S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Thời hậu chiến

15

Tên chị là gì? 

  • Thưa em tên Mơ. 
  • Mơ gì? Mộng mơ hay quả mơ? 
  • Tùy, ai muốn hiểu thế nào thì hiểu… 
  • Quê quán ở đâu vậy? 
  • Em ở Thạch Thất, Hà Tây. 
  • Chị công tác ở cơ quan nào? 
  • Thưa, ở ty Văn Hóa Thông Tin Hà Sơn Bình. 
  • Chắc chưa vào Ðảng…? 

 Nơi em về trời xanh không em…?” Bên này vĩ tuyến 17 không có một câu hỏi thơ mộng, lãng mạn như vậy … Vì vậy những lời yêu đương được mở đầu bằng “Ðồng chí công tác ở cơ quan nào ?” (Thế Giang. Thằng Người Có Đuôi. Westminster, CA: Nguời Việt, 1987).

Ngoài những câu hỏi “thơ mộng” và “lãng mạn” như trên, bên kia vỹ tuyến còn có nhiều câu hỏi (nghe) rất … linh tinh:

Anh không biết bây giờ tháng mấy, em không biết anh đi về đâu, và hết nửa phần đất nước đều chia chung một nỗi băn khoăn (lớn) dù đang trong hoàn cảnh chiến tranh: Kẻ thù ta đâu có phải là người. Giết người đi thì ta ở với ai?

Ở nửa phần còn lại thì không ai mơ hồ về thời gian cả. Mọi người đều biết chính xác ngày/tháng/năm sinh của vị lãnh tụ kính yêu, cũng như thời điểm phân phối khẩu phần lương thực (ngoài tiêu chuẩn) nhân ngày sinh nhật của NGƯỜI.

Cũng chả bao giờ nghe ai hỏi ai “đi về đâu” vì ai cũng biết là mọi con đường đều dẫn ra mặt trận, và đường ra trận thì mùa nào cũng đẹp: những binh đoàn kéo nhau ra tiền tuyến, như tình yêu nối lời vô tận … Chỉ có mỗi một câu hỏi “cảm động” duy nhất được cho phép nghêu ngao trên môi mọi người thôi, dù nghe cũng không tình tứ gì cho lắm: hết rau rồi em có lấy măng không?

Không chỉ bị ám ảnh bởi cái đói mà cả nửa nước (bên kia) còn bị nhồi nặn, và kích động bởi căm thù:

“Phải ngày đêm hành quân để kịp tới chiến trường trước khi hòa bình, trước khi chiến thắng. Vào chậm, chỉ còn mỗi việc thu nhặt ống bơ gỉ, tháo gỡ dây thép gai thôi. Chẳng còn địch đâu mà đánh. Xe trước hát vang: Giải phóng miền Nam chúng ta thề quyết tiến bước. Xe thứ hai tiếp theo hào hùng: Diệt đế quốc Mỹ phá tan bè lũ bán nước. Xe thứ ba tiếp lời: Ôi xương tan máu rơi, lòng hận thù ngút trời.” (Bùi Ngọc Tấn. Biển và Chim Bói Cá. Nhã Nam & NXB Hội Nhà Văn: 2010).

Ở bên này thì không thế. Ngoài những băn khoăn siêu hình về hố thẳm tư tưởng và nỗi dằn vặt triết lý nhân sinh giết người đi thì ta ở với ai (?) có kẻ còn chắp tay nguyện cầu cho chim bồ câu trắng hiện với không ít thơ ngây:

Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn
Ruộng đồng Việt Nam lên những búp non đầu tiên
Một đoàn tàu đi nhả khói ấm hai bên rừng …

Thực tại, tiếc thay, hoàn toàn không như dự tưởng:

  • “Tôi từng đi trên những chuyến tàu hỏa hành trình bắc nam mất 72 tiếng đồng hồ, trên đó chất đầy xe đạp, khung xe đạp, vải vóc, đường sữa, gạo, giấy… chuyển từ nam ra bắc. Những chuyến hàng thực chứ hoàn toàn không giả tạo chút nào đổ về nơi từng được coi là hạnh phúc, no ấm. Nhiều người vỡ lẽ, lắc đầu ngao ngán.” (Nguyễn Thông. “Thành Ngữ Mới: Phồn Vinh Giả Tạo”).
  • Bottom of Form
  • “Ở mỗi ga, khoang tàu biến thành cái chợ hay hàng ăn, tùy vào thời điểm. Ngoài sự nghèo đói, lộn xộn, mất vệ sinh và nói chung là kém văn hóa là đặc trưng của những gì xảy ra trên chuyến tàu đó hay cho cả đất nước ta thời đó, điều tôi nhớ nhất và thất vọng vô cùng là: từ Nam ra Bắc tôi hầu như không thấy một nụ cười trên gương mặt một ai cả.” (Trần Thành Nam. “Hãy Trả Lại Rổ Tép Khô Cho Tôi”).

Dự đoán của Trịnh Công Sơn, rõ ràng, hơi trật: Khi đất nước tôi không còn giết nhau/ Mọi người ra phố mời rao nụ cười. Ước mơ của người nhạc sỹ tài hoa, xem ra, cũng khác với hiện thực hơi xa: Mẹ già cười xanh như lá mới trong khu vườn. Cười gì nổi khi con vừa hoàn thành xong nghĩa vụ quốc tế (Giải Phóng Miền Nam) thì đến ngay lượt cháu Giải Phóng Cambodia. Thế là Em Ở Nông Trường Anh Ra Biên Giới:

Từng vai áo phai sẽ xanh thêm đời
Bàn tay làm nên những mùa vui
Từ trên đất này, những con người mới
mọc lên

Mạng người chớ có phải là giá, nấm, hay rau cỏ đâu mà cứ mọc lên hoài vậy được, hả Trời? Hết cuộc chiến ở biên giới phía Tây rồi đến chiến cuộc ở biên giới phía Bắc, cuộc nào cũng phải trả giá bằng hàng mấy vạn sinh linh mà không nghe ai lên tiếng phản đối (hay phản chiến) gì ráo trọi. Cũng chả thấy ai (dám) chắp tay nguyện cầu cho chim bồ câu trắng hiện.

Rồi sau khi bốn phương im tiếng súng, Đảng “dũng cảm và quyết tâm đổi mới” để chuyển đổi sang Kinh Tế Thị Trường (theo định hướng XHCN) thì đất nước lại phát sinh ra thế lực thù địch mới – giặc nội sâm:

Khi đã phải thay phong bì bằng bao tải mới đủ chỗ chứa (hằng triệu Mỹ Kim) tiền lại quả, và khi mà số lượng ma túy bị tịch thu được tính theo đơn vị tấn (chứ không phải ký hay tạ nữa) thì mặt trận nội xâm đã kể như … toang!

Ngoại xâm cũng vậy. Ngày 19 tháng 4 năm 2020, BBC loan tin: Trung Cộng lập hai hai huyện đảo quản lý Trường Sa, Hoàng Sa. Qua hôm sau, Thông Tấn Xã Việt Nam cho biết: “Việt Nam phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa … Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền…”

Trong Lịch sử nhân loại chưa có một cuộc xâm lăng nào bị ngăn chận bởi những lời “phản đối” hay “yêu cầu” (yếu xìu) như thế cả. Thù trong giặc ngoài, nợ công cao lút đầu, đạo đức xuống thấp đến gót chân, không khí ô nhiễm, sông hồ cạn kiệt, rừng núi điêu tàn, đất nước tan hoang… là “thành quả” của cuộc cách mạng vô sản hiện nay ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Hộ, một đảnh viên lão thành của ĐCSVN, coi đây là “điều sỉ nhục.” Ông TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng thì không, ổng không thấy nhục nhã gì ráo trọi và vẫn nhơn nhơn ban hành Nghị Quyết Về Cuộc Cách Mạng 4.0 với những mục tiêu trời/biển như sau:

  • Năm 2025, internet băng thông rộng phủ 100% các xã, duy trì xếp hạng về chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) thuộc 3 nước dẫn đầu ASEAN.
  • Năm 2030, mạng di động 5G phủ sóng toàn quốc; mọi người dân được truy cập internet băng thông rộng với chi phí thấp. Kinh tế số chiếm trên 30% GDP; năng suất lao động tăng bình quân khoảng 7,5%/năm.
  • Năm 2045, Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh, trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo thuộc nhóm dẫn đầu khu vực châu Á.

