S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Mũ cối

21

Vài năm trước, hôm 15/12/2018, báo Vnexpress hớn hở đi tin: “CĐV Việt đội mũ cối xem chung kết AFF Cup lên báo nước ngoài… Một chàng trai Việt Nam mặc áo in hình rồng, đội mũ cối lọt vào ống kính của phóng viên.”

Ôi chao! Sao mà hân hạnh và quí hoá đến thế ?

Độc giả – tuy thế – dường như không hào hứng gì lắm với nỗi hân hoan và niềm hãnh diện của ban biên tập Vnexpress, nếu chưa muốn nói là ngược lại:

  • Việt Hoàng : “Không hiểu sao, tôi rất ghét mũ cối.”
  • Dạ Ngân : “Miền Bắc nên chấm dứt mũ cối đi. Tôi không thấy nó đẹp. Rõ hình dáng nhược tiểu, yếm thế.”
  • Đình Ấm Nguyễn : “Tui sinh ra lớn lên ở miền Bắc và trưởng thành lập nghiệp ở miền Nam Nhưng mỗi khi ra đường nhìn thấy người nào sử dụng mũ cối trên đầu là tui dị ứng.”
  • Lê Văn Cương: “Người Bắc mà còn dị ứng thì người Nam họ thấy căm ghét và khinh bỉ.”
  • Quan Huynh: “Làm ơn đừng đội nón cối! Nó biểu tượng cho sự dốt nát, nghèo hèn, ngu si, tham lam, ích kỷ, ti tiện, độc ác, tham quyền cố vị. Nói chung là tầng lớp hạ đẳng!”

Nói thế (e) có quá lời chăng?

Tưởng cũng nên nghe thêm đôi câu từ tốn, nhã nhặn, và khách quan (hơn) từ một vị thức giả – đang tu tại gia – cư sỹ Phạm Nguyên Trường :

“Xét ra, nón cối rất tiện vì, thứ nhất nó khá rẻ. Thứ 2 đội lúc nào, ở đâu, làm gì cũng tiện, nắng mưa đều che được củ sọ mà lại không vướng víu, rơi cũng chưa hỏng ngay. Tóm lại, rẻ và tiện. Tuy nhiên, ở miền Nam mà đội nón cối thì người ta biết ngay là Ba Ke.

Nhưng xét ra cũng chưa có loại nón mũ nào thay được nó, nếu không nói đến mũ bảo hiểm xe máy. Nếu không bắt buộc đội mũ bảo hiểm, không chừng dân số tộc nón cối bây giờ đã gia tăng đáng kể. Cho nên tôi nghĩ người nào đó thấy nón cối tiện thì cũng kệ họ, chả nên kì thị vùng miền làm gì…”

Quan niệm dung hoà thượng dẫn, tất nhiên, dễ được tán đồng:

  • Đỗ Trí Tâm: “Đồng ý với bác. Thích hay không thích là quyền. Nhưng kỳ thị vùng miền thì không nên.”
  • Ba Võ : “Trước đây không có chọn lựa chọn nào khác ngoài nón cối!”
  • La Phong Mua Thu: “Kệ họ nói gì thì nói đi bạn. Mũ cối chẳng có gì xấu, còn tiện lợi cho người dân lam lũ. Nếu kiên cường, chịu khó thì chẳng có gì đáng xấu hổ vì cái mũ rẻ tiền ấy cả. Tôi không thuộc tộc mũ cối nhưng không khinh những người lao động.”

Khinh thị thì không chắc nhưng bị ám ảnh hay lo ngại thì e khó tránh, và cũng hơi phổ biến:

Mình mới xuống sân bay, bước chân ra ngoài chưa kịp gọi xe thì có một anh tài xế xáp lại hỏi:

– Chị có đi taxi không?

Nhìn thấy đội cái mũ cối, lại giọng của đồng hương nữa nên mình không thích lắm, vì vậy vẫn hí hoáy đặt xe. Màn hình báo “Hiện tại tất cả các tài xế đều đang bận, bạn vui lòng quay lại sau”, ngán đợi nên hỏi cái “đồng chí” này, thấy giá cả cũng ok, nên gật đầu đồng ý đi.

 Mặc dù cũng chẳng yên tâm tí nào khi sử dụng dịch vụ của người nói cùng giọng với mình, chỉ sợ bị chém. Lên xe mình hỏi luôn:  

– Tôi hơi thắc mắc tí, anh cho tôi hỏi một câu nếu anh thấy không phiền, OK?

– Chị hỏi đi.

– Tại sao anh lại thích đội cái mũ đó?

– Không phải em thích mà nắng thì em đội thôi.

– Anh vào đây lâu chưa?

– Em vào được 7 tháng chị ạ.

– Vậy hả, vậy thì mới quá nên chưa hiểu là phải. Đúng ra tôi không nói nhưng vì tình đồng hương nên tôi nói điều này anh đừng giận nhé.

– Chị cứ nói đi

– … tôi là người Bắc nhưng tôi cũng không thích cái mũ đó, cái biểu tượng của sự khổ đau và kìm kẹp, mặc dù chú tôi và những người hàng xóm của tôi cũng vẫn đội để che nắng nhưng thực sự tôi không thích nó, vì cái mũ đó mà đất nước tan hoang như ngày hôm nay, tham nhũng tràn lan, kinh tế tuột dốc, đời sống văn hóa tệ hại, trò đánh thầy, thầy tra tấn trò, BS thờ ơ với bệnh nhân con người tìm cách lừa lọc lẫn nhau, tình người không còn…  BS Lê Nhàn

Tôi sống tha hương gần mãn kiếp nên không có dịp tiếp xúc với một người tài xế taxi ở quê mình. Trong Khu Đèn Đỏ Nana Plaza ở Bangkok, thảng hoặc, tôi cũng thấy một hai người đội mũ cối đang lầm lũi đẩy chiếc xe kem bé tí teo giữa lòng con phố chật ních người đi.

Cả cái xe lẫn cái mũ đều là dấu hiệu cho biết chủ nhân mới từ VN sang. Kẻ sang trước, sau khi dành dụm được chút vốn liếng, thường sắm xe bán trái cây (vì có lời hơn) và cũng sắm luôn cái nón mới – made in Thailand – không phải là nón cối, tất nhiên!

 

Bên Vientiane hay Phnom Penh thì khác. Dân Lào và dân Miên tuy cũng cũng  nghèo thảm thiết nhưng họ thường từ chối làm những công việc quá nặng nhọc (và rất ít lương) nên phụ hồ gần như là “nghề” chỉ dành riêng cho đám di dân lậu. Bởi vậy, ở bất cứ nơi đâu có xây dựng là thế nào cũng có loáng thoáng vài ba cái mũ cối đang lui hui dưới ánh nắng chói chang.

Vì thói quen nghề nghiệp, tôi hay mời những người đồng hương trẻ tuổi của mình dùng một bữa cơm thanh đạm (nơi một quán hàng nào đó, bất kỳ) để có dịp trao đổi đôi câu tâm sự. Phần lớn các em đang ở lứa tuổi đôi mươi, chào đời khi mọi cuộc chiến (Bắc/Nam – Miên/Việt – Tầu/Việt) đều đã lụi tàn. Ai cũng rời làng quê chỉ vì một lý do duy nhất (“ở nhà thì biết làm chi ra tiền”) và gần như không ai hay biết gì về chuyện chinh chiến cũ, nói chi đến “gốc gác” cái mũ cối mà họ đang đội trên đầu.

Phải nhìn thấy những vệt mồ hôi muối dầy cui trên lưng áo, những ánh mắt buồn bã mệt mỏi, và những gương mặt lấm lem đen đủi  (trong điều kiện khí hậu vô vùng khắc nghiệt ở Á Châu ) mới thông hiểu sự cần thiết của cái nón – bất kể loại nào – miễn có thì thôi. Ở tuổi này (lẽ ra) tất cả các em đều phải có cơ hội để đi đến giảng đường, thay vì đi tha phương cầu thực.

Gần đây, lại có một hiện tượng mới nữa về mũ cối. Nó chợt xuất hiện ở những vận động trường hay giữa những phố phường nơi xứ lạ và được chủ nhân dùng như một vật  trang sức (để gây chú ý của tha nhân) chứ không phải để che thân. Sự kiện này cũng gây ra đôi chút phiền lòng:

  • Trần Thị Thảo: “Nhìn qua là biết bọn vô học đi làm cu li ở Nhật.”
  • Sinh Nguyễn Xuân: “Tối qua trên sân vận động Singapore thấy mũ đó cũng xuất hiện á kkk.”
  • Mạc Văn Trang : “Sao các bạn trẻ người Việt ở Nhật lại lập ra ‘nhóm mũ cối’ rồi quậy trong sân bóng đá, khi đội Việt Nam đá với đội Nhật, gây mất cảm tình với dân sở tại?” Top of Form

Nỗi e ngại (“gây mất cảm tình với dân sở tại”) của T.S Mạc Văn Trang ở Nhật chỉ là chuyện nhỏ – rất nhỏ – so với những vụ án ở Hoa Kỳ mà nhiều người Việt phải hầu toà vì tội chụp mũ (cối) lên đầu tha nhân, và hậu quả là đã có lắm kẻ đã tán gia bại sản!

Hễ cái nón cối xuất hiện nơi đâu là y như rằng nơi đó vấn đề, dù tự thân nó hoàn toàn vô tội. Số phận của cái mũ cối cũng hẩm hiu, xui xẻo y như cái liềm hay cái búa thôi. Cả ba, chả may, bị “vướng” vào đám Cộng Sản mà trở nên những biểu tượng của sự xấu xa khiến thiên hạ kinh sợ (hay kinh tởm) cứ y như gặp phải kẻ … lỡ dẵm nhằm cứt vậy.

21 BÌNH LUẬN

  1. trần như trường lại “ bốc thối “ nữa rồi ! : da của vợ tổng thống Trump đâu có “ trắng “ ! Thế mà Trần trùng trục lại bảo là “ sang “ !

  2. Cứ hể là
    “Cháu ngoan bác Hồ”
    thì
    phải úp cái cối của Thị Nở lên đầu.
    Không như thế là không được.

  3. “chụp mũ cối lên đầu tha nhưn”

    Whoa, nhìn cái hình Phạm Minh Chính chụp chung với Việt (cá sặc) cừu hải ngoại, sợ chưa kịp chụp họ đã giựt lấy mà đội lên, rùi hãnh diện nữa

    Đi với Phật mặc áo cà sa, kính trọng trí thức như gs Mạc Văn Trang thì nên đội nón cối

  4. Bọn Việt Cộng thật kỳ-lạ.
    Cứ hể bước ra đường
    là ụp cái cối của Thị Nở lên đầu.
    Có thể bọn nó muốn tự khoe
    mình là “cháu ngoan bác Hồ”.
    Thật gớm-ghiếc!

  5. Cái mủ cối của Việt Cộng
    giống như
    cái cối của Thị Nở.
    Anh Chí Phèo,
    rất nhiều lần,
    đả
    thọc cái chày của mình,
    vào cái cối
    của Thị Nở.
    *
    Mủ cối là cái cối,
    Việt Cộng là cái chày.
    Đầu chày bị cái cối ụp lên.

    • Việt Cộng
      chỉ là cái chày
      của anh Chí Phèo,
      nên mới bị
      cái cối của Thị Nở
      úp lên đầu.

  6. Bọn Việt Cộng
    chưa hề làm được cái mủ cối.
    Tất cả mủ cối có từ trước tới nay,
    là do Tàu Cộng làm ra.
    Việt Cộng chỉ có mủ đan băng lạt dang,
    rồi bọc vải nhựa bên ngoài.
    Tố Hữu thú-nhận:
    -“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi dang”

  7. Nói thực lòng:

    Cứ nhìn thấy cái nón cối là tự nhiên muốn…ói, mà nếu thêm đôi dép râu nữa thì thôi rồi Lượm ơi…..bao nhiêu cơm phở ….đua nhau ra cho bằng hết.

    Tội nghiệp cơm và phở!!

  8. Dziệt Nam ở đâu trên trường Quốc tế? Theo bảng xếp hạng của trang mạng Henley Passport Index 2022, Nhật và Singapore đứng đầu với hộ chiếu được miễn visa ở 191 quốc gia ( tương đương với 191 điểm ).
    Đại Hàn và Đức hạng nhì với 189 điểm.
    Mỹ, Thụy Sĩ, Na Uy, Bỉ, Tân Tây Lan đồng hạng 6 với 186 điểm.
    Mễ, Do Thái đồng hạng 24 với 159 điểm.
    Đài Loan hạng 32 với 145 điểm. Trung cộng hạng 64 với 80 điểm.
    Chót bảng là Afghanistan với chỉ 26 điểm. Gần chót là Việt nam với 54 điểm. Cam Bốt 53 điểm. Lào 50 điểm !!!

    2008- Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt : “Chúng tôi đi nước ngoài rất nhiều, chúng tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam đi đâu cũng bị soi xét, chúng tôi buồn lắm chứ, chúng tôi mong muốn đất nước mình mạnh lên. Người Việt Nam chúng ta thì tôi cũng mong đất nước lớn mạnh lắm, và làm sao thật sự đoàn kết, thật sự tốt đẹp để cho đất nước chúng ta mạnh, đi đâu chúng ta cũng được kính trọng”.

    Lợi tức tính theo đầu người trong năm 2020:
    Việt nam: US$ 2785; Lào: US$ 2629 ; Thái: US$ 7186
    Mễ: US$ 8329; Đại Hàn : US$ 31597 ; Nhật: US$ 40193

  9. Dzẻ dzang Dziệt Nam sau 75 ! : ” Kể từ khi làn sóng “Thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ ! “:

    2014- Nhà văn Dương thu Hương : …Chiến tranh Việt-Mỹ đã qua, nhưng sau đó không lâu cái tên Việt Nam lại dội lên trên các kênh thông tin quốc tế. Lần này, là một thứ ồn ào dơ dáy. Chẳng còn là người anh hùng bé nhỏ dám đương đầu với đế quốc Mỹ mà là tác giả của Khổ Nạn Thuyền Nhân. Ở châu Âu, phái đoàn Việt Nam không còn được chào đón bằng cờ và hoa mà bằng cà chua và trứng thối. Tôi nhớ rằng lần đi châu Âu, ông Võ Văn Kiệt đã hứng trọn một quả trứng thối vào giữa mặt còn đến lượt ông Phan Văn Khải thì thoát nạn nhờ sự bố trí, dàn cảnh công phu của cảnh sát Pháp. Sự đời vốn đổi thay như các lớp tuồng. Điều khốn khổ cho người Việt Nam là dường như họ chỉ được các nước biết đến trong các tình huống đau khổ. Kể từ khi làn sóng “Thuyền nhân” dịu đi, Việt Nam gần như chẳng còn gì để nhớ. Cứ nghe đài phương Tây thì biết, người ta chỉ nhắc tới hai từ Việt Nam khi nhắc tới cuộc chiến tranh Việt-Mỹ, bởi rất nhiều trí thức phương Tây, đặc biệt là các văn nghệ sĩ đã tham gia vào phong trào chống chiến tranh và tuổi trẻ của họ gắn bó với những kỷ niệm của một thời sôi động. Tuy nhiên, ngay cả những người kiên nhẫn nhất và hiểu biết Việt Nam nhiều nhất cũng chưa dám quả quyết rằng họ nắm được sự thực về cuộc chiến tranh này. Điều đó, quá khó khăn.

  10. Mấy nam trước vợ của Trump theo chân ông chồng qua
    công cán ở nước thuộc Phi châu nào đó . Có diện bộ quần
    áo trắng muốt đi kèm theo cái nón cối ,trông rất đẹp ,nhưng
    thiên hạ phản đối quá chừng ,vì làm người ta liên tưởng
    tới cái giai đoạn “thực dân” của tụi Tây phương da trắng .

    Không hiểu sao tụi Tây chúng nó diện nón cối ,trông đẹp
    và sang . Còn mụ Ngân nhà ta cũng đội nón cối ,vác gậy
    dò đường đi trong vùng lụt lội ,trông giống như mấy con
    mẹ ăn mày ,kệch cỡm ,nhà quê ,chả giống ai .

  11. Một lần đi đường ở Mỹ nhìn thấy một người phát thư đội mũ cối củ. Gương mặt Á đông . Việt Nam? Nhớ lại ký giả N.Trân .Co ta xung là ky giả về VN theo phái đoàn (?) Mỹ…Lúc trở về Mỹ tặng cho cha là Đ/tQLVNCH di tản một món quà đặc bệt :”cái nón cối còn mới”…Không nghe nói phản ứng của nguoi cha ra sao ,nhưng báo chí VN lên tiéng bình về “món quà biếu cha” (ký giả Nam Trân) này rất nhiều !
    Thật ra nón cối không là phát minh của bọn csvn mà dựa theo nón casquette của Pháp mà mãi tới 53 vẫn còn có nhiều người đội nó (màu trắng )vì nó nhẹ và đẹp ,sang như tây (vì tây đội nhiều ,các thầy thông phán ,sv học sinh , đội nó như trong phim truyện dựa theo tiểu thuyet HB Chánh).Cũng như nón tai bèo còn bán ở các tiệm Mỹ nón cối nay lam bằng nhựa cứng mỏng đẻ thăm hay làm việc trong các cơ sở kỹ nghệ sản xuất ,,,có thể gây nguy hiểm ,như di xe phải đội mũ bảo hiêm vậy .
    Đây là cái mũ của các quan “thực dân ” pháp ,không có gì đẻ VC hãnh diện . Nó dặc biệt thật nhưng không an toàn cho người linh bằng cái nón sắt..
    Cho nên chẳng có gì đẻ nói về nó ,vinh danh nó ,Tuy nhiên Nó dị ứng vói người QG ,miền Nam VN .Nó được coi là biểu tượng xấu của người đội nó . Nó chẳng có gì hơn đôi cái CỐI (nặng)lên đầu ,nghe như
    bị Diêm Vương phạt đọi ( cái ) vì tội lỗi ngút trời . của bọn quỷ sa-tăng vc….
    (,,,,,Việt cộng đối với tôi/Không có gì thay đổi/Thù tới chết không thôi!NDNB)

  12. Nghe – Thấy – Nghĩ

    Có cảm giác muốn ói
    Mỗi khi nghe nó nói
    Tôi cảm thấy cực hình
    Vì toàn lời gian dối

    Mỗi khi tôi phải nhìn
    Điệu bộ bọn cán ngố
    Hình dáng lũ súc sinh
    Tôi mắc cỡ xấu hổ

    Một trong những lý do
    Tôi đi bằng mọi giá
    Để không thấy không nghe
    Bọn rợ Hồ chó má

    Bây giờ tôi không nghe
    Tôi cũng không phải thấy
    Nhưng chỉ nghĩ không thôi
    Sao cũng cảm giác ấy?

    Cách cả nửa vòng trời
    Việt cộng đối với tôi
    Không có gì thay đổi
    Thù tới chết không thôi!

    Nông Dân Nam Bộ

  13. Lúc cón ở trong nước,tôi có đọc một truyên ngắn,thiệt hay: Chiếc -nón
    -cối của một nhà văn trong nước,đăng ở Tạp chí Sông Hương (Huê thuở anh Nguyễn khắc Phê (em ruột của BS NK Viện))làm chủ biên .Nôi dung câu chuyên,một đảng viên hưu trí cầm cài nón cối ,xuống phố để tìm chổ lợp lạ
    lại(Re-cover).Tìm đâu củng không có.Gặp nhiều người ,ai củng bảo ,bây
    giờ ai dùng nón cối đâu nửa mà Bác đi tìm người sửa chưa.Thế nhưng
    Ông hưu trí cứ bảo,tiếc lắm vì mủ nầy do Trung Quốc làm chất lương !
    Trong ký sư lịch sử” Tuấn chàng trai nước Việt” của nhà văn Nguyên Vỹ đăng nhiều tạp ở Tạp chí Phổ Thông của Miền Nam trước đây củng thể hiện hình ảnh: anh chàng Tuấn đôi nón cố! Tôi củng nhớ rất rỏ,lúc thời Tây, đi học Mẹ mua cho cái nón cối màu trắng.Mổi khi dùng củ,lại mua phấn trắng về quét lên.Như thế cái-nón-cối là do Pháp du nhập vào VN! Ngay hình ảnh HCM di họp với Pháp ,đương sư củng đôi nón cối! Đây củng chính là lý do mà bọn con cháu ông Hồ,học tâp noi gương “Bác” nên chọn nno1n cối làm Vòng kim cô trên đâu chăng?? Trong lúc Lịch sử đả sang trang,không ai xài nón cối nửa??

  14. Chẳng biết người đội nó thế nào chứ tôi gặp cái nón cối vàng hay xanh là tôi bị dị ứng, tìm đường khác, cái nón cối ấy khiến tôi nhớ lại những tội ác, những cái đói thủa thiếu thời, những bobo, khoai sắn và những cái khổ ở vùng kinh tế mới. Tôi khinh bỉ và nguyền rủa cái nón ấy, người ta hay bảo..dân nói cối với cả núi miệt thị, căm ghét. Đm nón cối

    • Tôi không thích những người viết bình luận mà lại chửi thề,như vậy không lịch sư lắm. Nhưng trong trường hợp này thì đúng vì ngoài tiếng chửi thề thì còn chữ gì để chỉ bọn nón cối đây?

  15. Đội cái nón cối khác gì đội cái cối giã gạo úp ngược lên đầu . Giờ này chỉ có đám DLV ngu sĩ mới dám đội . Tự động tẩy chay nón cối , nhạc đỏ , bộ đồ đại cán ghi nhận một thất bại văn hoá tận gốc rễ của CSVN .

    Sự lỗi thời ấy nó minh chứng cho tư tưởng chế độ lỗi thời không bắt kịp trào lưu tư tưởng tiến bộ thế giới . Giống như chiếc áo dài the , áo dài gấm của nền nho học VN tự đông biến mất sau 1945 .

    Dù cho Csvn ra sức cầm cự hình ảnh cán bộ Đảng viên qua cái nón cối . Nhưng thất bại vẫn hoàn toàn thất bại . Lòng dân là vậy .

  16. Cái mũ cối,
    Trên đầu những thằng nói dối
    Cũng vì nó,
    Đất Mẹ trở nên lạc hậu tăm tối.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên