S.T.T.D Tưởng Năng Tiến – Ký sinh & tầm gửi

33

Họa sỹ Lê Huy Cầm cho biết: “Vừa dứt xong cái tranh cho cựu sinh viên Đại Học Dalat sẽ đấu giá kiếm tiền cho sinh viên nghèo trong ngày họp mặt 20 năm.” Bên dưới thông tin này là lời nhắn của FB Hue Chau (“Nếu dành cho cựu SV ĐH Dalat pre 75 thì trên tháp chuông nhà Nguyện Năng Tĩnh kg phải là cái…ngôi sao – Lê Huy” và hồi đáp của tác giả: “Sinh viên ra trường năm 2000 nên vẽ như vậy.” )

Tôi rời Viện Đại Học Đà Lạt đã lâu, ngay sau Mùa Hè Đỏ Lửa, vào năm 1972. Gần nửa thế kỷ đã vụt đi với không biết bao nhiêu là nước suối, nuớc sông (cùng với nước mưa/nước mắt) đã ào ạt qua cầu và qua cống. Nhìn lại hình ảnh trường xưa không khỏi có thoáng chút bồi hồi, và cũng thấy có hơi hụt hẫng.

Tuy thế, tôi hoàn toàn đồng ý với lời giải thích thượng dẫn của tác giả bức tranh. Thấy sao thì vẽ vậy thôi. Mà sao vàng và cờ đỏ thì được “gắn” vào tất cả những công trình kiến trúc ở VN (trường học Yersin, nhà ga Đà Lạt, bưu điện Sài Gòn, Toà Đô Chính, Dinh Gia Long, Dinh Độc Lập …) chớ có sót chỗ nào đâu.

Ngó riết rồi cũng quen mắt mà!

Chỉ riêng có “chỗ” này thì phải công nhận là nhìn hơi quá chướng, theo nhận xét của một nhà văn miền Nam – lần đầu đặt chân đến Hà Nội – hồi năm 1989 :

“Ô nhưng cái gì thế kia? Trên đỉnh Tháp Rùa có một ngôi sao! Cái này ra ngoài dự kiến của tôi về cảnh trí ở đây. Tôi chợt hiểu và liên tưởng ngay đến các ngọn tháp chuông ở điện Cẩm Linh mà tôi thấy trên báo chí Liên Xô, trên mỗi tháp cũng có gắn một ngôi sao. Dấu hiệu của Cách Mạng.

Chỉ tiếc khi nhìn ngôi sao trên đỉnh tháp Rùa thì trí tưởng tượng của tôi về câu chuyện con rùa đòi thanh gươm của Lê Lợi không thể nào hoạt động được, nó tê cứng như con chuột bị con rắn thôi miên vậy.

Tôi tự hỏi có phải trong trường hợp nào cũng cần phải đem cái hiện tại đè lên trên cái cổ truyền như thế không. Thỏa mãn một nhu cầu nhất thời có khi lại làm hại một sự thành tựu đã lâu đời. Và nếu ‘ý chí’ muốn rằng cái nhất thời phải thành vĩnh viễn trong tương lai thì nên tạo ra một công trình mới, ở chỗ khác, chứ sao lại sống tầm gửi vào những gì đã thành lịch sử như thế.” (Phạm Xuân Đài. Hà Nội Trong Mắt Tôi. NXB Thế Kỷ: Westminster 1994).

Ah, thì ra thế! Thế ra là chủ trương “sống tầm gửi” có nguồn gốc tuốt bên Nga, quê hương cách mạng tháng mười, từ hồi đầu thế kỷ trước lận (và đã trở thành truyền thống chung của khối anh em vô sản trên toàn thế giới) chớ đâu có phải là chuyện tình cờ hay cá biệt! Tuy thế, khách quan mà nói, chính sách “tầm gửi” khi vào đến Việt Nam thì mới phát huy được thêm hai “mảng” mới tinh: đám thuyền nhân (boat people) và bọn công nhân xuất khẩu.

Những kẻ trôi sông lạc chợ này sinh sống gần như là một loài cá vậy, cá hồi. Họ được (hay bị) Đảng và Chính Phủ đẩy ra khỏi nước, tứ tán khắp nơi, tha phương cầu thực. Tất cả đều chăm chỉ cần mẫn mưu sinh, và cần kiệm từng đồng, để mỗi khi hồi hương thì có được một mớ đô la nặng túi. Đó là chưa kể số tiền gửi về hàng quí, hay hàng tháng, cứ như thể là đóng hụi (chết) vậy.

Theo tạp chí Thương Gia Online: “Việt Nam tiếp tục trong top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới. Kiều hối chuyển về năm nay ước đạt 16,7 tỷ USD … tăng nhẹ so với 16 tỷ USD của năm 2018.” Nếu không có những đồng tiền thấm đẫm mồ hôi (và nước mắt) của hàng triệu khúc ruột xa ngàn dặm thì cái  “chính phủ tầm gửi” hiện hành, chắc chắn, đã không thể nào tồn tại được tới ngày nay.

Trong cái đám dân bá vơ này (thảng hoặc) cũng có vài cá nhân nổi bật, được Nhà Nước VN đặc biệt quan tâm. Nghệ sỹ dương cầm Đặng Thái Sơn là một người như thế. Từ Nga, có lần, ông gửi thư về cho thân phụ (một nhân vật bất đồng chính kiến – nhà thơ Đặng Đình Hưng) với những dòng chữ nhạt nhoà nước mắt :

“Con bị ốm nặng bố ạ, có lẽ vì hành trình đi Vac-sa-va quá dài mà con đi bằng xe lửa. Sứ quán bác đơn xin tiền lộ phí của con để đi thi, họ cũng khước từ bảo hộ cho danh xưng của con trong cuộc thi. Nhưng con quyết định liều và giáo sư Na-ta-xon một lần nữa lại giúp con, ông ấy cho con tiền đi đường, tiền thuê dàn nhạc đệm và tiền trọ… Trong cơn sốt 39.5 độ, con đã chảy nước mắt ròng: Các nước tham dự cuộc thi đều được chào cờ và cử quốc ca của mình, mà Việt Nam thì không có – Con tham dự với tư cách thí sinh tự do… Nhưng cũng nhờ sự cay đắng đó mà con gặp đươc Chopin – Những nỗi đau giao thoa với nhau đã bật lên tiếng đàn của hồn ông…” (Thế Giang. “Cây Đắng Nở Hoa.” Thằng Người Có Đuôi. Nguời Việt: Westminster 1987).

Ngay sau khi “cây đắng nở hoa” thì … thánh đế hồi tâm. Đặng Thái Sơn được trao  danh hiệu Nghệ Sỹ Nhân Dân, cùng với nhiều lời tung hô thái quá (tung toé) trên khắp những trang báo quốc doanh:

  • Âm thanh thế kỷ 20 dưới tiếng đàn Đặng Thái Sơn
  • Huyền Thoại Dương Cầm Đặng Thái Sơn
  • Cánh chim tìm về tổ
  • Đặng Thái Sơn, tiếng đàn vọng lên từ những căn hầm trú ẩn
  • Đặng Thái Sơn, những nổi đau của một dân tộc đấu tranh đòi độc lập

Bên cạnh câu chuyện đắng cay này, có không ít những lời bình vô cùng cay đắng:

  • Đặng Chương Ngạn: “Tiền đi thi không cho, đến cả cái danh xưng thí sinh Việt Nam cũng không cho, nhưng sau khi đoạt giải lại nhận ông ấy là người Việt Nam.”
  • Lê Công Định: “Tôi nhớ ngày anh Đặng Thái Sơn đoạt giải về nước, cả hệ thống truyền thông bu lại ca ngợi đảng và nhà nước đã hun đúc tài năng của dân tộc!”
  • Hoàng Khởi Phong: “Cha anh, nhạc sĩ và nhà thơ Đặng Đình Hưng được nhìn thấy con ông như một con cá kình, quẫy thủng cái lưới mà thoát ra biển khơi.”
  • Nhat Vu Hong: “Chính vì sự bội bạc đó nên Đặng Thái Sơn không về VN mà định cư tại Canada.”
  • Son Nguyen & Bùi Phi Hùng: “Cũng giống như Ngô Bảo Châu, người Việt được chăm bón, vun trồng ở tận đẩu tận đâu rồi thành quả, về ‘báo công’ cho nhà nước hít hà, phả ra đầy khí quyển những lời hào sảng hết cỡ; đưa tất cả lên đỉnh, tưởng chừng như thế gian này chỉ còn có người Việt; người Việt sẽ làm cho TG thăng hoa…”

Trường hợp của G.S Ngô Bảo Châu thì tương đối vẫn còn mới mẻ, rất nhiều người biết nên cũng chả cần phải rườm lời, trừ sự kiện này: ông không phải là một con cừu nên không quen bám lề, và thỉnh thoảng lại đi “trật đường rầy” một khoảng (hơi) xa. Có lẽ xa nhất là lời bình luận của ông vào hôm 19 tháng 5 năm 2016, nhân ngày sinh nhật lần thứ 126 của Hồ Chí Minh: “Có quý‎ mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.”

Thế là Nhà Nước VN xùy chó ra cắn ngay :

  • Ngô Bảo Châu tiếp tục cổ súy cho các hành động sai trái chống phá đất nước của những tên phản động như Lê Công Định, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Mẹ Nấm…
  • Ngô Bảo Châu một con trâu biết làm toán
  • Ngô bảo Châu đã tìm cho riêng mình một con đường khác, đi ngược lại con đường mà đảng, Bác Hồ cùng nhân dân đã chọn hơn 70 năm qua…
  • Ngô Bảo Châu trên con đường ngụy dân chủ phản bội dân tộc.

Ngó bộ thì lũ chó này chưa chắc đã cắn rách được gấu quần của nạn nhân nhưng tư cách của đám chủ thì ai cũng nhìn thấy rõ, theo như ghi nhận của blogger Trương Nhân Tuấn: “ĐCSVN chỉ là một loại cây tầm gởi, là một thứ ký sinh, hút cạn kiệt mồ hôi nước mắt, lẫn máu mủ của người dân”.

33 BÌNH LUẬN

  1. Đãng và nhà-nước chưa hề có một lời nào để cám ơn lao-nô và gái điếm.
    Đãng và nhà nước chỉ bòn-rút mồ-hôi và sức-lực của họ.

  2. Việt Cộng là cục bướu kí-sinh vào Tàu Cộng.
    Tàu Cộng chết thì Việt Cộng mới chết.
    Tàu Cộng còn sống thi Việt Cộng còn huênh-hoang khoác-lác.

  3. (Tiếp theo) Nhục nhã : Từ những năm 1980 tới nay, Việt nam dưới chế độ Cộng sản ,năm này qua năm khác, sống kiếp ký sinh, sống kiếp tầm gửi vào người Việt hải ngoại .
    Trung bình khoảng 16 tỷ đô la một năm; năm 2022, lên đến 19 tỷ đô la; năm 2021 là 18 tỷ đô la; năm 2020 là 17 tỷ đô la

    ***tapchitaichinh.vn: 16 tỷ USD kiều hối chuyển về Việt Nam năm 2024
    14/01/2025
    Năm 2024, kiều hối chảy về Việt Nam ước đạt khoảng 16 tỷ USD, đi ngang so với năm ngoái.

    ***tuoitre.vn :Năm 2023, kiều hối chảy về Việt Nam ước đạt khoảng 16 tỉ US
    Theo thống kê từ Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, lượng kiều hối về Việt Nam từ năm 1993 đến hết 2022 đạt trên 190 tỉ USD, gần bằng lượng vốn FDI giải ngân trong cùng thời kỳ. Nếu tính cả năm 2023 thì lũy kế đạt khoảng 206 tỉ USD.

    ***tinnhanhchungkhoan.vn: Kiều hối về Việt Nam đạt gần 19 tỷ USD trong năm 2022
    29/01/2023
    Tổng lượng kiều hối về Việt Nam năm 2022 tăng trưởng gần 5% so với năm 2021 và đạt gần 19 tỷ USD.
    Theo báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, Việt Nam tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới.

    thanhnien.vn: Lượng kiều hối tăng mạnh kỷ lục
    27/11/2021
    Dự ước năm 2021, lượng kiều hối chuyển về VN sẽ đạt mức kỷ lục 18,1 tỉ USD, bất chấp dịch Covid-19 .
    Ngân hàng Thế giới (WB) và tổ chức hợp tác quốc tế về người di cư KNOMAD dự báo lượng kiều hối về VN năm 2021 ở mức 18,1 tỉ USD, đứng thứ 8 thế giới và đứng thứ 3 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

    ***vneconomy.vn : Trong báo cáo cập nhật dữ liệu kiều hối toàn cầu mới nhất vừa công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) cho biết, cơ quan này đã điều chỉnh ước tính lượng kiều hối về Việt Nam năm 2020 từ mức 15,7 tỷ USD của báo cáo trước đó, lên đến 17,2 tỷ USD.

    vietnamplus.vn: Năm 2019, lượng kiều hối đổ vào Việt Nam sẽ đạt 16,7 tỷ USD, nằm trong nhóm 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới.
    15/12/2019

    tuoitre.vn: Kiều hối năm 2018 ước đạt 15,9 tỉ USD
    Tính từ năm 1993 đến năm 2018, tổng lượng kiều hối chuyển về nước đạt 143 tỉ USD, trong đó năm 2018, ước đạt 15,9 tỉ USD. Hiện nay có khoảng 3.000 doanh nghiệp của kiều bào đầu tư về nước với số vốn 4 tỉ USD.

    • Nhục nhã, tủi hổ, ô nhục !: Gần 600,000 dân Việt khăn gói, va li đi làm lao động ở các nước ngoài, sang đến tận Trung Đông, Châu Phi !:

      16/01/2021
      “Kiều hối về Việt Nam từ xuất khẩu lao động đạt 3 – 4 tỷ USD mỗi năm ”

      “Cùng với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, số lượng người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại các thị trường lao động ngoài nước cũng tăng lên đáng kể, từ khoảng 500,000 người những năm 2010 đến nay tăng lên khoảng 580,000 người.

      “Cụ thể, Đài Loan có 230,000 người; Nhật Bản có gần 230,000 người; Hàn Quốc có gần 50,000 người; Malaysia và các nước Đông Nam Á khoảng 30,000 người; khu vực Trung Đông – Châu Phi và Châu Âu mỗi nơi khoảng 15,000 người, còn lại ở các nước khác.

      “Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo (cơ khí, may mặc, giầy da, lắp ráp điện tử v.v.), giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, nông nghiệp, thủy sản,… ở các thị trường chính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Malaysia…

      “Lượng kiều hối do người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chuyển về trong nước hàng năm ước đạt từ 3 – 4 tỷ USD.

  4. Cho những người không được vui lém vì nhiều lý do khác nhau, Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Liêm, 1 đồng chí chung câu quân hành đã đổi của Ts Tưởng Năng Tiến, nhưng vì bảo mật, Little Saigon chưa được giải phóng toàn diện nên chưa gặp nhau mừng như bão tố được, bàn về họ

    chương trình văn nghệ “Phát huy đạo đức Hồ Chí Minh.” Anh đang cao giọng ca bài “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người.” … Du khách hầu hết là người Âu châu, thêm số người Trung Hoa và Hàn, Nhật. Họ nhìn ra bờ sông, nghe tiếng hát như là một thể điệu dân ca nào đó chắc phải là để tăng thêm hương vị cho những chai bia đang uống … Anh ca sĩ mặc quân phục màu trắng … Anh ngây ngất và say sưa hát. Một người bạn đi cùng trong nhóm chúng tôi hát theo. Anh la to lên, đồng ca theo tiếng ca từ sân khấu, “Hồ Chí Minh! Hồ Chí Minh!” Anh vừa la, vừa giang tay phải lên trời, cười tươi, hăng hái

    Dân tộc Việt Nam đang tràn ngập với hạnh phúc hồn nhiên như trẻ thơ ngày Tết … Một du khách Việt kiều trong nhóm hát theo một bài ca khác từ sân khấu cùng với anh bạn kia. Anh đến từ phương xa – nơi không còn cái hồn nhiên sơ khai. Anh ta muốn nhảy vào cái hạnh phúc ngây thơ đầy niên thiếu của dân chúng miền Trung. Có lẽ anh đã đánh mất cái hồn nhiên thứ Nhất khi sinh sống ở nước ngoài. Anh muốn tìm lại cái cảm giác ngây ngô, thơ dại trong bản sắc nguyên sơ nơi con người chân chất ruộng đồng mà nay anh đã không còn nữa. Nhìn anh ta vui hát, vỗ tay, tôi lại tự phiên giải anh ta theo Ricoeur: một hiện thân cho ý chí “hồn nhiên thứ Hai” – the second naiveté … những Việt kiều như anh bạn, như tôi, những con người bên ngoài cuộc vui, đã bước ra khỏi cái hồn nhiên thứ Nhất đó – và cảm thấy bơ vơ

    … một số trong chúng tôi như là lần nữa, trong “hồn nhiên thứ Hai”, muốn tung thân vào âm thanh duy ý chí của tầng tâm thức thiếu niên – của “đấu tranh độc lập”, của “lãnh tụ anh minh và đạo đức Hồ Chí Minh”, của “lịch sử Đảng bách chiến bách thắng”, của “dân tộc Việt Nam kiêu hùng” – trong nét đẹp huy hòang mầu sắc lồng đèn đỏ giữa những căn phố cổ

    Những người không thể hòa mình cùng cái vui của dân tộc, theo Nguyễn Hữu Liêm, sẽ cảm thấy rất bơ vơ, trong khi trong tận đáy tâm khảm của họ, ho lại muốn “muốn tung thân vào âm thanh duy ý chí của tầng tâm thức thiếu niên – của “đấu tranh độc lập”, của “lãnh tụ anh minh và đạo đức Hồ Chí Minh”, của “lịch sử Đảng bách chiến bách thắng”, của “dân tộc Việt Nam kiêu hùng” – trong nét đẹp huy hòang mầu sắc lồng đèn đỏ giữa những căn phố cổ”

    • good, mấy thằng việt cọng tổ chức ăn mừng với nhau – một số đông ko ở trong đó, ngày kỉ niệm 20 năm nội chiến từng ngày nồi da xáo thịt do thằng hcm khai triển – đại khái là thế

  5. Nợ

    Tôi còn món nợ “Tứ Ân”
    Kiếp nầy chưa trả hẹn lần kiếp sau
    Không là người Việt thì sao
    Làm sao trả nợ đồng bào Tổ Tiên?

    Nợ ơn cha mẹ còn nguyên
    Ơn thầy dạy bảo đáp đền cũng không
    Mang thân viễn xứ lưu vong
    Giống nòi Lạc Việt Tiên Rồng hổ ngươi!

    Tái sanh lại phải làm người
    Sống đời dở khóc dở cười nữa sao?
    Tôi sợ lắm rồi Việt Tàu
    Làm thân “Nô Lệ” hận trào thiên thu!

    Nông Dân Nam Bộ

    • – Vậy là cách mạng cũng có cơ hội tốt về giáo dục cho người nghèo đấy chứ?

      -…giáo dục thì lại không mất tiền, khuyến khích con nhà nghèo đi học. Mà lúc đó các thầy cô cũng đói lắm. Học có một buổi, không bắt học thêm. Một buổi về nhà, cả giáo viên học sinh đi kiếm ăn. Đói khổ quá, nhưng các thầy cô ngày ấy thương học trò lắm, không như bây giờ

      Nhiều người tiếc nuối … nền giáo dục thời bao cấp, một nền giáo dục tuy còn những khiếm khuyết nhưng vì Nhân dân, của Nhân dân, không bị thao túng, nhiễu loạn bởi các nhóm lợi ích như hiện nay.

      Ký ức của một thiếu niên trưởng thành ở Sài Gòn sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 gợi cho ta nhiều suy nghĩ về nền giáo dục nước nhà ngày nay

      Đổi Mới, wtf can you say!

      nguyen 22/04/2025 At 12:00 pm

      Sau khi giáo dục trở thành một ngành kinh doanh béo bỡ thì người người, nhà nhà lao vào bóp cổ học sinh và cha mẹ HS đến lè lưỡi ra. Kêu trời không thấu .
      Hiện bảo rằng cấm dạy thêm á, còn khuya nhá .
      Hết thuốc chưã rồi !

      Huỳnh Văn Tòng mong muốn trí thức mình nên học Đảng Cộng Sản Pháp, đóng vai trò phản biện khi chánh phủ đi quá lố & quá trớn theo chủ nghĩa tư bửn . Trí thức nhà mèng kệ tía ổng, mong muốn Đảng thúc đẩy Đổi Mới, biến mọi thứ thành hàng hóa, giao sạch mọi thứ cho tư bửn, kể cả giáo dục . Công nhận trí thức, … wtf you expect, i guess

  6. He he he …

    Chủ tịch lước…Lương Cường là chuyên gia bú….fame.

    Thấy em Việt Kìu vừa mới bay lên không trung 11 phút trở về, “ngài” chủ tịch lước Lương Cường liền nhào vào…bú lấy bú để; Bú như chưa từng được…bú.

    Tội nghiệp “ngài” chủ tịch …lước Lương Cường!

  7. Phường Sài Gòn trong lòng Thành phố Hồ Chí Minh

    Thêm tượng Tướng Trần Canh … i mean Holy Xít, that would be the end of the name Sài Gòn!

    • Xuất khẩu chiến thuật là trí thức Xã Hội Chủ nghĩa . Đưa Nguyên Ngọc qua Mỹ chiêu hồi Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến giác ngộ lý tưởng Cách Mạng, now that was one helluva great move!

    • Đảng thế nào cũng lo cho các bạn, những gia đình có công với Cách Mạng . Không thì Tưởng Năng Tiến sẽ bảo là không xứng đáng đại diện cho dân tộc bạn . Mà tiền đó ở đâu ra, từ trong dân chớ ở đâu nữa

      Dân hải ngoại sót họ hàng mình đang hưởng tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng “Nó” đang cố trở lại thành Đảng “Ta”, tức là những người như nhà thơ Bùi Minh Quốc, nói chung những người Tưởng Năng Tiến mến mộ . Chỉ còn cách gửi tiền về cho họ đóng thuế nuôi Đảng để Đảng nuôi báo cô những gia đình có công với Cách Mạng như bạn & các trí thức . Thôi thì các bạn lý lịch đỏ, không & chắc không bao giờ hiểu điều này, vì Đảng chả bao giờ để cho các bạn thiếu thốn . Nên thông cảm với họ thì hơn

  8. 17/2/21- Truyền thông nhà nước Việt Nam hôm 18/01 loan tin người Việt Nam ở nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2020 đã gửi về nước tổng cộng 15,7 tỷ đô la, thấp hơn 7% so với năm trước đó nhưng số tiền này cũng đủ để giúp Việt Nam duy trì tên trong danh sách các nước nhận kiều hối nhiều nhất trong năm 2020.
    Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng độc lập, với hơn 30 năm kinh nghiệm làm trong ngành tài chính ngân hàng tại Mỹ, Đức và Việt Nam, nhận định:

    “Trong những nguồn ngoại tệ để vào Việt Nam có vốn vay ODA, vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, tư nhân, kiều hối và xuất khẩu… Trong đó có lẽ kiều hối là quan trọng nhất. Nguồn kiều hối đến VN có thể coi như là một số tiền cho không từ kiều bào nước ngoài và những người đi lao động nước ngoài. Nó không như các nguồn vốn vay ODA, vì VN đã gia nhập nhóm các nước thu nhập trung bình, nên nguồn vốn vay ODA không còn được ưu đãi như ngày xưa, có nghĩa là lãi suất cao hơn trước, chưa kể vốn ODA và vốn vay khác là vốn vay, thành ra phải trả nợ. Còn nguồn ngoại tệ từ xuất nhập khẩu có được do bán hàng cho nước ngoài, thành ra chỉ có kiều hối là một chiều, tức là cho không và thường không phải vốn vay. Kiều bào và người lao động ở nước ngoài gởi về cho người thân và thường không có một điều kiện gì.”

    Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đánh giá cao nguồn ngoại tệ cho Việt Nam từ kiều hối khi phân tích rằng:
    “Kiều hối là nguồn bổ sung cho nguồn ngoại tệ của Việt Nam, trong tình hình kinh tế thế giới suy thoái rất nặng và gặp khó khăn thì Việt Nam rất cần nguồn ngoại tệ để có thể đảm bảo nhu cầu nhập khẩu của mình. Vì vậy cho nên mỗi đồng ngoại tệ của kiều bào gởi về là đều rất đáng quý và rất đáng trân trọng. Tôi đánh giá rất cao việc có một nguồn ngoại tệ bổ sung cho thanh toán quốc tế của Việt Nam.”

  9. Thu hút dòng kiều hối về Việt Nam: Vấn đề và giải pháp 07/03/2017
    PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn
    Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu quốc tế – Bộ Ngoại giao

    Từ năm 1980, Việt Nam đã tiếp nhận một lượng lớn dòng ngoại tệ từ các kiều bào ở nước ngoài, trung bình một người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước khoảng hơn 2,000 USD mỗi năm. Lượng kiều hối gửi về Việt Nam đã tăng từ 35 triệu USD (năm 1991) lên 1.75 tỷ USD (năm 2000), 3.8 tỷ USD (năm 2005) – tăng 117% so với năm 2000.
    Đến năm 2008, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khủng hoảng, lượng kiều hối gửi về Việt Nam không những không bị suy giảm mà còn tăng lên 7.2 tỷ USD.
    Năm 2010, với đà phục hồi của kinh tế thế giới, Việt Nam tiếp tục nhận được dòng kiều hối với giá trị 8 tỷ USD, tăng 1.7 tỷ USD so với năm 2009.
    Đồng thời WB xếp hạng Việt Nam ở vị trí 16/20 nước tiếp nhận nguồn kiều hối lớn nhất thế giới, đứng thứ 2 Đông Nam Á (sau Philippines). Năm 2011, kiều hối về Việt Nam đạt gần 9 tỷ USD (bằng 8% GDP)4. Năm 2012, Việt Nam đón nhận hơn 9 tỷ USD và tăng lên 12 tỷ USD vào năm 2014, xếp thứ 7 sau Hy Lạp (18 tỷ USD), Pakistan và Bangladesh (14 tỷ USD).
    Tính chung, tốc độ tăng trung bình của kiều hối đạt 38.6%/năm.
    Tính chung trong giai đoạn 1991 – 2015, tổng lượng kiều hối gửi về Việt Nam đạt khoảng 104.5 tỷ USD. Giai đoạn 2010 – 2015, kiều bào ở Hoa Kỳ chuyển tiền kiều hối về Việt Nam nhiều nhất, chiếm khoảng 57% tổng số kiều hối chính thức của cả nước, tiếp theo là Australia (9%), Canada (8.4%), Đức (hơn 6%), Campuchia .(hơn 4%) và Pháp (4%).

  10. Từ những năm 1980 tới nay, Việt nam dưới chế độ Cộng sản , năm này qua năm khác, liên tục sống kiếp ký sinh, sống kiếp tầm gửi vào người Việt hải ngoại !:

    * Theo giáo sư phó tiến sĩ Nguyễn anh Tuấn trong bài viết ngày 7/3/2017:

    ” Từ năm 1980, Việt Nam đã tiếp nhận một lượng lớn dòng ngoại tệ từ các kiều bào ở nước ngoài3, trung bình một người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước khoảng hơn 2.000 USD mỗi năm. Lượng kiều hối gửi về Việt Nam đã tăng từ 35 triệu USD (năm 1991) lên 1,75 tỷ USD (năm 2000), 3,8 tỷ USD (năm 2005)”.

    * Theo trang mạng tienphong ở VN:
    10/10/2016

    Trong suốt 22 năm qua, dòng tiền này tăng khoảng gần 100 lần từ 0,14 tỷ USD năm 1993 lên 11 tỷ USD năm 2013 và khoảng 13,2 tỷ USD vào năm 2015

    * Theo các trang mạng trithucvn ; tienphong, vneconomy , nld (nguoilaodong), voa , kiều hối gởi về VN:
    Đơn vị: Tỷ đô la Hoa kỳ .

    2000: 1.34
    2001: 1.1
    2002: 1.77
    2003: 2.10
    2004: 2.31
    2005: 3.15
    2006: 3.80
    2007: 6.18
    2008: 6.81
    2009: 6.02
    2010: 8.26
    2011: 8.60
    2012: 10
    2013: 11
    2014: 12
    2015: 13.20
    2016: 11.88
    2017: 13.78
    2018: 16
    2019: 16.70
    2020: 17.20
    2021: 12.50
    ( Hối xuất: 1 đồng đô la Mỹ = 24,867 đồng VN)

  11. diễu binh phường sài gòn

    tô lâm: dzùng lên nhân dân dziệc nam anh hùng !
    xi ngầu pín: tẹ tẹc tẹc ! tùn tùn tùn ! khà khà khà !
    dân mít đặc: hà hà hà ! phà phà phà !

  12. “Mẹ nó sợ gì” không đàm phán?

    Bị Mỹ “Tariffs” Việt Nam không đàm phán
    Không hiểu vì sợ nên không dám?
    Tập đại đế đang thăm Việt Nam
    Nhưng cửa biên giới đang bị đóng

    Làm ra nông phẩm cũng như không
    Công lao vốn liếng nguyên cả năm
    Nông dân sống nhờ vào nông phẩm
    Bán ra không được hai tay không

    “Mẹ nó sợ gì” không đàm phán?

    Nông Dân Nam Bộ

    • Thuế quan lên 500% đi nữa thì cũng không khác biệt gì với 200%. Từ 200% thì coi như embargo
      Vấn đề là sức chịu đựng cực khổ của dân chúng 2 nước.
      Tớ cược dân Chệt chịu khổ đau hơn dân Mỹ, nên trận này Trùmp cò đất sẽ thân bại danh liệt

    • Lên tiếng ?!
      100 triệu vịt trong ngoài nước đã thành vitcong từ lâu rôi….
      Chúng ủng hộ vitcong 2 tay 2 chân …và luôn hãnh diện vitnem ta ơi !

      Batàu đang để trái cây vitnem thúi ở biên giới, 17 ngày chờ đợi, chưa qua đươc biên giới tàu ….ngược lại, trái cây của batàu được đổ vào vitnem dễ dàng không cần kiểm duyệt…Sao không thấy thèng nhà nước vitcong lên tiếng ?!
      NHỤC TỪ TRÊN XUỐNG DƯỚI ! TỪ DƯỚI LÊN TRÊN ….

      3Tàu : LŨ VỊT HÈN ….THUA CHÓ ! Kkkkkaaaaaaa.

  13. vc to lam chanting: liberate the southern vietnam we are marching forward together
    cc xi jinping farting: chit chit chitttt ! chip chip chipppp !
    people clapping: vip vip vip ! bis bis bis ! yea yea yea !

    tô lâm: rải fóng miền mam chúng ta cùng quyết tiến bước !
    xi ngầu pín: chít chít chíttttt … ! chíp chíp chípppp !
    dân mít đặc: víp víp víp ! bít bít bít ! ạ ạ ạ !

  14. “ Chỉ tiếc khi nhìn ngôi sao trên đỉnh tháp Rùa thì trí tưởng tượng của tôi về câu chuyện con rùa đòi thanh gươm của Lê Lợi không thể nào hoạt động được, nó tê cứng như con chuột bị con rắn thôi miên vậy.”
    Khách phương Tây đến thăm chùa Một Cột ở Hà nội , thấy ở trên là gồ từ thời Lý, nhưng ở dưới Một Cột là bằng xi măng, mới khen rối rít “ Việt Nam giỏi thật, từ thời nhà Lý đã biết sản xuất ra xi măng “
    Đình cao trí tuệ của tụi khỉ Trường son “Hồng hơn Chuyên “

  15. “ĐCSVN chỉ là một loại cây tầm gởi, là một thứ ký sinh, hút cạn kiệt mồ hôi nước mắt, lẫn máu mủ của người dân”

    Tiến Sĩ Tưởng Năng Tiến tưởng nuôi lũ trí thức mà ông mến mộ rẻ lắm đấy chắc ? Phần lớn tiền là để nuôi báo cô họ không đó

Leave a Reply to kyvay Hủy phản hồi

Please enter your comment!
Tên