Tuy nghe hơi hoang đường nhưng cũng không khác lắm với những lời hứa hẹn của những nhân vật tiền nhiệm:

Toàn là thần chú và phép lạ cả. Điều mầu nhiệm là tuy chỉ được ăn bánh vẽ nhưng cả nước vẫn không ai kêu đói, và có người cò tấm tắc khen ngon. Mầu nhiệm hơn nữa là một dân tộc dễ chịu (và dễ dậy) tới cỡ đó mà vẫn sống sót được mãi cho đến đầu thế kỷ này.

15 BÌNH LUẬN

  1. Nguyễn Hộ tức Năm Hộ kể:“… Tôi làm cách mạng trên 56 năm, gia đình tôi có hai liệt sĩ: Nguyễn Văn Bảo (anh ruột) đại tá quân đội nhân dân Việt Nam, hy sinh ngày 9-1-1966 trong trận ném bom tấn công đầu tiên của quân xâm lược Mỹ vào Việt Nam (Củ chi), Trần thị Thiệt (vợ tôi ) cán bộ phụ nữ Sài Gòn, bị bắt và bị chết tại Tổng nha cảnh sát hồi tết Mậu thân 1968.
    “Nhưng phải thú nhận rằng chúng tôi đã chọn sai lý tưởng: cộng sản chủ nghĩa, bởi vì suốt hơn 60 năm trên con đường cách mạng cộng sản ấy, nhân dân Việt Nam đã chịu hy sinh quá lớn lao, nhưng cuối cùng chẳng được gì, đất nước vẫn nghèo nàn, lạc hậu, nhân dân không có ấm no hạnh phúc, không có dân chủ tự do. Đó là điều sỉ nhục…”
    (“Viết cho mẹ và quốc hội” – Nguyễn văn Trấn. NXB Văn nghệ California 1996)

  2. Tít tít tít tút tút tút tũn tũn tũn !!!

    Di động run liên … tục. Cái gì đây chời. Tòa đại sứ VC cảnh báo các lòm-còm-dziên từ nay phải tự quản tự sản tự tiêu không còn chút cháo nữa nhá ! Chúng con nhá ! Chúng ông mầy đang gặp khó khăn đấy nhá liệu mồm nhá ! Mít đặc ơi là Mít đặc ngu ơi là ngu !!! Ha ha ha !!!

  3. Kinh tế miền Nam VN trước và sau 1975- Lê D Tuấn, Tp Hồ Chí Minh:

    “Bây giờ đã đến lúc ta nên đánh giá lại một cách khách quan về hiện trạng kinh tế miền Nam trước 1975. Giáo sư Đặng Phong đã làm được nhưng sẽ tốt hơn nếu Đảng và nhà nước cũng làm như vậy. Không thể tiếp tục bôi xấu kinh tế miền Nam nữa, như thế là tự lừa mình và lừa dối nhân dân.
    “Tôi lần đầu tiên vào Saigon là vào năm 1980. Năm đó bố tôi được chuyển công tác và ông đã mang cả gia đình theo. Nói thật là tôi đã vô cùng choáng ngợp trước cảnh đường phố nhà cửa lúc đó. Ôi nó lớn làm sao, nó đẹp làm sao.
    “Tôi sống ở Hà Nội, chẳng phải quê mùa gì vậy mà không kìm nổi xúc động khi đứng trên đường 30/4 trước dinh Thống Nhất, thật rộng “mênh mông”, lại thẳng tắp. HN bị bom đạn tàn phá hồi đó so với Saigon chỉ là một đứa bé rách rưới đứng bên cạnh một mỹ nhân.
    “Sau này có dịp đi các nước tôi cũng không có lại cảm giác đó lần nữa. Trong trường học các thầy cô dạy chúng tôi miền Nam rất nghèo đói, kinh tế lạc hậu vì bị đế quốc Mỹ chiếm đóng, không thể so với miền Bắc với Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên và thủy điện Thác Bà hóa ra đều sai cả.
    “Kinh tế miền Nam lớn mạnh gấp nhiều lần miền Bắc của tôi, người dân cũng sung túc hơn hẳn, có cả nhà lầu, máy truyền hình, xe bình bịch…Mấy người miền Nam tôi gặp nói trước 75 còn phồn vinh hơn nhiều, không phải ăn khoai lang, cao lương trừ bữa.
    “Chúng tôi thường tự an ủi là miền Bắc bị bom Mỹ tàn phá nên không bằng được miền Nam nhưng rồi phải nghĩ lại. Miền Bắc đất chật người đông, nội lo đủ cái ăn đã khó rồi. Lại thêm mấy chục năm trời thực hiện kinh tế tập trung quan liêu bao cấp nên đã kìm hãm sức phát triển.
    Người dân miền Nam trước 75 còn có mơ ước và có thể làm giàu được còn dân Bắc chúng tôi thì không vì nhà nước đâu cho phép. Giàu là một cái tội rất lớn và không ai muốn mắc phải, đến ăn con gà cũng p! hải dấu lông đi vì sợ bị hàng xóm tố giác.
    “Tôi thật sự thương bố mẹ tôi và hàng triệu người khác đã phải sống một cuộc sống không có tương lai. Rất nhiều người miền Bắc như tôi đã thật sự đổi đời khi vào Nam lập nghiệp. Nhiều triệu người Bắc đã di cư vào Nam và hầu hết đều có cuộc sống tốt hơn nhiều lần sống ở quê hương.
    “Năm 80 không có nhiều người Bắc ở Saigon thì nay đâu đâu cũng nghe đủ giọng Hà Nội, Nam định, Nghệ An… Bạn tôi từ một nông dân không đất nay đã có nông trại mấy chục ha ở Bình Phước.
    “Ngày trước bố mẹ tôi xin cấp một căn hộ 24 mét vuông ở Hà Nội mấy năm mới có, bây giờ phòng ngủ của con tôi còn rộng hơn thế. Tất cả nhờ vào miền Nam giàu có và nhiều cơ hội cho những người chăm chỉ. Nhiều người phân người gốc Bắc chúng tôi làm ba loại tùy thuộc vào thời điểm anh di cư vào Nam. Những người vào năm 1954 là dân theo Chúa vào Nam, năm 1975 là theo Đảng vào Nam còn từ năm 90 đến nay là theo Tiền vào Nam, nghĩ lại cũng chẳng sai “.

  4. 1980- Nguyễn Hiến Lê trong tập “Hồi Ký” thuật lại :

    Kẻ “thắng trận” muốn biến miền Nam nghèo như miền Bắc:

    “Sự thất bại hiển nhiên của chế độ CS là sự suy sụp của kinh tế như tôi đã trình bày sơ lược ở trên. Hậu quả là Việt nam trước Thế Chiến tự hào là “tiền rừng bạc bể”, có những đồng lúa, đồn điền cao su mênh mông ở miền Nam, những mỏ than, mỏ phốt phát phong phú ở miền Bắc mà bây giờ thành một trong vài nước nghèo nhất thế giới.
    Nhưng một người Balan trong Ủy ban kiểm soát quốc tế năm 1975 bảo rằng chỉ trong 5 năm, miền Nam sẽ “đuổi kịp miền Bắc”, nghĩa là nghèo như miền Bắc. Lời đó đúng, rất sáng suốt. Nếu không nhờ mấy trăm ngàn kiều bào ở ngoại quốc gởi tiền, thuốc men, thực phẩm, quầ áo… về giúp bà con ở đây thì chúng ta hiện nay cũng điêu đứng như anh em miền Bắc rồi”.
    Trong cùng lúc ra tay hành hạ dân miền Nam:
    “Khổ nhất những người đi Kinh tế mới, thất bại, tiêu tan hết vốn liếng, về Sài gòn, sống cảnh màn trời chiếu đất, ăn xin, moi các đống rác hôi thối, lượm một miếng giấy vụn, một túi ni lông, một miếng sắt rỉ, một quai dép mủ… để bán cho “ve chai”. Trông thấy đống túi ni lông được rửa qua loa trong nước dơ rồi phơi ở lề đường để bán cho tiểu thương đựng hàng, tôi ghê tởm quá”.
    “Trong khi đó bản thân những kẻ “thắng cuộc” thì ăn hối lộ và tham nhũng:
    “Ở tỉnh nào cũng có một số cán bộ tham nhũng cấu kết với nhau thành một tổ chức ăn đút ăn lót một cách trắng trợn, không cần phải lén lút. Có giá biểu đàng hoàng: Xin vô hộ khẩu một thành phố lớn thì bao nhiêu tiền, một thị xã nhỏ thì bao nhiêu, một ấp thì bao nhiêu. Muốn mua một vé máy bay, vé xe lửa thì bao nhiêu. Muốn được một chân công nhân viên, phải nộp bao nhiêu… Cái tệ đó còn lớn hơn thời trước”.
    Họ tạo nên một xã hội trong đó con người mất nhân phẩm:
    “Một cán bộ tài chánh xã mà không biết chia 72 cho 24. Trong một buổi hội họp của Hội trí thức thành phố Hồ Chí Minh, một kĩ sư già bực mình vì tình trạng cán bộ đa số dốt nát, bảo: “Tôi chấp nhận vô sản chuyên chính, mà không chấp nhận vô học chuyên chính”. Ngay chiều hôm đó ông ta bị bắt giam; sau cũng được thả ra”.
    “Sống dưới chế độ cộng sản, con người hóa ra có hai mặt như Sakharov đã nói: chỉ giữa người thân mới để lộ mặt thật, còn thì phải đeo mặt nạ; luôn luôn phải đề phòng bạn bè, láng giềng, có khi cả người trong nhà nữa. Người ta tính cứ 5 người thì có 1 người kiểm soát từng ngôn ngữ, hành vi của 4 người kia. Ngay một phó viện trưởng cũng làm việc điểm chỉ đó mà bạn trong viện không hay. Dĩ nhiên kẻ kiểm soát đó lại bị người khác kiểm soát lại. Ở Nga thời Staline như vậy, ở Bắc những năm 1954-1960 cũng gần như vậy; ở Nam đỡ hơn vì đa số người trong này không chịu làm thứ mật thám chìm đó”.
    “Tình trạng phân chia Nam Bắc càng nặng:
    “Thất bại lớn nhất, theo tôi, là không đoàn kết được quốc dân. Tháng 5-1975, có ít nhất là 90% người miền Nam hướng về miền Bắc, mang ơn miền Bắc đã đuổi được Mĩ đi, lập lại hòa bình, và ai cũng có thiện chí tận lực làm việc để xây dựng lại quốc gia. Nhưng chỉ sáu bảy tháng sau, cuối 1975 đã có đa số người Nam chán chế độ ngoài Bắc, chán đồng bào Bắc. Tôi nhớ như ở phần trên tôi đã nói năm 1976, trong một cuộc hội nghị ở Sài gòn, bàn về vấn đề thống nhất quốc gia, một học giả lão thành miền Bắc, ông Ðào Duy Anh (đã có hồi sống ở Nam nhiều năm, có nhiều bạn thân ở Nam) khi được mời phát biểu ý kiến, chỉ nói mỗi một câu đại ý là thống nhất cái gì cũng dễ; quan trọng nhất là phải thống nhất nhân tâm đã. Cả hội trường sửng sốt và làm thinh.
    “Ông Anh đã nhận xét đúng và dám nói. Quả thực là lúc đó có sự chia rẽ nặng giữa người Nam và người Bắc, Nam đã không muốn thống nhất với Bắc rồi. Từ đó, tinh thần chia rẽ cứ mỗi ngày mỗi tăng, năm nay (1980) có thể nói 90% người miền Nam hay hơn nữa, muốn tách khỏi miền Bắc”.
    bởi vì một trong những nguyên nhân là:
    “Người Bắc coi người Nam là ngụy, đối xử với người Nam như thực dân da trắng đối với dân “bản xứ”, tự cao tự đại, tự cho rằng về điểm nào cũng giỏi hơn người Nam, đã thắng được Mĩ thì cái gì cũng làm được. Chỉ cho họ chỗ sai lầm trong công việc thì họ bịt miệng người ta bằng câu: “Tôi là kháng chiến, anh là ngụy thì tôi mới có lí, anh đừng nói nữa.
    Chẳng bao lâu người Nam thấy đa số những kẻ tự xưng là kháng chiến, cách mạng đó, được Hồ chủ tịch dạy dỗ trong mấy chục năm đó, chẳng những dốt về văn hóa, kĩ thuật -điều này không có gì đáng chê, vì chiến tranh, họ không được học- thèm khát hưởng lạc, ăn cắp, hối lộ, nói xấu lẫn nhau, chài bẫy nhau… Từ đó người Nam chẳng những có tâm trạng khinh kháng chiến mà còn tự hào mình là ngụy nữa, vì ngụy có tư cách hơn kháng chiến. Và người ta đâm ra thất vọng khi thấy chân diện mục của một số anh em cách mạng đó, thấy vài nét của xã hội miền Bắc: bạn bè, hàng xóm tố cáo lẫn nhau, con cái không dám nhận cha mẹ, học trò cấp II đêm tới đón đường cô giáo để bóp vú…”.

  5. (Trích) Một hôm, ba nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản đi chung một chuyến phi cơ, ngó xuống hạ giới thấy dân tình nheo nhóc, đói khát, mặt mũi thểu não.
    Bỗng một người hỏi: “Bây giờ mình ném cái gì xuống thì đám dân ấy mới tươi tỉnh lên được nhỉ?”. Phạm văn Đồng nói trước: “Chắc họ đang đói. Hãy ném cho họ mấy bữa cơm không độn”.
    Trường Chinh cho rằng: “Điều họ thiếu là lý tưởng. Hãy ném cho họ lý luận về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội”.
    Lê Duẩn lắc đầu: “Không phải! Không phải! Họ cần làm chủ tập thể”.
    Anh phi công rụt rè đề nghị: “Dạ thưa, cháu có ý kiến được không
    ạ?”. Lê Duẩn nói ngay: “Tại sao không? Cứ phát huy dân chủ”. Bấy giờ anh phi công mới nói: “Dạ, muốn cho đám dân tình dưới đó reo vang hạnh phúc thì chỉ có cách là ném cả ba bác ra khỏi máy bay thôi ạ”.

  6. VC sớm đầu tối đánh, mẹ nó sợ gì !!!

    Người Việt nói chung 50 năm sống dưới chế độ toàn trị VC nên chính họ là sản phẩm giáo dục và đào tạo bởi CSVN. Nói cách khác người Việt luôn luôn theo đảng CS. Nhưng đảng CSVN có một đặc điểm nổi bật là tay sai của đảng CSTQ. Cho nên người Việt thờ đến 2 thứ CS, 1 Việt, 1 Tàu.

    Trong thực tế cả VC và TC đều bang giao bình thường với Hoa Kỳ. Thành ra con người VN rất phức tạp. Thờ VC thờ TC nhưng lại mê tiền và hàng Mỹ. Tóm lại thì đại đa số người Việt Nam giống như Phạm Minh Chính nói ra sự thật, chơi với Mỹ thì chơi nhưng tận thâm tâm lúc nào cũng đá giò lái Mỹ: “địc mẹ nó sợ gì!” Ha ha ha !!! Mít đặc mà !!! Ha ha ha !!!

  7. Nhà văn Huy Phương thuật lại: Ở Củ Chi, Hậu Nghĩa, chỉ trong ngày 30 tháng 4-1975, để trả thù chúng bắt anh Nguyễn Văn Chấp, cảnh sát, đánh bằng cây tầm vong, xong nấu nước sôi dội từ trên đầu xuống cho đến chết. Vợ con xin xác đem về chôn nhưng không được.
    Đại úy Trần Thắng Toàn, Phân Chi khu Trung Lập, sau khi bị bắt, bị nhổ sống hết hàm râu, tùng xẻo từng miếng thịt và cuối cùng bị bắn chết.
    Anh Tạ Văn Phúc, cảnh sát , bị CS bắt tự đào hố chôn mình, sau đó chúng chặt anh ra làm ba khúc và lùa xuống hố.
    Vài ngày sau khi Dương Văn Minh đầu hàng, một toán 81 Biệt Cách Dù ra đầu hàng tại Long Thành, bị bắn và chôn dưới một cái giếng cạn.

    • Trong “Hồi Ký Dang Dở,” cựu đại tá Dương hiếu Nghĩa cho biết: “Ngay tại tỉnh Vĩnh Long, các ông cai tổng Nguyễn Văn Dần, Nguyễn Văn Xôm, Nguyễn văn Thêm đều bị CS kết án là ‘có tội với nhân dân’ mà không thông qua một tòa án nào, và bị hành quyết ngay khi bị bắt, bằng vũ khí thô sơ như búa, mã tấu…
      Riêng ngôi mộ của trung úy Dù Nguyễn Văn Ngọc, dù đã chết từ hơn một năm trước, vẫn bị CS đào mả lên, đưa cả quan tài ra giữa chợ Ngã Tư Long Hồ để cho phá nát bằng cốt mìn.”

  8. Mầy có biết ông là ai không?

    Cô ca sĩ thanh nhạc miền Bắc
    Chê ca sĩ miền Nam thất học
    “Mầy có biết ông là ai không?”
    Lời người Bắc Kỳ bên thắng cuộc!

    Đó không là khác biệt Bắc Nam
    Mà đó chính là sự khác biệt
    Giữa Bắc năm tư và bảy lăm
    Đang hủy diệt giống nòi Lạc Việt!

    Nông Dân Nam Bộ

    Tao biết rõ tụi mầy là ai!
    Tao biết rõ tụi mầy là ai
    Một thứ quái thai của thời đại
    Một lũ khuyển ưng thứ tay sai
    Vô nhân tính rừng rú hoang dại

    Hình người biết ăn và làm tình
    Bầy đàn lang sói thứ súc sinh
    “Tàu lạ” “người lạ” đồ vô loại
    Thời đại mọi rợ Hồ Chí Minh!

    Nông Dân Nam Bộ

    Ông “ba que xỏ lá”
    Tôi biết “ông” là ai
    “Ông Bắc Kỳ lý luận”
    “Ông” là thằng tay sai
    Là thứ đồ vô dụng

    Biết bố ông nữa là
    Tôi biết luôn cả “bác”
    Cả họ nhà “Ba Ke”
    Ông ba hoa khoá lác

    Bắc Trung Nam vùng miền
    Nam Trung kỳ cứ gọi
    Mọi người nghe tự nhiên
    Nhưng Bắc kỳ cấm kỵ

    Mỗi khi nghe nổi điên
    Vì đâu ông nên nỗi
    Cùng là giống Rồng Tiên
    Cùng da vàng máu đỏ

    “Ông ba ke” bảy lăm
    Ông rước giặc ngoại xâm
    Ông điêu ngoa xảo trá
    Ông gieo rắc hờn căm

    Ông “Ba Que Xỏ Lá”
    Ông chơi cha chó má!

    Và hơn thế nữa – trên tất cả
    Thằng anh cả ôn dịch thổ tả
    “Bắc Kỳ lý luận” tổng bí thư
    Đồ mẹ rượt đui mù té nổ!

    Nông Dân Nam Bộ

  9. Sau 30/4/1975 người dân miền Nam bị “giải phóng”, dồn chung với dân miền Bắc vào nhà tù lớn. ĐMCS! ĐMHCM!

  10. Một ngày bình yên thôi, Không Có!
    Nầy con! Hãy nhìn về quê hương
    Ở bên kia bờ Thái Bình Dương
    Có một xứ sở còn hoang dã
    Triền miên trong khói lửa đau thương!

    Một dân tộc vẫn còn lạc hậu
    Lầm than đói khổ đã lâu rồi
    Chưa một lần người dân tự chủ
    Hết Tàu tới Tây, cứ tôi đòi!

    Một ngàn năm rồi một trăm năm
    Điêu tàn lại tiếp nối điêu tàn
    Đất nước đang bên bờ vực thẳm
    Thù trong giặc ngoài vẫn không màng!

    Bọn lãnh đạo múa may quay cuồng
    Hoang tưởng vong bản loài phường tuồng
    Cộng phỉ thô bỉ vô nhân tính
    Mà người dân kiên nhẫn phi thường!

    Năm nào cũng giảm nghèo cứu đói
    Mười hai tỷ kiều hối mỗi năm
    Bốn chục năm rồi vẫn đen tối
    Ngoan ngoản cúi đầu, buồn xa xăm!

    Nơi đó là đất nước Việt Nam
    Tổ tiên ông bà con ở đó
    Một dân tộc có bốn ngàn năm
    Một ngày bình yên thôi, Không Có!

    Nông Dân Nam Bộ

  11. Thép đã tôi chúng nó thế đấy!

    Đặng Tiểu Bình khác Tập Cận Bình?
    Hồ Chí Minh khác Nguyễn Văn Linh?
    Cũng loài cộng phỉ như Lê Duẩn
    Cũng đều thô bỉ như Trường Chinh!

    Vladimir Lenin khác Vladimir Putin?
    Có khác gì Joseph Stalin
    Cũng ra một lò – cùng một giống
    Tất cả chúng nó – đồ súc sinh!

    Thép đã tôi chúng nó thế đấy!

    Nông Dân Nam Bộ

  12. (Trong Lịch sử nhân loại chưa có một cuộc xâm lăng nào bị ngăn chận bởi những lời “phản đối” hay “yêu cầu” (yếu xìu) như thế cả. Thù trong giặc ngoài, nợ công cao lút đầu, đạo đức xuống thấp đến gót chân, không khí ô nhiễm, sông hồ cạn kiệt, rừng núi điêu tàn, đất nước tan hoang… là “thành quả” của cuộc cách mạng vô sản hiện nay ở Việt Nam.)

    Theo thống kê, dân số VN đã có 100 triệu, trừ 10 triệu bọn cai trị và gia đình ra thì vẫn còn 90 triệu.
    Thế mà tại sao 90 triệu đó vẫn cuối đầu cam chịu sống dưới sự cai trị ngu dốt Việt cộng ?
    Thế mà tại sao nhiều người cũng vẫn còn ca tụng dân VN “thông minh, anh hùng “?

  13. Sau 4/1975:
    “Làm Dâu”
    11/07/2016
    Dong Trinh

    …Có những chuyến đi mẹ con tôi đã phải ngổi cả đêm trong xa cảng miền Tây, ông xã thì lo sắp hàng mua vé….ngồi vô xe rồi, lại phải một phen chờ đợi, nhồi, nhét như hộp cá mòi….nhìn ra cửa sổ, tôi thật kinh tởm
    khi thấy những chiếc bàn chải chà răng đã vàng ố, những khăn lau mặt bẫn thỉu cùng cái ca nhựa đã đỗi màu theo nắng mưa…đó là đồ nghề của những em bé 9,10 tuổi, tay xách xô đựng nước tay bưng giõ lĩnh kĩnh mấy món đó để cho khách mướn đánh răng, súc miệng lau mặt…ôi…sao mà đâu đớn quá…một cái nghề mà chắc chắn không có ở một quốc gia nào ngoài VN yêu quý của tôi.

  14. Con ai?

    Mầy biết ông là ai không?
    Ông quê Bắc Cạn họ Nông người Tày!
    Bây giờ hỏi Thưởng con ai?
    Con rơi cán ngố tay sai Nga Tàu!

    Ba tao mầy hỏi ngày nào
    Bây giờ mầy hỏi thằng nào ba tao?
    “Bây giờ đất thấp trời cao
    Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ!”

    Nông Dân Nam Bộ

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên