Cũng như Cát Bụi Chân Ai, tác phẩm Chiều Chiều rất được công luận quan tâm cùng không ít những lời tán thưởng:
- Nguyễn Sỹ Đại: “Tô Hoài sinh ra để viết.”
- Đặng Tiến: “Ở các tác phẩm trước, Tô Hoài thường bao che, bào chữa, như là một hồi ký bao cấp. Đến Chiều Chiều, giọng kể nghiêm nghị hơn về đời sống chính trị và văn nghệ ngột ngạt những năm 1955-1970, về những sai lầm trong chính sách Cải cách ruộng đất, về những đợt học tập chiếu lệ ở trường Đảng cao cấp là trường Nguyễn Ái Quốc …”
- Hoàng Khởi Phong: “Cát bụi chân ailà một tác phẩm có nằm trong lãnh vực phản kháng hay không khoan hãy xét tới. Nó là một tập hồi ký nên chỉ có vấn đề trung thực hay giả dối là quan trọng… Nó đã được viết như những lời thì thầm trong bóng tối, những lời thật thà mà vì sợ hãi quá lâu không dám nói to… Con chim sắp chết cất tiếng bi ai, con người sắp chết nói lời nói thật. Huống hồ Tô Hoài là một nhà văn, lại có tài!”
Tôi hoàn toàn và tuyệt đối không dám nghi ngờ chi về tài năng của ông, chỉ có hơi nghi ngại, và thoáng chút ngỡ ngàng (vì dăm ba câu chữ) thôi:
“Phùng Cung bị bắt khi nhân văn, nhân võ đã được dọn dẹp yên ắng, đã tàn… Tôi không thể tưởng tượng ra được một Phùng Cung thế nào mà bị bắt… Lại hơn mười năm sau. Chặp tối, một người bước vào cửa. Dáng ủ rũ, mặt tái ngoét, không phải Phùng Cung mà là cái bóng Phùng Cung trên tờ giấy tẩy chì mờ mờ.
– Phùng Cung phải không?
– Tôi đây.
– Còn sống về được a?
– Cũng không hiểu tại sao, anh ạ.
…
Phùng Cung hỏi tôi:
– Anh có biết tôi phải giam bao nhiêu năm?
– Không biết.
– Vâng, mười một năm tù biệt giam.
Đã tù lại biệt giam, lại bệnh lao, thế mà không chết rũ tù.” (Tô Hoài. Cát Bụi Chân Ai. Hà Nội: Hội Nhà Văn, 1992).
Nửa thế kỷ sau – sau “khi nhân văn, nhân võ đã được dọn dẹp yên ắng” – nhưng sự hậm hực của Tô Hoài về những đồng nghiệp (không may) xem chừng vẫn chưa “yên ắng” lắm. Lối viết cường điệu, theo tiêu chuẩn của thời bao cấp – xem ra – cũng không thay đổi chi nhiều :
“Thói quen người Mỹ, bữa ăn thịnh soạn nửa đêm có món thịt gà tây – như ta Tết ông táo cúng cá chép… Thế mà những năm ấy, nhiều làng hai bên sông Đuống, hợp tác xã, đã chuyển ruộng cho các xóm khác để chuyên nuôi gà tây. Đến áp Nôen, hàng đoàn xe tải số biển đỏ của quân đội về lấy gà. Gà tây đem cho tù binh Mỹ ăn tết.”
Trời! Chỉ có vài trăm tù binh Mỹ thôi mà “hàng đoàn xe tải về lấy gà cho tù binh Mỹ ăn tết.” Ăn uống kiểu đó thì bội thực chắc chết, chết chắc, chớ sống gì nổi – cha nội?
Văn phong của một ngòi bút lớn, viết vào lúc cuối đời (“con người sắp chết nói lời nói thật”) mà sao cứ xoen xoét như một anh cán bộ tuyên huấn hay một chị bí thư chi bộ vậy đó. Mà Đại Tá Trần Trọng Duyệt thì đúng là bí thư chi bộ trại Hỏa Lò, và miệng lưỡi của ông – rõ ràng – nghe có thơn thớt thật: “Trên thế giới, có lẽ không có nước nào đối xử với tù binh Mỹ tốt như ở nước ta. Đó là nhờ truyền thống khoan hồng và nhân đạo đã có từ hàng ngàn năm trước của dân tộc ta.”
Chưa hết, quý ông “nhà báo” còn thêm mắm/dặm muối cho câu chuyện Hỏa Lò được thêm phần đậm đà và hấp dẫn :
“Để thay đổi không khí cho các tù binh đã phải ở trong trại lâu ngày, được sự phối hợp giúp đỡ của Công an Hà Nội và An ninh Quân đội, Ban chỉ huy trại còn nhiều lần tổ chức cho các tù binh đi tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng của Thủ đô Hà Nội như: Hồ Hoàn Kiếm, Công viên Lê Nin, Quốc tử giám, chùa Trấn Quốc, chùa Một Cột, Viện Bảo tàng Quân đội (nay là Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam), bệnh viện Bạch Mai…
Để bảo đảm an toàn cho những ‘vị khách đặc biệt’ này, ta đã cho phép các tù binh ăn mặc như khách du lịch: Cũng comlê, cavát, giày đen v.v… ” (Đặng Vương Hưng & Nguyễn Văn Tường. “Cuộc Sống Thường Ngày Của Tù Binh Mỹ Tại Hoả Lò Hơn Bốn Mươi Năm Trước” – Báo Người Đưa Tin 8/10/2013).
Thiệt là quá đã và quá đáng!
Cũng bị giam giữ tại Hoả Lò (vào cùng thời điểm) nhưng sinh hoạt của một người tù Việt Nam lại hoàn toàn khác: chả thấy ổng được mặc complet, đeo cravate và đi tham quan lần nào cả:
“Hắn cởi truồng nằm trong xà lim, thiếp đi vì nóng. Và choàng tỉnh vì nóng. Người hầm hập. Mồ hôi toát ra. Hắn nhỏm dậy nhìn vết mồ hôi in thẫm trên những tấm ván lim thành hình một bộ xương người…
Tiêu chuẩn nước tắm của mình: Nửa lít bớt ra từ khoản nước uống. Nhúng khăn mặt vào ca. Lau. Lau từ mặt xuống cổ. Lau từ cổ xuống ngực. Xuống bụng. Dấp nước khăn mặt, rồi khoanh tay đập, đập vã vào lưng. Rồi lau xuống bẹn, xuống chân, cho đến khi cái khăn mặt nóng lên thì vắt nước đi. Vắt vào cái nắp bô vệ sinh để ngừa cho khỏi bắn nước bẩn vào bô ra ngoài. Rồi mới nghiêng nắp cho nước chảy vào bô.
Cái thứ nước vắt ra ấy nâu nâu đen đen đặc nhơn nhớt. Bô đầy thì vắt nước lên tường xà lim cho nước vào tường. Cũng thấy người dễ chịu. Còn dễ chịu vì lúc tắm là lúc không để ý tới thời-gian-xà-lim. Nó qua đi mà chẳng tra tấn được mình như mọi lúc. Nhưng không bao lâu đã lại hầm hập. Không thể tắm nữa. Còn phải dành nước đế uống…” (Bùi Ngọc Tấn. Chuyện Kể Năm 2000, tập I. CLB Tuổi Xanh, Westminster, CA: 2000).
Mà Bùi Ngọc Tấn vốn xuất xứ từ một gia đình “thuần cộng” và chỉ bị “tạm giữ” để điều tra “phục vụ cho việc xử lý nội bộ” thôi đó nha, ông không hề bị xét xử vì bất cứ tội danh nào cả. Chớ còn cái thứ ngụy quân, can tội cầm súng chống lại nhân dân, cỡ như Phan Nhật Nam thì mới thiệt là … mát Trời ông Địa: “Những ngày dài suốt thời gian từ 7/9/1981 đến 29/5/1988 tôi chỉ ao ước được đưa bàn tay ra khỏi khung cửa sổ nhà giam để xem gió mát như thế nào!”
Thôi (bác Nam à) chuyện từ thế kỷ trước lận, nhắc lại làm chi cho má nó khi. Vả lại, Đảng và Nhà Nước đã “dũng cảm” và “quyết tâm đổi mới toàn diện” lâu lắc rồi mà. Bây giờ mọi sự chắc đã hoàn toàn khác trước.
Hổng dám khác đâu!
FB Trịnh Thị Thảo (thứ nữ của bà Cấn Thị Thêu) đã lên tiếng, vào hôm 2 tháng 7 năm 2021, báo động về tình trạng cả gia đình mình bị ngược đãi đây nè :
Gia đình tôi mới nhận được tin là trại tạm giam công an Hoà Bình đang biệt giam mẹ tôi – Cấn Thị Thêu, hiện tại miền Bắc Việt Nam đang là mùa hè, thời tiết nắng khủng khiếp có hôm lên tới trên 40 độ C, trong buồng giam có thể nhiệt độ lên đến 45 độ C, vậy mà trại giam không có quạt điện, buồng giam thì đóng kín cửa cả ngày lẫn đêm. Mẹ tôi có dặn các bạn buồng bên cạnh mẹ tôi là nếu thấy mẹ tôi đập cửa buồng giam thì hô hoán cho mẹ tôi đi cấp cứu đủ để thấy tình hình sức khỏe của mẹ tôi đang vô cùng nguy hiểm…
Em tôi Trịnh Bá Tư cũng đang bị giam giữ cùng chỗ mẹ tôi, hiện tại tình hình của em Tư cũng có thể tương tự giống mẹ tôi.
Anh tôi Trịnh Bá Phương đã kết thúc giai đoạn điều tra theo luật thì luật sư có thể vào gặp được vậy mà hôm qua luật sư vào gặp thì phía trại giam Hoả Lò nói phải xin ý kiến của bên viện kiểm sát.
Các ông cộng sản Việt Nam luôn nói với quốc tế là tôn trọng nhân quyền mà các ông đối xử với các tù nhân một cách tàn độc như vậy, mẹ, anh và em tôi chỉ lên tiếng trước bất công của chế độ, mong muốn góp tiếng nói của mình để đất nước tốt đẹp hơn thôi mà.
Nói thế – chả lẽ – các ông cộng sản Việt Nam lại là những người kỳ thị, phân biệt đối xử giữa tù tây và tù ta chăng?
Cũng hổng dám “kỳ thị” đâu!
Tù Tây cũng bị hành cho tới bến, chứ đừng có mà tưởng bở nhá. Xin trích dẫn một câu, chỉ một câu thôi, trong Hồi Ký Hoả Lò của Thuợng Nghị Sĩ John McCain :
Họ đánh tôi dập vùi, đánh tôi bất tỉnh. Họ liên tục hăm dọa:“Mày sẽ không nhận được bất kỳ chữa trị thuốc men gì cho đến khi mày mở miệng.”
Tây/Ta gì thì cũng chết bà với chúng ông ráo trọi!
Thổn thức cho Việt Nam – Đoàn Văn Toại :
Vào năm 1977, các quan chức Hà Nội khăng khăng rằng chỉ có 50.000 người bị bắt giữ vì có những hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia. Nhưng trong khi đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã tuyên bố trên tờ Paris Match số ra ngày 22/9/1978, “Trong vòng 3 năm qua, tôi đã trả tự do cho hơn 1 triệu tù nhân từ các trại cải tạo.” Người ta có thể tự hỏi làm thế nào có thể thả 1 triệu tù nhân trong khi chỉ bắt giữ có 50.000!
Vào tháng 3, 1976 khi một nhóm phóng viên phương Tây đến viếng thăm nhà tù của tôi, các quản giáo đã lùa các tù nhân đi và thay vào đó là các bộ đội miền Bắc. Trước cửa nhà tù, không còn thấy các hàng rào kẻm gai, không có tháp canh, chỉ có vài công an và một tấm bảng lớn chăng ngang cửa chính đề câu khẩu hiệu nổi tiếng của Hồ Chí Minh, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
*** Bị Sạn Thận 01/07/2001 Chu Tất Tiến : Tôi đã có lần kinh hãi nhìn một anh bạn vốn là võ sư vô địch Á Châu về Thái cực Đạo, trần truồng nằm trên cái bàn dài của bệnh xá K-30 ở Suối Máu, chân tay bị ghì xuống bởi bốn anh bạn “tù cải tạo” khác để một anh bác sĩ thọc cái kẹp sắt vào trong cái “vật kia”, móc mấy cục sạn ra, máu me lênh láng! Mỗi lần cái kẹp được thọc vào ống, anh võ sư lại cong nguời lên, muốn bật cả tám cánh tay khỏe mạnh ra, rống lên như “sư tử hống” vang khắp trại…Trong khi ấy thì “Cô Cán Bộ Y Sĩ Công An” đứng nhìn chăm chú, nét mặt cũng nhăn lại, ớn lạnh. Còn rất nhiều lần khác Tếu tôi mất ngủ chỉ vì có anh bạn bị sạn thận, nằøm rú lên cả đêm y như… chó tru vậy!
Thiệt tình! Lúc cần “thánh bú” thì nó trốn mất tiêu! Hổng biết là…đứt phim hay chạy làng nữa.
Quan Công trong truyện Tam Quốc Chí sánh làm sao được với người tù ” cải tạo ” này trong ngục tù Cộng sản :
” Quan Công (Quan Vân Trường ) bị một mũi tên độc bắn trúng cánh tay phải. Thầy thuốc Hoa Đà đã rạch một vết mổ ở cánh tay phải của ông và nạo độc ra khỏi cơ và xương. Trong tiếng cạo xương “ken két”, Quan Vũ vẫn uống rượu và chơi cờ khiến bao người nể phục”.
Báo cáo ông Thanh Tra,
Hỗm rày nó bị đòn hội đồng nên bầm dập tím người và đang vô viện…bú để dưỡng bệnh.
Đồng chí Phét đâu rồi? Ra đây nhận công tác khẩn. Một số anh em ” tàn dư” đang cần bộ…vacuum chính hiệu của phố hàng…rau kìa.
“Tôi Phải Sống” của Linh mục Nguyễn Hữu Lễ viết về trại tù Thanh Cẩm : Linh mục Hùng với chân phải bị cưa lên khỏi gối. Ngài bị chưa chân đến 2 lần trong một thời gian ngắn tại nhà thương huyện Cẩm Thủy vào năm 1979 chỉ vì một mụt nhọc trên bàn chân mà không được công an trại cho chữa trị.
Về sau vết thương trở thành mạch lươn, ăn ruồng trong xương ống quyển, do đó cán bộ trại cho đưa ngài ra bệnh viện huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cưa chân ngài. Lần cưa chân đầu tiên, vì lớp da không bọc được đầu xương ống quyển nên phải cưa chân lại lần thứ hai cũng thực hiện bằng lưỡi cưa sắt và cưa sống không gây mê và gây tê,. Ngài đã chết đi, sống lại nhiều lần trên lâm sàng.
Họa sĩ Tạ Tỵ: … Chỗ ngủ của mỗi người rộng khoảng 6 tấc. Vì chỗ nằm quá hẹp nên tối nào cũng có tiếng to, nhỏ về sự lấn qua, lấn lại giữa người nọ kẻ kia về chỗ ngủ. Căn buồng, trên nguyên tắc chỉ chứa khoảng 50 người, nay nó phải chứa một con số gấp đôi, có khi hơn nữa, nên phải lót thêm ván bắc qua 2 đầu sàn gác, chỉ để hở vài khoảng nhỏ thông hơi. Mùa nắng mỗi khi vào buồng, hơi người xông lên nồng nặc, mùi mồ hôi quyện với khói thuốc tạo nên mùi khó ngửi.
” Xung quanh vách tường toàn máu rệp, khi còn mới mầu máu đỏ tươi, lâu ngày thâm xịt. Rệp rất nhiều, giết không xuể, mỗi sáng, mang mùng ra sân, bắt ít nhất cả mấy chục con lớn nhỏ. Không phải một sáng mà sáng nào cũng vậy. Tường mới quét vôi chưa đầy một tháng, màu vôi đã biến mất, trên mặt tường toàn những vệt máu kéo dài, trông gớm ghiếc. Chỗ nào có tù thì có rệp. Cái định luật ấy hầu như bất di dịch. Nơi nào mới xây cất chưa có, nhưng chỉ ít lâu sau, rệp đầy. Mỗi sáng chủ nhật, anh em đều bắt rệp, nhưng vô ích vì không có cách nào có thể giết được hết những con rệp chúi trong khe cột và vách tường, trừ phi đốt trọn căn nhà. Có anh chăm giết rệp, ngay nào cùng tảo thanh mùng, mền, chiếu v.v…. nhưng không hiểu sao tối nào anh cũng bị rệp đốt tơi bời ? Một buổi vô tình anh mở chiếc hộp nhỏ để đầu giường, đựng những thứ lặt vặt và thư từ, anh bỗng giật mình vì bên trong chiếc hộp rệp bu kín. Đủ các loại rệp: ông bà, cha mẹ, anh em, con cháu nhà rệp, trú ẩn an toàn trong chiếc hộp từ bao lâu rồi không hay, nên tuy chăm sóc các thứ kia, không ngờ rệp mỗi đêm bò từ chiếc hộp để ở đầu giường ra đốt !
” Thấy vậy, tôi sợ quá, vội mang chiếc gối nhỏ mở dây ra coi. Trời đất ơi ! cả gia tộc nhà rệp bâu kín ở hai đầu chiếc gối có phần đông hơn chiếc hộp của anh bạn tù. Sợ quá, tôi đành vứt luôn chiếc gối vào lò lửa để trả thù ! Rệp, một đại họa đối với tù. Ban ngày lao động mệt nhọc, tối lại khó ngủ vì rệp đốt. Do đó, sức khỏe hao mòn !…
“Bo bo là loại lương thực rất khó tiêu hoá. Ăn nó bao nhiêu đi cầu bấy nhiêu. Do đó, khi nào ăn bo bo, anh em nói ngay câu: nhà cầu là bạn ta! Người nào răng tốt, ăn vô còn tiêu hoá phần nào. Ai già nua mất răng, coi như nhịn đói!…”.
Ký giả Nguyễn Tú nhận định rằng bọn cộng sản Việt Nam còn tàn độc hơn là ác quỷ vì chúng có khoái cảm khi hành hạ người ta. Tại trại tù “cải tạo” Xuân Phước, mỗi khi tù nhân bị kiên giam, cứ mỗi chén cơm, chúng đổ vào đó một chén nước muối. Vì đói quá cho nên người tù đã phải vừa gạt nước mắt vừa ăn. Khi được thả ra vì quá khát nước nên người tù cứ gục mặt xuống uống nước cống rãnh mà không ai kéo lên được. Cảnh tượng này giống hệt như cảnh chết khát trên sa mạc .
* VOA :“Ký giả Nguyễn Tú từng được các đồng nghiệp của ông và nhiều giới chính trị, ngoại giao thời Việt Nam Cộng Hòa ngưỡng mộ là một ký giả có khả năng đi trước thời cuộc, nhưng chính xác và đáng tin cậy qua lối phân tích nhìn ra trước tình thế của ông.
Trong những năm chiến tranh, ông Nguyễn Tú không bao giờ từ nan đi ra mặt trận, bám theo các cuộc hành quân nguy hiểm với Quân lực VNCH và đồng minh trên khắp 4 vùng Chiến thuật “.
Gửi bạn thịnở :
Hồ chí Minh ở trong tù “đế quốc” Anh ra sao?:
Hồ chí Minh- tay sai cho Liên xô- bị người Anh bắt giam ở Hồng Kông khoảng một năm rưỡi. Sau này, dưới bút hiệu Trần Dân Tiên, y viết cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” thuật lại ” cuộc sống tù tội ” dưới đây :
“Mỗi tuần hai lần, chúng cho ông ăn thịt bò cơm trắng. Thật là một bữa tiệc sang!”
“Những buổi bị đưa đi hỏi cung là những lúc nghỉ ngơi khoái nhất ở trong tù.Một là được ra khỏi xà lim một lúc, cái xà lim nghẹt thở, tối om và hôi hám. Hai là vì bọn trùm mật thám thường hỏi cung ông, mời ông hút thuốc lá Anh “.
Khi bị ốm, được đế quốc Anh chiều chuộng như sau:
“Ông có được cái giường tốt và được ăn cơm tây. Ông nói: “Cả đời chưa bao giờ Nguyễn được ăn uống sung sướng như thế này “.
Tôi xin được phép dm..”bác” một…nhát đầu năm. Bác biết cách đi tù để được ăn cơm tây thì tại sao không định hướng cho cháu Phét ăn cắp ăn trộm gì đó bèn Mỹ để được vô tù xơi sandwich mà lại để nó đói rách lang thang ăn kít trên mạng chứ? Bác gì mà như cái củ…c! Đíu biết đi chơi chút nào.
Bạn Nguyễn Văn Mười : Ông thánh Cam Địa ( Gandhi) đã thắng được thực dân Anh chỉ bằng đường lối tranh đấu bất bạo đông , đó là vì người Anh còn có chút máu nhân bản trong người, con tim họ còn biết xúc động, chớ không hoàn toàn mọi rợ, man di như bè lũ Cộng sản Hà nội .
Khi Hồ chí Minh bị giam giữ trong khu vực tô giới thuộc người Anh bên Trung Hoa, y đã được người Anh đối xử tử tế – được ăn thịt bò, được thuốc lá hút, được ra ngoài trời hít thở không khí trong lành .
Chớ còn bị sa vào tay lũ mọi rợ như bọn cộng sản Hà nội, thì nếu không bị thủ tiêu thì cũng bị chặt đầu, mổ bụng thả trôi sông.
Trích – “Ở Tù với Trần Dạ Từ ” – Nhà báo Hồ Văn Đồng: ” Ðúng hai năm sau ngày thi sĩ Trần Dạ Từ ra khỏi nhà tù Cộng sản, cũng đúng một năm sau ngày Văn Bút và chính phủ Thụy Ðiển đón tiếp gia đình anh ở Stockholm, anh chị và các cháu sang Ngày 9 tháng 9, 1989, bạn hữu văn giới ở Hoa Kỳ đã họp mặt mừng đón anh chị ở Nam Cali.
“Cùng với các anh Nguyên Sa, Phạm Duy, Mai Thảo, Tạ Tỵ, Viên Linh, Lê Ðình Ðiểu và nhiều anh em khác, tôi đã có dịp kể chuyện tôi ở tù cộng sản với Trần Dạ Từ và bạn hữu. Tiếc thay, khi vừa nhắc tới trái chuối, củ khoai hai anh em tôi chia cho nhau trong tù, là tôi đã òa khóc ngay trên diễn đàn, không sao nói được thành tiếng nữa. Sức lực tuổi già tệ hại quá. Bao nhiêu năm trong ngục tù, anh em nhà văn nhà báo đâu có ai thấy nhau khóc. Tất cả chúng tôi, ngay trong ngục tù, vẫn vui sống, vẫn tươi cười với nhau.
………….
” Nói rằng trong tù anh em văn nghệ sĩ chúng tôi không hề khóc, với tôi, là sai. Tôi đã có hai lần khóc trong tù Cộng sản.
” Một lần, khi làm việc trực nhật, xuống bếp trại lãnh cơm đem về phóng cho anh em, thấy mấy cục cơm rơi phía ngoài nồi, tôi đói và tôi tiếc của trời, cho là chuyện thường, tôi bốc mấy cục cơm trên đất bỏ vô miệng.
Có người báo cho bọn quản giáo là tôi tự ý bốc cơm ăn, thế là bọn cán bộ ra lệnh họp đội, mang tôi ra đấu tố vì “tội lượm cơm của đội ăn riêng.” Anh Từ bảo tôi:
“Nó muốn kiếm chuyện, chọc mình cãi cho nó có cớ bêu xấu mình rồi nhốt sà-lim, cùm chân, cho ăn đói. Chuyện không đáng cãi. Ðừng dại húc đầu. Anh đừng thèm cãi tiếng nào. Nhận ngay lỗi, tự mình xin chịu biện pháp kỷ luật. Vậy là hết chuyện để nó bới móc.”
Phiên họp đội đấu tố được tổ chức. Tôi nói, bao năm rồi tôi vẫn nhớ nguyên từng tiếng, như sau:
“Tôi xin nhận tội đã bốc cơm của đội và của nhân dân bỏ vô miệng. Năm nay tôi 60 tuổi, một người chừng ấy tuổi mà tư cách không ra gì, bốc cả đến mấy cục cơm rơi bỏ vô lỗ miệng, ngay trước mặt bao anh em, thật xấu hổ. Tôi xin nhận tôi phạm cái tội này. Xin các anh em phê bình tôi. Xin cán bộ cho tôi chịu hình phạt, như cúp phần ăn, đi kỷ luật, để giúp tôi tự sửa mình. Xin hết.”
Anh em tù im lặng. Không ai đấu tố lời nào. Sau đó cũng không thấy hình phạt. Ít lâu sau, khi nghe tin anh Nguyễn Mạnh Côn chết ở Trại Tù Xuyên Mộc vì anh tuyệt thực nên anh bị bọn Cai Tù không cho uống nước, lại nghe kể trước khi chế anh thều thào: “.. Ðói, đói… Cơm cơm…” Tôi khóc.
Tôi còn khóc một lần nữa, khi tôi chuyển trại.
Ðược rời khỏi đội khổ sai nặng nề nhất trại, bị gọi là đội trừng giới, với nhiều người, là cái may. Với tôi, thì việc ra khỏi đội là phải xa anh Từ và bạn hữu. Trong tù, anh Từ là người lặng lẽ, không bao giờ chịu hái một cây rau cọng cỏ hoặc moi móc kiếm thêm củ khoai, củ sắn.
Gặp nhau lần cuối bên bờ suối, kiếm được củ khoai, tôi dúi vội cho anh.
Khi quay đi, một lần nữa, tôi khóc.
“Xin các bạn họp mặt hôm 9.9.1989 chào mừng anh chị Trần Dạ Từ tha lỗi cho tôi, tôi đã vì khóc mà bỏ ngang phần phát biểu.
Viết tại Hoa Thịnh Ðốn, Tháng 3.1990
Gửi bạn thịnở :
“Phạm Trần Anh- Tốt nghiệp trường Quốc Gia Hành Chánh ; Phó quận trưởng quận Tam Bình , Vĩnh Long ; Quản đốc Trung tâm Huấn luyện và Tu nghiệp công chức tỉnh Lâm Đồng . Sau 75, anh cùng ký giả Tú Kếu thành lập Mặt Trận Người Việt Tự Do Phục Quốc Diệt Cộng.
Bị bắt và đi tù 20 năm- trong đó 7 năm bị tù biệt giam trong phòng tối. Bị đánh gẫy hai hàm răng, hai mắt gần như mù lòa. Sau đó còn tiếp tục bị CS quản chế, khủng bố, theo dõi và đì chín năm “.
Cám ơn bạn thịnở đã đọc các còm của Lê Trung. Cộng sản Việt nam chúng là những ác quỷ đội lốt người , xác Việt, hồn Trung- Xô, không từ làm bất cứ tội ác kinh tởm nào xất, từ thời Hồ chí Minh cho đến nay, vài thí dụ điển hình như dưới đây :
Trong cuốn sách “Deliver us from Evil”, bác sĩ Tom Dooley- tới Việt nam giúp người Việt di cư vào Nam năm 1954- thuật lại : “…Bảy học sinh và thầy giáo bị lôi ra khỏi lớp. Tất cả bị bắt ngồi xuống đất và hai tay bị trói gập ra sau lưng. Hai cán binh Cộng Sản đi đến từng đứa trẻ. Một nguời dùng hai tay kèm chặt lấy đầu đứa bé, nguời kia đặt chiếc đũa bằng tre đóng mạnh sâu vào hai lỗ tai, tiếng kêu la thất thanh vang dội cả làng, máu trào ra lênh láng… ”.
Cựu đại tá Cộng sản Bùi Tín thuật lại : “Cộng sản dùng kềm lột từng móng tay, móng chân của cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc bị nghi ngờ làm gián điệp cho địch”. ( LT: Theo quy định của Hiệp Định Geneve 1954, cán binh Việt Minh được hồi kết về Bắc).
Rất thích thú khi đọc còm của Lê Trung . Anh không cần phải lên gân chống cộng ,chửi ĐMCS nhưng những gì anh nêu lên anh viết đều là chứng cớ lấy từ những sách vở báo chí những hồi ký của những người tù chính trị ,học tập cải tạo của QG miền Nam ,bên thua cuộc…Tài liệu có lẻ cho những thế hệ sau nghiền ngẫm vê tội ác VC…,và có thể là cha ông chúng .Chúng sẻ hỏi “có một thờ VN như vậy sao ?”
nNgười góp ý sẻ kể câu chuyên nghe được:
“Ông ta con khá trẻ,Bắc di cư năm 54 .có căn nhà ở đường Gia Long…sau lưng chợ Bên Thành khá lớn .Cha chét vì nghe nói anh và vọ và 2 thằng con trai ở vói MẸ . Anh là Trung tá Hãi Quân . Năm 75 anh bị kẹt lại và vào tù (học tập cải tạo) như mọi qun nhân quân binh chủng VN bị kẹt lại . Tưởng chỉ đi 10 ngày nên chẳng chuẩn bị gì nhiều dù bà Mẹ thuơng con ,cho con rất nhiều thức ăn và gao,dâm dúi ít tiên dành dụm riêng,để trong mười ngày như bọn cs kêu gọi trên loa, vì sợ con đói con khổ vì anh ta rất to con…Cô vọ là người Nam ,con nhà khá giả ,là cựu nữ sinh một trường TH lơn SG .Cô rất buồn sợ nhưng cũng hy vọng anh sẻ trở về sum họp g đ,cung nhau lo cho gd.không phải sợ vì chiến tranh đã châm dứt…
Nhưng “một đi là đi mãi”.Lên Phường hỏi thì được trã lời “có lẻ anh học tập chưa tốt ,nên còn phải học tiếp” chi cũng biết là xạo vì nhiều người bạn của Anh ,bạn của chi ,anh em bà con của chị cũng chưađược thả về. Không lẻ học hành gì KHÓ lăm sao ?Thì như mọi người ,đành chịu vây.
Bổng phường cử người tới thăm gia đình ,thuyết phục là anh đã học tập khá ,có thể được thả về ,nếu GIA ĐÌNH chịu ĐI KINH TẾ MỚI và hiến tặng căn nhà đẻ làm trụ sở PHƯỜNG ..Phường sẻ can thiếp đẻ anh về sum họp g/ đ.
Nói mãi nhưng chị vợ cương quyết không chịutặng nhà ,không đi kinh tế mới . Cứ thuyết phục mãi ,hứa hẹn là đi KINH TẾ MỚI chồng sẻ được thả về…Bà Mẹ lần đầu còn nghe lời con dâu ,nhưng lân lần về sau ,thây con dâu cứ giử lập trường ,bà ta rất đau lòng vì thương con .Bà cho là con dâu ích kỷ,không thường chồng nên mổi lần CB đến thuyết phụ và con dâu cứ từ chối.là bà Mẹ chi chiết, chuỉ chó mắng mèo .lẩy hờn ,cho là con dâu người Nam hời hợt ,không biết thuơng chồng .Sau cung con dâu KHÔNG CHỊU NỔI ÁP LỰC BÀ MẸ CHỒNG ,đã đồng ý ký tặng căn nhà …
Quả thật là Ông thiếu tá Hãi Quân đó được về ,nhưng phải trên băng ca vi anh ta bị bệnh rất nặng,Không chét nhưng không thể đi đưng bình thường . Nhưng họ phải đi kinh tế mới ?Tơi nơi mới biết mình lại bị LỪA một vố năng .Ông chồng năm trên chỏng tre,coi như bất khỉển dụng .Bà Mẹ chồng cũng không làm việc nặng được .Ba Mẹ con cố làm nhưng xuất thân là một nữ sinh con nhà khá giả và 2 con còn nhỏ không giúp gì được …Và rồi cơn đói đến.Họ ốm đi .Cuối cùng Ông chét trong nước mắt tức tưởi sau khi bà gia dã “đi” trước đó không lâu.Bà cầm tay con dâu và nói lời cuối là hối hận xin lổi cô dâu…bà đi đẻ khỏi thêm gánh nặng cho con dâu,và 2 cháu NO thêm được một chút…
Không tiền chôn cất,bà vợ đã già đi, đã đen hơn ,đã lếch thếch bồng con về SG, tói ngôi nhà củ ,nay đã là trụ sở của phường XIN GIÚP ĐỞ Phừờng tặng một cái áo bằng gổ xấu …
Hello các bác, chỉ liếc qua (vì quá nhiều còm không có thời gian đọc) đặc biệt của bác Le Trung trưng dẫn rất nhiều nhân chứng, người thật việc thật, quân cán chính VNCH kể về tội ác VC trong chốn lao tù (cái gọi là HTCT sau 4/1975) Xin mời các bác ghé RFA đọc nhân chứng sống Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, bạn học của Bộ trưởng công an Tô Lâm, so sánh đời tù của 2 chế độ mà ông Nguyễn Hữu Vinh và ông Nguyễn Hữu Khiếu (cha ông Nguyễn Hữu Vinh) từng trải qua. Chắc chắn sự so sánh nầy trung thực vì không phải của “bọn phản động”! Sorry vì không dẫn đường link vào đây được. Đầu năm, xin chúc các bác an vui.
Ở mục Bình luận ngày 29/12/2022 có tựa: Tù chính trị: liệu thời cs có đỡ hơn thực dân?
Cám ơn bạn Ban Mai đã giới thiệu cho một tài liệu so sánh tù Tây tù Ta.
Nể tình Mai viên ngoại với tấm lòng luôn hướng về tổ quốc và nhân dân, đã nhiều lần lặng lẽ mừng sinh nhật bác, Mừ tôi đề nghị BBT cho phép Natasha Maiviev đưa link, miễn là nằm trong dấu ngoặc kép. Riêng đối tượng Le Trung thì đã hoàn toàn không thể cải tạo thì không thể khoan hồng. Ta phải bắt hắn viết hoài không thôi, viết cho chết mẹ…cộng sản.
Anh Nguyễn Văn Mười có lối hành văn tựa như nick Uncle Fox ngày trước.
Hehe..uncle Fox hình như bên Mỹ.
Lâu lắm rồi không thấy lão. Có thể vẫn đang “đánh phá” cách mạng ở miền…dưới.
Nhà tù thời Pháp thuộc :
( Trích )Trần Văn Giàu đã từng được Đảng CS cử sang Liên Xô học tại Trường Đại học Đông Phương. Thời kháng Pháp, có lúc làm chủ tịch Ủy ban Hành chính Lâm thời Nam Bộ . Có thời gian bị Pháp giam ở Khám Lớn ( Sài gòn) . Khám Lớn có thể chứa 1000 tù nhân . Nổi tiếng chưa ai trốn thoát được khỏi nơi đây .
Đời sống trong Khám Lớn ra sao? Trong Hồi Ký Trần Văn Giàu, y thuật lại :
“ -Về thăm viếng: Mỗi tuần một lần và được bạn bè, gia đình tiếp tế đầy đủ quà bánh, báo chí để đọc.
– Trong nhà tù, tha hồ mở các lớp học chính trị cho các học viên hằng trăm người. y viết: Vô tù thành ra đi vào học trường chính trị. Trường học được mở liên tục mà khỏi phải mướn nhà, khỏi phải nuôi cơm, ‘kinh tế’ biết mấy. Khám Lớn góp phần đào tạo hằng trăm cán bộ cho các đoàn thể Cách mạng ở bên ngoài… Cơm nước xong, cửa Khám đóng lại thì lấy sách ra đọc. Sàn xi măng là bảng đen, gạch vụn là phấn; một số thầy chú dám bí mật đem giấy bút cho chúng tôi là lấy sách ra đọc.
Trong Khám Lớn có làm thêm một Khám nhỏ mà y gọi là biệt thự. Y viết: “Tôi ở biệt thự S ba năm cho đến hồi mãn tù. Ở biệt thự ‘S’ chúng tôi được mượn sách của thư viện Khám Lớn, cũng được đem một ít sách ở ngoài vào. Thêm một vài chục quyển, thậm chí đến cả trăm quyển nữa. Không được dạy học, tôi quay ra tự học, tự học để giết thời giờ, tự học để lấp những chỗ trống về kiến thức, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, thật sự là được nhiều.”
Về sau, Trần văn Giàu có lúc bị Pháp giam ở trại tù Tà Lài . Cuộc sống tại Tà Lài ra sao ? Y viết :
“Đường lên trại giam. Một đường đá nhỏ hẹp dắt đi đâu không biết, cỏ cây mọc tùm lum. Một thầy đội bảo: Đường vào camp đó, chúng ta nghỉ ăn sáng cái đã. Lính trải vài tờ nhật trình xuống cỏ, bày bánh mì, đồ hộp, bình toong nước, ai có phần nấy. Y như Hướng đạo sinh đi cắm trại mùa hè! Cứ quất no một bụng rồi xem ra sao.” ………….
“Phong cảnh Tà Lài khá hữu tình. Đồn bót của Tây, trại tranh của tù như giấu mình trong trong khu rừng mênh mông đầy muông thú, bên cạnh một con sông lớn, nước bao giờ cũng trong và đầy, sông Đồng Nai. Bên kia sông về hướng Tây, một dãy núi xanh biếc(…) Khoảng trên của con sông, dài không biết bao nhiêu kilômét, nước đầy, chảy nhẹ, nhiều cá tôm, có cá sấu; chiều chiều đội đốn tre của anh Phúc thả bè về, quần áo trên cổ, hát giọng chèo đò (…) Một hôm chủ nhật, tốt trời, chúng tôi xin phép tổ chức ‘thi lội’ ở khoảng sông này. Sếp Tây đồng ý (…) Nhiểu buổi chiêu biểu diễn của Minh vua bơi lội, cũng được toàn căng tán thưởng, nhiều thầy chú ra xem, đôi khi xếp Tây cũng ra xem. Minh bơi lội như cá và đẹp như khiêu vũ Ba Lê. Tôi, sếp cùng hàng chục anh em khác binh lính đứng gác trên chiếc phà cột ở bến “.
Phía dân sự, nhiều viên chức cao cấp bị CS bắt đi ” cải tạo”, điển hình như dưới đây :
Phan Huy Quát- Tổng trưởng Giáo Dục; Tổng trưởng Quốc Phòng;Thủ tướng; Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam. Trong thời gian bị cầm tù, ông bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết vào ngày hôm sau, 27/4/79.
Luật sư Nguyễn Lâm Sanh, phó chủ tịch Liên minh Á châu chống Cộng .
Nguyễn Bá Lương, Chủ tịch Hạ viện .
Trần Minh Tiết, Chủ tịch Tối Cao Pháp Viện .
Lưu Văn Tính,Tổng giám đốc Ngân sách và Ngoại viện ; Tổng trưởng Tài Chánh .
Nguyễn Xuân Phong, Trưởng phái đoàn VNCH tại hòa đàm Paris .
Nguyễn Đình Xướng Tổng quản trị hành chánh phủ Tổng Thống .
Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người coi việc trùng tu Dinh Độc lập .
Phạm Trọng Nhân, đại sứ Việt Nam tại Lào .
Trương Hữu Lương, giám đốc Nha Phi châu sự vụ.
Nguyễn Ngọc Diễm, giám đốc Nha Âu châu sự vụ .
Nguyễn Cao Quyền,chánh thẩm Tòa án quân sự từng xử vụ án “hạm gạo” Tạ Vinh.
Vũ Hồng Khanh, nguyên lãnh tụ Việt Nam Quốc dân đảng .
v…v…
Luật sư Trần Văn Tuyên ( 1913 – 1976): Tốt nghiệp cử nhân luật tại Ðại Học Luật Khoa Hà Nội, dạy học tại trường trung học Thăng Long, tham gia hoạt động chống Pháp từ những năm 1930-1931. Gia nhập Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Đã từng làm Tổng trưởng Bộ Thông Tin; Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng; Phó Thủ Tướng Ðặc Trách Kế Hoạch ; Dân biểu Quốc Hội ; Thủ Lãnh Luật Sư Ðoàn Sài Gòn.
Trong những giờ phút cuối cùng 1975, các luật sư đến xin giấy giới thiệu để di tản ra ngoại quốc, LS Tuyên sẵn sàng ký cho họ, nhưng ông nói với các đồng nghiệp là mình quyết định ở lại.
Con ông là bà Trần Đạm Phương theo chồng sống tại Mỹ vào ngày 29/4/1975 điện thoại về để thuyết phục cha rời Việt Nam. LS Tuyên đã trả lời: “Thà chết vì bàn tay của kẻ thù còn hơn sống yên thân trong sự khinh thường của đồng bào, của bạn bè, của đồng chí và đồng minh”.
Khi ông Bùi Ngọc Lâm, một đồng chí VNQDĐ, cùng hai người con trai của LS Tuyên là Trần Tử Thanh và Trần Vọng Quốc đến trao công điện của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận đã dành đủ chỗ cho cả gia đình di tản, LS Tuyên đã khẳng định rằng mình “…không phải là người đi làm bồi cho Mỹ. Sinh ở đây thì chết cũng ở đây…” Tuy nhiên , LS Tuyên cho phép các con được tự do quyết định theo ý muốn của mỗi người.
Ngày 17/6/1975, Cộng sản đã bắt LS Tuyên vào “trại cải tạo” tại Long Thành. Khi bị bắt buộc viết bản tự kiểm thảo, LS Tuyên vỏn vẹn chỉ viết có mấy hàng chữ dưới đây: “Tôi không có tội gì với tổ quốc và đồng bào của tôi cả. Nếu có tội thì đó chỉ là tội chống cộng sản, chống thực dân, chống độc tài và bất công”
Đến ngày 5/10/1975, Cộng sản đã đưa LS Tuyên về một trại giam ở Thủ Đức.
Đến tháng 4/1976, LS Tuyên bị đưa ra trại Hà Tây ở miền Bắc.
LS Tuyên chết đột ngột trong trại giam này vào ngày 26/10/1976.
Ông cộng tác với nhiều tờ báo như Thời Luận, Chính Luận, Quyết Tiến, Đại Dân Tộc, Tin Sáng, v.v. trong khoảng 1958-1975 dưới nhiều bút hiệu khác nhau
LS Tuyên rất thông thạo một số ngoại ngữ như tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại. Ngoài các báo Việt ngữ, LS Tuyên còn viết bài cho một số báo Pháp là Le Monde, l’Express, France – Asie, v.v.
Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Hiu quạnh (1944), Tình mộng (1953), Hội Nghị Genève (1954), Việt Nam dưới thời thuộc Pháp (1958), Chính đảng (1968), Người khách lạ (1969), Con đường Cách Mạng Việt Nam (1969)…
Giáo sư Nguyễn Duy Xuân sinh năm 1925, tốt nghiệp Tiến sĩ kinh tế tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ.
Trở về Việt Nam 1963, ông làm giáo sư Luật. Nhận chức Viện trưởng từ giáo sư Phạm Hoàng Hộ.
Chỉ mấy ngày trước biến cố 30 tháng 4,1975, ông nhận chức Tổng trưởng Bộ Văn Hóa Giáo Dục cuối cùng .
Bị vào trại tù “cải tạo”, sau đó ông bị đưa ra Bắc. Và ông chết tại trại tù Hà Nam Ninh ngày 10/11/1986 trong đói khát và bệnh tật không thuốc men.
Nhà văn Ngô Thế Vinh : ” Sau 1975, nhiều nhà văn , nhà báo miền Nam đã chết trong tù CS như Hiếu Chân Nguyễn Hoạt, Hoàng Vĩnh Lộc, Nguyễn Mạnh Côn, Phạm Văn Sơn, Trần Văn Tuyên, Trần Việt Sơn, Vũ Ngọc Các, Anh Tuấn Nguyễn Tuấn Phát, Dương Hùng Cường… hay vừa ra khỏi nhà tù thì chết như Hồ Hữu Tường, Vũ Hoàng Chương ….”.
Trong cuốn “Trại Cải Tạo “, tác giả Phạm Quang Giai thuật lại : “Cộng sản không cần đánh đập, không cần kết án mà chúng đã dùng cái máy chém “Đói”, chúng lê cái máy này đến mọi nơi, mọi chốn có tù nhân chính trị miền Nam để trả thù, trả hận mà vẫn không mang tiếng là ác độc, là giết người.
Một khoản triền núi Mường Ngãi (Sơn La) có bãi cát phẳng lỳ, thế mà chỉ sau vài ba tháng, hàng trăm ngôi mộ của tù chính trị miền Nam được đắp lên vội vã…. Số người chết trong mùa đông thật nhiều. Tổ chúng tôi trực xác chết được chừng một tháng thì vào giữa giai đoạn lạnh rét, thiên hạ bị chết nhiều quá. Có ngày phải chôn hai người, có ngày ba người”.
Có tất cả 29 vị tướng bị đi tù ” cải tạo”, ngoài ra còn có thêm 9 vị tướng hồi hưu hay giải ngũ cũng bị Cộng sản bắt đi “cải tạo “, như vậy số tướng lãnh bị bắt đi cải tạo là 38 vị.
Thời gian học tập ” cải tạo ” từ vài năm đến 17 năm. Có 8 vị bị 17 năm (từ số 1 đến số 8). Duy nhất có Cựu Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ chỉ học tập có 6 tháng.
BBC- 17/5/15- Phỏng vấn tướng Lê Minh Đảo – cựu Tư lệnh Sư đoàn 18- bị 17 năm đi ‘cải tạo’ ở các trại giam khác nhau:
“Cái mà đau buồn là con người Việt Nam hiện giờ đã mất, cái văn hóa Việt Nam cũng mất hết tất cả. Bây giờ mình dòm thấy chúng ta xuống cấp, ngoài vấn đề kinh tế xuống cấp mình không nói, con người cũng xuống cấp, văn hóa cũng xuống cấp nữa. Cái đó là cái hậu quả của 30/4.
Khi được hỏi Cộng sản đã được gì trong cố gắng “cải tạo” của họ, ông Đảo nói:
“Nói cải tạo để dùng cái mỹ từ cho nó đẹp chứ đi đày tụi tôi chứ cải tạo cái gì?
“Sự thật là ai cải tạo ai? Bây giờ phải nói rằng trình độ tụi tôi với tất cả cuộc sống của tụi tôi có cần những người cải tạo để đưa tụi tôi từ một [mức] con người biết đầy đủ tất cả nhân phẩm xuống thành con thú vật đâu?
“Nếu cải tạo cái đó thì tôi đồng ý, nghĩa là đày đọa tụi tôi thành con người vô tri, con người như con thú vật…
“Họ tiêu diệt chúng tôi rất là tinh vi. Thế giới không biết được đâu.
“Nhìn qua Pol Pot thấy giết, tắm máu này kia, không, Việt Nam ở ngoài nhìn không thấy tắm máu.
“Nhưng thật sự máu chúng tôi … từ trong cơ thể rỉ xuống chân, nó nhiễm xuống đất nó lan tràn mà không thấy hết.
“Chết, chết đủ cách hết. Đói rét, đói chết, bệnh tật chết, bị hành hạ về lao động chết.
“Rồi nội thời tiết khắc nghiệt, không có cho tụi tôi một cái gì [chống lạnh] nữa.
“Tôi ngủ phải lấy nhật trình, cái giấy báo đó, tôi quấn quanh mình tôi vì hồi đi ra họ nói đi một tháng, không mang đồ lạnh gì hết cả.
“Rồi đem ra gặp miền Bắc khắc nghiệt … chúng tôi kiếm từ cái giẻ rách bố tời chúng tôi lót.
“Mà chưa nói còn cái ăn nữa. Cái ăn thì biết rồi, đói. Và cái đói có thể làm con người ta sanh ra đủ thứ bệnh tật…
“Chưa kể đến vấn đề lao động, lao động khổ sai. Lao động khổ sai chưa đủ. Về, thay vì chẳng hạn như họ đuối [sức] rồi…., để họ nằm họ nghỉ mai tiếp tục làm kiếp con trâu nữa.
“Nhưng không, dựng dậy bắt kiểm điểm, học tập, ngày làm không tốt, cái này, cái kia làm cho tụi tôi đuối sức hết chọi để rồi chỉ còn ngủ được vài tiếng đồng hồ, lả người ra, rồi mai tiếp tục cuộc sống như vậy.
“Đó là cuộc sống của chúng tôi trong những trại cải tạo như vậy.”
‘Nhà tù lớn’ :
“Đâu phải tụi tôi ở tù không, vợ con ở nhà cũng ở tù,” ông Đảo nói.
“Tụi tôi ở nhà tù nhỏ còn dân chúng ở ngoài ở nhà tù lớn.
“Họ dùng hay lắm, tôi nói [họ] tinh vi thế này :
” CS nói với vợ ‘Chị ngoài này ráng đi vùng kinh tế mới, ráng lao động vì chị ảnh hưởng tới ảnh … nếu chị bên đây chị không tốt là anh ấy không được ra.
“Còn đối với chúng tôi trong kia , CS nói ‘Các anh phải lao động tốt, học tập tốt này kia, có như vậy mới sớm trở về với gia đình…
“Cộng sản [đòn] tâm lý giỏi lắm… nhưng mà họ dùng cái cao siêu tâm lý của họ để khống chế con người và dùng con người cho họ chứ không phải là dùng tâm lý để nâng con người [lên].
“Đối với họ , dân là kẻ thù mà, dân miền Bắc cũng vậy chứ không chỉ dân miền Nam. Chỉ có họ và gia đình họ [là quan trọng] thôi.
“Họ làm điều xấu xa họ nhìn trong kiếng họ thấy mặt của họ nhưng họ tưởng cái mặt người khác.
‘Thương dân miền Bắc’ :
“Khi chúng tôi ở tù , chúng tôi có nhận thức rất rõ ràng. Chúng tôi thương tất cả đồng bào ở ngoài Bắc.
“Chúng tôi thương, chúng tôi thấy những bà già, hỏi ra nhỏ tuổi hơn tôi, lúc đó tôi bốn mấy tuổi, mà già, cằn cỗi như bà già trong miền Nam sáu, bảy chục tuổi, trên vai nặng đi trên triền núi vác những thân chuối về cho heo ăn. Nước nóng thế này, xuống phỏng thế này… tôi thấy thương quá.
“Tới bây giờ tôi về nhà , vợ tôi hỏi tôi tại sao anh thương dân miền Bắc hơn dân miền Nam, tôi nói ‘Dân miền Bắc đáng thương lắm, họ đau khổ lắm, họ đau khổ hơn mình, họ đau khổ nhiều hơn mình hơn 20 năm trong chế độ cộng sản. “Một người cộng sản đã nói với chúng tôi thế này: ‘Các anh biết các anh thua, tại sao các anh thua không? Không phải tại Mỹ bỏ cái gì hết cả. Là tại anh không dám cầm súng anh bắn vô dân anh. Còn tụi tôi có chuyện [cần] làm chúng tôi vẫn phải bắn’…
“Còn quân đội tụi tôi có tính nhân bản rất cao. Tại sao dân chúng cứ chạy theo tụi tôi không à, giải phóng tới đâu mà sao không chạy ngược ra Bắc… đó là tính nhân bản, người dân người ta biết ai thương họ.
ông nói ông sẽ chỉ quay về khi đất nước có chế độ “biết thương dân, lo cho dân”.
Miền Nam ‘không thua’ :
Nói về Cuộc chiến Việt Nam, Tướng Đảo nói chuyện Mỹ bỏ miền Nam trong khi Liên Xô và Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ miền Bắc thì chuyện Sài Gòn sụp đổ là sự sắp xếp của những cường quốc lớn.
“Tôi không bao giờ tôi có sự suy nghĩ là dân miền Nam thua. Cũng như tôi không bao giờ trong tư tưởng tôi tôi nghĩ là quân lực Việt Nam Cộng hòa tụi tôi thua.
“Cái ván cờ này thua nói thật ra là cái ván cờ của vấn đề của những thế lực ở trên sắp xếp bắt bọn tôi phải thua để cho Cộng sản nắm.
“Nhưng mà tôi nói thật thua chiến tranh vừa rồi anh biết ai không?
“Tất cả nhân dân hai miền Nam, Bắc chúng ta đều thua cả. Thắng chăng, Tàu cộng nó thắng.
“Tàu cộng nó thắng vì giờ anh thấy đất nước mình… tôi cứ hình dung là một con nai và một con trăn gió.
“Con trăn gió là thằng cộng sản Tàu, còn con nai là Việt Nam mình bây giờ.
“Con trăn gió đã nuốt phân nửa con nai tới cái lưng [hồi] năm 1954.
“Rồi 1975 tới giờ nó nuốt tận cổ con nai rồi.
“Bây giờ con nai chỉ còn ló cái đầu và cái sừng ngáp ngáp thế này thôi.
“Tàu nó bất chiến tự nhiên thành.
“Tàu họ không bao giờ nghĩ rằng họ buông tha nước Việt Nam cả, hễ có dịp là họ đô hộ, thống trị, biến chúng ta thành một tỉnh, quận gì của họ…
“Cộng sản không muốn cũng không được … họ dùng thái thú Việt Nam họ cai trị.”
Tướng Đảo nói thêm ông bi quan về Việt Nam hiện nay:
“Nước Việt Nam bây giờ mất rồi. Đối với tôi là người chiến lược , tôi nói mất.
“Biển, Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa họ nắm, muốn đi đâu thì đi.
“Cái hông, cái mái hiên của mình là Lào và Campuchia, những nước bạn mình, bây giờ họ khống chế hết tất cả, họ đi ra, đi vô, đường họ xuyên tất cả.
“Anh dòm thấy không, 50 cây số sáu tỉnh Cao Bắc Lạng có bao nhiêu chục năm họ làm gì trong đó, họ đặt cái gì trong đó làm sao ai biết.
“Rồi điểm cao, nóc nhà của mình ở Tây Nguyên là bauxite, anh vô đó là công nhân hay là lính, đối với tôi là lính…
“Tĩnh thì di dân, động thì di binh, tất cả những cái đó nó nổ toang ra thì chúng ta biết.
“Tôi nói sơ những công trình kiến thiết từ đập, từ nhà máy, từ cái này kia cho Trung Cộng thầu.
“Nó lo lót cho tất cả những tay cán bộ ăn để được thầu.
“Tôi là nhà quân sự tôi nói ở trong cái vách đó, cái đập nước, họ để bao nhiêu trái mìn biết không.
“Những trái mìn nổ… nếu có chuyện gì họ bấm mìn nổ [từ xa] làm sao anh biết được.
“Rồi bây giờ gián điệp họ được quyền đi đầy trong nước không ai kiểm soát hết, họ đi họ vẽ điểm trọng yếu này kia…” .
Phải
thông-cãm thôi!
Không láo-xạo
thì
làm sao vào đngax.
Không
độc-ác
không
là Việt Cộng
Trong quyển ” Đáy Địa Ngục ” , tác giả Tạ Tỵ – họa sĩ – thuật lại : “Đói là vấn đề lớn trong tù. Đúng vậy. Cộng sản cai trị dân Việt Nam qua cái dạ dầy. Nếu ai chưa bị đói, cái đói dài dài từ ngày này qua ngày khác, từ tháng nọ đến tháng kia, chứ không phải 1, 2 bữa, khó mà cảm thông với cơn đói cồn cào ruột gan, đói toát mồ hôi, đói đương ngủ phải thức dậy, đói đến điên cuồng của những người bị đi cải tạo ở miền Bắc, sống chui rúc trong các hang hốc của dãy Hoàng Liên Sơn trùng trùng, ngất ngất, sát miền biên giới Hoa–Việt và sau những lớp đồi giăng mắc như mắt lưới thuộc miền Trung Du Bắc Việt, hay ở chân dải Trường Sơn thăm thăm miền Thanh Nghệ Tĩnh”
Họa sĩ Tạ Tỵ : “Rồi mai đây, nếu vì may mắn nào đó, tôi được sống trong môi trường khác, tôi có bổn phận phải nhớ và nhớ thật kỹ tất cả những gì đã xẩy ra, đã khắc sâu vào tâm khảm tôi những chứng tích khổ đau, hờn hận !”
Nhà văn Hoàng Hải Thủy: Bọn Cộng sản giết người mà chúng bắt bằng cái Đói. Bao nhiêu người tù chết vì Đói. Những thằng không từng bị bọn Cộng bỏ tù một ngày, những thằng không biết thế nào là cái Đói trong Ngục Tù Cộng Sản, dzài mồm kêu gọi các Bố Tù của chúng nó quên Tội Ác Cộng Sản. Chúng mày là cái gì mà chúng mày kêu gọi Các Bố Chúng Mày Quên? Các Bố Chúng Mày Không Quên. Còn lâu!
“Qua Những Trại Tù Cộng Sản – Từ Cà Tót đến Trại A30 Phú Khánh “- Cao Hoài Sơn:” Ðại úy Thông Ngộ- Ðại đội trưởng ÐÐ/888/ÐPQ – thay thế ông Thêm khi lên nắm tiểu đoàn trưởng 230/ÐPQ. Không biết anh khai lý lịch thế nào mà bi bọn Cộng sản bắt cùm trên sạp tre. Hai tay còn bị cột chặt xuống vạt tre hai ngày, mặc cho muỗi mòng thiêu đốt , thật tàn bạo hết chỗ nói”.
Khi quân và dân miền Nam bị sa vào tay lũ giặc Cộng sản Hà nội đánh thuê cho bọn đế quốc Trung- Xô :
*** ” Những người lính bị bỏ rơi”- Bằng Phong:Trong trại tù ” cải tạo”, trung tá TQLC Huỳnh Văn Lượm đã bị CS sát hại bằng cách đẩy ông vào chảo nước sôi, vì ông đã ví chúng như những cái máy phát thanh, vắn nút “on” lên thì đứa nào cũng nói một giọng điệu.
***Ở trại tù “cải tạo ” T. 154, Tiên Phước, Quảng Nam , các tù nhân ai cũng biết Đại úy Nguyễn Phượng. Sau khi đọc cuốn « Thơ của Hồ chủ tịch » , ông đã nói : « Hồ chí Minh là thằng dốt biết gì mà làm thơ ».
Chính vì vậy, bọn Cộng sản đã đưa vào nhà cùm, bị bỏ đói cho đến chết. Khi chết rồi mà đôi chân ông vẫn còn trong đôi cùm sắt treo trên tường, thân thể quắt queo trên nền gạch lạnh lẽo của phòng biệt giam tăm tối.
“Nhà Đỏ Vô Thần ” – Nguyễn Quang Hồng Nhân : Ở trại tù “cải tạo” Xuân Phước, A 20, Tuy Hòa, Phú Yên , một sinh viên đấu tranh không mệt mỏi trong tù về dân sinh, dân quyền, anh đã bị Cộng sản đánh đập rất nhiều. Anh đã nhảy xuống giếng tự tử, may mắn được cứu sống. Anh đã đập đầu vào tường. Anh đã từng treo cổ. Lần cuối cùng khi được chuyển vào đội hậu cần làm nhà bếp, anh đã nhảy vào chảo nước đang sôi và ra đi vĩnh viễn. Anh đã để lại lá thư tuyệt mạng với những đòi hỏi về dân sinh, dân quyền. Anh là một sinh viên trường Quốc Gia Hành Chánh.
***Vượt Biên Và Mãnh Đời Tỵ Nạn- 25/03/2004- Nguyễn Lê : ” Bị động viên vào trường võ bị Thủ Đức, ra trường với cấp bậc chuẩn úy. Hành quân liên tiếp từ mặt trận này tới mặt trận khác và bị thương phải đưa cưa mất một chân và lắp chân giả tại nhà thương Cộng Hòa. Buồn thay và độc ác thay bọn cộng sản đã đầy đọa tôi trong tù, họ gọi là tù cải tạo trong thời gian hơn 3 năm “.
v…v…
14/6/13- Lê Thăng Long : Ở trại tù Xuân Lộc, có một khu riêng dành cho người tù ” cải tạo” bị buộc tội chống đối Cộng sản , là một dãy những “hộp” giam rất nhỏ, chỉ vỏn vẹn 4m2 mỗi cái – tương đương một buồng vệ sinh, và không có cửa sổ. Người tù phải chịu cùm chân và yên vị ở đó suốt thời gian thi hành kỷ luật. Họ chỉ được phát cho một cái bô và một chai nước 1 lít mỗi ngày dùng chung cho nhu cầu uống lẫn vệ sinh. Luôn nồng nặc mùi xú uế tích tụ qua nhiều lần kỷ luật của những người tù trong nhiều năm trời. Sàn nhà rất dơ, bốc mùi hôi hám, và tiềm ẩn nguồn lây bệnh truyền nhiễm. Mặc dù vậy buồng giam không có chiếu hay miếng lót nào, và do bị cùm chân nên tù nhân phải nằm ngay ra sàn nếu muốn chợp mắt.
“bị buộc tội chống đối Cộng sản”
Chống Cộng Sản là chống TA, theo Tưởng Năng Tiến . Đúng người đúng tội rùi, không oan đâu .
Anh Phét nên tính chiện phát chiển Đảng cho Tưởng Năng Tiến
Đại úy TQLC Mai Văn Tấn – bị tù “cải tạo” gần 13 năm. Bị giam biệt giam hai năm rưỡi, trong đó có 6 tháng bị cùm chân ở trại Nam Hà. Đại úy Tấn thuật lại :
“Phòng kiên giam ở trại Nam Hà hình chữ nhật bề dài khoảng 2 mét, bề rộng khoảng 1.5 mét, bốn bề tường dầy, một cửa sắt cũng dầy, chỉ chừa một lỗ để nhìn vào, bức tường cũng chừa một lỗ thông hơi. Khi bị cùm, dùng sắt móng ngựa đóng vào hai cổ chân, một cây sắt xỏ từ bên ngoài, xuyên qua hai bên tường và khóa đầu bên kia. Khi đã cùm thì không bao giờ mở, ngoại trừ khi có lịnh cho đi tắm khoảng hai, ba tháng một lần, có khi đến bảy tháng. Tôi bị cùm suốt sáu tháng. Tổng số tù nhân bị kiên giam ở trại này lúc đông nhất là 26 người, có 6 người đã mãi mãi nằm xuống trong phòng kiên giam vì sức cùng lực kiệt… “
Nhà văn Phan Nhật Nam : Tốt nghiệp Khoá 18 Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, gia nhập binh chủng Nhảy Dù, qua các đơn vị Tiểu Đoàn 7, 9, 2, và Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù; Tiểu Khu Bà Rịa Long An; Biệt Động Quân;
Và Ban Liên Hợp Quân Sự Trung Ương 4 và 2 Bên.
1975-1989 : Tù cải tạo 14 năm qua các trại giam Miền Bắc với 2 đợt kiên giam ( 2/1979 đến 8/1980; 9/1981 đến 5/1988)
1990-1993 ra tù bị quản chế và bị định cư trú tại Lái Thiêu, Bình Dương .
1993 sang Mỹ định cư .
Lòe bịp ma dzê Cộng sản Hà nội :
Sào Nam Trần Ngọc Bình : Trong thời gian tôi bị ở tù tại Trại Nam Hà, có một phái đoàn quốc tế( Thụy Điển?) được CS cho “thăm tù cho biết sự tình “ để thấy tù ”sung sướng “như thế nào.
Ngày phái đoàn tới thì buồng tù đang nhốt từ 200 đến 300 tù bỗng nhiên chì còn lối 80 chục tù, nơi chúng tôi nằm, CS chỉ cho để “biểu diễn“ 80 cái gối do những cái mền gấp lại để “mà mắt “phái đoàn. Chỉ có 80 cái gối nằm đó mà thôi, còn tất cả anh em tù chúng tôi thì bị đưa vào phân trại B để giấu cho kín!
Trong Trại cũng có một gian nhà dùng làm thư viện “kiểng” nghĩa là chỉ là nơi làm việc của Ban Văn Hóa mà Ban này thực chất chỉ có nhiệm vụ phát những gói đồ tiếp tế của thân nhân gởi cho tù. Hôm phái đoàn đến, tại Thư Viện, lại có thêm bàn ghế và sách báo để cho “tù giả”là những cai tù mập mạp, có da, có thịt, ngồi đọc sách, đọc báo ung dung cứ y như là tù đang ở trên “Thiên Đàng Cộng Sản!”
Ngoài thư viện kiểng, còn có hồ cá: ”kiểng”, khi có khách viếng Trại thì trong hồ có cá vàng nhởn nhơ tung tăng vui mắt, khi phái đoàn đi khỏi thì cá vàng biến mất!
Bọn tù bệnh nằm ở trạm xá cũng được phát “sữa kiểng” để bầy chơi cho phái đoàn quốc tế thăm trại. Một anh bạn tù đã ”chơi “hết luôn hộp sữa đặc làm kiểng, khi phái đoàn ghé thăm. Sau này, khi bị vặn hỏi anh đã: ”ngây thơ“ trả lời “tưởng Trại cho bồi dưỡng vì tôi đang bị bịnh mà”!
Trong Trại lúc đó có một ban nhạc, do tù góp công và góp sức tạo nên, đứng đầu ban nhạc là anh Q., bậc niên trưởng. Khi phái đoàn tới, anh lập tức cho ban nhạc chơi bài “Cầu sông Kwai”như đã bí mật định trước với các anh em bạn tù trong ban nhạc.
Bản nhạc này nổi tiếng vì đây là bản nhạc trong một phim cùng tên, nói lên sự tàn bạo của quân phát xít Nhật khi giam giữ tù binh người Anh trong thế giới chiến tranh lần thứ 2, có lẽ các thành viên của phái đoàn biết rõ chúng tôi thuộc thành phần nào khi nghe ban nhạc chơi bản nhạc bất hủ này.
Khi một thành viên trong phái đoàn quốc tế hỏi, anh Q. đã trả lời, điều này đi ngược lại chỉ thị của cai tù CS là không được nói chuyện với phái đoàn, sau đó khi bị CS vặn hỏi, anh cho biết là người ấy chỉ hỏi thăm sức khỏe. Thế nhưng, CS đâu có tin, sau đó, ban nhạc bị giải tán.
“S.T.T. D Tưởng Năng Tiến – Tù tây & tù TA”
Yay, đồng chí Tưởng Năng Thúi Rùm Trời nghĩ Đảng Cộng Sản là Đảng Ta của đồng chí í
Coi chừng, kẻ hô người khác ăn cắp nhưng chính hắn là kẻ ăn trộm.
Tên
Việt Văn Cộng.
Cha
Láo Văn Toét
Mẹ
Xạo thị Bịa.
Con-cháu bác Hồ
giỏi thật.
Láo-xạo đến thế
mà
không hề đỏ mặt.
Đừng nghe
những gì bác nói.
Mà
hảy nhìn kỷ
những gì bác làm.
Trong
trận “Điện Biên Phủ trên không”,
anh-hùng Phạm Tuân
lái Mig21
chui vào đám mây,
tắt máy phục-kích.
Khi
B52 của Mỹ trờ tới,
anh-hùng Phạm Tuân
nổ máy xông ra
bắn hạ từng chiếc.
B52 của Mỹ
rụng như sung.
*
Anh-hùng Phạm Tuân
và
đoàn xe chở gà Tây
sao lại
giống nhau đén thế.
He he he …Phét thích câu đánh cho Mỹ cút, Ngụy nhào, thì “bố mày” có bài thơ tặng cho “anh Phét” và họ hàng nhà anh:
Bác Hồ “quan hệ” bác Mao…(*)
Lòi ra một lũ tào lao Ba đình
Ở trên hai bác …dập dình
Ở dưới lũ..Phét “ninh tinh” hô hào
“hỡi tổ cuốc…
hởi lồng pào”
“đánh cho mỹ cút, Ngụy nhào…”
Để bác Hồ rước Chệt vào Biển Đông…
Biển đảo “bác” đã biếu không.
Việt – Trung “đại đồng” là chuyện…tương nai.
(*) Hai bác “quan hệ” bằng cái lỗ…hậu mà cũng lòi ra được một đống “anh Phét” thì đó cũng là một kỳ công …vĩ đại khác của bác Hồ…he he he he .
Tội nghiệp Phét!
23/7/07, Trong tờ báo The Wall Street Journal, nhà báo James Taranto đã trích dẫn cuộc điều tra quy mô của nhật báo Orange County Register được phổ biến trong năm 2001 về “học tập cải tạo” tại Việt Nam và đã kết luận rằng ngay sau khi chiếm VNCH, cộng sản đã đưa một triệu quân dân cán chính VNCH vào tù vô thời hạn – dưới cái nguỵ danh “học tập cải tạo” – trong ít nhất là 150 trại tù được thiết lập trong toàn cõi Việt Nam tại những nơi rừng thiêng nước độc với khí hậu khắc nghiệt. Theo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, đại đa số những người này đã bị giam cầm từ 3 tới 10 năm và có một số người đã bị giam giữ tới 17 năm. Nếu lấy con số trung bình là bẩy năm tù cho mỗi người, số năm tù của một triệu người là 7,000,000 năm. Đây là một tội ác hình sự mang tính lịch sử vô tiền khoáng hậu của cộng sản mà ngàn đời sau phải ghi nhớ.
Cũng theo cuộc điều tra nói trên, cứ mỗi ba gia đình tại Miền Nam, có một gia đình có người phải đi tù cải tạo. Và trong số một triệu người tù kể trên, đã có 165,000 người chết vì bị hành hạ, tra tấn, đánh đập, bỏ đói, lao động kiệt sức, chết vì bệnh không được chữa trị, bị hành quyết.
Bà Yung Krall tên thật là Đặng Mỹ Dung- con của Đại Sứ CSVN tại Liên Xô, vợ của 1 sĩ quan hải quân Hoa Ky- trong cuốn sách với tựa đề “Thousand Tears Falling” (Ngàn Giọt Lệ Rơi), đã dựa vào những tài liệu của quốc tế, liệt kê những con số sau:
Từ 1975 dến 1987 cộng Sản đã:
– Đày đi tù “cải tạo “: 1040000 người .
– Chết trong tù “cải tạo”: 95000 người.
So sánh nhà tù thời Pháp thuộc và nhà tù cộng sản thời nay ra sao?
Trung tướng Cộng sản Trần Độ : Nếu nhà tù Pháp mà như nhà tù bây giờ thì bọn tớ chết hết rồi, làm sao mà vượt ngục được, làm sao còn sống đến hôm nay?
Giáo sư Hoàng Minh Chính : Nhà nước Cộng sản luôn tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội dân chủ gắp một triệu lần chủ nghĩa tư bản nhưng thực tế cho thấy, chế độ hiện nay không bằng một phần của chế độ phát xít Hitle thời xưa .
Ngô Đức Mậu (cháu nhà cách mạng chống Pháp Ngô Đức Kế) và là một đảng viên cộng sản kỳ cựu, đã từng nhiều năm sống trong ngục thất Lao Bảo hồi Pháp thuộc, đã tả nỗi đau khổ trong ngục thất cộng sản: ( Trong ngục thất thời Pháp thuộc) những lúc bị giam giữ trong buồng riêng cô quạnh, rét mướt, đau khổ, những anh em thường an ủi nhau: củng cố lòng tin để chịu đựng ngược đãi, củng cố lòng tin để sống… Còn ở tù hiện nay (cộng sản), nó khác nhau xa. Ở tù đế quốc, bị hành hạ bằng thể xác nhưng tinh thần lành mạnh được an ủi, khoan khoái… Còn ở đây (tù cộng sản) thì sao? Chúng tôi bị dày xéo cả thể chất lẫn tinh thần.
Nguyễn Văn Tăng- bị tù 15 năm dưới thời Pháp, 8 năm dưới thời Ngô Đình Diệm, 6 năm dưới thời Nguyễn Văn Thiệu – Khi bị nằm trong nhà tù Lê Văn Duyệt đã thố lộ : ” Tôi chỉ mơ được trở lại nhà tù của Pháp hồi trước “.
v…v…
Đối nội thì đảng cho nhốt tất cả nhựng người có tiếng nói Lương Tri.
Đối ngoại thì, Ngoài việc con gái VN được “xuất khầu” sang Singapor, Mã Lai, In Đô, Thái Lan, Hàn quốc…và thậm chí Miên, Lào ….thì Nay lại có thêm trường hợp những nữ sinh viên VN bị “dính” vào đường dây bán dâm ở Đài Loan.
Không biết trong số những người làm công việc “lao động vú háng” này, có ai là người thuộc giòng họ hay gia đình nhà “anh Phét” không? nếu có thì xin chúc mừng anh, vì:
Tất cả đều là nhờ công lao của “Hồ chủ tịch vĩ đại” và đảng CSVN…”quang vinh” đó!!
Tội nghiệp Phét!
Hãy nhìn bao nhiêu người từ các xứ cộng sản đã liều chết vượt biên, vượt biển qua các xứ tư bản tự do, nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta biết nhân loại đã lựa chọn ra sao.
(Nhà kinh tế học, Milton Friedman, Nobel prize for Economics in 1976)
Đánh cho Mỵ cút Ngụy nhào
Đánh cho chết tiệt Ngụy Hèn Vong Nô
Ngụy Hèn là đám tay sai
Phản dân hại nuóc tội đồ thiên thu
Ai oi hảy nhó lây lời
Ngụy HÈN phải triệt, dân tình ấm no
Từ rày cho tói đoi sau
Ngụy Hèn mái mải là loài bại vong
Trừ khử phải trừ tận gôc’
Chớ có lơ là mả lụy về sau
Dog phe’t, your mother is you cacx
Dog phe’t, your mother is you cacx ,
Ba Sàm lý lịch xấu
Hai thế hệ ở tù
Xưa cha đòi độc lập
Thực dân đưa đi đày
Nay con muốn tự do
Cộng sản cho vào ngục
(Cha tù con tù, Ba Sàm, 2017)
Tù chính trị: Liệu thời cộng sản có đỡ hơn thực dân? (P.1)
Bài bình luận của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)
29-12-2022
THÀ MẤT NƯỚC CÒN HƠN MẤT ĐẢNG
VC Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư, nói một câu để đời và làm ô danh, điếm nhục thêm cho Hồ chí Minh và đảng CSVN: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng thà mất nước còn hơn mất Đảng “.
“Thà mất nước còn hơn mất đảng”
Đấy, quyết tâm cộng sản đề ra
Thà dâng Tàu cộng sơn hà
Để Tàu cho phép đảng ta sống bền
Còn sông núi mất tên mất tuổi
Dân mất nơi sớm tối gọi nhà
Rồi bày cộng sản Trung Hoa
Âm mưu Hán hoá, đảng ta lỗi gì ???
Hãy nhìn bao nhiêu người từ các xứ cộng sản đã liều chết vượt biên, vượt biển qua các xứ tư bản tự do, nhiêu đó cũng đủ cho chúng ta biết nhân loại đã lựa chọn ra sao.
(Nhà kinh tế học, Milton Friedman, Nobel prize for Economics in 1976)
Phét ơi!
“Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
Để Hồ tặc rước Tàu vào Biển Đông
Biển đảo thì đã mất không
Việt – Tàu …thống nhất “đại đồng” nay mai…
“Bố mày” nói đ..éo có sai!!!!
Tội nghiệp Phét!
Vì ta để lũ súc sinh đề đầu!
Đui mù té nổ thờ Tàu!
Bao giờ mới biết hân trào hờn căm?
Ukraine chống giặc ngoại xâm
Còn ta nhục nhã ngậm câm phù Tàu
Ukraine ngạo nghễ tự hào
Còn ta hèn hạ cúi đầu làm thinh
Vì sao ta bị rẻ khinh?
Vì ta để lũ súc sinh đề đầu!”
Đui mù té nổ thờ Tàu!
Nông Dân Nam Bộ
Vì sao ta bị rẻ khinh?
Đui mù té nổ thờ Tàu!
Bao giờ mới biết hân trào hờn căm?
Ukraine chống giặc ngoại xâm
Còn ta nhục nhã ngậm câm phù Tàu
Ukraine ngạo nghễ tự hào
Còn ta hèn hạ cúi đầu làm thinh
Vì sao ta bị rẻ khinh?
Nông Dân Nam Bộ
Vì sao ta bị rẻ khinh?
Vì ta để lũ súc sinh đề đầu!
Còn chăng là cái lò tôn!
“Nơi đây tay gối làm dao
Ngủ trong tủi nhục thức vào hờn căm”
(Thơ Hoàng Công Khanh)
Tứ bề thọ địch ngoại xâm
Ngàn năm văn hiến – ngàn năm tôi đòi
Da vàng máu đỏ giống nòi
Quê hương còn đó lạc loài vì đâu?
Đánh cho Mỹ cút Ngụy nhào
“Đánh là ta đánh cho Tàu cho Nga”***
Đánh cho chết hết dân ta
Đánh cho tan nát cửa nhà Việt Nam
Đánh cho đói khổ lầm than
Đánh cho đất nước điêu tàn diệt vong
Đánh cho nòi giống Tiên Rồng
Đánh cho đất nước non sông không còn
Còn chăng là cái lò tôn!
Nông Dân Nam Bộ
***Lời Lê Duẩn tự thú.
Đui mù té nổ thờ Tàu!
Còn chăng là cái lò tôn
Còn chăng là thứ ác ôn rợ Hồ
Còn chăng bè lũ tội đồ
Rước giặc cuốc mả đào mồ ông cha
Bưng bô liếm đít Nga Hoa
Kẻ thù truyền kiếp nước ta ngày nào
Ngàn năm còn đó giặc Tàu
Ngàn năm còn đó ngập trào hờn căm
Bây giờ chúng vẫn xâm lăng
Vì sao ta lại ngậm câm cúi đầu?
Đui mù té nổ thờ Tàu!
Nông Dân Nam Bộ
Tù Tây? Hồ Chí Minh còn có cơ hội bốc phét, thuổng cuốn “Ngục Trung Nhật Ký” của bạn tù.
Tù Ta? Hồ Chí Minh ngỏm củ tỏi từ lâu, còn đâu sống để bốc phét. Tù Ta? Là tù dưới chế độ cộng sản – Việt Cộng.
Trích : ” Chớ còn cái thứ ngụy quân, can tội cầm súng chống lại nhân dân, cỡ như Phan Nhật Nam thì mới thiệt là … mát Trời ông Địa: “Những ngày dài suốt thời gian từ 7/9/1981 đến 29/5/1988 tôi chỉ ao ước được đưa bàn tay ra khỏi khung cửa sổ nhà giam để xem gió mát như thế nào!”
Tôi đọc khá nhiều Diễn Đàn Chống Cọng, nhưng không thấy Anh PN Nam lên tiếng về chuyện Ở TÙ hay Học Tập Cải Tạo. Không phét lác chút nào, chứ chỉ 1 mình tôi ( LCL ), từ DLB đến ĐCV, là phản đối quyết liệt, gay gắt… chuyện biến sự thật Ở TÙ thành HTCT.
Anh PN Nam, chỉ lo PR cho mình, chẳng hạn, Anh dành khá nhiều thời gian để giải thích chuyện Anh không về VN, tham dự Đại Hội Nhà Văn, theo lời mời của Hữu Thỉnh. Anh thừa biết, tiếng nói của Anh về Sự thật là Ở Tù hay HTCT có giá trị, nặng ký…. gấp TRIỆU lần tiếng nói của 1 thằng ” Vô danh, tiểu tốt ” như tôi.
Anh và Bạn đọc, đừng cho rằng, Ở Tù hoặc HTCT, chỉ là cách gọi, không có gì quan trọng, mà phải bận tâm. Tôi thành thật xin thưa :
Rất Quan Trọng, vì 2 lý do :
1- Khi công nhận HTCT, thì mặc nhiên công nhận Chính sách, Đường lối của bọn csVN đối với Quân, Cán, Chính… VNCH là ĐÚNG.
2- Khi công nhận là HTCT, rõ ràng là Quân, Cán, Chính… VNCH trước 30/4/75 đã LẦM ĐƯỜNG, LẠC LỐI, gây nhiều tội ác với Đồng bào MN và chỉ là : Lính ĐÁNH THUÊ cho Mỹ.
Chính vì 2 lý do trên, mặc dầu trên nhiều Diễn Đàn, tôi bị công kích bằng những lời thô bỉ, đốn mạt… tôi vẫn quyết tâm giữ vững lập trường : Ở TÙ, chứ không phải HTCT .
LCL.
Dmcs, dog phe’t: your mother is cacx