S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Quảng Bình

11

Gần nửa thế kỷ qua, tôi sống loanh quanh trong lòng Vùng Vịnh (The Bay Area) nơi có những thành phố nổi tiếng được nhiều người biết đến hay tìm đến: Berkeley, Oakland, Palo Alto, San Jose, San Francisco (S.F) …  Vùng này khí hậu ôn hoà, việc làm tương đối dễ kiếm, và chả ai bị kỳ thị cả vì không sắc tộc nào được coi là đa số – kể cả đám dân da trắng.

Chỉ có điều hơi rầy rà là Vịnh S.F – cái eo thông ra Thái Bình Dương – được nối bởi một cái cầu treo kỳ vỹ (khánh thành từ năm 1937) khiến lắm kẻ hiếu kỳ, muốn đến ngó qua một chút, và chụp năm ba tấm ảnh để … khoe chơi! Chính vì thế nên Golden Gate Bridge đã gây ra lắm chuyện phiền hà, cho không ít cư dân địa phương – nhất là những người tị nạn!

Phiền nhất là cứ đang ngon giấc thì điện thoại reo. Bên kia đầu dây là giọng của ông (hay bà) đồng hương lạ hoắc, hớn hở gọi từ một nơi xa lắc/xa lơ nào đó :

  • A lô …
  • May quá cứ sợ là bác không có nhà, đang còn ở Miên, bên Miến hay bên Lào gì chứ?
  • Xin lỗi ….
  • Ối Giời! Thế bác quên chúng em rồi à? Mấy năm trước, có lần bác đã ghé qua nhà và uống rượu với chồng em đến tận sáng luôn đấy. Nhớ không?

Có mấy đêm mà tôi không ngồi tì tì cho đến khi gần sáng, kể cả khi chỉ uống mình ên. Đã thế, tôi lại còn có thói hay đi giang hồ (vặt) nên làm sao nhớ được hết những ân nhân đã rộng lòng cho mình ăn nhờ ở đậu – đôi ngày. Ân tình này làm sao mà quên được nên tôi liền vội vàng và vồn vã, dù vẫn “chưa nhớ” tên họ của người đối thoại :

  • Dạ … nhớ, nhớ quá đi chứ!
  • Chả là thế này nhá. Gia đình em sắp ghé S.F, đã đặt khách sạn rồi đấy nhưng xe cộ thì không có mà đường xá cũng chưa quen nên nếu rỗi thì xin bác cho chúng em đi thăm thú đôi nơi nhá?

Thiên hạ ai mà chả biết tôi là một thằng rách việc, thất nghiệp dài dài, có chuyện mẹ gì làm đâu mà không rảnh (quanh năm) nên vô phương thoái thác :

  • Vâng ạ!

Tôi “ạ̣/vâng” rất nhẹ và rất khẽ, nghe cứ như một tiếng thở dài (cố nén) nên không mấy ai đủ tinh tế để nhận ra cái nỗi khổ tâm của một người di tản (buồn) sống trong Vùng Vịnh. Khỏi hỏi thì cũng biết nơi khách tự phương xa muốn đến “tham quan” là Golden Gate Bridge (Kim Môn Kiều) chớ còn đâu nữa.

Bất kể khí hậu/ thời tiết (mưa gió – bão bùng – sấm chớp – giông tố) ra sao, không sớm thì muộn, thế nào người bạn viễn phương cũng thỏ thẻ ngỏ lời :

  • Bác bấm cho mấy bô hình nhá…
  • Giời ơi! Sương mù dầy đặc thế này mà ….
  • Kệ! Mù thế chứ mù hơn nữa cũng mặc, chả lẽ đã đến được tận đây mà lại không chụp cái ảnh nào thì nói ai tin!

Tôi chết được chứ chả bỡn đâu, Giời ạ (*)! Sau hàng trăm lần chết đi (sống lại) như thế, tôi đâm ra có ác cảm với cái cầu treo, rồi ghét lây luôn cả Cựu Kim Sơn – dù biết rằng bao nhiêu triệu người đã để lại trái tim nơi thành phố mù sương và dễ thương này :  

I left my heart in San Francisco
High on a hill, it calls to me
To be where little cable cars climb halfway to the stars
The morning fog may chill the air, I don’t care
My love waits there in San Francisco …

Tôi chả có mối tình lớn/nhỏ nào ở S.F cả nên dù đã nghe bản nhạc (cả trăm lần) rồi nhưng không thấy chút “effect” hay cảm xúc nào ráo trọi. Thay vì mê mệt giọng ca bạc triệu (I left my heart in San Francisco ..) của Tony Bennett hay Frank Sinatra, tôi lại chỉ mết (và kết) tiế́ng hát của Thái Thanh thôi:

Làng tôi không xa kinh kỳ sáng chói
Có những cánh đồng cát dài
Có lũy tre già tả tơi
Ruộng khô có những ông già rách vai
Cuốc đất bên đàn trẻ gầy
Có người bừa thay trâu cầy

Bình minh khi sương rơi mờ trên rẫy
Thấp thoáng bóng người bên ngòi
Tát nước với giọt mồ hôi
Chiều rơi thoi thóp trên vài luống khoai
Hiu hắt tiếng bà mẹ cười
Vui vì nồi cơm ngô đầy…
(Phạm Duy – Quê Nghèo)

Theo nhà phê bình văn học Đặng Tiến, tác phẩm này được viết tại Quảng Bình (Q.B) vào năm 1948. Tuy khá lâu sau tôi mới cất tiếng khóc chào đời nhưng Quê Nghèo qua giọng ca như ru của mẹ – dường như – đã in mãi hình ảnh của những buổi chiều rơi thoi thóp, những ông già rách vai cuốc đất bên đàn trẻ gầy (cùng với tiếng thở dài của o nghèo giữa đêm khuya thanh vắng) vào trí óc của đứa bé thơ, từ thuở nằm nôi.

Tôi hoàn toàn chia sẻ với Carl Jung về ý niệm vô thức cộng thông (collective unconcious) hay còn gọi là vô thức tập thể. Tôi cũng thành thực tin rằng nỗi bi thương và sự khốn khó của Q.B đã ẩn sẵn trong tiềm thức và máu huyết của mình (ngay khi còn trong bụng mẹ) nên trái tim tôi đã để ở Q.B lúc mới lọt lòng – dù chưa bao giờ có cơ may được đặt chân đến mảnh đất gầy này.

Mãi đến gần giữa đời, tôi mới lò dò tới S.F. Thành phố này, nói nào ngay, cũng là nơi đáng sống và đáng yêu (nhất là những sáng mù sương, chả khác chi Đà Lạt sương mù cả) nhưng tôi chả có duyên nợ gì với nó cả vì đã lỡ để tim mình ở một nơi xa xôi khác mất rồi!

Q.B không chỉ nổi tiếng vì nghèo mà còn được biết đến như là một vùng đất của lắm huyền thoại nữa, theo như tin tức của giới truyền thông thuộc nhà nước hiện hành :

Tuy chuyện chi cũng sẵn sàng “hy sinh,” và cũng đều “giỏi” tuốt nhưng cuộc sống của người dân Q.B chưa bao giờ được an bình và no đủ cả – vào bất cứ thời nào :

Tin tức và hình ảnh mới nhất về Q.B vừa được ghi lại bởi FB Thận Nhiên, vào hôm 21 tháng 9 năm 2022, sau một chuyến thăm quê :

Từ làng của nhà ngoại, đi chừng 3 cây số là đến nhà của đại tướng Võ Nguyên Giáp, cách đó cũng không xa, là nhà của tổng thống Ngô Đình Diệm. Tôi đến viếng nhà ông Giáp, nhưng thấy tôi cầm máy ảnh thì người bảo vệ làm khó, tôi trở ra, không vào. Chừng vài trăm mét, tôi gặp một người đàn bà lặn hụp mò ốc dưới ao… Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà tương lai vẫn nằm ở phía sau lưng?

Tôi cũng đã từng nhìn thấy “tương lai nằm ở phía sau lưng” của người mình tại Biển Hồ, bên nước láng giềng Cam Bốt. Khí hậu biến đổi, cùng vô số những con đập ở thượng nguồn trên sông Mê Kông, đã khiến cho Tonle Sap Lake đang dần cạn nước. Cá tôm cũng mất dần theo nên đám dân Việt, trôi sông lạc chợ ở nơi đây, cũng đang phải xoay ra bắt ốc để sống qua ngày.

Họ sống thêm được bao lâu nữa thì chỉ có Trời mới biết. Và chắc ngay cả đến Trời cũng không thể trả lời câu hỏi (thượng dẫn) của nhà văn Thận Nhiên: Sao sau bao nhiêu xương máu đổ xuống nơi này mà người dân Q.B vẫn phải lặn hụp mò ốc (dưới ao) cứ như thể là họ vẫn còn đang sống trong cảnh tối tăm, giữa Đêm Trường Trung Cổ vậy?

——————-

 (*) “Tôi chết được chứ chả bỡn đâu, Giời ạ!” Tôi không nhớ rõ là mình đã “lượm” được cái câu này ở đâu nữa. Có lẽ trong cuốn Bắt Trẻ Đồng Xanh. Nguyên tác The Catcher in the Rye (J.D Salinger) bản tiếng Việt của Phùng Khánh, Thanh Hiên xuất bản vào năm 1967.

11 BÌNH LUẬN

  1. Nhân noi chuyện Quảng Bình , que huong của tuóng VỎ NGUYEN GIÁP, anh Phét mời các Tàn Du Nguy Cock đoc mot bài báo của Business Insider nói vế tuong GIÁP.

    Đoc đừng có ganh tức nghen Nguy Cock. Bu MEO

    Ngụy Cock thì chê VIET CONG VỎ NGUYEN GIÁP, nhưng bu MẼO thì quyet tâm bắt hoạc giét tuóng VỎ NGUYEN GIÁP mà chẳng đuoc.

    businessinsider.com/oscar-8-mission-near-disaster-for-macv-sog-in-vietnam-2021-5

    54 năm trước, một nhóm biệt kích người Mỹ và người bản xứ đã chiến đấu vì chính mạng sống của họ trong một thung lũng nhỏ, xa xôi trong một trong những nhiệm vụ đặc biệt táo bạo nhất của Chiến tranh Việt Nam.

    Mật danh Oscar-8, mục tiêu là sở chỉ huy tiền phương của Tập đoàn vận tải số 559 của Quân đội Bắc Việt Nam và chỉ huy của nó, Tướng Võ, nằm dọc theo khu phức hợp đường mòn Hồ Chí Minh, chạy từ Bắc Việt Nam đến Nam Việt Nam và đi qua Lào và Campuchia.

    Các chỉ huy Hoa Kỳ có thông tin tình báo rằng Tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng hàng đầu của Bắc Việt Nam, đang thăm khu vực này. Một kế hoạch nhanh chóng được nảy ra nhằm giết hoặc bắt Giáp. Các chỉ huy Hoa Kỳ đã giao nhiệm vụ cho một đơn vị hoạt động đặc biệt tuyệt mật.
    Bộ Tư lệnh Hỗ trợ Quân sự Việt Nam-Nhóm Nghiên cứu và Quan sát (MACV-SOG) là một đơn vị tuyệt mật đã tiến hành các hoạt động bí mật xuyên bien gioi’ ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Bắc Việt Nam.

    Các chính quyền Mỹ kế tiếp tuyên bố quân đội Mỹ không hoạt động bên ngoài miền Nam Việt Nam, vì vậy SOG là một bí mật được giữ bí mật chặt chẽ.

    Đó là một quy trình hoạt động tiêu chuẩn cho bất kỳ lính biệt kích nào đi qua biên giới không bao giờ mang theo bất cứ thứ gì có thể xác định họ là quân nhân Hoa Kỳ. Vũ khí của họ không có số sê-ri, và đồng phục của họ không có tên hay cấp bậc.

    SOG chủ yếu bao gồm Mũ nồi xanh, Hải quân SEAL, Thủy quân lục chiến trinh sát và Biệt kích đường không. Họ đã cố vấn và lãnh đạo các lực lượng địa phương, từ lính SEAL của Nam Việt Nam đến những người dân bộ lạc người Thượng đã sống ở đó hàng trăm năm.

    Trong Chiến tranh Việt Nam, khoảng 3,2 triệu quân nhân đã được triển khai đến Đông Nam Á với vai trò chiến đấu hoặc hỗ trợ. Trong số đó, 20.000 người là Mũ nồi xanh, và trong số đó, chỉ có 2.000 người phục vụ trong SOG, với chỉ 400 đến 600 người đang thực hiện các nhiệm vụ trinh sát và hành động trực tiếp qua bien gioi’ Lao va Campuchia.

    Mặc dù chỉ được phục vụ tốt nhất trong SOG, may mắn và cảnh giác thường xuyên là cần thiết để tồn tại. Nhiều nhà khai thác dày dạn đã chết vì vận may của họ cạn kiệt hoặc vì họ trở nên tự mãn.

    Một nhiệm vụ táo bạo
    Oscar-8 là một khu vực hình cái bát ở Lào, chỉ cách căn cứ của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại Khe Sahn, miền Bắc Nam Việt Nam khoảng 11 dặm. Khu vực này dài khoảng 600 thước, rộng 2 dặm và được bao quanh bởi rừng rậm.

    Nhiệm vụ được giao cho “Lực lượng Hatchet”, một phần tử quy mô công ty chuyên thực hiện các cuộc đột kích và phục kích quy mô lớn. Nó bao gồm một số người điều hành Lực lượng Đặc biệt và vài chục lính đánh thuê địa phương người Nùng, tổng cộng khoảng 100 lính biệt kích.

    Một số máy bay ném bom B-52 Stratofortress sẽ tấn công mục tiêu trước khi lính biệt kích SOG hạ cánh.

    Nhiệm vụ của Lực lượng Hatchet là quét khu vực mục tiêu sau khi máy bay ném bom B-52 san phẳng nó, đánh giá thiệt hại trận chiến, tiêu diệt bất kỳ người nào sống sót và phá hủy bất kỳ thiết bị nào, và bắt hoặc giết Giáp. Kế hoạch là nhập cảnh vào lúc 7 giờ sáng, một giờ sau khi B-52 chạy, và xuất phát trước 3 giờ chiều.

    Để hỗ trợ họ, trụ sở SOG đã đặt một số phi đội cánh quay và cố định của Không quân, Thủy quân lục chiến và thậm chí cả Hải quân.

    Nói chung, có ba trực thăng CH-46 Sea Knights để vận chuyển trong Lực lượng Hatchet, bốn pháo hạm UH-1 Huey để yểm trợ trên không, hai máy bay A-1E Skyraider để yểm trợ trên không, bốn máy bay chiến đấu F-4C Phantom cho yểm trợ trên không, hai trực thăng H-34 để chiến đấu tìm kiếm cứu nạn và hai phi cơ quan sát tiền phương để phối hợp yểm trợ trên không chiến thuật.

    Thảm họa tại Oscar-8
    Khi mặt trời bắt đầu mọc, 9 máy bay ném bom B-52 đã thả 945 quả bom nổ cao không điều khiển, hơn 236 tấn đạn dược, vào các cơ quan đầu não của Bắc Việt Nam và các vị trí lân cận.

    Vài phút sau khi những chiếc B-52 hoàn thành việc tân trang khu vực, một bộ điều khiển không quân phía trước bay trên đầu phát hiện quân đội Bắc Việt Nam từ trong rừng ra và dập lửa.

    Quân số của địch tiếp tục tăng lên, và nhanh chóng thấy rõ với những người điều hành SOG dày dạn kinh nghiệm, những người đang phối hợp chiến đấu từ trên cao rằng quân Bắc Việt đã phần lớn thoát khỏi cuộc tấn công dữ dội từ trên cao.

    Sgt. Thiếu tướng Billy Waugh, một nhà điều hành Lực lượng Đặc biệt huyền thoại và sau đó là một sĩ quan bán quân sự của CIA, đã điện đàm cho tổng hành dinh và khuyên nên hủy bỏ Lực lượng Hatchet đến, lực lượng này sẽ bị hạ 15 phút sau khi chiếc máy bay ném bom B-52 cuối cùng ném bom mục tiêu. Anh ấy đã quá muộn.

    Hai chiếc trực thăng CH-46 Sea Knight đầu tiên chở đầy người đã bị bắn rơi, cũng như hai chiếc pháo hạm UH-1 Huey đang yểm trợ trên không. Một trực thăng H-34 cố gắng giải cứu cũng bị bắn hạ.
    Lực lượng SOG ngay lập tức bị kìm kẹp và phải trú ẩn trong những hố bom hằn lên khu vực này. Chỉ có hỏa lực của Lực lượng Hatchet mới cứu họ khỏi bị áp đảo bởi kẻ thù vượt trội về số lượng.

    Trong khi đó, một cặp máy bay phản lực F-4 Phantom bay đến tầm thấp để yểm trợ những người sống sót, nhưng chúng cũng nhận được hỏa lực phòng không dữ dội, và một máy bay chiến đấu bị bắn hạ, phi công đi cùng máy bay của anh ta.

    Một cặp A-1E Skyraider sau đó đã đến để hỗ trợ trên không, nhưng chúng cũng nhận được hỏa lực phòng không áp đảo, và một trong số chúng đã bị ban ha.
    Có khoảng 45 biệt kích SOG đang ẩn nấp bên trong hai miệng ho bomb dưới hỏa lực dày đặc của đối phương trên mặt đất. Trưởng nhóm người Mỹ yêu cầu thả bom napalm và bom chùm trong vòng 100 feet tính từ chu vi của chúng.

    Trong khi đó, một Lực lượng Hatchet khác đã nhanh chóng được tập hợp để hoạt động như một lực lượng phản ứng nhanh, trong khi các máy bay có liên quan đến miền Bắc Việt Nam đã được chuyển hướng qua Oscar-8 để giữ cho các biệt kích SOG bị vùi dập.

    Bắc Việt tiếp tục chống đỡ hoặc bắn hạ bất kỳ máy bay nào cố gắng tiêu diệt lực lượng biệt kích SOG, điều này đã ngăn cản lực lượng phản ứng nhanh chen vào. Nhưng hai ngày không kích tập trung chống lại Cộng quân đã cho phép Lực lượng Hatchet sống sót, và các toán biệt kích cuối cùng đã có thể tron thoat

    23 người của SOG và các đơn vị không quân yểm trợ và khoảng 50 máy bay chiến đấu bản địa đã bị thương hoặc thiệt mạng, mất tích hoặc bị bắt trong chiến dịch.

    Ngoài ra, hai trực thăng CH-46 Sea Knight, một pháo hạm UH-1, một trực thăng vận tải H-34, một phản lực cơ F-4 Phantom và một A-1E Skyraider đã bị bắn hạ.

    Oscar-8 là một thảm họa đối với SOG. Lực lượng Hatchet đã không đạt được bất kỳ mục tiêu nào của nhiệm vụ, và nếu không nhờ ý chí và sự gan dạ của các biệt kích và phi hành đoàn, mọi chuyện sẽ còn tồi tệ hơn rất nhiều.

    • Kkha2 Khà Khà bu MẼO bị hố hàng nghen. Thê là bu MẼO không chỉ có bị hố hàng 1 lần tại Sơn Tây trong chien dịp cố giải cúu POW mà là lần 2 bị hố hàng trong việc định tìm bắt hoạc giét Viet Cộng VỎ NGUYEN GIÁP.

      businessinsider.com/successful-failure-vietnam-war-son-tay-raid-changed-special-ops-2020-12

      How a ‘successful failure’ deep behind enemy lines 50 years ago changed the way US special-operations units plan missions

      businessinsider.com/oscar-8-mission-near-disaster-for-macv-sog-in-vietnam-2021-5

      How a daring mission behind enemy lines turned into a disaster for the US’s secretive Vietnam-era special operators

      Bu Mẽo ít khi thất bại khi tập kích, nhưng tói VIET NAM thì bị hố hàng quá tay á nghen.

      Đố thằng Tàn Dư Ngụy Cock nào dám cải anh Phét.

  2. Một bài báo của chính Hồ chí Mnh (ký tên là CB – có lẽ có nghĩa là Của Bác?)) viết rằng :

    «Máy bay Mig 21 của Không quân nhân dân ta rất tài giỏi, đã hạ hằng ngàn máy bay Con Quỷ, Thần Sấm… kể cả B52 của Đế Quốc Mỹ! Bọn giặc lái Mỹ không ngờ máy bay ta bay núp trong mây, tắt máy chờ máy bay Mỹ bay ngang liền nổ máy lại, bay chận đầu máy bay Mỹ và phóng tên lửa hạ gục chúng!. Nhân dân hoan hô, vỗ tay dậy trời sau khi nghe lời kể thành tích hạ máy bay đế quốc Mỹ theo kiểu không chiến có một không hai trên thế giới của Không quân Nhân dân ta!».

    ( Mẹ kiếp. ngày nay là thế kỷ 21 mà còn chưa có quốc gia nào chế được loại phi cơ có khả năng này , huống hồ là trong thập niên 60 !)

    Đọc báo chí miền Bắc trong thời chiến tranh mới thấy Cộng sản Hà nội là Láo Lường Đệ Nhất Thiên Hạ :

    Trên trang mạng An Ninh Thế Giới Công An Nhân Dân ngày 20/4/2009 khoe rằng bộ đội không quân đã xuất kích, tiêu diệt được hai hàng không mẫu hạm của Mỹ tại biển Lý Hòa và Đồng Hới. Đó là chiến công có một không hai trong lịch sử chiến tranh nhân dân ở Quảng Bình.

  3. Nuóc MẼO của ai thì anh PHÉT không cần bàn cải mần chi . Anh Phét chăc chắn mọt điều là nuoc MẼO khong phải là nuoc NGỤY TÀn DƯ. Những thằng Tàn Dư Ngụy Cock thuờng tự SUÓNG và ảo tuỏng rằng là nuoc MẼO giàu có hôm nay là nhờ công sức của máy thằng NGỤY COCK Tàn Dư. Pà mịa nuoc MẼO nó giàu có bỏi nhiều yéu tô mà anh Phét cóc cần bàn đến mận chi, anh Phét chỉ buồn cuòi là mấy thằng NGUY COCK TÀN DƯ 3/// là dân ăn mày tói nuóc MẼO khi mà mọi thứ đả đâu vào đó rồi nhưng TÀN DƯ NGUY COCK cứ tuỏng rằng là nhờ đám NGỤY COCK mà nuoc MẼO trở thành giàu có , kâkakkakkakak.

    đám TÀN DƯ NGUY COCK qua MẼO thì già mẹ nó rồi, học hành duọc bao nhieu, tiéng Anh tieng EM củng chẳng có bao nhiêu, đi làm bấm thẻ, làm assembly line đúng xoac cả háng gảy cả lưng và thấm thoát tói tuói về huu, Tàn Du Nguy Cock đóng góp cho MẼO đuọc bao nhiêu đâu mà cứ ngoaac mổm là “NUOC MẼO của TAU GIÀu CÓ lắm” và đem VIET NAM vào so sánh vói MẼO và sau đó là tự SƯỚNG , kâkakkakakakak.

    Có lần anh Phét đấu mỏ vói mấy thằng già NGUY COCK trên mạng bọn chúng thều thào rằng :

    Ngụy Cock: “Nuoc Mẽo của tau giàu có sung suóng lắm.

    Anh Phét: “Suóng Vậy thì cứ ở bển đi , tai sao cứ ngoác mỏ về VN khóc lóc mần chi hả ”

    Ngụy Cock Tàn Dư câm họng lầm lủi bỏ đi , kakkakakakk.

  4. Thì ra
    ‘thợ nướng Võ Nguyên Giáp’

    người Quãng Bình à,
    thật xui-xẻo
    cho
    cái vùng đất ấy,
    khi
    phải dung-chứa cái xác thối
    của
    con quái-vật.

  5. “nhà phê bình văn học Đặng Tiến”

    Nếu Hồ Chí Minh có thể là Chủ tịch nước Việt Nam trong tư duy của Tưởng Năng Thối, i guess Đặng Tiến cũng có thể là 1 nhà phê bình văn học được lém

    Đặng Tiến, nhà phê bình văn học, là 1 trong những người đầu tiên từ Pháp trở về sau ngày -chắc tới giờ này, theo tư duy Tưởng Năng Thối- giải phóng, if you will, và viết 1 bài ca tụng chuyến đi trên báo làng văn của hội zịt cừu yêu Đảng tại Pháp

  6. Đọc :Quãng Bình” nhưng mãi gần hơn nữa bài nói về tac giả “phiêu lưu ký ” ăn nhờ ở đậu nhà một người dân Quãng Bình ,có cơm có rượu (có ông ,tôi (hay “em?”) đẻ khi về ở (SF) nhận đt thoại của “ân nhân” sắp qua Mỹngắm cầu Golden Gate…Ôi trời .bắt mệt .Khoe thé cung khoe. Nhất là trả ơn cơm rượu miễn phí ,đối xữ như đồng chí anh em ,mà nay vì cú đt. chỉ yêu cầu đưa lên Golden Gate ngăm câu mà tả oán ,có vẻ bất mãn ,bất đắc dỉ phải làm .”Có nhớ tôi không ” lời người dân quãng bình …Ôi ai mà nhớ …””ta đi lang bạc giang hồ ,tiện đâu xâu đó ,nhớ ,ờ ,nhớ ai?” (SF và GG không cần dịch ra chữTàu)
    Mãi rồi cũng nhó (bắt buộc) vì nhắc tới cóm rượu ăn “chạc” nên câu trả lời miễn cưỡng được thú nhận “vâng,ạ!!”của tác giả ,Không biết sau khi tắt máy ,vào giường có 2 tiếng ĐM không ? ” Và 2 vọ chồng VC đai gia kia nếu có thật,nếu đọc được .không biết có “Đ.M(ạ) ” một tiếng không ? …

    +Đi Mỹ hay ở Mỹ ai cung một lần ghé Golden Gate và chụp hinh kỹ niệm . NHờ thì chụp đi còn bày đặt có sương mù .Mà biết mô có sương mù làm cho không khí lảng mạn hơn .cây câuu dẹp mờ ảo hơn ,lãng mạn hơn?
    Nếu ngày xưa đém chữ trả tiền và ngày nay cung vậy thì TNT (lui) có đủ tiền ăn điểm sấm ,café- cái -nồi ngồi- trên -cái -cốc,uống ruơu mao đài ,hút điếu Điện biên !

  7. Vùng duyên hải nước Việt

    Sách địa lý thời VNCH gọi các miền Thanh Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên, Nam Tín Ngãi, Phú Khánh Ninh là miền duyên hải Trung Phần. Nếu văn minh khu vực đồng bằng phù sa là hai nhánh sông nước ngọt Tiền Giang hậu Giang thì văn minh văn hóa vùng duyên hải Trung Phần là dòng nước ấm cận duyên biển Thái Bình Dương của bờ biển VN.

    Không có sông Tiền Giang Hậu Giang thì văn minh miệt vườn Miền Tây Nam Phần chết ngắc. Vọng cổ hoài lang canh chua cá bông lau gì cũng chết. Không còn tự do chài lưới trên dòng hải lưu ven biển Miền Trung thì văn minh khu vực này cũng èo uột thoi thóp. Tiếng dân chài hò kéo lưới gì cũng ngắc ngư. Tương lai môi trường địa lý sinh thái và kể cả văn hóa của người VN rất thê thảm. Theo tôi, thời gian chứng minh sẽ không xa. Chừng 10 năm tới sẽ thấy.

  8. Đứng núi này trông núi nọ
    Ăn cây nào rào cây nấy

    Người Việt có nhiều câu thành ngữ và ngạn ngữ rất hay và đẹp. Tỉ như 2 câu trên. Hình ảnh đẹp mà ý nghĩa thực dụng rất hay.

    Tôi thấy nhiều người ở Mỹ nhưng lúc nào cũng đau đáu hướng dìa “quốc nội”. Thật tình tôi hơi nghi ngờ “tấm lòng” của họ. Họ đã tâm bất tại thì ở cảnh nào tâm cũng bất tại. Có ngồi ngay tại Sài Gòn thì tâm họ cũng dzậy. Cũng bất tại. Ha ha ha !

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên