S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Vì đời mà đi

10

Thuở sinh tiền, có bữa, Nguyễn Thụy Long tự nhiên nổi nóng:

“Lâu lâu tôi cũng đi uống cà phê, có những quán cà phê cũng ngon nhưng nhạc ầm ỹ qúa. Tôi yêu cầu nhà hàng cho nghe một bản nhạc nhẹ, cô phục vụ hỏi lại:

  • Bác muốn nghe nhạc ‘sến’ hả?

….

Tôi nhìn kỹ lại người vừa nói với tôi … chỉ là một đứa ranh con, mặt mũi còn non choẹt … tôi giận cành hông.” (Nguyễn Thụy Long. “Hương Cà Phê.” Tuần báo Viet Tribune – 24/05/2013).

Ông văn sĩ, ngó bộ, hơi … dễ giận. Ông bác sĩ, xem ra, dễ chịu hơn nhiều:

“Thấy tôi đứng loay hoay tìm kiếm mãi trên các kệ đầy nhóc băng đĩa ngổn ngang, cô bé bán hàng đến gần hỏi:

– Bác muốn kiếm loại nào?

– Nhạc. Nhạc xưa.

Cô đọc vài cái tên gì đó…

– Không. Xưa hơn nữa kìa. Chừng nửa thế kỷ trước. Có không?

– Bác chờ con lấy.

Một lúc, cô mang ra một cái… giỏ, đúng hơn là một cái rổ to, hình chữ nhật, chứa hàng ngàn đĩa CD, buộc dây thun từng cọc, nói bác lựa đi. Tôi giật mình thấy trên thành rổ dán mấy mảnh giấy viết tay bằng chữ in khá to: SẾN GIÀ NAM…Tôi đoán đây là loại nhạc “sến” dành riêng cho nam giới “già”!

(Đỗ Hồng Ngọc. “Sến Già Nam.” 03/03/2013).

Tôi cũng già chát (từ lâu) nhưng chưa già bằng hai ông văn sỹ và bác sỹ nên đã có lúc phải trở thành chiến sỹ. Lính thì thằng nào chả hát nhạc vàng, nhạc sến, hay nhạc lính. Lính mà em?

Khác với nhạc đỏ (loại nhạc đã chết nhưng chưa chôn) nhạc vàng tuy đã từng bị nhà nước hiện hành vùi dập (và vùi lấp) nhưng vẫn nhất định không chịu chết mà còn sống hùng, sống mạnh, rồi đang tràn lan “khắp bốn vùng chiến thuật” – theo như tường thuật của một người cầm bút khác ( Đoàn Nhã Văn) trên trang FB của ông, vào hôm 12 tháng 12 năm 2023:

“Qua những gì đã thấy trong thời gian ngắn, tôi chứng nghiệm: nhạc vàng hiện hữu ở đồng bằng, leo lên miền núi, chạy xuống vùng biển, lẫn trong thành phố, ra ngoài ngoại ô. Nó ăn sâu vào tâm khảm của những thanh niên mới lớn, bất kể ở Sài Gòn, Hải Phòng, Hà Nội, Tuyên Quang, Đồng Văn, v.v. bất kể chất giọng cao, thấp, đục, rè. Nó được hát bởi anh tài xế, chị làm ngân hàng, anh bộ đội phục viên, những người ca sĩ trẻ tuổi, và cả những thương gia thành đạt …”.

Tui cũng hát liên miên (hẳn nhiên) nhưng chỉ cho chính mình nghe (thôi) khi lái xe trên những đoạn đường dài. Bữa nay phá lệ, tôi ca vài bài cho thiên hạ nghe chơi để biết thế nào là nhạc sến và nhạc lính. Có thể vì tuổi đời nên giọng của tui e không còn mùi mẫn như xưa (nữa) nhưng bảo đảm là chưa dở:

Mình vui được sao nếu chưa thanh bình

Từng đoàn người trai đi viết sử xanh

Thì gian nhà xinh vắng vắng đi mình anh

Cũng thôi chớ buồn em nhé

Tiễn đưa nhớ ngày đăng trình…   (Hoài Linh. “Nếu Một Mai Anh Giã Biệt Kinh Kỳ”)

Tình và buồn dễ sợ chưa? Nếu chưa (phê) thì nghe thêm bản khác nha:

Đường phố khuya rồi
Chênh chếch bóng trăng soi
Uống cạn hết ly này
Ghi nhớ mãi đêm nay …

Còn riêng mình tôi vai ba lô về khu chiến
Nghe đường dài thêm
. (Song Ngọc. “Chúng Mình Ba Đứa”)

Tiếp tục chương trình là bài mà tui ca tới nhất, cỡ Trường Vũ hay Tuấn Vũ mà nghe là đỏ mặt liền (vì mắc cở) và giải nghệ cấp kỳ:

Mùa mưa lần trước anh về đây ghé thăm tôi

Tình xưa bạn cũ gặp nhau đêm ấy mưa rơi

Tách cà phê ấm môi

Mình ngồi ôn lại những phút vui trôi qua mất rồi

Nhiều khi chờ sáng nghe lòng thao thức canh thâu

Đường ga nhỏ bé nằm đợi mong đã bao lâu

Tiếng còi đêm lướt mau

Đoàn tàu đi về mãi mà bạn thân tôi nơi đâu …. (Lê Minh Bằng. “Hai Mùa Mưa”)

Tuổi già hạt lệ như sương mà lần nào tui cũng vừa hát vừa muốn ứa nước mắt. Bạn đi luôn thì tất nhiên là buồn lắm (rồi) nhưng nếu trở lại trên đôi nạng gỗ thì còn buồn hơn nữa:

 Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại

Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về

Anh trở về anh trở về trên đôi nạng gỗ

Anh trở về, anh trở về bại tướng cụt chân …  (Linh Phương & Phạm Duy. “Kỷ Vật Cho Em”)

Đôi khi, tôi không chỉ buồn mà còn cảm thấy hơi cay (và đắng) nữa:

Mây mù che núi cao
Rừng sương che lối vào
Đồng ruộng mông mênh nước
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi
… (Trúc Phương. “Trên Bốn Vùng Chiến Thuật”)

Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà.

Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?

Tất nhiên là có nhưng chắc ít thôi, và ít lắm. Tôi không dám trách đời hay oán hận chi đâu, nếu chưa muốn nói là ngược lại. Tôi biết nhều tổ chức, hội đoàn, cá nhân (trong cũng như ngoài nước) đã hết lòng chăm lo cho số thương phế binh (bất hạnh) này nhưng chỉ e là không đủ thiếu chi và không còn kịp nữa.

Người trẻ nhất mà tôi biết rõ (vì chúng tôi cùng đơn vị) là Hạ Sỹ Nguyễn Văn X. Ông sinh năm năm 1956, nhập ngũ năm 1974 (bị thương cùng năm) vừa lìa trần tuần trước. Phần lớn chúng tôi đều trên tuổi đó và lắm kẻ (cho đến khi nhắm mắt) vẫn chưa bao giờ nhìn thấy một món quà nào – từ bất cứ ai – dù Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh Thương Phế Binh đã được tổ chức (rất thành công) khá nhiều lần, từ mấy thập niên qua!

10 BÌNH LUẬN

  1. 1 trong mhững người “chống Cộng thiệt sự”, ccc!

    nhà xuất bản Les Indes Savantes phát hành cuốn hồi ký (tiếng Pháp) của André Menras: Le Vietnam entre le meilleur et le pire / 50 ans de fidélité aux combats de ma jeunesse (collection Cinq Points, 386 tr). Giương cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng giữa Quảng trường Lam Sơn mùa hè 1970, hai năm rưỡi bị đánh đập, giam tù tại Chí Hòa; hai năm trời đi khắp năm châu tố cáo cuộc chiến tranh Mỹ và chế độ lao tù của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu

  2. (Tóm tắt) 2/10/2024- Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH họp báo công bố kết quả thu, chi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ thứ 18

    Tại phòng hội Thư Viện Việt Nam, Thành Phố Garden Grove ngày 26 tháng 9 năm 2024, Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH đã tổ chức cuộc họp báo công bố kết quả thu, chi trong Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa kỳ thứ 18 đã được tổ chức vào ngày 14 tháng 7 năm 2024 tại QD Venue,Westminster.

    Có sự hiện diện của bà Nguyễn Thanh Thủy (Hội Trưởng Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH), ông Nguyễn Dinh (Phó Nội Vụ), ông Tiến Nguyễn, chuyên viên điện toán, ông Bùi Đẹp (Tổng Thư Ký), Niên Trưởng Võ Ý (Cố Vấn) .

    Mở đầu, bà Hội Trưởng Nguyễn Thanh Thủy ngỏ lời chào mừng và cảm ơn các cơ quan truyền thông, quý vị đại diện các hội đoàn, đoàn thể, đồng hương tham dự.

    Các Thiện Nguyện Viện trong hội HO.cứu trợ TPB & Quả Phụ Việt Nam Cộng Hòa đã phục vụ với cái TÂM, hết lòng, hết sức giúp hội thực hiện tất cả những gì có thể làm được, không ngoài ý tốt là tiết kiệm chi phí chừng nào tốt chừng ấy, để dành tiền giúp Thương Phế Binh.

    Tiền bán vé: $22,740.00; tiền ân nhân đóng góp trong ngày Đại Nhạc Hội: $ 87,221.29; tiền ân nhân gởi đến Hội: $125,176.11; Tiền ân nhân cho qua Zelle, Credit Card và Pay Pal: $16,021.00; Tổng cộng là $ 251,158.40. Tổng cộng số tiền chi, có bản chi tiết đính kèm được phổ biến trong buổi họp báo là: $65,459.35. Tổng số tiền còn lại để gởi về cho anh em TPB là $ 185,699.05.

    Trong dịp nầy chiến hữu Bùi Đẹp cũng đã thông báo là Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh Người Thương Binh Việt Nam Cộng Hòa Kỳ Thứ 19 sẽ được tổ chức tại Bắc California vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 và Đại Nhạc Hội Kỳ Thứ 20 sẽ được tổ chức tại Nam California vào ngày 27 tháng 7 năm 2025 tại địa điểm QD Venue, Thành Phố Garden Grove. Chi tiết sẽ được thông báo trên các hệ thống truyền thông.

  3. Rất vui là đồng chí Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến đã không xem chuyện lo trợ cấp binh lính sĩ quan VNCH là bổn phận của chính quyền Cách Mạng . Nhưng đồng chí Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến nên chung vui cùng RFA khi các cán bộ về hưu của Cách Mạng đã thành công, tất nhiên với sự hỗ trợ đắc lực của RF Phúc Kđinh A, trong việc đòi Đảng tăng lương hưu cho chính mình

    Có nên không nếu Đảng bị lật đổ, chính quyền mới sẽ cắt lương hưu của cán bộ Cách Mạng để lấy tiền lo cho những người phía bên kia, hoặc cắt ít nhứt 65%? Nếu còn sống tới lúc đó, Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến có phản đối quyết định cúp lương hưu của cán bộ Cách Mạng ?

    Oh, và cũng rất vui vì đồng chí Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến đã nói Đảng mà hổng lo cho chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân Việt Nam thì hổng đáng đại diện dân Việt . Đảng ui đừng sợ, Đảng mà hổng lo cho chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân, đúng là hổng đáng & hổng thèm/cần/thích đại diện cho cái loại “dân Việt” mà Tưởng Năng Tiến đề cập, nhưng lại rất xứng đáng đại diện cho cái loại “dân Việt” khác . Đa nguyên, sẽ tồn tại 1 số “dân Việt” có những si nghĩ hoàn toàn khác hẳn Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến

    • “Tổng cục 2” là cách gọi tắt cơ quan đặc trách tình báo của Quân đội CS:

      Cựu chiến binh Năm Châu (Hồ văn Châu) và Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Sáu Sứ ( Nguyễn thị Sứ ) từ miền Nam đã ra Hà nội nhiều lần, vận động các đảng viên kỳ cựu, các sĩ quan cao cấp nhằm đưa Giáp lên, hoặc làm Tổng bí thư, hoặc làm Chủ tịch Nước, và đưa tướng Trần văn Trà ra làm bộ trưởng Quốc phòng để rồi sẽ thay Giáp làm Tổng bí thư.

      Tổng cục 2 đưa ra những bằng chứng về nhiều nhân vật CS cao cấp hoặc cộng tác với CIA hoặc là chịu sự chi phối của CIA, như Nông Ðức Mạnh đương kim Tổng bí thư đảng , Nguyễn Văn An chủ tịch quốc hội, Phạm Văn Ðồng, Võ Nguyên Giáp, cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt , thủ tướng hiện tại Phan Văn Khải , các Ủy viên bộ chính trị như Trương Tấn Sang, Phan Diễn, đến Phó thủ tướng Ủy viên trung ương đảng Phạm Gia Khiêm, cựu Bộ trưởng công an như Bùi Thiện Ngộ, Mai Chí Thọ , Lê Văn Dũng Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, v.v…

      Ban điều tra liên ngành đã được thành lập gồm các đại biểu của ban Kiểm tra Trung Ương Đảng, Ban Tổ chức Trung Ương đảng, Viện Kiểm Soát Tối Cao, Tòa án Nhân Dân Tối cao, bộ Quốc phòng, bộ Công an… do Lê Hồng Anh ( sau làm bộ trưởng bộ Công An) làm trưởng ban. Và Bộ Chính Trị đã nhiều lần nghe Ban điều tra liên ngành báo cáo .

  4. Cựu MC Nam Lộc -28/11/2024- (Trích đoạn) “… Qua chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh” mà chúng tôi đã phát động từ nhiều năm qua, tính đến ngày hôm nay, đã có gần 4000 TPB/VNCH mỗi năm nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ quý vị đồng hương ở khắp mọi nơi trên thế giới.

    “Kể từ năm 2006, khi được hân hạnh cộng tác với cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội HO Cứu Trợ TPB/VNCH đã có danh sách vào khoảng trên 17 ngàn người thương phế binh. Hàng năm, tùy theo số tiền gây quỹ nhận được qua các buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Hội HO/TPB đã gởi về VN giúp từ 8 cho đến 10 ngàn người thương phế binh mỗi năm.

    “Vào năm 2017, khi bà Hạnh Nhơn qua đời, thì chúng tôi cũng xin từ nhiệm chức cố vấn của Hội HO/TPB, và chỉ còn tập trung vào chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh”. Cho đến năm nay, theo chính các thiện nguyện viên TPB ở trong nước tường trình, thì gần một nửa đã qua đời trong 18 năm qua. Danh sách TPB tính đến mùa Tạ Ơn 2024, chỉ còn lại khoảng trên dưới 8500 người, tất cả tuổi cũng đã gần đất xa Trời, nếu không giúp họ bây giờ thì chẳng còn bao lâu nữa, họ cũng sẽ lần lượt ra đi.

    “Rất may mắn là chúng tôi vẫn tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của đông đảo quý vị ân nhân ở khắp nơi trên thế giới, và được sư tiếp tay của các anh chị em thiện nguyện viên giúp kết nối từng gia đình, từng hội đoàn hoặc từng cá nhân với quý vị TPB để các nhà bảo trợ tự gởi tiền về VN giúp cho họ. Đặc biệt là năm nay ông bà Nguyễn Võ Long cùng tổ chức Phong Trào Việt Hưng, mà chúng tôi là một thành viên, đã có nhã ý bảo trợ nhiều hơn năm ngoái. Danh sách TPB được ông bà nhận bảo trợ trong dịp Lễ Tạ Ơn 2024 đã lên đến 2600 người. Trong khi đó, một thân hữu khác của chúng tôi, ông bà Nhân Nguyễn tại San Jose cũng đã tặng $100 ngàn dollars cho Hội Tương Trợ TPB/VNCH để cộng vào số tiền mà chúng tôi đã tiếp tay gây quỹ trong năm qua, hội đang chuẩn bị gởi về VN giúp cho 1260 TPB.

    “Cạnh đó qua bài viết nhắc nhở ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng con số hơn 500 vị ân nhân đã nhận danh sách TPB do chúng tôi chuyển đến vẫn tiếp tục giúp đỡ hàng năm khoảng 1000 TPB. Đồng thời tổ chức “Mỗi Gia Đình 1 Thương Phế Binh” tại Úc Châu cũng đang áp dụng phương thức này, và đặt mục tiêu giúp đỡ khoảng 500 TPB/VNCH trong thời gian sắp tới.

    “Với kết quả nói trên, thì tổng cộng sẽ có khoảng 5000 TPB sẽ nhận được quà trong mùa lễ hội này, tuy nhiên vẫn còn hơn 3500 người khác cần sự giúp đỡ. Và hôm nay, qua bài viết chúng tôi lại xin thành tâm kêu gọi quý vị đồng hương ở khắp nơi trên thế giới, hãy bỏ một chút tình thương và lòng tri ân bằng cách bảo trợ từ một hay nhiều TPB tùy theo khả năng và hoàn cảnh của quý vị. Cũng theo nguyên tắc của chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phê Binh”, quý vị chỉ cần nhờ các dịch vụ gửi tiền, hoặc đích thân trực tiếp gửi về cho họ mà không cần phải qua trung gian của bất cứ một cá nhân hay hội đoàn nào…”.

  5. Cựu MC Nam Lộc -28/11/2024- (Trích đoạn) “… Qua chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh” mà chúng tôi đã phát động từ nhiều năm qua, tính đến ngày hôm nay, đã có gần 4000 TPB/VNCH mỗi năm nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ quý vị đồng hương ở khắp mọi nơi trên thế giới.

    “Kể từ năm 2006, khi được hân hạnh cộng tác với cố Trung Tá Nguyễn Thị Hạnh Nhơn, Hội HO Cứu Trợ TPB/VNCH đã có danh sách vào khoảng trên 17 ngàn người thương phế binh. Hàng năm, tùy theo số tiền gây quỹ nhận được qua các buổi Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh, Hội HO/TPB đã gởi về VN giúp từ 8 cho đến 10 ngàn người thương phế binh mỗi năm.

    “Vào năm 2017, khi bà Hạnh Nhơn qua đời, thì chúng tôi cũng xin từ nhiệm chức cố vấn của Hội HO/TPB, và chỉ còn tập trung vào chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phế Binh”. Cho đến năm nay, theo chính các thiện nguyện viên TPB ở trong nước tường trình, thì gần một nửa đã qua đời trong 18 năm qua. Danh sách TPB tính đến mùa Tạ Ơn 2024, chỉ còn lại khoảng trên dưới 8500 người, tất cả tuổi cũng đã gần đất xa Trời, nếu không giúp họ bây giờ thì chẳng còn bao lâu nữa, họ cũng sẽ lần lượt ra đi.

    “Rất may mắn là chúng tôi vẫn tiếp tục nhận được sự hưởng ứng của đông đảo quý vị ân nhân ở khắp nơi trên thế giới, và được sư tiếp tay của các anh chị em thiện nguyện viên giúp kết nối từng gia đình, từng hội đoàn hoặc từng cá nhân với quý vị TPB để các nhà bảo trợ tự gởi tiền về VN giúp cho họ. Đặc biệt là năm nay ông bà Nguyễn Võ Long cùng tổ chức Phong Trào Việt Hưng, mà chúng tôi là một thành viên, đã có nhã ý bảo trợ nhiều hơn năm ngoái. Danh sách TPB được ông bà nhận bảo trợ trong dịp Lễ Tạ Ơn 2024 đã lên đến 2600 người. Trong khi đó, một thân hữu khác của chúng tôi, ông bà Nhân Nguyễn tại San Jose cũng đã tặng $100 ngàn dollars cho Hội Tương Trợ TPB/VNCH để cộng vào số tiền mà chúng tôi đã tiếp tay gây quỹ trong năm qua, hội đang chuẩn bị gởi về VN giúp cho 1260 TPB.

    “Cạnh đó qua bài viết nhắc nhở ngày hôm nay, chúng tôi hy vọng con số hơn 500 vị ân nhân đã nhận danh sách TPB do chúng tôi chuyển đến vẫn tiếp tục giúp đỡ hàng năm khoảng 1000 TPB. Đồng thời tổ chức “Mỗi Gia Đình 1 Thương Phế Binh” tại Úc Châu cũng đang áp dụng phương thức này, và đặt mục tiêu giúp đỡ khoảng 500 TPB/VNCH trong thời gian sắp tới.

    “Với kết quả nói trên, thì tổng cộng sẽ có khoảng 5000 TPB sẽ nhận được quà trong mùa lễ hội này, tuy nhiên vẫn còn hơn 3500 người khác cần sự giúp đỡ. Và hôm nay, qua bài viết chúng tôi lại xin thành tâm kêu gọi quý vị đồng hương ở khắp nơi trên thế giới, hãy bỏ một chút tình thương và lòng tri ân bằng cách bảo trợ từ một hay nhiều TPB tùy theo khả năng và hoàn cảnh của quý vị. Cũng theo nguyên tắc của chương trình “Mỗi Gia Đình, Một Thương Phê Binh”, quý vị chỉ cần nhờ các dịch vụ gửi tiền, hoặc đích thân trực tiếp gửi về cho họ mà không cần phải qua trung gian của bất cứ một cá nhân hay hội đoàn nào.

    “Xin quý vị hảo tâm liên lạc ngay với chúng tôi qua địa chỉ email: namlocnguyen@yahoo.com để nhận danh sách. Tất cả Thương Phế Bình mà chúng tôi giới thiệu đều đã được các thiện nguyện viên, cựu chiến binh QLVNCH kiểm nhận và xác định trước khi chúng tôi chuyển đến quý ân nhân để xin giúp đỡ “.

  6. Vào YouTube thì thấy ở VN, sau 75, nhạc “sến” thời VNCH vẫn sống mạnh, rất được thịnh hành hát bởi các ca sĩ trên các sân khấu lớn, các thí sinh trong các kỳ thi đua văn nghệ cho đến ra cả ngoài lộ thiên

    “Biệt kinh kỳ”
    Minh Kỳ

    Rồi đây mai nầy ai hỏi đến tên tôi
    Bạn ơi! Hãy nói khoác chiến y rồi
    Người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên
    Giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
    Có về là khi nước non vui bình yên

    “Trường Cũ Tình Xưa ”
    Duy Khánh

    Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ
    Nhiều nét đổ thay tường mái rêu mờ
    Bên hiên hằng giờ tìm những bạn xưa
    May ra có còn đôi đứa
    Vẫn yên vui sống đời học trò..

    Bạn cũ xa rồi, có người về đất buông xuôi
    Năm ba đứa bạt phương trời
    Hai thằng chờ đầu quân năm tới.

    “Tàu Đêm Năm Cũ”
    Trúc Phương

    Trời đêm dần tàn tôi đến sân ga đưa tiễn người trai lính về ngàn
    Cầm chắc đôi tay ghi vào đời tâm tư ngày nay
    Gió khuya ôi lạnh sao, ướt nhẹ đôi tà áo

    Tàu xa dần rồi, thôi tiếc thương chi khi biết người ra đi vì đời
    Trở gót bâng khuâng tôi hỏi lòng đêm nay buồn không
    chuyến xe đêm lạnh không?
    Để người yêu vừa lòng.

    Ngày tháng đợi chờ, tôi đến sân ga nơi tiễn người trai lính ngày nào
    Tàu cũ năm xưa mang người tình biên khu về chưa?
    Trắng đêm tôi chờ nghe tiếng tàu đêm tìm về

    • Cách tiên chiền (giả bộ) của mày cũng nói rõ mà là ai nữa . Thiệt khổ!

      Những thứ này hổng phải của mày, đừng cầm nhầm nữa được không ? Hay mày ráng làm như thằng tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện đó, nó đ bít gì khác ngoài văn hóa của chính tụi bay nên mong mỏi phía bên kia “chia sẻ” để tụi bay hạ cố xem xét . Khi chợt nhận ra có 1 số tác phẩm thuộc về những tác giả của tụi bay mà họ phải phủ định để được tụi bay cho phép đứng vào hàng ngũ, thế là Nguyễn Xuân Diện nhận vơ, cái này là của Ta chớ đâu phải của Nó đâu

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên