Tác phẩm (Ký Ức Sơ Sài) của nhà giáo Nguyễn Anh Khiêm, có ghi lại một câu nhận định của bạn bè tác giả về nơi sinh trưởng của ông: “Này, tao nói thật nghe, Quảng Nam mày mười thằng thì tao thấy hết chín đứa liều mạng rồi. Nói thế cũng không đúng hẳn, tao thấy thật ra là … chín thằng rưỡi!”
Tôi cũng quen biết đâu chừng vài chục ông/bà Quảng Nam. Nhận xét của tôi về họ thì hơi khác: mười người chỉ cỡ tám kẻ liều mạng mà thôi, hai còn lại thì cẩn trọng và dè dặt hơn (chút xíu) nhưng cũng sẵn sàng bán mạng hay liều mình – khi cần.
Nguyễn Chí Thiệp (NCT) thuộc loại này.
Ở trang bìa sau của cuốn Trại Kiên Giam – do Sông Thu xuất bản lần đầu, năm 1992 – tôi thấy in dòng chữ sau: NCT sinh năm 1944 tại Quảng Nam, tốt nghiệp Học Viện Quốc Gia Hành Chánh 1965 – 1969, trường Bộ Binh Thủ Đức 1966, Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt 1970…
Tác giả – rõ ràng – không phải là kẻ liều lĩnh mà là mẫu người của cửa Khổng sân Trình, với tâm niệm tu thân/tề gia/bình thiên hạ. Tuy thế, thay vì theo đúng lời dậy của Khổng Tử (nguy bang bất nhập loạn bang bất cư / không vào nước lâm nguy, không ở nước loạn lạc) cho nó chắc ăn thì NCT lại hành xử khác hẳn. Liều lĩnh hơn thấy rõ!
Dù là một công chức cao cấp của chính quyền miền Nam nhưng ông không chịu di tản ra nước ngoài, và cũng nhất định không chịu “đi trình diện học tập” (như bao kẻ khác) sau khi vùng đất này thất thủ.
Đã thế, NCT còn tính “vào bưng” luôn nữa chớ – theo như lời của chính ông, qua tác phẩm thượng dẫn: “Có người móc nối tôi vào tổ chức Phục Quốc, nhưng tôi từ chối vì biết không thể hoạt động ở nội thành – vào bưng để chiến đấu thì không có tổ chức nào có mật khu. Có lần tôi lên Dốc Mơ, để được đưa vào mật khu, không thành …”
Chả trách, NCT bị bắt với tội danh (“tham gia tổ chức phản cách mạng”) tuy không hoàn toàn chính xác nhưng cũng chả oan ức gì cho lắm. Vào tù không lâu, ông đã gặp ngay giáo sư Đoàn Viết Hoạt – một nhân vật cũng vô cùng liều lĩnh dù không hề dính dáng chi đến Quảng Nam – và hai người lại “rù rì” tính chuyện tiếp tục … vá Trời :
“Chúng tôi mong được đóng góp và chia sẻ với những anh em trẻ bị bắt trong các tổ chức phục quốc. Giúp họ thêm một phần hiểu biết, cộng với nhiệt tình của tuổi trẻ và lòng căm thù sâu sắc với Cộng sản, để trước hết là những ngày tù không trở nên vô ích, không bị hủy hoại tinh thần trí óc bởi sự nhàn rỗi…
Thứ nữa, để anh em hiểu biết rằng là tại sao mình chống Cộng và mình chống Cộng để xây dựng cái gì cho đất nước – Lòng căm thù là một động lực để có hành động chống Cộng, nhưng lòng căm thù chưa đủ, và lòng căm thù lại càng không thích hợp cho sự xây dựng…
Về sau vì số các em càng đông, không thể ngồi nói chuyện được, anh em đề nghị làm tài liệu viết… Chúng tôi bắt đầu phổ biến tài liệu viết, đặt tên là tập ‘Rèn Luyện.
Thể thức phổ biến là lập các địa điểm hộp thư tại sân khấu hội trường, anh em thân thiết tin cậy được chỉ những hộp thư đó, đọc xong để lại và thống nhất cách khai nếu bị bắt, khai là lượm được tò mò đọc chơi không biết của ai.
Những anh em có nhiệm vụ ‘lên khuôn’ cố gắng viết chữ in và tránh nét chữ quen thuộc của mình để tránh điều tra phát hiện. Tài liệu ‘Rèn Luyện’ được duy trì cho tới tháng 3-1979, đa số anh em chuyển trại vào khu nhà xây mới chấm dứt.”
Qua tháng 9 cùng năm, khi chuyển đến Trại Trừng Giới A20 và gặp gỡ thêm nhiều bạn đồng điệu (liều mạng) khác thì NCT lại tiếp tục làm báo nữa. Thế là tờ Hợp Đoàn được hình thành giữa chốn lao tù :
“Trao đổi ý kiến với Trần Danh San và Vũ Văn Ánh, chúng tôi đồng ý với nhau cần phổ biến rộng rãi hơn những hiểu biết ít ỏi về chế độ Cộng sản, về những vấn đề trọng đại của thế giới, để cùng nhau có những cái nhìn xa hơn và sẵn sàng chấp nhận một thời gian tù đày lâu dài, có một niềm tin là chế độ Cộng sản sẽ sụp đổ…
Hợp Đoàn xem như là một thành công, anh em tiếp nhận đọc rất thận trọng và nghiêm túc. Thực chất nội dung vẫn chưa hẳn là một tờ báo đáng giá gì nhưng vì ở trong tù vừa khó khăn vừa nguy hiểm, mỗi lần Ánh hay Cường viết và lên khuôn tờ báo, những anh em thân thiết đều phải canh chừng và tổ chức đánh cờ chung quanh để tránh sự dòm ngó của ăng-ten, nên công một người thành công của nhiều người. Anh em đọc (cũng) cố bảo vệ nó như người phát hành, vì nếu đổ bể ra thì tất cả đều bị chịu thiệt hại.”
Tất nhiên là phải đổ bể thôi, và sự thiệt hại (xem ra) hơi nhiều – theo như tường thuật của người tù Nguyễn Thanh Khiết, trong cuốn Ký Ức Bỏ Quên :
Cũng vì tờ Hợp Đoàn mà 1983 có gần 60 mạng vào biệt giam … Tháng 10-1986 Alpha, Nguyễn Chí Thiệp, Trần Danh San, Trần Bửu Ngọc, Ngô Văn Ly, Nguyễn Tú Cường, cùng vài đấng máu mặt bị quăng lên xe đưa về trại T20 (Thành Gia Định).
Bọn chèo dứt khoát muốn đào tận gốc rễ tờ báo “Hợp Đoàn”. Chính vì thế tại trại giam này, một số các anh được thả từ 1981-82 cũng bị hốt lại, trong đó có mặt những hào kiệt từng làm điêu đứng bọn cai tù ở trại A20, Phạm Đức Nhì, Trần Đức Long, Bùi Đạt Trung, Nguyễn Văn Hiếu, Phạm Chí Thành …
Đến nông nỗi này rồi, và đã qua hơn 10 năm bị giam cầm nhưng NCT vẫn chưa biết sợ. Ông lại vẫn “liều mình” để cứu bạn :
“Cả đêm hôm đó và những ngày tiếp theo tôi suy nghĩ làm thế nào để cắt vụ án cho gọn và nhẹ, càng ít người dính dáng càng tốt, tôi đã bị Hải và Ly khai quá rõ, chừng đó đối với pháp chế của Việt Cộng cũng đủ buộc tội, dù tôi không nhận.
Vậy tốt hơn là tôi theo đúng như lời Hải khai, tôi nhận là chủ trương tờ báo… Tôi sẽ cắt phần đóng góp của anh Trần Danh San vì có thêm anh San vào không có ích lợi – kể cả phần của Ánh cũng vậy, tôi sẽ khai giống như Hải, Ánh chỉ là người cộng tác mà thôi. Thực ra, Ánh là người chủ chốt.”
May mắn là Viện Kiểm Sát Nhân Dân đổi ý vào phút chót nên vụ báo Hợp Đoàn được cho chìm xuồng êm thắm. Dù có ngu tối và tàn ác đến đâu chăng nữa, nhà đương cuộc Hà Nội – cuối cùng – cũng phải nhận thức được rằng làm lớn chuyện báo chui (underground press) trong một trại tù thì chả được cái giải gì sất cả, ngoài việc khiến cho thiên hạ thấy rõ thêm tính chất bất khuất của những kẻ thuộc bên thua cuộc.
Nhờ thế, sau hơn 13 năm tù (với nhiều năm biệt giam) NCT được phóng thích vào hôm 13 tháng 2 năm 1988, khi đã ngoại tứ tuần.
Thế là coi như xong một kiếp người chăng?
Chưa “xong” đâu. Dễ gì mà một thằng cha liều mạng cỡ NCT chịu “xong’ như vậy. Bạn học của ông, nhà thơ Luân Hoán cảm thán: Mừng ông, lẽ đương nhiên/ nhất là khi được biết/ ông vượt Trại Kiên Giam/ trở thành người cầm viết.
Tất cả những câu văn trong ngoặc kép (thượng dẫn) đều được trích dẫn từ Trại Kiên Giam. NCT hoàn tất tác phẩm này vào năm 1990, và được xuất bản (lần đầu) vào năm 1992. Thế mà mãi đến ba mươi năm sau tôi mới hân hạnh được cầm đến cuốn sách, và liên lạc được với tác giả. Thực là đáng tiếc, và đáng trách. Tôi mong được ông thứ lỗi vì sự muộn màng và chậm trễ này.
rq3dkx
Tránh xa! Vi-rút không đó.
Ngu Thế Vinh phê vì tự phê với AI
Ngô Thế Vinh phê phán sự cuồng nhiệt ý thức hệ của thời kỳ đó, cho thấy cả chủ nghĩa cộng sản lẫn chống cộng đều gây ra những hậu quả tàn khốc cho người dân bình thường
Bác sĩ-nhà văn-chuyên gia đâm sau lưng chiến sĩ Ngu Thế Vinh đã viết như vậy, thui thì thế này . Chiện “thoát Cộng” cho tới giờ này nên xem là vở vẩn & viển vông, coi như “Cộng Sản” is here to stay, và hổng chừng mong mún Đảng trường tồn với đất nước & dân tộc của những nhân sĩ-trí thức Tưởng Năng Tiến mến mộ (rất) có khả năng sẽ thành sự thật, tất nhiên, với sự trợ giúp đắc lực của trí thức hải ngoại, mà Bees có thỉa tự hào mình is one. Count me the Phúc out. Nếu cả 2 thứ đều xấu, nhưng hổng thỉa bỏ được 1 thứ, theo Ngu Thế Vinh, nên chăng mình bỏ cái kia ? Bớt cái nào hay cái đó, heh Ngu Thế Vinh ?
Cho nên điều mấu chốt là phải chống chế độ cộng sản mà chống chế độ cộng sản tức phải chống con người cộng sản cho dù người lãnh đạo là kẻ xấu hay tốt, vì dù xấu hay tốt, họ cũng vận hành đất nước theo thể chế cộng sản mà căn bản thể chế cộng sản thì không có tự do và dân chủ.
Tô Lâm lên chức tổng bí thư quậy tứ tung cứ như là sắp có thay đổi lớn cho đất nước vậy. Nhưng chỉ là thay đổi nhân sự và phe cánh chứ thể chế thì càng bóp chặt hơn vì lo sợ vỡ đảng. Người dân đã không có tự do ngôn luận, nay Tô Lâm càng kiểm soát người dân chặt chẽ hơn trên các trang mạng xã hội và càng bắt bớ nhiều hơn.
Chống chế độ cộng là phải chống con người cộng sản và chống tay sai cho cộng sản.
Nếu chỉ chống tội ác do con người cộng sản gây ra mà không chống chế độ cộng sản chẳng khác gì chặt một vài nhánh cây sâu nhưng vẫn không chặt cả cây hoặc cái gốc cây để cây cộng sản lại tiếp tục mọc.
Thôi đi bác ợ . Bây giờ ai mà cố tình chia rẽ Quốc-Cộng đều được/bị-xem-là bò đỏ hết . Mà bò đỏ, rõ ràng khác với bò hường hường gòi . Bò hường hường thì chả ai (tự) xem mình là Cộng Sản cả, alho everythin them do & say cứ như trên đầu ánh đèn neon sáng lòa 2 chữ “Cộng Sản”. Thời này là của Trần Trường in the closet, ngay cả chính bác . Thời này nếu có “chống Cộng” thì nên chống à la xì tai Tưởng Năng Tiến, viết nhẹ nhàng kiến nghị Đảng thế này thế nọ thôi là tốt gòi . Tiến Sĩ Mạc Văn Trang cũng ghét thói chống Cộng mà ổng kêu là cực đoan, hung hãn . Chống Cộng kiểu Tưởng Năng Tiến là mến mộ những người Cộng Sản thời xưa . Mún bít họ là ai, cứ kêu Tiến Sĩ Mạc Văn Trang đưa cho cái list.
Nhiều người trên này xem “chống Cộng” kiểu này thì rõ ràng là Cộng Sản . Thành thật khuyên bác, thôi đi bác ợ . Cứ trở về như mình của tuần trước, cứ khuyên Đảng theo Mỹ rùi biện hộ cho chính kiến của mình như Nguyễn Ngọc Giao . Thế là (quá) đủ gòi
Có nhiều người chống Cộng có tiếng tăm, được nhiều người biết tới, nhưng cũng có những người chống Cộng một cách thầm lặng. Họ quan niệm chống Cộng là chống cái ác, một việc phải làm của những người có trách nhiệm với cuộc sống, với con người.
Tất cả họ đều đáng được kính trọng và được nhiều người kính trọng. Điều đó làm bọn chó má, bọn bò đỏ, ghen tức và thù ghét họ, dèm pha họ.
Chống cái ác thì xã hội nào cũng chống vì chống cái ác là chống con người, làm việc ác và việc xấu; còn chống cộng sản là chống chế độ cộng sản độc tài phi dân chủ tự do, và đây là mấu chốt, cho dù lãnh đạo cộng sản không phạm tội xấu.
Anh viết như vậy xem ra có sự nhập nhằng gây sự khó hiểu cho người đọc. Tội ác hoặc điều xấu gây ra do cá nhân hay tập thể, cả thảy đều là con người. Do đó một chế độ có phạm tội ác hay không thì câu trả lời là có, bởi vì nó được vận hành bởi con người. Một lãnh đạo cộng sản ,chẳng hạn, bản thân chỉ đạo guồng máy độc tài, phi dân chủ, bắt nhốt và hành hạ người dân đòi hỏi quyền lợi cho họ là phạm tội ác. Việc hắn ta có tham nhũng hoặc có sa đọa hay không chẳng dính dáng gì đến cái tội cản trở, đàn áp hay bức hại dân chúng.
Luôn tiện , xin trình bày thêm một quan điểm mà tôi cho rằng là sai khi bàn đến người lãnh đạo. Một ví dụ trước mắt, người ta khen ngơi Trump không cần tiền lương tổng thống. Đó là quyết định của một cá nhân và điều này hoàn toàn không liên hệ đến cái vai trò lãnh đạo. Anh cứ việc lãnh lương cho cái job của mình và phải hoàn thành nó để những người bầu cho anh nhận được những quyền lợi mà anh đã hứa. Tương tự, một vị tổng thống ăn uống đạm bạc, không tham nhũng là việc của người đó, nó có thể là đạo đức của cá nhân. Người dân bầu cho ông ta không phải là vì ăn uống đạm bạc mà là phải làm cho đời sống của người dân trở nên sung túc và có nhiều quyền lợi. Vấn đề hoàn toàn khác nhau.
Tôi viết rõ ràng và dễ hiểu mà anh Mười cho là “nhập nhằng” khó hiểu. Tôi lại hiểu là anh Mười cố ý nhập nhằng khi đánh đồng con người và chế độ.
Con người khác với chế độ. Anh Mười có hiểu là nó khác nhau ở chỗ nào không? Đó là con người thì có xấu và có tốt, có thiện và có ác; còn chế độ thì được vận hành bởi con người qua thể chế và hiến pháp và chỉ một chiều, mà ở đây, tức là ở VN, là thể chế cộng sản xã hội chủ nghĩa độc tài phi dân chủ.
Một chế độ là do con người làm ra. Nó vận hành bởi con người. Sự khác biệt giữa cá nhân và tập thể không thể dùng để phủ nhận yếu tố đó. Chế độ cộng sản được gầy dựng bởi những người cộng sản. Chế độ dân chủ văn minh được dựng lên bởi những người có ăn học và theo đuổi nền dân chủ. Có chế độ tốt và có chế độ xấu, đều này nằm ngay trong căn bản yếu tố của con người, cá nhân hay tập thể. Tôi sẽ dùng lập luận của anh mà nói rằng: Người cộng sản là xấu chứ chế độ của họ là tốt, hoặc ngược lại để tách bạch hai entities này. Anh có thấy sự mâu thuẫn trong câu này không?
Hoặc nói theo kiểu ba phải dùng cho đầu gối thì là: người cộng sản thì xấu chứ chế độ của họ…hổng có gì.
Tôi nghĩ là anh đang dùng chữ “chế độ” để am chỉ “đất nước” hay “tổ quốc”.
Anh Mười chỉ giỏi nhập nhằng khi cho rằng “chế độ”, “đất nước” và “tổ quốc” là một mà điều này chỉ có người cộng sản họ tuyên truyền và những người không hiểu biết mới cho là một.
Cá nhân hay tập thể thì cũng là một vì một người lãnh đạo cũng như nhiều người cùng lãnh đạo thì cũng như nhau bởi con người vận hành theo thể chế.
Tôi không nhập nhăng mà tôi có cảm tưởng là anh đang nhập nhăng “chế độ” là đất nước. Đất nước thì đúng là không thể tự nó làm cho nó xấu hay tốt. Nhưng chế độ thì có xấu hay tốt. Nó được tạo ra và vận hành bởi con người.
Anh vẫn không hiểu và không phân biệt được chế độ cộng sản và con người (nói chung cho tất cả mọi loại hạng) mà con người cộng sản lập ra chế độ cộng sản là để cho con người phục vụ cho chúng và cho chế độ (cộng sản). Nếu anh Mười cho rằng thể chế cộng sản là tốt thì anh nên trở về.
Và tôi xin dừng tại đây. Những gì chúng ta trao đổi vẫn còn đó. Cảm ơn anh.
Bài này của Tưởng Năng Tiến, dân VN gọi là cúng Hà Bá, Thổ Địa, hay cúng Cô Hồn . Cúng xong lại xả láng sáng zìa sớm . Để xem bài kế của TNT có trở lại mến mộ Già Làng tiễu phỉ Nguyên Ngọc nữa hông nha
“mãi đến ba mươi năm sau tôi mới hân hạnh được cầm đến cuốn sách, và liên lạc được với tác giả”
No Star Where đồng chí Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến ui . Trong thời gian đó, ông đã giác ngộ được lý tưởng Cách Mạng, trau dồi & quảng bá văn hóa Cách Mạng cho dân hải ngoại, để bi giờ trí thức tụi bay, đ thằng nào chống Cộng hít chơn hít chọi á
“Tôi mong được ông thứ lỗi vì sự muộn màng và chậm trễ này”
Ui, you done worse, much worse. Cái cần là 1 platoon chiên da chích đùi dữ như chó ngao . Mấy chiện khác tệ hại hơn gấp ngàn lần, đồng chí cứ tỉnh weo như người Hà Lọi, hiện giờ là thứ bạn giao du của ông, why the Phúc ke now? Kệ mịa nó đi