bạn đọc. Nhất là bộ Chiến tranh và Hoà Bình của Léon Tolstoi. Sách in tốn vài ba triệu thời bấy giờ, bao giờ lấy lại vốn. Sau này, ở Hải ngoại, ông tiếp tục làm công tác văn học với nhà xuất bản Văn Nghệ. Nếu cần một vinh danh gì cho 20 năm Văn học dịch nói riêng và Văn học nói chung, có cần nên nhắc đến Võ Thắng Tiết không? Kẻ lót đường cho Văn học miền Nam.

3- An Tiêm Thanh Tuệ

 Tôi chỉ xin trích dẫn ba bài viết lúc mà Thanh Tuệ nằm xuống để thấy được rằng nhà xuất bản An Tiêm với Thanh Tuệ có lòng với văn chương như thế nào.

-Thái Kim Lan về Thanh Tuệ:

Hình như dưới tay anh tác phẩm được in nào cũng mang một chút lòng trân trọng của anh như thế đối với tác giả và độc giả, một nét cười bao dung mời gọi, vừa cảm khái liên tài vừa khuyến khích thúc dục, một nhịp nối uyển chuyển tài hoa giữa giãi bày tâm sự và tìm kiếm tri âm trong chữ nghĩa và tri thức, giữa người và người…

An Tiêm đã khai phá, mở cửa khu vườn văn học của các nghệ sĩ trẻ miền nam trong khung cảnh sôi động của thập niên 60…

-Tiếc Văn Chương, thương chữ nghĩa, Trần Thị Lai Hồng.

Biết là vô thường, nhưng vẫn không khỏi tiếc thương.Tôi tiếc thương người An Tiêm Thanh Tuệ hiền hòa đã đành, mà  nỗi tiếc Thương Văn Chương chữ nghĩa còn trĩu quá nặng.

 Thôi từ nay, còn ai khổ công lặn lội tìm tòi đãi lọc để phổ biến văn chương như đã từng với Tuệ Sĩ, Bùi giáng, Sao Trên Rừng, Nguyễn Đức Sơn. Thôi từ nay còn ai trân quý nâng niu bảo trọng chữ nghĩa như đã từng với Lá Hoa Cồn, Ngàn Thu Rớt Hột, Mười Hai con Mắt.. Đêm Nguyệt Động, Cái chuồng khỉ và còn nhiều, rất nhiều công lao với văn học đã, đang và chưa thực hiện được.

  • Với nhà văn Lê Thị Huệ:

Rồi bỗng nhiên nghe tin Ông chết. Đặng Ngọc Loan hôm trước rủ đi uống càphê với Ông một lần, gọi điện thoại nói với tôi: Tin gì kỳ cục. Sao người vậy mà chết nghe kỳ cục quá.

4- Doanh nghiệp sách Thành Nghĩa, Sàigòn.

Có lẻ phải nói đây là một ông Khai Trí thứ hai. Trong một dịp đi dự một buổi phát giải thường, do cái TTNCBTVPHVHDT. Viết tắt thế để quý vị khỏi mất thời giờ với cái Trung Tâm đó.

Người viết bài này có gặp anh Võ Thành Tân, Tổng giám đốc nhà sách Thành Nghĩa và nhất là  anh Vũ Quang Trình, trợ lý TGĐ trong bữa ăn trưa đó. Các anh cho tôi biết: Gốc gác các anh đều là dân Quảng Nam, Quảng ngãi mà người dân gọi đùa là: Cộng Hoà Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam Quảng Nam, Đà Nẵng. Gọi như thế để  thấy cái dân ngoài đó đi theo đảng nhà nước tận tình. Nay sau 30 tháng tư, Họ,những người dân miền ấy có mặt khắp nơi, nhất là trong ngành báo chí, xuất bản. Các báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên v.v. đều có người của họ. Chẳng hạn báo Thanh Niên có Nguyễn Công Khế, Tuổi Trẻ có Hùng Sơn Phước, Công An thành phố Trần Trữ Lang, Sàgòn time có Võ như Lanh, Kinh tế VN có Cung Văn, Nhất Ánh..

Võ Thành Tân, sau 75 đang còn học Văn Khoa. Với cái vốn liếng ấy, anh đâm ra hữu dụng, anh làm nghề mua bán sách cũ. Biết sách nào quý, biết sách nào giá trị là sở trường của một người mua bán sách cũ. Có tý vốn rồi, anh mua lại một cái ki ốt bán sách lẻ ở đường An Dương Vương. Kịp đến thời mở cửa,1986.. Theo lời anh Trình, các anh liên kết với các nxb của nhà nước để in sách. Họ đứng tên, cho giấy phép rồi họ mặc cho mình muốn làm gì thì làm. Một cuốn sách mới đầu ít vốn in 1000 cuốn thăm dò. Bán chạy thì in lại, bán tiếp. Một năm mới đầu xuất bản 4, 5 đầu sách, rồi cứ thế tăng dần. Đến năm 2004 thì đã cho xuất bản đến 3000 đầu sách đủ loại. 2005 tăng lên 3500 đầu sách một năm.

Nay thì các anh trở thành tỉ tỉ phú trong ngành xuất bản. Ngoài ra, các anh còn mở ra 18 cửa hàng bán sách với 2000 nhân viên. Tôi thắc mắc hỏ:tại sao có nhiều nhân viên như thế? Trả lời là để trông chừng những khách hàng ăn trộm đồ trong tiệm sách.

Có những tiệm sách lớn có đến 40 chục ngàn đầu sách đủ loại.

Tôi còn ghi lại một chi tiết nhỏ trong buổi ra mắt sách, mỗi khách mời ngoài phần ăn uống, còn có một phong bì 50.000 làm quà tặng. Còn các quan văn nghệ lớn từ miền Bắc vào, ngoài chi phí máy bay, khách sạn, còn phong bì không biết là bao nhiêu? Tôi không tiện hỏi. Đó là một cách đút lót hợp pháp.

Làm gì còn có những Thanh Tuệ, những Từ mẫn nữa. Làm gì còn có Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn nữa. Làm gì còn có Loan mắt Nhung  nữa.

Thôi chào vĩnh biệt sách cũ Sàigòn. Chào những đứa con tinh thần sinh trước 1975 còn sót lại.

Và như trong một số bài viết của tôi, tôi luôn luôn đòi hỏi nhà cầm quyền đương thời một điều, một điều thôi. Trước khi nói hoà giải, trước khi nói tình nghĩa, trước khi kêu gọi Việt kiều về nước, trước khi nói đến khúc ruột ngàn dặm v.v. và v.v., yêu cầu các ông một lời xin lỗi chúng tôi, xin lỗi những người lính VN cộng hoà, xin lỗi các nhà văn, nhà trí thức, xin lỗi các bà vợ, xin lỗi người mẹ, xin lỗi trẻ con miền Nam và cuối cùng xin lỗi sách vở miền Nam. Xin lỗi tất cả.

Không làm thì hãy khoan nói đến truyện gì khác.

 —————————————————————————-

[i] Trích Văn Hoá, Văn Nghệ..Nam Việt Nam 1954-1975, Trần Trọng Đăng Đàn, trang 779, nxb Văn Hoá Thông Tin Hànội- 2000.
[ii] Trích lại trong Văn Hoá Văn Ngệ Nam Việt Nam 1954-1975 của Trần Trọng Đăng Dàn, trang 502, nxb Văn Hóa Thông tin.
[iii] Trích lại trong Văn Hoá, Văn Nghệ, Nam Việt Nam 1954-1975 của Trần Trọng Đăng Đàn. Nxb Văn Hoá Thông tin. Trg 502.
[iv] Trích Văn Học Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản, Nguyễn Hưng Quốc, trang 226, nxb Văn Nghệ, 1991
[v] Trích Ký ức về tiếng hát của người tử tù, Nguyễn Thụy Long, tạp chí Khởi Hành số tháng 9-2005, trang 23.
[vi] Trích SGGP, ngày 15-2-1987. Trong Văn Học VN dưới chế độ Cộng Sản của Nguyễn Hưng Quốc, trg 228. nxb Văn Nghệ.

22 BÌNH LUẬN

  1. Nhớ lại những năm đầu hồi đám khỉ Trường Sơn, hang Pắc Bó, đàn bò vàng tràn được vào các đô thị miền Nam, người dân miền Nam kinh ngạc khi nghe những ngôn từ của bọn rừng rú này như nhà ỉa, xưởng đẻ, v.v…:

    (Trích ) Xưởng Đẻ: Sau năm 1975, người dân Miền Nam rất ngỡ-ngàng khi thấy những Nhà Bảo-Sanh bị đổi tên là Xưởng Đẻ. l Xưởng là nơi chế-tạo, sửa chữa vật dụng, là nhà máy sản xuất đồ dùng, ví dụ như Xưởng May sản xuất quần áo, đóng tàu, xưởng đóng giày , xưởng đúc súng đạn, xưởng cơ-khí, v.v…chỉ thuần dùng cho vật dụng chớ không bao giờ dùng cho con người.
    Còn Nhà Bảo Sanh là nơi bảo-vệ cho sự sanh sản của phụ nữ được tốt đẹp, được “mẹ tròn, con vuông”, hàm ý bảo vệ, chăm sóc cho sự sanh nở được suông sẻ theo như quy-luật của tạo-hóa dành cho con người.
    Dùng danh từ Xưởng đẻ là xem người phụ nữ như là những cái máy sản-xuất, hài nhi chính là vật dụng, cho nên, đối với Việt-Cộng, con người chỉ là vật dụng dùng để cho đảng CS sai-khiến, không hơn, không kém. Chính vì vậy, trong chiến-tranh, đảng Cộng sản không xem quan-trọng về thiệt hại nhân mạng, chết bao nhiêu cũng được miễn sao đảng CS đạt được một số nhu-cầu nào đó là được. Do đó, họ không ngần ngại dùng chiến-thuật biển người, lớp nầy chết, họ xua lớp khác lên cho đến khi nào tan nát hết hàng quân mới chịu thôi.

  2. Ông Lục viết về một cuộc tịch thu và đốt sách của Miền Nam chông CS miền Bắc của các nhà văn nhà bao nhà nghiên cứu ,học giả miền Nam rất gần như đầy đủ ,Đây là bản tóm lược những gì xảy ra cho văn hoá miên Nam qua sách được in tự do dưới chế độ Tự do Dân chủ mà đã đăng rải rác vói niềm tiếc thuơng của người dân miền Nam và nỗi đau xót của các tác giả qua những tác phẩm của chính mình “đẻ” ra,vui buồn lẫn lộn .bi tráng tiếc thương của những kẻ mất nước là mất tất cả. Tuy nhiên không biết năm nào ,chỉ là 6 tháng trước khi vf thăm vVNCS ,tác giả nhờ bạn bè tìm hộ sách MN (nhưng biết có đem ra nước Ngoài được không ?),có lẽ nào tác giả không biết bài báo giới thiệu sách cũ bán trong các tiệm sách ở một khu phố gọi là khu phố sách cũ .Ở đây được giới thiệu là người viếng thăm rất đông ,và tìm được những đầu sách tưởng như mất tiêu bởi mồi lửa CS ,vẫn còn gần như mói ,nếu được trả giá cao !
    “Sách vở ích gì cho buổi ấy?'(NK)nhưng những người làm văn học yêu văn học miền Nam họ vẫn trân trọng từng đầu sách củ ,đẻ học hỏi ,đẻ nghiên cứu đẻ tham khảo…Như vậy đốt sách chỉ là nhũng ngày đầu năm 75 của những kẻ thắng trận nhưng man rợ ,vô văn hoá.Sau này có nhiều người hùng hổ đi truy tìm sách NGUỴ đẻ thiêu huỷ nhưng thật ra họ cất lại (chỉ đốt tượng trưng ) và chính kẻ góp ýnày đã chứng kiên là sách chất từng đống ,không phân loại nhưng đều mất BÌA,,, Họ đã cân đong do điêm bán giây vụn .Một số biết sách nào giá trị theo mắt họ hay lóp học sinh sinh viên củ đem ra bán chợ vĩ hè .Sau mới thành laap khu phố bán sách cũ. Những đầu sách quý hiếm phải :giao dịch ” với chủ tiệm mới có ….
    Kẻ góp ý được nghe một người ban tù kể lại là trong những bài học dàu tiên thì có nhưng bài về khoe khoang láo toét về XHCN Miền Bắc ,nhưng đẻ ý thấy miền Bắc khi nào cung đứng thu 3 sau liên xô (1) và Trung cộng (2) Ví dụ miền Bắc nuôi gà đẻ trứng thì gà VN đẻ 5 gà TC 7 và Liên xô 12 trứng MỘT ngày .
    Như nói năm 2001 qua thế kỹ 21 ,VN sẽ duyeet binh quy mô lơn trình thế giới nhửng vũ khi bí mật tối tân mà Mỹ và ngay caa Liên xô Tc cúng cảm phục …(vv và vv)
    Riêng vè van hoá ,họ phê phánn văn hóa đồi truỵ nêu tên TH(yêu Thầy chùa) NT H ( yêu cha Đạo)).thiên về xác thịt (lX) lồng trong việc đả phá CM? …Mơ mộng yêu đương không thực tế, Còn sách cho lớp trẻ nhỏ chi là nhưng truyện tranh in lại từ những chuyện của Mỹ như Lucky Luck làm cho trr em nhiễm tính anh hùng du côn…hơn tre con miền Bắc…(thực tế thì nguợc lại) hay yêu đương mơ mộng (tuổi thơ)
    Mộ cô giáo kể chuyện đọc Kiều thì thằng CA KV sọc vào (tự nhiên như người Hà Nộị ?) và đòi tich thu sách >Cô giáo cho anh ta biest dang đọc truyện kiều ,nhưng anh vẫn đòi yijch thu vì bất cứ sách gì của nguỵ cung phải tịch thu và dốt. Mãi rồi anh ta mới dịu giọng vì biét mình đã làm qua đáng khi cô giáo cho biết sách do Ha Nọi in
    Hiện nay thì một số truyện chưởng được in lại và VC cho nhập vào các thư viện HK (San Jose)Một só khác được iN lại .
    Ngoài ra trong đợt đưa tàu vào miền Nam ,bọn lính Thuỷ đã lún sụt truyện của B Chánh ,bà TL đẻ đem về Bắc.
    Hơn nữa Myỹ cung có nhà văn MN quy tụ một nhóm in lại các đầu sách củ có giá tri và cả nhưng sách của nhưng nha van cs không được phép IN trong nước được In trong nước. Như vậy VH miền Nam phần lớn không được phổ biến ở miền Nam CS (kẻ thăng CS/người thua QG). Va Lý lẽ của kẻ mạnh là lý lẽ đúng . Nhất là CS vói “chuyên chính vô sản ” độc tài dộc đoán thì vẫn chịu thôi trừ khi cs không còn là CS nữa.
    Măc dàu bài Viết HAY nhưng nếu không có két luận đề nghi VC một lời Xin Lổi thì có lẻ HAY HƠN và dáng đọc .Văn Họ miền Nam về một thời đốt sách “chôn” học trò của tên Bạo Chúa TTH mà chỉ cần một lời XIN RỔI rồi HUỀ thồi ư? Ông thầy sau vẫn còn ngay thơ quá và ông tưởng mình là Ai mà phán như Chúa …Nếu xin lỗi vì biết mình có tội thì sẻ được Chúa(NVL) tha thứ ? Không.Nhân Dân MN sẻ không bao giờ tha thứ
    CS sẻ mãi mãi lưu xú trong lịch xũ và một trong việc huỷ diệt văn hoá miền Nam sẻ là vét nhơ hàng ngàn năm không thể tha thứ được :Lưu xú van niên….Kẻ đòi CS xin lỗi đẻ rồi sẻ được tha thứ là Chúa là Phật hay chỉ là kẻ hoà hợp hoà giải vói CS ?Họ chờ CS XIN LỖI là tha thứ hét ,còn ÔM HÔN thắm thiết.?
    Không có dâu ,không có đâu !

  3. Ta phát huy văn hóa Ông Cha!

    Trong nước nó chấn hưng văn hóa
    Thứ văn hóa địt mẹ đéo cha
    Kệ mẹ nó cái thứ chó má
    Ta phát huy văn hóa Ông Cha!

    “Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
    Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
    Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”

    Bản tuyên ngôn hàng ngàn năm trước
    Như vẫn còn văng vẳng bên tai
    “Ta thà làm quỷ nước Nam, còn hơn làm vương đất Bắc!”
    “Nếu không thành công cũng thành nhân”

    Thăm thương binh trước khi tuẩn tiết
    Nguyễn Khoa Nam – Huynh đệ chi binh
    Ai trong thiên hạ bạn có biết?
    Xin chỉ giùm tôi bậc cao minh!

    Nông Dân Nam Bộ

  4. Trước 75, Sài gòn có những nơi cho mướn sách, nhưng có lẽ không có nơi nào nhiều sách như ở tiệm Cảnh Hưng – gần rạp chiếu phim Việt Long .

    Tiệm Cảnh Hưng bề ngoài tuy nhỏ, nhưng bên trong thì có rất nhiều sách, mà giá cho thuê cũng rất phải chăng. Từ những sách chính trị như “Từ thực dân đến cộng sản” của Hoàng Văn Chí, “Cách mạng và hành động” của Nghiêm Xuân Hồng”, “Việt Nam Quốc Dân Đảng ” của Hoàng Văn Đào, v.v…, các sách lịch sử như Quang Trung Nguyễn Huệ, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng,v.v…, các sách viết về chiến tranh như của Phan Nhật Nam, Nguyên Vũ, v.v…, các tiểu thuyết của Duyên Anh, Tự Lực Văn Đoàn, Nguyễn Thụy Long, v.v…, cho đến các tiểu thuyết kiếm hiệp ….

    Tôi hay la cà đến các tiệm sách như Khai Trí, hoặc các sạp bán sách ở các vỉa hè, mở xem sơ qua các sách có vẻ hay, rồi đến tiệm Cảnh Hưng tìm mượn các quyển này .

    Nay thì vào thời đại tin học , có thể lên trên các trang mạng tìm đọc lại miễn phí các cuốn sách của những ngày xa xưa ấy .

  5. Ai trong thên hạ dám đè bỉu

    Với chủ trương đường lối cách mạng:
    “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh”
    “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho bạn,
    Mà phải hỏi bạn đã làm gì cho Tổ quốc”‘

    Nếu Cụ Phan là người Hoa Kỳ
    So với câu nói Kennedy
    Ai trong thên hạ dám đè bỉu
    Nước Việt Nam nhược tiểu nữa không?

    Nông Dân Nam Bộ

  6. Ta làm ta dở khóc dở cười!

    Hoàng Duy Hùng – gia đình Phạm Duy
    Trần Trường – gia đình Nguyễn Cao Kỳ
    Ta làm ta bé nhỏ nhược tiểu
    Thiên hạ nhìn ta – đồ vô nghì!

    Bầy đàn Ba Đình cùng Hồ tặc
    Công hàm bán nước Phạm Văn Đồng
    Hội Nghị Thành Đô đi rước giặc
    Cũng Đồng – Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười!

    Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ
    Nhân loại nhìn ta còn là người?
    Tự ta làm cho ta thô bỉ
    Ta làm ta dở khóc dở cười!

    Nông Dân Nam Bộ

  7. Ngàn năm văn hiến nước tôi!

    Nếu thơ Tố Hữu đem khoe
    Chí Phèo Thị Nở ai nghe ai sờ?
    Rợ Hồ”cờ lờ mờ vờ”
    Lò tôn Trọng lú ai rờ ai xoa?

    Đè đầu – ngoáy mũi dân ta
    Chống dịch Covid nhà nhà cách ly
    Nếu mà cột điện biết đi
    Người Việt tại Mỹ ta thì về thôi!

    Ngàn năm văn hiến nước tôi!

    Nông Dân Nam Bộ

  8. Ta làm ta bé nhỏ nhược tiểu!

    “Đừng nghe những gì Cộng sản nói,
    Mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm”
    Nếu Ông Thiệu là Lý Quang Diệu
    Thì câu nói trên là Danh Ngôn!

    Nếu Cụ Phan là người Hoa Kỳ
    Thì chủ trương đường lối cách mạng:
    “Khai dân trí – Chấn dân khí – Hậu dân sinh”
    Sẽ ghi vào kịch sử nhân loại!

    “Tự Lực – Đoạn Tuyệt” của Nhất Linh
    Nếu Nguyễn Tường Tam là người Mỹ
    Thì thiên hạ có dám bỉu môi
    Coi thường người Việt Nam, khinh bỉ?
    Tôi dám chắc với bạn là Không!

    Còn nữa còn nhiều hơn thế nữa
    Điều nầy có làm bạn suy gẫm?
    Tại ta! Tất cả đều tại ta
    Ta làm ta bé nhỏ nhược tiểu!

    Nông Dân Nam Bộ

  9. Lịch sử sẽ công bình phán xét!

    Hai nền Cộng Hòa miền Nam ta
    Để lại trong ta hai ấn tượng
    Từ hai vị lãnh đạo quốc gia
    Ghi lại hầu rộng đường dư luận:

    Công tội mỗi người để sau nầy
    Lịch sử sẽ công bình phán xét
    Đám rợ Hồ bè lũ tay sai
    Thì đã quá rõ ràng bán nước!

    Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố
    “Sau Lưng Hiến Pháp Còn Có Tôi”
    Đáng lẽ ra ông ta phải nói:
    “Sau lưng Hiến Pháp là toàn dân”!

    Sụp đổ nền đệ nhị cộng hòa
    Trực tiếp – nhanh chóng ai gây ra?
    Hầu như mọi người đều kết tội
    Ông Thiệu bị “tẩu hỏa nhập ma”!

    Nhưng câu nói mà ai cũng biết
    Đã và đang lan truyền bay xa
    “Đừng nghe những gì cộng sản nói
    Mà hãy nhìn những gì chúng làm”

    Một nhận định chính xác – sáng chói!

    Tưởng niệm cúng giỗ trong gia đình
    Công tội để lịch sử phán xét
    Nhưng tổ chức rình rang linh đình
    Ông Diệm hay Thiệu đều cường điệu!

    Chuyện tưởng niệm “ôn cố tri tân”
    Là đậm nét văn hóa dân tộc
    Rất đáng được trân trọng hoan nghênh
    Nhưng phải là anh hùng hào kiệt

    Như Đức Thánh Trần – Vua Quang Trung!

    Nông Dân Nam Bộ

  10. Trước khi nói hoà giải, trước khi nói tình nghĩa, trước khi kêu gọi Việt kiều về nước, trước khi nói đến khúc ruột ngàn dặm v.v. và v.v., yêu cầu các ông một lời xin lỗi chúng tôi, xin lỗi những người lính VN cộng hoà, xin lỗi các nhà văn, nhà trí thức, xin lỗi các bà vợ, xin lỗi người mẹ, xin lỗi trẻ con miền Nam và cuối cùng xin lỗi sách vở miền Nam. Xin lỗi tất cả.”-trích.

    “Xin lỗi” là có nghĩa là không còn gì để
    mà hối tiếc,là “hoà hợp hoà giải “,nghĩa
    là huề cả làng ,có phải vậy không ?

    Hồ chí Minh ,sau khi giết người hàng
    loạt,đấu tố,cải cách ruộng đất ,gây biết
    bao đau thương,tang tóc cho cả miền
    Bắc ,đã khóc lóc hối lỗi và … cải cách.

    He he … rồi chuyện đâu lại vào đấy,
    vẫn giết người,cướp bóc như thường.

    Ông Lục vẫn còn ngây thơ đến thế
    kia à . Cái bệnh chung của những
    người có một chút chữ nghĩa ở miền
    Nam . “Văn hoá xin lỗi ” và huề tiền,
    theo cách gọi của người cộng sản.

  11. “Văn hóa ” VN bây giờ !!!:

    *21/8/2023-Tuyên án kẻ hành hạ vợ như thời trung cổ

    Ngày 21/8, tòa án tuyên án Trần văn Luân, tỉnh Hải Dương, 9 năm 6 tháng tù do gây ra hơn 200 vết thương với người vợ mang bầu 7 tháng.
    Ngày 23/4/2021, Luân đăng ký kết hôn với chị Bùi Thị Tuyết Giao, 36 tuổi.
    Từ đầu năm 2022 đến 5/2023, do mâu thuẫn chi tiêu, sinh hoạt gia đình, Luân nhiều lần dùng tay, dây cắm nồi cơm điện, dây thắt lưng, thanh gỗ đánh chị Giao. Luân còn trói chân, tay, dùng giẻ nhét vào miệng để vợ không thể phản kháng, kêu cứu.
    Riêng ngày 1/5 và 10/5, khi chị Giao đang mang thai 7 tháng, Luân đã đánh, gây nên 61 vết bỏng da vùng mặt, ngực, lưng, tay…, gây thương tích 48%.
    Khuya 10/5, với nhiều vết thương chằng chịt ở mặt, cơ thể, chị Giao lấy lý do vào TP HCM vay tiền cho Luân để trốn về nhà cha mẹ ruột ở tỉnh Kiên Giang,
    Ngày 21/5, chị Giao đến Công an huyện Kim Thành tố cáo sự việc.

    *Chồng dùng điếu cày đánh vợ đến chết
    Tối 31/10/23, Công an tỉnh Bắc Giang bắt giữ đối tượng Triệu Chòi Suẩn để điều tra về hành vi giết người.
    Nạn nhân trong vụ án là chị Đặng Thị L, vợ của Suẩn.
    Theo cuộc điều tra, ngày 31/10, giữa 2 vợ chồng Triệu Chòi Suẩn xảy ra mâu thuẫn nên Suẩn đã đưa vợ ra sau nhà hành hung.
    Tại đây, Suẩn dùng điếu cày, gậy gỗ (dài khoảng 1m) đánh vào vùng đầu và mặt vợ khiến nạn nhân bị thương. Phát hiện vụ việc, người dân đã can ngăn và nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Trạm y tế xã Phong Minh. Tuy nhiên do vết thương quá nặng, chị L đã tử vong.
    Ban đầu, Suẩn đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Theo đó, do bực tức về việc vợ không cho sử dụng điện thoại nên Suẩn đã đánh vợ dẫn đến tử vong.

    *10/ 2023- Trút mưa dao lên người tình
    Ngày 29-10, Công an tỉnh Bình Phước cho biết đang tạm giữ hình sự Đỗ Văn Huy để điều tra về hành vi giết người.
    Theo điều tra bước đầu, Huy và chị L.T.H. sống chung với nhau như vợ chồng tại một phòng trọ thuộc thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Thời gian sống chung với nhau, 2 người thường xảy ra mâu thuẫn do Huy nghi ngờ chị H. có người khác.
    Đỉnh điểm, khoảng 20 giờ ngày 26-10, hai người tiếp tục xảy ra cãi vã. Lúc này, Huy xông vào đánh chị H. tới tấp. Chị H. hoảng sợ bỏ chạy liền bị Huy cầm dao đuổi theo chém nhiều nhát vào đầu, tay khiến gục tại chỗ. Nhiều người chứng kiến vụ việc không dám vào can ngăn vì Huy đang cầm dao.
    Huy tiếp tục dùng con dao khác chém rồi cắt tóc nạn nhân.

    v.v…

      • ” Cha Già Dâm Dục” HcM giết Nguyễn thị Xuân qua tay bộ trưởng Bộ công an Trần quốc Hoàn ngày 11/2/57. Trò ném đá dấu tay này cho đến nay, ngay ở hải ngoại, cũng còn rất ít người biết đến, nói chi đến ở Thiên Đường Mù VN .

        • Nhiều chùa chiền ở VN còn mang cả tượng “Cha Già Dâm Loạn ” Hồ chí Minh đặt lên bàn thờ sánh ngang tượng Phật cơ mà. Vậy mà có thấy sư sãi, tín đồ Phật tử nào giận dữ nhảy đùng đùng, xuống đường, tự thiêu phản đối đâu nào !

  12. Ngày nào

    Trong nước còn cuồng Hồ cuồng đảng
    Hải ngoại còn cuồng Trump MAGA
    Chứng tỏ là ta còn mê sảng
    Thì ta còn bại hoại thối tha!

    Ta phải biết mắc cỡ xấu hổ
    Ta phải biết nghĩ tới Ông Cha
    Mới mong hết điêu linh thống khổ
    Mới mong ngẫng đầu với người ta!

    Nông Dân Nam Bộ

  13. Điệp khúc đói nghèo – liệu hết không?

    Nhân tài hào kiệt ta có đó
    Hai Cụ Phan – Tự Lực Văn Đoàn
    Ta chê – u mê theo Pắc Pó
    Ngây thơ ấu trĩ ta suy tôn!

    Tự Lực – đoạn tuyệt với dĩ vãng
    Lạc hậu với mê tín dị đoan
    Ngu ngốc đi theo bọn cộng sản
    Đông Du – Duy Tân thật uổng công!

    Lớp già chúng ta chắc chết hết
    Họa may ra nòi giống Tiên Rồng
    Con cháu ta không sống lê lết
    Điệp khúc đói nghèo – liệu hết không?

    Nông Dân Nam Bộ

  14. “Đó là một thứ văn học Cộng Sản”

    Đây là thứ văn hóa mà trí thức hải ngoại muốn “hợp lưu”

    “Trong số những người sót tên trong sổ đen phải kể đến Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Vũ Hạnh, Lý Chánh Trung, Lữ Phương, Nguyễn Trọng Văn, Thích Nhất Hạnh”

    Họ nằm trong sổ đỏ . Có vẻ tg hổng bít gì về những vinh danh chế độ dành cho mấy trự Sơn Nam, Lữ Phương, Lý Chánh Trung …

    “Nhưng cái văn học đó không có lý do gì bị xoá trắng oan uổng như thế”

    You Phúc Kđinh xíttin me, rite? Thắng văn hóa là cái thắng toàn vẹn nhứt, vinh quang nhứt

    “Đọc Kim Dung sẽ thấy sự phân biệt Chính và Tà là vô thực. Trong Kim Dung, có một cố gắng đánh tụt giá những người tự nhận là Chính Nghĩa, và qua họ, những giá trị mà họ tượng trưng. Sự sa đọa xuống tới sự bất nhân, sự dâm loạn, sự ngu xuẩn của những đệ tử phái Toàn Chân thì còn ai tin gì ở Chính Nghĩa?”

    & tg complained?

    “Cái lạ là các ông không hiểu gì về nếp sống, nếp nghĩ, sinh hoạt văn học miền Nam cả”

    Cái lạ là tg xem điều này là lạ . Viết giáo khoa về tâm lý rùi muh. Dân XHCN is a different breed altogether

    “tôi luôn luôn đòi hỏi nhà cầm quyền đương thời một điều, một điều thôi”

    Cái cần là phải có niềm tin vào Đảng bác ợ

    Hahahaha

    Nói thẳng nha . Toàn bài là 1 bô (full of) xít, 1 sự chạy tội cho 1 thứ hoàn toàn không có tội, là văn hóa/học miền Nam . Và cuối cùng là 1 sự mong muốn chân thành dựa trên những biện lộn của tg.

    Tuy ổng hổng nói ra, nhưng trong lòng mỗi người (hình như) chưa bao giờ sống với Cộng Sản, luôn đau đáu 1 mong muốn, 1 tình cảm hòa giải hòa hợp với Đảng

    Nên họ chưa, và có lẽ không bao giờ, xác lập được 1 căn tính riêng cho mình

  15. Người thức giả thấy mình có tội!

    Hoài Ngô, nhớ ơn Ngô Tổng Thống
    Đệ nhị cộng hòa cũng cường điêu
    Cúng giỗ hàng năm trong cộng đồng
    Tưởng niệm Ông Diệm cùng Ông Thiệu

    Trong nước thì “bác”nó tài tình
    Bầy đàn hậu duệ Hồ Chí Minh
    Thôi toàn là đỉnh cao trí tuệ
    Nhớ ơn vinh danh lũ súc sinh

    Người Việt Nam tự trọng mắc cỡ
    Mặc cảm – trốn chạy thấy xấu hổ
    Nước ta có quá nhiều nhân tài
    Sao triền miên điêu linh thống khổ?

    Giải đáp rõ ràng câu hỏi nầy
    Sự thật hiện ra ai cũng thấy
    Toàn là lũ quái thai nô tài
    Toàn làm chuyện ruồi bu trái quấy!

    Tướng Lưỡng từ chối đắp quốc kỳ
    Dù rằng can trường trong chiến bại
    Tự hỏi mình thuộc loại người gì?
    Hết Tàu tới Tây trong nô lệ

    Xứng đáng, Ngũ Tướng Chết Theo Thành
    Trần Văn Hương, lão trượng miền Nam
    Những chiến sĩ vô danh nằm xuống
    Một giang san gấm vóc tan hoang!

    Cờ vàng chúng ta tại Quốc Hội
    Rợp trời trên đường phố Bolsa
    Người thức giả thấy mình có tội
    Hơn là hãnh diện với người ta!

    Nông Dân Nam Bộ

  16. Công tội để lịch sử phán xét!

    Hai nền Cộng Hòa miền Nam ta
    Để lại trong ta hai ấn tượng
    Từ hai vị lãnh đạo quốc gia
    Ghi lại hầu rộng đường dư luận:

    Công tội mỗi người để sau nầy
    Lịch sử sẽ công bình phán xét
    Đám rợ Hồ bè lũ tay sai
    Thì đã quá rõ ràng bán nước!

    Tổng Thống Ngô Đình Diệm tuyên bố
    “Sau Lưng Hiến Pháp Còn Có Tôi”
    Đáng lẽ ra ông ta phải nói:
    “Sau lưng Hiến Pháp là toàn dân”!

    Sụp đổ nền đệ nhị cộng hòa
    Trực tiếp – nhanh chóng ai gây ra?
    Hầu như mọi người đều kết tội
    Ông Thiệu bị “tẩu hỏa nhập ma”!

    Nhưng câu nói mà ai cũng biết
    Đã và đang lan truyền bay xa
    “Đừng nghe những gì cộng sản nói
    Mà hãy nhìn những gì chúng làm”

    Một nhận định chính xác – sáng chói!

    Tưởng niệm cúng giỗ trong gia đình
    Công tội để lịch sử phán xét
    Nhưng tổ chức rình rang linh đình
    Ông Diệm hay Thiệu đều cường điệu!

    Chuyện tưởng niệm “ôn cố tri tân”
    Là đậm nét văn hóa dân tộc
    Rất đáng được trân trọng hoan nghênh
    Nhưng phải là anh hùng hào kiệt

    Như Đức Thánh Trần – Vua Quang Trung!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên