Ai mơ ước người Việt được như người Nhật thì cứ việc. Tui tỉnh táo và thực tế hơn, mơ ước dân mình được như… dân Lào.
Từ Paris, nhà báo Từ Thức vừa kể cho độc giả một câu chuyện (làm quà) về xứ Anh Đào:
Loạng quạng, đánh rơi cái ví (portefeuille), trong đó có thẻ kiểm tra ( ID/ carte d’identité), carte bleue ( credit card ), 250 Euros và một số tiền Nhật mới đổi. Ra bót cảnh sát đầu đường. Nhân viên cảnh sát có vẻ mừng rỡ vì có việc làm. Thường thường, cảnh sát Nhật ngồi buồn tênh, đi ra đi vào, không có ai thưa gởi gì, không có ẩu đả, ăn trộm, ăn cướp, ăn cắp, lừa đảo. Thỉnh thoảng vớ được một bà già té xỉu, chở tới bệnh viện. Hay đưa một ông cụ qua đường (đưa thực, không phải dìu ông già trước máy quay phim, quay phim xong đá đít ông già) hay chỉ lối cho một du khách tới một địa chỉ không có tên đường. Một ông cảnh sát mở computer, coi danh sách những đồ vật lượm được trong thành phố. Một bà gọi điện thoại tới phi trường. Người thứ ba đứng coi, sẵn sàng phụ tá 2 đồng nghiệp. Họ hơi thất vọng vì không tìm thấy gì, khuyên nên trở lại buổi chiều . Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế một xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục.
Tôi vốn tính hiếu kỳ lại đang vô cùng rảnh rỗi nên nghe qua câu chuyện (“kỳ cục”) như thế thì không khỏi “động lòng bốn phương,” muốn thực hiện ngay một chuyến “Đông Du” cho biết đó biết đây. Ngặt nỗi, lần đi lần khó mà đi Nhật thì e khó ở được lâu vì giá sinh hoạt dường như không rẻ. Phòng trọ bình dân, nghe đâu, cũng cỡ 50/70 U.S.A dollars một đêm, chứ không thể ít hơn.
Với túi tiền cạn cợt của tôi, có lẽ, chỉ ở được dăm hôm rồi lại phải lũi thũi quay về. Mà về nhà với vợ thì ai mà không sợ. Bởi thế, thay vì đến Nhật, tôi quyết định qua Lào. Ở xứ sở này thì thuê một cái bungalow (free wifi, phòng tắm riêng, no A/C nhưng quạt máy chạy vù vù) chỉ phải trả 5 hay 7 đô là hết mức. Với một nghìn Mỹ Kim thì có thể ở chơi đến đôi ba tháng.
Tôi đã “chơi” kiểu đó đôi ba lần rồi nhưng vẫn chưa thấy ngán. Lần này tôi quyết định ghé Nam Lào, xem hết rừng núi thác ghềnh của Si Phan Don ( ສີ່ພັນດອນ, 4000 Islands) cho mãn nhãn. Hoá ra Bốn Ngàn Đảo là cái tên hơi nặng tính thậm xưng. Thiên hạ cứ gọi thế nghe cho nó đã miệng, chứ thực sự cả quần đảo này chỉ vài nơi có đông đảo dân cư tụ tập (Don Det, Don Khone, Don Khong …) kỳ dư đều là những gioi, giồng hay cồn cát nhỏ. Chả có ma nào trên đó cả vì chúng bé tí teo, và vào mùa lũ thì hầu hết đều chìm trong sóng nước.
Bởi ham vui nên tôi tắp vào Don Det trước vì nghe tiếng đây là nơi ưa chuộng của những cô cậu Tây Ba Lô thích sống đời nhộn nhịp. Tiếng thế thôi chứ một đám du khách ngoại quốc, bất kể thành phần, không thể khiến cho hòn đảo này mất đi vẻ hiền lành và an bình cố hữu.
Thì cũng hàng quán, rượu bia, âm nhạc nhưng tuyệt nhiên không ồn ào hay náo động. Dòng sông Mê Kong hiền hoà và tính nết hiền lành, chân chất của cư dân địa phương quả là có sức “lan toả” và “cảm hoá” đến độ diệu kỳ. Chả vị khách lạ nào có đủ trơ tráo để quấy động quan cảnh thiên nhiên thuần khiết, và nếp sống an bình ở nơi đây cả.
Có lẽ cũng không nơi đâu mà cảnh hoàng hôn trên sông êm đềm, và diễm ảo như ở chốn này. Chiều qua rồi là cả hòn đảo nhỏ chìm đắm trong bóng đêm tĩnh lặng, chỉ còn có tiếng nước sông âm thầm, nhỏ nhẹ, khe khẽ cuốn trôi.
Sáng, trong lúc cà phê thuốc lá, con gái của bà chủ trọ “gợi ý” tôi nên đi xem cá dolphin. Đi thì đi, tôi gật đầu dù biết rõ rằng loài cá heo sông này sắp tuyệt chủng đến nơi (vì những công tình thủy điện, và nguồn nước ô nhiễm từ phía thượng nguồn) nên cơ may gặp được vài chú irrawaddy ở Si Phan Don mong manh còn hơn khói nữa.
Tôi đồng ý chỉ vì điểm khởi hành nằm ở bến sông (có tên trên bản đồ là French Port, một di tích từ thời thuộc địa) thuộc làng Ban Hang Khon. Từ đây, có thể nhìn thấy nương khoai rẫy bắp và nghe được tiếng gà gáy (xao xác) bên thôn ổ của nước láng giềng – Cambodia. Quê nhà, xem ra, cũng chả còn bao xa. Tuy thế, nếu về lần dò về bằng thuyền đò (có lẽ) cũng phải mất đến vài ba tháng – dù sông nước xuôi dòng.
Sau một lúc ngẩn ngơ, tôi nói với người tài xế xe tuk tuk là mình chỉ muốn đi vòng vòng đảo chơi thôi. Khỏi cần ghé qua thác ghềnh gì ráo vì tôi đã có dịp đến cả rồi. Chúng tôi băng qua một khu rừng tre thưa. Chú tài – thỉnh thoảng – lại chạy chậm hẳn lại, cúi nhặt những nhánh tre rơi khá lớn và vất vào bìa rừng.
Không cần lời giải thích, tôi cũng hiểu rằng những ngạnh tre nhọn có thể làm lủng lốp xe của bất cứ ai vô ý. Chú em còn trẻ măng, nụ cười thường trực trên huôn mặt ngây ngô rám nắng. Thằng bé chưa chắc đã có cơ hội cắp sách đến trường một ngày nào nhưng thái độ vị tha và tinh thần trách nhiệm khiến tôi cảm động. Không dưng mà chợt nghĩ đến những “đạo quân đinh tặc” trên khắp mọi nẻo đường ở đất nước mình, cùng với một tiếng thở dài – cố nén!
Sau Don Det, tôi qua Don Khone. Hai hòn đảo con con được nối liền bằng một chiếc cầu bê tông nhỏ hẹp không tên nên thiên hạ gọi (đại) là French Bridge. Hoang dại và tĩnh lặng hơn cô em song sinh nằm kề, Done Khone chỉ có nhà cửa với dăm ba hàng quán (lưa thưa) nằm dưới những hàng dừa dọc theo dòng sông êm ả và kiều diễm.
Tôi đặt phòng trước qua internet nên khi đến nơi mới biết là nhà trọ nằm ở bên này đường, không tiếp giáp với mé sông, và cũng chả có một người khách nào khác cả. Chủ nhân cũng ở cách đó hơi xa. Càng vắng thì càng tốt.
Cho đến khi thức giấc giữa đêm khuya, tôi mới chợt nhận ra là mình đang trơ trọi một mình – giữa một dẫy bungalow trống lốc – trên một hòn đảo lạ (rồi) tự nhiên cảm thấy hơi bị bất an. Đợi mặt trời vừa ló dạng là tôi lặng lẽ quẩy ba lô đi chỗ khác liền, sau khi để lại một số tiền tip khá hậu hĩnh – như một lời tạ lỗi cho thái độ (“sao ra đi mà không bảo gì nhau”) không mấy lịch thiệp của mình.
Guest house tiếp theo cũng vắng nhưng ít nhất cũng có thêm một hai người khách, an toàn hơn thấy rõ. Tôi chỉ vừa xong ly cà phê và điếu thuốc đầu ngày thì chủ nhân của nhà trọ cũ xuất hiện với nụ cười hiền, và nét mặt tươi vui hớn hở chứ chả có vẻ chi là phật lòng hay phật ý cả. Bà lấy trong túi ra 50,000 kips (được bọc trong gói ny long cẩn thận, chắc là tờ giấy bạc tôi để lại hồi sáng sớm cho người dọn phòng) và nói rằng vì tôi bỏ quên tiền nên vội mang trả lại.
Tôi cười khổ và cảm thấy xấu hổ vì cái cảm giác bất an của mình đêm trước. Trộm cắp, cướp bóc, và “bất an” đều do tôi tưởng tượng mà ra chứ không hề có trong tâm thức của người dân ở chốn này. Thảo nào mà cả tuần qua tôi chả thấy bóng dáng cảnh sát, công an, trật tự hay dân phòng nào ráo trọi. Cờ quạt, biểu ngữ, bích chương, loa phường, và hình ảnh lãnh tụ cũng khỏi có luôn. Ở đây, lỡ mà bị mất ví thì không thật không biết phải trình báo với ai, và chắc cũng khỏi cần vì thế nào người nhặt được mang đến tận nơi trả lại.
Thật là chả bù cho cái phần quê hương (“đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc”) của mình – nơi mà nhà báo Từ Thức vừa có những lời khuyên dành cho du khách, như sau:
- Nếu ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen. Người ta sẽ tăng giá gấp hai.
- Mua hàng, phải trả giá. Trả giá bao nhiêu cũng hớ. Nhưng nên an ủi: Có người còn hớ hơn mình!
- Để quên iPhone hay ví tiền, đừng quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Bạn đang ở VN, không ở Nhật.
- Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay, nhưng không mất nhẫn… thật.
- Khi có người hỏi: có biết bác Hồ không, đừng kể lể những điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Khổ lắm, biết rồi, nói mãi. Người ta chỉ nhắc khéo bạn đã quên chi tiền.
Sao cùng là nạn nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản mà người Lào và người Việt lại khác nhau đến thế, hả Giời?
Xem một phóng sự ngắn ở VOA tiếng Việt, về những tiệm tạp hóa nhỏ ở tp hochiminh, nơi bán những món đồ lặt vặt cho người nghèo, có xà bông thơm Cô ba, kem đánh răng Hynos.. những món hàng của một thời xa xưa. Cả một dĩ vãng như sống lại .
Xà bông thơm Cô ba, xà bông cây mùi xã Việt Nam, bột giặt Viso, kem đánh răng Hynos, dầu cù là Mắc Su, dầu khuynh diệp Bác sĩ Tín, hàng lụa nội hoá Ngã Tư Bảy hiền, hàng ka tê của Vinatexco, sa teng đen hay trắng Tuyết Nhung, bột gạo lức Bích Chi, nồi nhôm Cây Dừa, đèn mỹ nghệ trang trí Nguyễn Văn Mạnh, tập vỡ hiệu Xích lô máy hay Olympic giấy trắng tinh tuyệt đẹp, vỏ ruột xe đạp hiệu Michelin, nước ngọt xá xị hay la de hiệu Con Cọp……..nhiều lắm.
Cả một nền công nghiệp nhỏ sản xuất cho người dân đủ dùng, tạo công ăn việc cho dân đủ sống.
Nhớ lại cả một quãng thời niên thiếu, có xài đồ ngoại quốc nào đâu. Dân Việt Nam Cộng Hoà có lẽ vì thế mà hun đúc được một tinh thần dân tộc, vượt qua những cam khó thử thách của chiến tranh, để đến ngày nay vẫn trường tồn và vẫn là người Việt như thuở xa xưa vậy.
Một dân tộc như thế, với một nền tảng luân lý đạo đức như thế, không thể nào bị tiêu diệt.
Con nhiều: Thuốc lào 3 số tám (888) – Thuốc lá Bastos – Thuốc lá Capstain – Bánh bao Ông Cả Cần – Mắm ruốc Bà Giáo Thảo – Dầu gió Nhị Thiên Đường – Kem đánh răng Perlon – Mền len Sakymen – Xe hơi La Dalat – Nước mắm Phú Quốc – Gạo Nàng Hương – Thuốc bắc Kim Tân – Phở Tàu Bay – Vịt Sa Đéc – Nem nướng Thủ Đức – Bưởi Biên Hoà … và còn biết bao nhiêu thương hiệu tiếng tăm và uy tín khác mà chỉ nội cái tên cũng làm người tiêu thụ bỏ tiền ra mua không một chút thắc mắc?
Những thành công đích thực của người miền Nam hầu như dựa trên một nguyên tắc bất di bất dịch là “NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH”.
Nguyên tắc này hầu như không còn chỗ đứng trong xã hôi VN, sau ngày miền Nam bị bọn phỉ BV cưỡng chiếm.
TOÀN XÃ HỘI VN BÂY GIỜ CHỈ CÒN MỘT NGHỀ KHẢ DĨ “NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH”, ĐÓ LÀ NGHỀ LÀM ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CSVN!
TNT chắc đẻ trong bưng , giỏi lắm thì ở vùng cao nguyên Đà lạt !! Khi mà trong dịp tết ở Sài Gòn , họ chiếu phim được quảng cáo là phim gián điệp color « l’homme d ‘ Istanbul với Horst Buchholz ; anh tôi , ông Tây học nói tiếng Việt đi coi rồi về nói : “ coi này , 4 vé mà nó chỉ xé có 3 !! Ông tưởng tôi coi rồi thì vứt cả vào thùng rác ; không ngờ tôi giữ lại cái vé chưa xé ! Rồi tôi phải mò , lần đầu đi bộ , tìm đến rạp đã khó ,rồi phải về nhà đúng giờ , cho nên bắt đầu ngồi xem từ lúc Horst Buchholz “ trét “ cái kẹo cao su lên tường !! Nghe TNT nói phét về “ đi kèm vào cine “ mà mắc ỉa ! terre d ‘ alun ‘ ! Phải đợi hơn mấy chục năm mới xem lại được từ YouTube, bản tiếng Đức rồi bản tiếng pháp , trong khi tiếng anh chỉ có trailer !!
@minhnguyen : cũng ” giọng lưỡi ” khoe khoang là ăn cơm ở tận đó có 3 đồng là ” chết mẹ luôn “!! cũng dân sặc mùi ” phèn chua “!!
Mấy tên này , như TNT , toàn khoe đi ăn cơm phát chán ở Lào , Cao miên… , chỗ mà lợi tức 2,000 dollars/ year cho nên tất cả mọi thứ đồ ăn đều rẻ như bèo !!
Ở San Francisco, tv địa phương nó nói 3, 4 lần cái gia đình có lợi tức trên 100,000 U.S. dollars/ year mà là “ low income “ !! Trong khi ở VN income hàng năm kém hơn cả Lào chừng 2000 dollars/ year . Tức là lợi tức của nó gấp 50 của mình . Mà gặp ai cũng chụp mũ là khùng !! Thiệt ngu hết chỗ chê !!
Tudo.com là cái “ thớ gì “ mà không phải là “ dân ngu khu đen “!! Thì cũng bận quần “ xà lỏn “ để chụp hình rồi “ đăng báo “ cho thiên hạ “ thưởng lãm “ cái “ giò khẳng khiu “ của mình như nhau !! “ Còn gì nữa cha nội “ !!
Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, năm 1960 là thành viên sáng lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng, tổ chức cách mạng của những người cộng sản ở miền Nam và năm 1969 là bộ trưởng bộ y tế của Chính phủ cách mạng đó. Sau 30.4.1975, bà là Thứ trưởng bộ Y tế trong Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Là đảng viên cộng sản nhưng thực tế xã hội cộng sản đã thức tỉnh bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Bà cay đắng nói với Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Nguyễn Hữu Thọ rằng: “Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ cộng sản. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong Chính phủ cả”
He he Ông Tuóng Lê mã Lương chê ông Tướng Ngô Xuân Lịch và hầu hết Tướng CSVN không biết đọc bản đồ thực địa ,nhưng tụi Tướng lãnh csvn nó đọc bản đồ quy hoạch chia chác Đất của Bộ Quốc phòng và Đất của Dân rất giỏi , như vậy làm sao mà cầm quân đánh Chệt được hở Trời
Lươn cũng đi chê Lịch nhớt ?
@tudo.com : dzậy là hãng tudo.com vẫn còn ! C’est vrai ?!
nhà báo Từ Thức vừa có những lời khuyên dành cho du khách, như sau:
Nếu ăn tiệm, thấy ngon, đừng khen. Người ta sẽ tăng giá gấp hai.
Mua hàng, phải trả giá. Trả giá bao nhiêu cũng hớ. Nhưng nên an ủi: Có người còn hớ hơn mình!
Để quên iPhone hay ví tiền, đừng quay trở lại, hỏi có ai lượm được không. Bạn đang ở VN, không ở Nhật.
Đi đường, chỉ nên đeo nhẫn hay đồ trang sức giả. Có thể bị mất ngón tay, nhưng không mất nhẫn… thật.
Khi có người hỏi: có biết bác Hồ không, đừng kể lể những điều bạn biết về ông Hồ qua Wikipedia. Khổ lắm, biết rồi, nói mãi. Người ta chỉ nhắc khéo bạn đã quên chi tiền.
@minh nguyen: bá bậy !!
Nói một cách hết sức thành thực tôi trong lòng thì nghi , đoán và nghĩ là một bồ chữ là 100 chữ ; chỉ đám nói một bồ chữ khoảng 1000 cho chắc ăn , nói cỡ 100,000 thì hơi quá ( nếu có thể ) , bởi vì thời đó các cụ không đếm đến những con số “ bạc triệu “ như tiền Việt cộng như bây giờ !!
That tuyet voi
@tudo.com : cái tật ” sửa tên ” ai khác mà không chịu sửa tên cho cái ” hãng ” có tên ” dot com ” của mình chình ình ra đó vẫn chưa chừa !!
…. chúng thay nhau nói, đứa nào cũng nói luôn mồm và chỉ nói thôi chứ chả thằng đéo nào làm được một con đường hay một cái cầu nào ráo – kể cả cầu tiêu!
Tôi tạt ngang qua Kuala Lumpur đôi ba lần. Lần nào cũng ngụ ở Phố Tầu vì giá nhà trọ rẻ, lại cạnh bến xe, rất tiện cho việc đi lại và ăn uống. Gần cuối con đường lớn có tiệm Nam Heong Chicken Rice Chinatown, khai trương từ năm 1938, khách khứa lúc nào cũng ra/vào tấp nập.
“Chắc ngon, ngon chắc.” Tôi tưởng vậy. Thiệt là Tưởng Tầm Bậy. Cũng tạm được thôi, chớ thua cơm gà Hải Nam (San Jose) hay Nam An và Tasty Garden (Westminster) ở California xa lắc. Chỉ được cái là tiền bạc rất nhẹ nhàng: mỗi phần ăn chỉ cỡ 3 Mỹ Kim thôi là no chết mẹ luôn!
Trích: ” Sao cùng là nạn nhân của Chủ Nghĩa Cộng Sản mà người Lào và người Việt lại khác nhau đến thế, hả Giời?”
Tại vì
Người Lào không có ai như việt gian Nguyễn ái quốc 1946/an nam quốc vương đỏ & Trần ích tắc 1950/Lê chiêu thống 1955
Người Lào không có trí thức bả chó hồ chí minh, trí thức Hà nội & sĩ phu Bắc hà, như Nguyễn trung, tương lai, nguyên Ngọc, khắc mai, thanh Vân, cù vũ và những con tương cận, chuyên nghề rao giảng bả chó hồ chí minh & ra nơi nhĩ mục quan chiêm thủ dâm với mấy cái sex toy “kháng chiến thần thánh & giải phóng & thống nhất” & “cách mạng tháng tám đánh Pháp đuổi Nhật giành độc nập” & “tuyên ngôn độc nập 2-9” & “ngày độc nập 2-9”.. reo rắc dối trá & bịp bợm & lừa đảo & tham lam bệnh hoạn, nhục mạ người Nam, gây chia rẽ, đào sâu hận thù Bắc nam, làm băng hoại đạo đức & nhân phẩm…
Trích:…..”Chiều, trở lại, họ đã tìm được cái ví. Có người lượm được dưới ghế một xe bus, đưa cho tài xế. Giấy tờ, tiền bạc còn y nguyên. Xứ sở gì kỳ cục.” Từ Thức
Tui thiệt là bực mình cha nội Tưởng Năng… Lui này quá đi, vì ổng đưa mấy cái chuyện cho thấy xứ Lào kỳ…lạ nên không hiểu nổi. Rồi tưởng mình loại dân ngu khu…không đỏ nên lạ là phải, ai dè tới phiên ông Từ Thức là nhà báo từng đi Đông, đi Tây vậy mà tới Nhật ổng cũng kêu…”xứ gì kỳ cục”.
Nói tới đây, tự nhiên tui nhớ lại cô giáo Trần Thị Lam cũng có lần kêu:
ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH
Đất nước mình ngộ quá phải không anh
Bốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớn
Bốn ngàn tuổi mà dân còn bú mớm
Trước những bất công vẫn không biết kêu đòi …
Đất nước mình lạ quá phải không anh
Những chiếc bánh chưng vô cùng kỳ vĩ
Những dự án và tượng đài nghìn tỷ
Sinh mạng con người chỉ như cái móng tay …
Đất nước mình buồn quá phải không anh
Biển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếc
Rừng đã hết và biển thì đang chết
Những con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa …
Đất nước mình thương quá phải không anh
Mỗi đứa trẻ sinh ra đã gánh nợ nần ông cha để lại
Di sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trải
Đứng trước năm châu mà không phải cúi đầu …
Đất nước mình rồi sẽ về đâu anh
Anh không biết em làm sao biết được
Câu hỏi gửi trời xanh, gửi người sau, người trước
Ai trả lời giùm đất nước sẽ về đâu …
Cô giáo: Trần Thị Lam (Facebook )
Nói một cách hết sức thành thực tôi trong lòng thì nghi , đoán và nghĩ là một bồ chữ là 100 chữ ; chỉ đám nói một bồ chữ khoảng 1000 cho chắc ăn , nói cỡ 100,000 thì hơi quá ( nếu có thể ) , bởi vì thời đó các cụ không đếm đến những con số “ bạc triệu “ như tiền Việt cộng như bây giờ !!
Anh biết : đó là nhà văn , nhà báo Bùi anh Tuấn . Chỉ có TNT là vô danh tiểu tốt thôi !!
Dưới đây là link có bức thư của ông Mạc Kinh Trần Thế Xương do cháu gái đánh máy lại gởi cho ông Huỳnh Trung Trực để trả loi về tiểu sử và thân phận của nhà văn Bùi Anh Tuấn, cha đẻ của Z28-Tống Văn Bình.
https://hoiquanphidung.com/showthread.php?14686
Tuy rằng trong thư chỉ đề cập là ông Bùi Anh Tuấn và phu nhân chỉ có một người con trai nhưng thực tế thì họ còn có một người con gái học cao đẳng sư phạm sau 1975. Một điều chắc chắn là ông ta và gia đình còn sót lại sau biến cố đó và vào năm 1976 thì ông ta vẫn bình an vô sự. Số phận của ông ta về sau này ra sao thì tôi không rõ nhưng có 2 điểm quan trọng mà tôi cho rằng ông ta đã thoát hiểm.1
1. Tôi chưa từng thấy một tin tức nào về ông ta trên mặt báo của cộng sản rằng ông ta đã bị bắt như họ đã thường làm mỗi khi bắt được “bọn biệt kích cầm bút”. Z28 nặng ký lắm chứ!
2. Báo chí ở hải ngoại chưa bao giờ đăng những information có liên hệ tới tác giả của Z28, chứng tỏ chỉ một số rất ít là biết ông ta và toàn là thân tín, mãi cho đến khi có sự hồi đáp của lá thư này.
Viết cái đó cũng dưới 10 dòng nên free , không tính tiền !
Tôi rời bỏ Đảng vì thất vọng với những gì Đảng đã và đang làm, bất chấp bao ý kiến đóng góp tâm huyết và trí tuệ của những người như Chu Hảo; bất chấp những tiếng kêu thảm thiết của biết bao người dân bị cướp bóc, đàn áp, bất công một cách oan ức, thảm khốc…
( Trich Mac van Trang )
Và trong một email trao đổi với tiêu đề: Có mâu thuẫn khi Việt Nam đầu tư vào đập thủy điện mới ở Lào, Tom Fawthrop viết: “như anh Vinh đã biết, chính phủ Lào vừa thông báo cho MRC ý định tiến hành dự án đập Luang Prabang mà Hà Nội là nhà đầu tư chính, qua công ty quốc doanh PetroVietnam Power Corporation, một quyết định sẽ làm cho cuộc sống của 20 triệu cư dân nơi ĐBSCL thê thảm hơn. Và anh nghĩ sao về nghịch lý này của Hà Nội?” ( Trich Ngo The Vinh )
Thì Tụi chóp bu nó đầu tư Tiền vào túi nó hơn là sinh mạng 20 triệu Dân đồng bằng sông Cửu Long ,từ xưa đến giờ tụi chó nầy nó coi Dân ra gì , người Dân bây giờ sao hiền quá ,mấy Cha mấy Thầy bây giờ ngôi ôm cục bạc đi xe chiến ,mặc cho tụi cầm quyền tùng hoành Đất nước là của ông Cha tụi cộng sản để lại tụi nó toàn quyền sát sanh ,phong cho Nhân dân làm Chủ tụi nó là đày Tớ ,có chuyện gì thì người Chủ mang tiếng còn đày Tớ vô can ,mẹ họ nhà nó tụi nó chơi chử quá hay Dân Vn ơi sao bây giờ bạc nhược quá Hùng khí Tiên rồng đâu rồi ? Thời xuống đường chống Độc tài ,chống Tham nhũng đâu rồi ./
Hơn tám mươi ba năm sau, ông Lê Văn Hiệp (Chủ Tịch Hiệp Hội Nhà Vệ Sinh Việt Nam) cũng nêu lên mối quan tâm tương tự nhưng nhấn mạnh vào góc cạnh vệ sinh:
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi đi thực tế, khảo sát ở hơn 40 tỉnh thành trên cả nước và thấy nhà vệ sinh ở các trường học, bệnh viện, bến xe, ga tàu… hiện nay quá tệ. Cần nói thêm, căn cứ vào số liệu của thế giới và Bộ Y tế, trong nhà vệ sinh bẩn có 200 con vi khuẩn thường trực mỗi khi phát sinh chất thải. Các con vi khuẩn này sẽ lây lan ở cấp số nhân với môi trường ẩm thấp và nếu không có biện pháp giải quyết thì sẽ gây hệ lụy rất lớn đến con người, cộng đồng, văn minh đất nước.”
Thế thì : 1 bồ chữ là 100 chữ hãy 10 ngàn chữ
Khỏi cần phải lòi con mắt :
Đó là Savannakhét của Lào , derived từ Savanh Nakhone ( heavenly district) . Cái đó cùng nghĩa như Nakhon Sawan , một thành phố của Thái Lan , được phiên âm thành Đồng Pha Lan !! Tổng cộng mất 3 phút đồng hồ để làm research !!
Tui lại nhớ đến những clip đã từng xem đám học sinh đánh nhau, và tui cũng đã từng suy nghĩ tại sao lớp trẻ bây giờ lại hèn thế. Bị đánh như thế thì phải phản ứng chứ, phải tìm một cái gì đó để chống trả, sao lại cúi đầu cam chịu để bị hành hạ và đánh đập như thế. Và những đứa trẻ chứng kiến nữa, phải có hành động trước cái ác, phản ứng trước cái xấu chứ, sao lại dửng dưng chứng kiến và vô tư cười cợt trước cảnh bạn bè mình bị đánh đập dã man. Ít nhất là phải can ngăn, hoặc phải có thái độ cứng rắn với kẻ đang dùng bạo lực với bạn bè của mình. Ngay trong lớp học cũng vậy, khi thấy thầy cô sử dụng bạo lực vô lý và quá đáng với bạn mình, những người cùng lớp phải có thái độ chứ. Phải can ngăn, phải có ý kiến. Đằng này cả tập thể im lặng chứng kiến bạo lực và nhiều khi còn tiếp tay với bạo lực. Như chuyện cô giáo bắt tát học sinh 231 cái, học sinh có quyền phản đối, một người thì lẻ loi, nhưng cả tập thể lớp cùng phản ứng thì cô giáo cũng chẳng làm gì được.
( Trich Do duy Ngoc )
Với chính phủ Lào thì Biên bản Ghi nhớ – Memorandum of Understanding – năm 2007 về dự án thủy điện Luang Prabang với Việt Nam không thuần chỉ là một “quid pro quo – trao đổi dịch vụ giữa hai bên” nhưng có một ý nghĩa chiến lược lớn lao hơn một con đập rất nhiều: đó là Việt Nam đã bật tín hiệu đèn xanh đối với toàn chuỗi 9 con đập dòng chính trên sông Mekong của Lào. Chính phủ Lào đã rất khôn ngoan hiểu rõ rằng từ nay 2007, trên thực tế – de facto, mọi phản đối của Việt Nam nếu có cũng chỉ là chiếu lệ; và giới am hiểu tình hình lưu vực sông Mekong đã thấy rõ một Hà Nội bị chi phối bởi các nhóm lợi ích, và đã bị khuất phục và quy hàng trước chiến lược thủy điện của Lào.
( Trich Ngô Thế Vinh )
Anh có biết người thứ 8 viết những tác phẩm X 28 là ai không? Nhân vật nầy vẫn còn là câu hỏi lớn sau Chiến tranh Vn.
Vanle Người thứ Tám tên thật là Bùi anh Tuấn một Đảng viên của VNQĐ, sau nầy là nhân viên của Mỹ , sinh vào khoảng năm 1929 ,có hồ sơ chống Việt minh năm 1946 bị cs bắt giam tại trại giam Đầm đùn Thanh hóa sau đó vượt ngục ,vượt tuyến vào Nam ,không riêng gì miền Nam ngay tại miền Bắc z 28 cũng nhiều người đọc sau 1975 ./
Tôi cũng thắc mắc từ lâu nhưng nay được giải đáp đầy đủ chi tiết, Thankyou Tucu!
Thế t/g “Thép Đen” là Nguyễn Khắc Bình và là người thật, việc thật?
Nguyễn chí Bình tác giả Thép đen ,Nguyễn khắc Bình là Tướng cảnh sát Nguỵ ,cùng với Trang sỹ Tấn cũng tướng cảnh sát ngụy , Nguyễn khắc Bình là đặc ủy trung ương Tình báo Nguỵ , Người thứ tám lấy tên ông đặt cho Tống văn Bình , Tướng Bình rất giỏi về Tình báo ./
Đặng chí Bình chứ không phải Nguyễn khắc Bình ,Thép đen là chuyện thật nhưng cũng có nhiều hư cấu ,Đặng chí Bình không phải tên thật ,ông Nầy đang ở Mỹ đã truy lãnh một số lương bồi thường cho Biêt kích nhảy toán ra Bắc trước năm 1963 , đủ để mua một chiếc xế họ BMW sang trọng ./
Nhờ Vanle hỏi giùm Tucu là có chắc là người thứ tám sinh 1929 không? xin cho biết “nơi chiếu phim”?
Sau 1975 thì mình chỉ có X30 phá lưới do người hành tinh viết thôi. Cho gởi hỏi thăm Tucu.
Chuyện bí mật tình báo nầy anh Mười nên nhờ chuyên gia 50 năm nghiên cứu…đặc công Tonydo là chắc ăn nhất. Vì trước khi đặc công giật mìn…xe đò, pháo kích…trường học phải có thông tin đầy đủ từ tình báo, đúng không.
Ông chuyên gia 50 năm đang lo điều tra vụ thứ trưởng Lê Hải An tại sao tránh vỏ dưa rồi lại trượt vỏ dừa mà “té lầu” chết thảm!
Rán chờ vài hôm vì ổng phải…clean up hết mấy cái…vỏ ôn dịch vật đó, nếu không, nó cứ trượt tới trượt lui trượt xui trượt ngược thì sớm muộn gì nó cũng trượt luôn đảng ta…xuống hố cả nút.
@Nguyễn Văn Mười Một-Thanh Tra Chính Phủ & Tudo.com: hai bác mà đợi “đồng chí” tonydo hoàn thành sứ mạng thì có mà đợi đến …tết công gô! Thời may, tôi mới rảo một vòng lục lọi khắp hang cùng ngõ hẻm internet thì kiếm được chỗ “chiếu phim Z.28”, cho “coi cọp” thả giàn!
https://vietmessenger.com/books/?search=nguoi%20thu%20tam
Không những thế, “rạp hát” này còn “chiếu phim” nhiều thể loại khác nhau, kể cả “phim” XXX.
Enjoy!
Bài viết hay quá – so sánh giữa dân Nhật, dân Lào với dân xứ Xã Hội Chủ Nghĩa Xấu Hơn Cả Ngợm Việt nam
Những tật xấu vặt đáng khinh của dân Đông Làu này là sống ẩu, vô kỷ luật, khôn vặt , luồn lách, ưa nói láo,sống kéo bè phái vây cánh, đồng hương,hay đè gác , bốc lột nhau , hại nhau hay thậm chí cực cùng giải phóng nhau mà sống.Những tật xấu này nở rộ lên kể từ khi thằng già có râu, mà trông mặt mày xấu quái, hình tướng cà giựt cà giựt đã biết là kẻ ít học nhưng chúa xạo, nham hiểm, thâm độc, khôn vặt, ham dâm, ham danh tên là Hồ Chí Xạo lên cà ẹo cà ẹo dẩn đường làm cả nước lọt xuống hố !
Nói đến vương quốc Lào, tôi liên tưởng ngay đến một địa danh mà tôi đã nghe quen từ nhỏ. Tên nó là Đồng Pha Lan. Quý bác cùng lứa tuổi tôi sống và đi học ở Sài gòn trước 1975, mấy ai mà không biết đến nhân vật Z.28, tức Đại Tá Tống Văn Bình, điệp viên của Sở Mật Vụ Sài gòn. Từ nhân vật cho đến nhiệm sở chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng, nhưng Z.28 từng là thần tượng của lớp trẻ mới lớn chúng tôi năm xưa ở Sài gòn. “Z.28 Bóng tối Đồng Pha Lan” đã đem địa danh ấy vào ký ức tôi từ đó. Tôi nhìn lại Google lúc gần đây thì vẫn nhận ra vài địa danh trong truyện như Vạt chay (phi trường Wattay), đại lộ Samsenthai, nhưng cái tên Đồng Pha Lan thì chịu, tìm lòi cả hai con mắt mà không biết nó nằm đâu trong thành phố Vientiane.
Cũng nhờ truyện này mà tôi biết là xứ sở cũng như dân tình xứ Lào quả là rất hiền. Tôi còn nhớ mang máng nhận xét của tác giả (Người Thứ Tám) qua nhân vật chính (Z.28) là nếu không có lá cờ Mỹ bay phất phới trước Đại sư quán Mỹ thì chắc “chẳng ai còn nhớ đến bầu không khí sôi sục chiến tranh ở đất nước này” (không đúng nguyên văn đâu, nhưng đại ý là nó như thế).
Nay thấy bác TNT tường thuật lại thì quả không sai. Từ lúc “Z.28 Bóng tối Đồng Pha Lan” ra đời đến nay đã hơn nửa thế kỷ, lại trải qua bao cuộc binh đao máu lửa mà cá tính hiền hoà của dân Lào cũng không có gì thay đổi thì ắt cũng sẽ … muôn đời không thay đổi!
Nước Lào bỗng lọt vào danh sách Bucket List của tôi sau khi đọc xong bài này!