S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Tuẫn tiết

19

Bên Thắng Cuộc phát hành cuối năm 2012, và được bỉnh bút Nguyễn Hùng (BBC) liệt kê là một trong “mười chuyện nổi bật” nhất trong năm. Cùng lúc, biên tập viên Mặc Lâm (RFA) cũng nhận xét rằng “cuốn sách đang gây sôi nổi cho cư dân mạng cả trong và ngoài nước” và đã khiến cho “người đọc ngỡ ngàng” vì “cái nhìn” của tác giả – một người sinh trưởng “từ bên kia” chiến tuyến :

“Trong chương 1, Ba mươi Tháng Tư, Huy Đức đặt một tiểu tựa khiến người đọc ngỡ ngàng. Họ ngỡ ngàng vì biết tác giả là người trưởng thành từ bên kia nhưng dùng hai chữ Tuẫn Tiết đặt cho câu chuyện của các tướng lãnh bên này tự kết liễu đời mình trong ngày chế độ sụp đổ.

Các tướng lãnh như  Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình trước sự chứng kiến của thuộc hạ hay vợ con dưới cái nhìn của Huy Đức là một sự tuẫn tiết…

Một điểm quan trọng nữa, Huy Đức viết: ‘Nhưng đấy vẫn chưa phải là những phát súng cuối cùng của cuộc chiến tranh. Nhiều quân nhân vô danh vẫn tìm đến cái chết trong những ngày sau đó.”

Mãi đến bốn mươi sáu năm sau, độc giả của nhật báo Người Việt – số phát hành vào hôm 6/12/2021 – mới có dịp biết đến tên tuổi của một số “quân nhân vô danh” này qua bài viết (“Những Anh Hùng Tuẫn Tiết Trong Ngày Tàn Cuộc Chiến Tại Việt Nam”) của ký giả Vann Phan :

“Ngoài ‘Ngũ Hổ Tướng’ ra, còn có các sĩ quan khác cùng các hạ sĩ quan trong Quân Lực VNCH và Cảnh Sát Quốc Gia đã chọn cái chết để đền nợ nước trước, trong và sau ngày 30 Tháng Tư, thay vì đầu hàng quân Cộng Sản…

Còn một số quân nhân thuộc nhiều binh chủng khác nhau trong Quân Lực VNCH thì đã tự sát tập thể để khỏi rơi vào tay quân địch, bằng cách cùng nhau mở lựu đạn hoặc đồng loạt nổ súng vào đầu nhau trong biến cố 30 Tháng Tư, 1975, thật vô cùng bi tráng.”

Nỗi “bi tráng vô cùng” này đã được nhà văn Cao Xuân Huy ghi nhận bằng đôi mắt ráo hoảnh, cùng những câu chữ trần trụi và khô khốc :

“Lại có rất nhiều người tự tử. Bây giờ họ không tự tử từng người, từng cá nhân mà họ tự tử tập thể. Không rủ, không hẹn và hầu như họ đều không quen biết nhau trước hoặc có quen biết đi nữa, bạn bè đi nữa họ cũng không thể nhận ra nhau trước khi cùng chết với nhau một lúc. Dòng người chúng tôi đang chạy, một người tách ra ngồi lại trên cát, một người khác cũng tách dòng người ra ngồi chung, người thứ ba, người thứ tư, người thứ năm nhập bọn, họ ngồi tụm với nhau thành một vòng tròn nhỏ, một quả lựu đạn nổ bung ở giữa.”

Cựu quân nhân Nguyễn Hữu Luyện bình luận: “Khi một binh nhì kê súng vào đầu mình để bóp cò, người ấy chỉ có một nguyên nhân uất hận được bộc lộ qua khí phách của quân nhân QLVNCH. Do đó, hành động tự sát của anh binh nhì nói lên cái khí phách tột đỉnh và tấm lòng son sắt vô song …”

 

Khí phách cùng tấm lòng sắt son của những người lính trận – buồn thay – vẫn thường bị lãng quên, nhất là khi họ thuộc bên thua cuộc :

“… những người lính chết trận và mất tích ở phía VNCH, chính thể đã sụp đổ vào tháng 4/1975, ít được biết tới và nhiều lúc đã trở thành đề tài cấm kỵ tại Việt Nam thời hậu chiến. Bị chính quyền mới ghẻ lạnh, đồng minh Mỹ lãng quên, các quân nhân VNCH tử trận chỉ được người thân, đồng đội cũ tưởng nhớ và kiếm tìm.” (Bùi Thư. “Hành Trình Tìm Hài Cốt Lính VNCH: 39 Năm, Anh Em Nằm Dưới Nền Đất Lạnh.” BBC – 28.04.2020)

Ở vào hoàn cảnh của những kẻ thuộc phe bại trận thì việc thu nhặt hài cốt hay tìm kiếm những nấm mồ vô thừa nhận của bạn đồng đội – tất nhiên – chả dễ dàng chi,  và cũng không mấy khi có được kết quả như mong đợi. Tuy thế, thỉnh thoảng, vẫn có những sự kiện ấm lòng :

  • Ngày 19 tháng 4 năm 2022, FB Dominic Pham cho biết thêm một tin vui: “Người dân Vũng Liêm, Tam Bình, Vĩnh Long đã đào được hài cốt người lính VNCH, với tấm thẻ bài: Nguyễn Văn Hài SQ 50/680.585LM A RH+. Hài cốt của anh đã được đưa vào Chùa. Xin vui lòng gọi 038 663 3049, 093 284 8449 để biết thêm chi tiết.”
  • Hôm 15 tháng 03 năm 2022 , trên trang FB Tìm Hài Cốt Chiến Sĩ VNCH cũng cho biết một tin mừng khác, đã được thực hiện từ 10 năm trước. Xin lược thuật :

Ngày 19-08-2011, ba cựu quân nhân VNCH đã đến Thị Xã Bà Rịa-Vũng Tàu vì nghe nơi đây có bốn ngôi mộ không bia của đồng đội, nằm trong vườn nhà ông Hai Lì – một cán bộ địa phương… Ông Hai Lì kể:

 “Tôi là dân Gia Đình Cách Mạng, mấy Ông Rằn Ri này gan lì lắm, mấy Ổng chống đến cùng dù có lệnh đầu hành của Tổng Thống Dương Văn Minh 30-04-1975, mấy Ổng chiến đấu cho đến trưa 01-05-1975 rồi cùng nhau tự sát và chính tôi là người chôn cất mấy Ổng, giấy tờ từng Ông tôi bỏ vào một cái hộp chôn theo các Ông.”

 Công việc bốc mộ được tiến hành, tất cả mọi người cùng hồi hộp chờ đợi từ nhát cuốc đầu tiên chạm vào ngôi mộ, sau đó hé lộ dần những hình hài của Các Anh đã chôn vùi nơi đây hơn 36 năm dài đằng đẵng…không Quan Tài, mà cũng chẳng có PONCHO bọc xác, chẳng còn gì với cát bụi thời gian, ngoài những mảnh xương tàn,quần áo đã mục nát …

 Chúng tôi cố tìm những mảnh giấy tờ đã được chôn theo Các Anh sau khi đã lượm lặt từng khúc xương còn sót lại, rồi cho vào từng hũ sành, ghi tên Các Anh, gởi vào Chùa và cầu xin cho Các Anh được siêu thoát khỏi chốn dương trần đầy khổ đau, tủi nhục này và điều mong muốn mãnh liệt nhất là thân nhân Các Anh sớm tìm gặp lại Các Anh sau bao năm dài vắng bặt tin tức…

Tất cả mọi người cùng ứa lệ mừng vui khi tìm được những tấm thẻ bài, giấy tờ, tên tuổi Các Anh …và đây là những vị Anh Hùng của chúng ta:

  • Ngôi mộ thứ nhất: Có Thẻ Bài tên TRƯƠNG VI CỬ SQ: 75/115.815.
  • Ngôi Mộ thứ hai: có Thẻ Bài tên VÕ QUANG HẰNG SQ: 68/123.320.
  • Ngôi Mộ thứ ba: (gồm có 02 người) trong đó Một Vô Danh không Thẻ Bài. Người có Thẻ Bài tên: TRẦN VĂN HÀ SQ: 67/824.827.

 Sau khi Bốc mộ xong, chúng tôi đã đem 04 hũ cốt gởi Chùa Báo Ân. Địa chỉ: Khu Công Nhân, Thị Trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, Bà Rịa-Vũng Tàu. Còn các Di Vật và giấy tờ liên quan kể trên, chúng tôi nhờ MĐ Đẹp giữ. Nếu tình cờ Quý Vị nào hoặc ai đọc được tin tức này hoặc cần biết thêm chi tiết cụ thể, xin vui lòng liên lạc theo số Phone, dưới đây: Nguyễn Văn Thành ĐT: 01645462458 hay

Lê Văn Đẹp ĐT: 01684118839.

Dù không phải là kẻ vô thần, tôi là một người vô đạo (hay khô đạo) bất kể đạo gì! Tuy thế, những dòng thông tin muộn màng (ghi trên) về bạn đồng đội vẫn khiến cho tôi cảm thấy có đôi chút an tâm và vô cùng an ủi.

Xin cảm ơn Trời, Đất, Chúa, Phật, Thánh Thần… Xin cảm ơn tất cả mọi người đã không ngại công khó, đã lập đài tưởng niệm, đã cải táng, đã lập mộ (cùng khói nhang ấm áp) cho những kẻ thuộc bên thất trận – dù chúng tôi đã không chu toàn được trách nhiệm bảo quốc an dân.

19 BÌNH LUẬN

  1. Phét có biết?

    Khi bị “thèng” tướng Dương Văn Minh ra lệnh phải buông vũ khí trước quân xâm lược thì rất nhiều quân nhân QLVNCH đã tuẫn tiết…

    Trong khi đó – bên phía Việt cộng – khi nhận lệnh “không được nổ súng” thì các “chiến sĩ” QĐNDVN Anh (K)hùng đã rất anh dũng đứng dàn hàng ngang, đưa lưng
    làm bia …thịt cho các “bạn Trung Quốc” tập tác xạ; và điều đặc biệt là “sự hy sinh anh dũng này của các chiến sĩ QDNDVN…anh (k)ùng lại không được đảng và nhà nước Việt cộng cho làm lễ “tưởng niệm” hàng năm như mong muốn của gia đình và nhân dân….(đến gọi đích danh kẻ thù mà đảng “nó” còn không cho…)

    Nhục nhã và đau đớn quá!.

    Tội nghiệp các chiến sĩ QĐNDVN….! Tội nghiệp Phét!

  2. Cám ơn các bạn đã đọc các còm của Le Trung. Dưới đây thêm vài chi tiết về Các Vị Anh Hùng đã tuẫn tiết:

    Tướng Phạm Văn Phú 46 tuổi.
    Tướng Nguyễn Khoa Nam 48 tuổi .
    Tướng Lê văn Hưng 42 tuổi .
    Tướng Trần văn Hai 50 tuổi .
    Tướng Lê Nguyên Vỹ 42 tuổi
    Đại tá Hồ Ngọc Cẩn 37 tuổi.
    Trung tá cảnh sát Nguyễn văn Long 56 tuổi .

    -Tướng Phạm Văn Phú,Tư lệnh Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2 : “Tôi không thể bỏ ra đi khi đất nước của tôi trong tình trạng như thế này. Tôi sẽ ở lại đây để chết chớ không đời nào chịu đầu hàng Cộng sản”. Tướng Phú đã trả lời tướng Smith ngày 27-4-1975 như vậy khi ông này ngỏ ý mời tướng Phú và gia đình di tản. Tướng Phú đã nuốt 32 viên Chloroquines tự sát vào lúc khoảng 2 giờ trưa ngày 29-4-1975.

    -Tướng Nguyễn Khoa Nam,Tư lệnh Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4:“Chúng tôi là tướng chỉ huy, nếu chúng tôi không bảo vệ được đất nước thì chúng tôi phải chết theo đất nước”.

    -Tướng Lê Văn Hưng, Tư lệnh phó Quân đoàn IV & Quân khu IV, “Tôi chấp nhận chết. Một người Tướng không giữ được nước thì phải chết vì nước, không thể bỏ dân, bỏ xứ để cầu an cho bản thân, Vĩnh biệt anh em”.

    -Tướng Trần Văn Hai, Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh: “Chúng ta đã làm tất cả những gì có thể làm được… Chúng ta đã chiến đấu hết sức mình, nhưng trong giờ phút này chúng ta đành phải bó tay… Xin cám ơn và vĩnh biệt các anh em”.

    -Tướng Lê Nguyên Vỹ, Tư lệnh Sư đoàn 5 Bộ Binh:“Tôi nghĩ thân làm Tướng là đã hưởng vinh dự và ân huệ của Quốc gia hơn các anh em, nên tôi đã nghĩ đến một lối đi riêng cho tôi”.

    – Cuối năm 1973, lúc mới 35 tuổi, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn trở về chiến trường sình lầy với chức vụ tỉnh trưởng, kiêm tiểu khu trưởng tỉnh Chương Thiện, một tỉnh có địa hình phức tạp nhất vùng đồng lầy Miền Tây, với cái gai nhọn nhức nhối mật khu U Minh Thượng trong lãnh thổ, từ đó quân Bắc Việt và Việt Cộng phóng ra những cuộc đánh phá lớn, uy hiếp các quận xã hẻo lánh. Đại Tá Cẩn là vị tỉnh trưởng trẻ tuổi nhất của Việt Nam Cộng Hòa .

    Tính đến năm 1970 , trung tá Hồ Ngọc Cẩn là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, với 78 chiếc gồm 1 Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, 25 Anh Dũng Bội Tinh với Nhành Dương Liễu, 45 Anh Dũng Bội Tinh với các loại Ngôi Sao, 3 Chiến Thương Bội Tinh và 4 Huy Chương Hoa Kỳ.

  3. Bác sĩ Nhảy Dù Vĩnh Chánh : Qua sáng ngày Thứ Tư, 30 tháng Tư, 1975, tại bộ chỉ huy TĐ15 ND, tôi đón nhận 4 người thương binh của TĐ. Trong số đó có một thương binh nặng cần phải tản thương gấp vì trúng đạn vào bụng. Ban 3 TĐ cho biết không thể tản thương vì không liên lạc được với bất cứ đơn vị quân y nào như BV Đỗ Vinh, Tổng Y Viện Cọng Hòa. Tôi trình bày với TTá Phú ý định tôi sẽ chuyễn thương binh này đến BV dân sự Nguyễn Văn Học.
    Trong khi chúng tôi đứng cách xa người thương binh để bàn tính chuyện tản thương, anh ta bỗng kêu lên “Xin đừng chuyển tôi đi đâu cả. Để cho tôi chết ở đây…” và trong tích tắc, anh lấy ngay khẩu súng M16 nằm dọc cạnh anh trên chiếc băng ca, lên cò cái rẹt, quay mũi súng vào ngay dưới cằm. Nhiều tiếng la cản lên nhưng không kịp. Một tiếng nổ chát tai khiến mọi người bất động, rồi tất cả đổ xô chạy chạy lại vây quanh băng ca, nhưng chỉ còn kịp để thấy anh đang ngáp cá, người run nhẹ, vết thương mở rộng ở mặt và đầu, máu văng tung tóe. Tôi cầm chặt bàn tay anh, người y tá lấy tay vuốt mắt anh. Cơ thể anh từ từ dãn ra, đi vào cõi chết.
    Chỉ trong một khoảnh khắc, chúng tôi chứng kiến người lính trẻ đã làm một quyết định nhanh chóng và dứt khoát, cho thấy khí thế anh hùng bất khuất của một chiến sĩ. Một cái chết hiên ngang khi cuộc chiến đang dần tàn .

  4. VC Thắng 30/4/75 .chiếm miền Nam VN . Mỹ thua .Nguỵ thua . Điều này rõ ràng ai cung biết. Myũ cung trong lịch sử cũng công nhận là thua trân chiến ở VN (Mỷ chỉ thua 2 cuộc chiến :Mễ (7 ngày) và VN(12 năm _Myx trực tiếp tham gia hay 20 năm vào VN vào ôm đầu máu chạy như thực dân Pháp ?).Huy Đức đặt tựa đề cuốn sách của y là “bên thắng cuộc ” là đúng ,vì cuốn sách này nói về “bên thắng cuộc’ bàn luận phê phán và ghi chép một sự thật về phía phe y ,hằn lên cái xấu cái láo ,cái mọi rơ của cuộc chiến uỷ nhiệm bởi khối cs ,cụ thể là Tàu,kẻ thù truyền kiếp của người vn .Cuốn sách vạch trần phần xâu xí của miền Bắc của tác giả và nêu bật tính ưu việt của miền Nam mà dù 47 năm mất nước ,VNCH vẫn được nhắc nhở tới và bọn cs Bắc kỳ ,dù có học đòi ,dù là 1/2 cũng không thành công chỉ phơi rỏ bộ mặt “phồn vinh giả tạo” mà thôi (
    Lê Trung đã cho ta nhiều tin hay thuộc lịch sử ,nhưng tin hay nhất vẫn la danh sách những người VNCH tự sát hay nói theo TNT là tuẫn tiết đẻ không rơi vào tay giặc cung như đền ơn đáp nghĩa miền Na m đã nuôi dưỡng họ. Sụ tuẩn tiết trước dây chỉ được biết có 7 người . Họ đã anh hùng khí phách ,hiên ngang lấy cái
    chết đẻ tạ tội vói dân vói nước vói tổ tiên Ông Bà.
    Tuy nhiên không phải ai cung phải chết trước quân thù vì hai chữ tuẫn tiết. Họ sống vì họ càn sống đẻ nói lại cho người dan ,những kẻ tuẫn tiết nhưng anh hùng.khí phách KHÔNG HÀNG GIẶC.Gương người xưa còn đó ,là một Phan Thanh Giản ,một Hoàng Diệu Vỏ Tanh ,Ngo tùng Châu và bây giờ là…
    Sống đẻ trả thu (quân tử 10 năm trả thù cũng không muộn)đẻ truyền ngọn lữa chống cộng cho thế hệ sau và thế hệ sau sẻ truyền lại cho thế hệ sau nủa đẻ biết AI LÀ KẺ PHẢN QUỐC,AI À KẺ BÁN NƯỚC TAY SAI NGOAI BANG ? HÃNH DIỆN gì Khi được 4 tiếng “bán nước cầu vinh”xấu muôn đời còn mãi với không gian ,thơi gian.

  5. Với văn hóa Á Đông thì tuẫn tiết là hành động hy sinh cao cả nhứt. VN có Hoàng Diệu, Võ Tánh, Phan Thanh Giản… nhưng phương Tây Thiên Chúa giáo (không được quyền tự sát) nên họ không đề cao. Khoảng 5 năm trước (?) trên DCV nầy ông VVL Giao Chỉ muốn thăm dò ý kiến của độc giả nên trình làng mô hình các vị Tướng, Tá (ảnh background) Lúc đó hình anh hùng NKN, ở giữa, lớn hơn các vị hai bên, nên được góp ý đã là anh hùng thì không nên khác biệt kích cỡ vì họ là biểu trưng cho nhiều “chiến sĩ vô danh” khác nữa, nói lên khí phách của quân lực VNCH (như danh sách ngắn bác Le Trung trưng dẫn) Chính những câu chuyện, những hình ảnh cụ thể đó đã minh chứng sự tuẫn tiết là chiến thắng vĩnh viễn, vì qua đó, VC không thể nào có thể ngụy biện bào chữa cho tội ác nồi da xáo thịt của họ với miền Nam. Tội ác đó đã đi vào lịch sử dân tộc!

    Rất tiếc, trái ngược với hình ảnh tuẫn tiết thiêng liêng là những vị lãnh đạo cao nhứt VNCH từ TT, PTT, TTg, Bt QP… đều có gốc là “tướng” nhưng lại chuồn êm giữa lúc đất nước cần họ nhứt (!) Đã thế TT cũng không hề để lại cho lịch sử một dòng nào (!) ngoài những gì TS Nguyễn Tiến Hưng viết. Nhưng Chí sĩ Trần Văn Hương, một ông già Nam bộ, chưa hề cầm súng, từng đảm nhiệm nhiều chức vụ cao nhứt như TT, TTg lại khí phách hiên ngang. Ông giữ khí tiết của kẻ sĩ trước kẻ thù cho đến cuối đời ngay tại SG, tự nó nói lên được bản chất bất khuất và niềm hy vọng rất Lục Vân Tiên vẫn tiềm ẩn ở miền Nam.

    Tháng Tư như một vết chàm trong não
    Tháng Tư như một vết thẹo ngang người
    Dù nửa thế kỷ trôi qua vẫn còn nguyên đó
    Mà lịch sử thì trăm năm… vẫn một nụ cười

    Xin chúc quý bác một cuối tuần vui khỏe hihi…

  6. Cựu Ngoại Trưởng Trần Chánh Thành tuẫn tiết ngày 2/5/1975. Ông từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng : Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng.Tổng Trưởng Thông Tin. Đại Sứ ở Tunisie .Thượng Nghị Sĩ. Tổng Trưởng Ngoại Giao. Giáo sư Đại Học Luật Khoa .

  7. Tuẫn tiết cùng gia đình :

    Đại Tá Đặng Sỹ Vĩnh tự sát cùng vợ và 7 con .
    Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Đại Tá Đặng Sĩ Vinh) tự sát cùng vợ con .
    Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu .
    Thiếu Tá Mã Thành Liên tự sát cùng vợ .
    Trung uý Nguyễn Văn Hoàng cùng người yêu tự sát ngày 01-5-1975 .
    Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người .

    Cảnh sát Quốc Gia:
    Trung Uý Ngô Văn Cho, Phó Trưởng Cuộc Võ Tánh, BCH/CSQG Quận Nhì Sài Gòn và 6 người trong gia đình đã tự sát đêm 2/5/1975 .
    Trung Uý Du, không rõ họ, Trưởng Cuộc CSQG, tự sát cùng gia đình ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn.

  8. CĐNVQGHK – Danh sách anh hùng VNCH tuẫn tiết trong thời gian 30-4-1975
    Posted on 05/03/2015

    1- Thiếu Tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân Đoàn II .
    2- Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, tư lệnh Quân Đoàn IV .
    3- Chuẩn Tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh phó Quân Đoàn IV .
    4- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh .
    5- Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ, tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh .
    6- Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, Tỉnh Trưởng Chương Thiện Tử thủ bị Việt cộng xử tử tại Cần Thơ ngày 14 tháng 8 năm 1975
    7- Đại Tá Nguyễn Hữu Thông, trung đoàn trưởng 42 Bộ Binh, Sư Đoàn 22 Bộ Binh.
    8- Hải Quân Thiếu Tá Lê Anh Tuấn (bào đệ của Trung Tướng Lê Nguyên Khang).
    9- Thiếu Tá Không Quân Nguyễn Gia Tập.
    10- Trung Tá Nguyễn Văn Long CSQG 30/4/1975 tự sát tại công trường Lam Sơn,
    11- Trung Tá Nguyễn Đình Chi .
    12- Trung Tá Phạm Đức Lợi.
    13- Trung Tá Vũ Đình Duy.
    14- Trung Tá Nguyễn Văn Hoàn.
    15- Hải Quân Trung Tá Hà Ngọc Lương. Tự sát ngày 28/4/1975 cùng vợ, 2 con và cháu .
    16- Đại Tá Đặng Sỹ Vĩnh, Trưởng Ban Binh Địa P2 Bộ TTM, sau biệt phái qua Cảnh Sát 30/4/1975 tự sát cùng vợ và 7 con .
    17- Thiếu Tá Mã Thành Liên tự sát cùng vợ .
    18- Thiếu Tá Lương Bông.
    19- Thiếu Tá Trần Thế Anh.
    20- Đại Úy Vũ Khắc Cẩn.
    21- Đại Úy Tạ Hữu Di.
    22- Trung Úy Nguyễn Văn Cảnh.
    23- Chuẩn Úy Đỗ Công Chính.
    24- Trung Sĩ Trần Minh.
    25- Thiếu Tá Đỗ Văn Phát .
    26- Thiếu Tá Nguyễn Văn Phúc.
    27- Trung Tá Phạm Thế Phiệt .
    28- Trung Tá Nguyễn Xuân Trân.
    29- Trung Tá Phạm Đức Lợi, nhà văn, bút danh: Phạm Việt Châu.
    30- Đại Úy Nguyễn Văn Hựu,
    31- Thiếu Úy Nguyễn Phụng.
    32- Thiếu Úy Nhảy Dù Huỳnh Văn Thái, khoá 5/69 Thủ Đức. 30/4/1975 tự sát tập thể cùng 7 lính Nhảy Dù tại Ngã 6 Chợ Lớn.
    33- Trung Úy Đặng Trần Vinh (con của Đại Tá Đặng Sĩ Vinh) . Tự sát cùng vợ con
    34- Trung Úy Nghiêm Viết Thảo.
    35- Thiếu Úy Nguyễn Thanh Quan .
    36- Hồ Chí Tâm B2.
    37- Thượng Sĩ Phạm Xuân Thanh.
    38- Thượng Sĩ Bùi Quang Bộ, trường Truyền Tin Vũng Tàu. Tự sát ngày 30/4/1975 cùng gia đình 9 người tại Vũng Tàu
    39- Trung uý Nguyễn Văn Hoàng Đại Đội trưởng Đại Đội 1 Tiểu đoàn 31 Biệt Động Quân cùng người yêu tự sát ngày 01-5-1975 tại Mương Chuối Nhà Bè
    40- Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng .
    v…v…

    • Phịa thêm nửa đi, vản còn ít lắm so vói hàng chục ngàn cấp tá , hàng trăm ngàn cấp úy mà viét đi viet lại củng không tói 50 thì tỉ lệ quá thâp’ phải khong nào.

      Tỏng cộng t.2 triệu thằng NGỤY từ tuóng tói lính quèn mà cộng đi cộng lại, phịa ra đủ loại mà vân chưa tói 50 thì có chi mà…………tự suóng nào.

      Một vài con én không làm nổi mùa xuân , 6 tên tuóng VỊ CUỐC VONG THÂN không cúu vản danh dự cho ngót 165 tên tuóng VỊ HÈN VONG BẢN.

      Vài chục tên si quan cấp TÁ (như tác giả liệt kê là TUAN? TIẾT) Vi Cuóc Vong Thân không cúu vản nổi danh dụ cho hàng triệu tên NGỤY cỏi áo tuọt quấn giủa đuong phó SAI GON năm xưa

      • Phét à, cái mõm của em nó hôi quá.
        Em đóng cái nắp bàn cầu lại cho thiên-hạ nhờ.
        Cái mõm của em nó thối như cái “nhà xí La Mả”.

  9. NHỮNG “ANH HÙNG TỬ – KHÍ HÙNG BẤT TỬ” – Cảnh sát Quốc Gia tuẫn tiết :

    1- Chuẩn Tướng Trần Văn Hai, Tổng Giám Đốc CSQG.
    2-Trung Tá Nguyễn Văn Long.
    3-Trung Tá Đặng Sĩ Vĩnh, Quân Nhân Biệt Phái, Trưởng Phòng Trung Ương Kỹ Thuật trực thuộc Văn Phòng Tư Lệnh CSQG, cùng vợ và 7 con uống thuốc độc tự vẫn .
    4-Trung Tá Nguyễn Văn Đức.
    5- Trung Tá Đỗ Thanh Liêm.
    6-Trung Tá Võ Tuyết Hồ.
    7- Thiếu Tá Đỗ Minh Hoàng,
    8-Trung Uý Ngô Văn Cho.
    9- Trung Uý Nguyễn Văn Cảnh.
    10- Trung Uý Du, không rõ họ, Trưởng Cuộc CSQG, tự sát cùng gia đình ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn.
    11- Thiếu Úy Nguyễn Phụng..
    12- Thiếu Úy Nguyễn Thiếu Liêm.
    13- Thiếu Uý Nguyễn Văn Lung.
    14-Thượng Sĩ Võ Văn Cẩm. bắn vào đầu tự sát ngày 30/4/75 nhưng được cứu sống.
    15-Thượng Sĩ Bùi Văn Mương.
    16- Thượng Sĩ Trần Văn Phát.
    17- CH Dung, không rõ họ, cấp bậc.
    18- CH Trần Khả, không rõ cấp bậc.
    19- Trung Sĩ 1 Nguyễn Xuân Ba.
    20- Trung Sĩ 1 Lê Thành Chương.
    21- Trung Sĩ 1 Ngô Xuân Lạc.
    22- Trung Sĩ Nguyễn Du.
    23- Thượng Sĩ Trần Thi.
    24- Thượng Sĩ Nguyễn Hồng Lạc.
    25- Trung Sĩ 1 Huỳnh Vĩnh Bá.
    26- Trung Sĩ 1 Nguyễn Văn Quế.
    27- Trung Sĩ 1 Lâm Tài,.
    28- Trung Sĩ 1 Lê Minh Xuân.
    29- Trung Sĩ 1 Huỳnh Trần Bá.
    30- Trung Sĩ 1 Nguyễn Tiền.
    31- Thiếu Uý Đinh Văn Hường.
    32-Thượng Sĩ Đoàn Văn Nhược.
    33- Trung Sĩ 1 Trần Đức Một.
    34- Thượng Sĩ Bùi Đức Tôn.
    35- Trung Sĩ 1 Huỳnh Quang Thông.
    36- Thượng Sĩ Vũ Phúc Loan.
    37- Nguyễn Văn Tiểng.
    38- Trung Sĩ 1 Trương Vận.
    39- Trung Sĩ 1 Phạm Văn Tuyển.
    40- Trung Sĩ 1 Nguyễn Phú.
    41- Trung Sĩ 1 Nguyẽn Văn Tố.
    42- Thiếu Úy Võ Công Hạnh.
    43- Trung Uý Mã Phúc Hiệp.
    44- Thiếu Uý Nguyễn Văn Lắm.
    45- Trung Úy Trần Văn Kha.
    46- CSV Trần Hữu Viên.
    47-Thiếu Úy Hoàng Xuân Lân.

  10. Bốn mươi bảy năm trước, tám chiến sĩ Quân Cảnh gồm Đại Úy Nguyễn Hòa Đương, Trung Úy Trần Văn Kính, Thượng Sĩ Nguyễn Linh Đông, Thượng Sĩ Trần Chánh Tạo, Trung Sĩ Nhất Nguyễn Lương Hùng, Trung Sĩ Nhất Trần Văn Minh, Trung Sĩ Nhất Nguyễn Văn Hòa, và Hạ Sĩ Nhất Lê Công Hưởng đã chọn lấy cái chết để bảo vệ danh dự và trách nhiệm của người lính .

    ( MAY 5, 2022
    Tháng Tư Đen lần thứ 47, tưởng niệm các chiến sĩ Quân Cảnh tuẫn tiết)

  11. Trich “Các tướng lãnh như Lê Văn Hưng, Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vỹ hay Đại tá Đặng Sĩ Vinh lần lượt kết liễu đời mình”, hét trích.

    NGUY SAI GÒN có ngót 160 tên tuóng mà chỉ có 6 tên VỊ CUỐC VONG THÂN , tỷ lệ 6/160 thì quá nhỏ để nhận định rằng tuóng NGỤY……..KHÔNG HÈN.

    Còn lại Sỹ quan ư, Ngụy Sai Gòn có hàng chục ngàn sĩ quan từ Trung Tá trỏ xuóng chuản úy. Con só này nếu tính tỷ lệ thì lại còn quá nhỏ nhoi hơn nửa.

    Kêt luận rằng con sô mà NGỤY TAN DƯ hom nay ca tụng là tuẩn tiét VỊ CUỐC VONG THÂN là quá nhỏ so vói đám VỊ HÈN VONG BẢN nghe chưa.

    • Phét à, cái mõm của em nó hôi quá.
      Em đóng cái nắp bàn cầu lại cho thiên-hạ nhờ.
      Cái mõm của em nó thối như cái “nhà xí La Mả” của tên ấu-dâm.

  12. Huy Đức lúc đặt tên cho cuốn sách có lẽ anh ta đặt mình vào người thứ ba. Tôi không cho rằng HD có thâm ý gì với tựa đề này. Anh ta không đề cao cái giá trị của việc “thắng” mà trái lại, HD đã đưa những góc khuất của nó ra ánh sáng để người đọc có cái nhìn tương phản. Tuy rằng đã có những nhận định chưa thật sự chính xác về những nhân vật có liên quan hay những nguyên nhân và hậu quả, HD đã cố gắng trình bày những gì mà anh ta đã nghe, đã thấy với thực tâm trả lại cho lịch sử những chi tiết mà kẻ thắng đã cố tình xóa bỏ. Chắc chắn sẽ có người không hài lòng, từ cả hai bên.

  13. Hai cô giáo, hai đầu Tổ Quốc

    Như hai câu đối đầy cảm xúc
    “An Lộc địa, sử ghi chiến tích
    Biệt cách dù vị quốc vong thân”
    Những vần thơ trác tuyệt, súc tích!

    Người thơ An Lộc – cô giáo Pha
    Hai câu thơ để lại trong ta
    Ghi đậm nét chiến tranh chết chóc
    An Lộc sử – thiên anh hùng ca!

    Và rồi gần năm mươi năm sau
    Diệp Thị Hồng Liên cũng cô giáo
    Nói lên một sự thật đớn đau
    “Ai cũng gù, thẳng lưng là khuyết tật”!

    Một sự thật hiện tại nước ta
    Không hơn không kém trại súc vật
    Đau đớn nào hơn khi nói ra
    Dân tộc mình với đầy khuyết tật!

    Hai cô giáo, hai đầu Tổ Quốc
    Đáng cảm phục – đáng được ngưỡng mộ!

    Nông Dân Nam Bộ

  14. Hãy nhìn về nơi đó

    Hãy nhìn về nơi đó con à
    Ở bên kia bờ Thái Bình Dương
    Có một xứ sở còn hoang dã
    Triền miên trong khói lửa đau thương!

    Một dân tộc vẫn còn lạc hậu
    Lầm than đói khổ đã lâu rồi
    Chưa một lần người dân tự chủ
    Hết Tàu tới Tây cứ tôi đòi!

    Một ngàn năm rồi một trăm năm
    Điêu tàn lại tiếp nối điêu tàn
    Đất nước đang bên bờ vực thẳm
    Thù trong giặc ngoài vẫn không màng!

    Bọn lãnh đạo múa may quay cuồng
    Hoang tưởng vong bản loài phường tuồng
    Cộng phỉ thô bỉ vô nhân tính
    Mà người dân “kiên nhẫn” phi thường!

    Năm nào cũng giảm nghèo cứu đói
    Mười hai tỷ kiều hối mỗi năm
    Bốn chục năm rồi vẫn tăm tối
    Ngoan ngoản cúi đầu buồn xa xăm!

    Nơi đó là đất nước Việt Nam
    Tổ tiên ông bà con ở đó
    Một dân tộc có bốn ngàn năm
    Một ngày bình yên thôi Không Có!

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên