Cái gì chớ “nửa cái bánh mì” thì tui ăn đều đều, còn “nửa sự thực” thì tới bữa rồi mới được thưởng thức qua bài viết (“Người Đàn Bà Tặng Hơn 5.000 “Lượng Vàng Cho Cách Mạng”) của nhà báo Hoàng Thùy, trên trang Vnexpress:
“Hơn 90% số tiền buôn vải được vợ chồng bà Hồ dùng để ủng hộ cách mạng. Có khi trong nhà không sẵn tiền mà đúng lúc cách mạng cần, bà sẵn sàng bán phá giá vải để gom đủ tiền đưa cho cán bộ.
Ở tuổi 97, bà Hoàng Thị Minh Hồ vẫn giữ nét đẹp của người phụ nữ Hà Nội gốc: Gương mặt phúc hậu, nước da trắng, giọng nói ấm áp và thái độ điềm đạm. Trong ngôi nhà số 34 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi bà sống cùng hai con trai, hai chiếc huân chương độc lập hạng nhất được đặt nơi trang trọng nhất. Bà cho hay, đó là phần thưởng cao quý mà nhà nước dành tặng người chồng quá cố Trịnh Văn Bô và bà vì những đóng góp to lớn cho cách mạng.
Giữ giọng chậm rãi, bà Hồ kể, ngôi nhà số 48 Hàng Ngang của bà trước kia là tiệm vải Phúc Lợi, thuộc loại lớn nhất Hà Nội thời bấy giờ. Có điều kiện dư dả, hai ông bà thường xuyên làm từ thiện, giúp đỡ người nghèo. Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng. Việt Minh khó khăn, không có tiền ra báo, bà đã ủng hộ 8 vạn rưỡi tiền Đông Dương. Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang cũng được chọn làm trụ sở hoạt động của cách mạng…
Ngôi nhà số 48 Hàng Ngang được xây theo kiểu nhà ống cổ, gồm 4 tầng. Tầng một là cửa hàng vải Phúc Lợi nổi tiếng khắp vùng. Khách đến mua đông đúc, xung quanh lại tấp nập người qua lại nên được chọn làm nơi ở cho Bác Hồ cùng những nhà lãnh đạo cách mạng từ chiến khu trở về…
33 ngày Bác ở nhà bà (từ 24/8 đến 27/9), bà đều trực tiếp chỉ đạo nhà bếp nấu ăn phục vụ Người. Sau đó, hai vợ chồng bà thay nhau bê lên. Vào 9h hằng ngày, bà thường bê cháo và hoa quả lên cho Bác. Một hôm bà đang định quay gót thì Bác hỏi “Cô tên gì?”. Sau khi bà trả lời, Bác lại nói “Cô còn trẻ mà đã có cơ đồ sự nghiệp, có chồng con, tiền bạc. Cô chẳng có gì khổ cả”.
Nghe vậy bà Hồ khẳng khái nói:“Cháu vẫn có một điều khổ, đó là nỗi nhục mất nước”. Bác cười: “Vậy thì kiên trì và nhẫn nại nhé!”
Sau khi “cách mạng” thành công, ông Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước thì bà Hoàng Thị Minh Hồ lại lâm vào cảnh … vong gia thất thổ! Đó là nửa phần sự thực còn lại của câu chuyện mà nhà báo Hoàng Thùy đã không kể kết, hay nói một cách không mấy lịch sự là ông ấy “nhất định dấu biến đi cứ y như là mèo dấu cứt” vậy. Phần nửa sự thực này chỉ được công luận biết đến qua tác phẩm (Bên Thắng Cuộc) của một nhà báo khác, Huy Đức:
“Năm 1954 từ nơi tản cư trở về, gia đình ông Trịnh Văn Bô không còn một căn nhà nào để ở, cho dù trước đó, ông sở hữu biệt thự nổi tiếng 48 Hàng Ngang và nhiều dinh thự khác như 34 Hoàng Diệu, 24 Nguyễn Gia Thiều, 56-58 Tràng Tiền… Ông Trịnh Văn Bô (1914-1988) là một doanh nhân Việt Nam nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Cha ông, ông Trịnh Văn Đường và cha vợ ông, ông Hoàng Đạo Phương, đều là những nhà nho cùng thời với cụ Lương Văn Can, từng đóng góp rất nhiều cho phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục.
Ông Trịnh Văn Bô cùng vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ, trong 10 năm, kinh doanh thành công, đưa tài sản của hãng tơ lụa Phúc Lợi tăng lên 100 lần so với ngày thừa kế hãng này từ cha mình. Tơ lụa do Phúc Lợi sản xuất được bán sang Lào, Campuchia, Thái Lan, được các thương nhân Pháp, Anh, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản tìm kiếm.
Từ năm 1944, gia đình ông nằm trong sự chú ý của những người cộng sản. Ngày 14-11-1944, hai vợ chồng ông bà cùng người con trai cả đồng ý tham gia Việt Minh. Vài tháng sau, ông bà đã mang một vạn đồng Đông Dương ra ủng hộ Mặt trận Việt Minh và từ đó, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở thành một nguồn cung cấp tài chánh to lớn cho những người cộng sản. Đến trước Cách mạng tháng Tám, gia đình ông đã ủng hộ Việt Minh 8,5 vạn đồng Đông Dương, tương đương 212,5 cây vàng. Khi những người cộng sản cướp chính quyền, ông bà Trịnh Văn Bô được đưa vào Ban vận động Quỹ Độc lập(298).
Ngày 24-8-1945, khi Chính phủ lâm thời về Hà Nội, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Tùng đều đã ở hoặc qua lại ngôi nhà 48 Hàng Ngang. Ba đêm đầu Hồ Chí Minh ngủ trên giường của ông bà Trịnh Văn Bô, sau đó, ông xuống tầng hai, ngủ trên chiếc giường bạt còn các nhà lãnh đạo khác thì kê ghế da hoặc rải chiếu ngủ. Ở tầng trệt, cửa hàng vẫn hoạt động bình thường, ngay cả bảo vệ của Hồ Chí Minh cũng không xuống nhà để tránh gây chú ý. Mọi việc ăn uống đều do bà Trịnh Văn Bô lo, thực khách hàng ngày ngồi kín chiếc bàn ăn 12 chỗ…
Khi Pháp tái chiếm Đông Dương, ông Trịnh Văn Bô theo Chính phủ Kháng chiến lên Việt Bắc còn vợ ông thì mang 5 người con, trong đó có một đứa con nhỏ, cùng với mẹ chồng lên “vùng tự do” Phú Thọ. Những năm ở đó, từ một bậc trâm anh, thế phiệt, bà đã phải cuốc đất trồng khoai và buôn bán để nuôi con. Năm 1955, gia đình ông Trịnh Văn Bô trở về Hà Nội. Ông bà tiếp tục xoay xở và bắt đầu phải bán dần đồ đạc cũ để nuôi sống gia đình. Lúc này, toàn bộ biệt thự, cửa hàng đều đã bị các cơ quan nhà nước sử dụng hoặc chia cho cán bộ nhân viên ở. Lúc đầu, Nhà nước “mượn” sau tự làm giấy nói gia đình xin hiến, nhưng cụ bà Trịnh Văn Bô bảo: “Tôi không ký”.
Năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho tiến hành “cải tạo xã hội chủ nghĩa” trên toàn miền Bắc, các nhà tư sản Việt Nam buộc phải giao nhà máy, cơ sở kinh doanh cho Nhà nước. Bà Trịnh Văn Bô lại được kêu gọi “làm gương”, đưa xưởng dệt của bà vào “công tư hợp doanh”. Bà Bô cùng các nhà tư sản được cho học tập để nhận rõ, tài sản mà họ có được là do bóc lột, bây giờ Chính phủ nhân đạo cho làm phó giám đốc trong các nhà máy, xí nghiệp của mình. Không chỉ riêng bà Bô, các nhà tư sản từng nuôi Việt Minh như chủ hãng nước mắm Cát Hải, chủ hãng dệt Cự Doanh cũng chấp nhận hợp doanh và làm phó.
Cho dù được ghi nhận công lao, trong lý lịch các con của ông Trịnh Văn Bô vẫn phải ghi thành phần giai cấp là “tư sản dân tộc”, và rất ít khi hai chữ “dân tộc” được nhắc tới. Con trai ông Trịnh Văn Bô, ông Trịnh Kiến Quốc kể: “Ở trường, các thầy giáo, nhất là giáo viên chính trị, nhìn chị em tôi như những công dân hạng ba. Vào đại học, càng bị kỳ thị vì lượng sinh viên người Hà Nội không còn nhiều. Trong trường chủ yếu là sinh viên con em cán bộ thuộc thành phần cơ bản từ Nghệ An, Thanh Hoá… những người xếp sinh viên Hải Phòng, Hà Nội vào thứ hạng chót. Chị tôi vào Đại học Bách Khoa, năm 1959, phải đi lao động rèn luyện một năm trên công trường Cổ Ngư, con đường về sau Cụ Hồ đổi thành đường Thanh Niên, và sau đó là lao động trên công trường Hồ Bảy Mẫu”.
Cả gia đình ông Trịnh Văn Bô, sau khi về Hà Nội đã phải ở nhà thuê. Năm 1954, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái có làm giấy mượn căn nhà số 34 Hoàng Diệu của ông với thời hạn 2 năm. Nhưng cho đến khi ông Trịnh Văn Bô qua đời, gia đình ông vẫn không đòi lại được.
Sở dĩ tôi loay hoay gần tiếng đồng hồ để ráp hai bài báo (thượng dẫn) với nhau vì bên dưới bài của tác giả Hoàng Thùy có vị độc giả, quí danh là Lê Tùng, đã cảm khái ghi lại dòng chữ phản hồi như sau: “Đọc bài viết, tôi cảm phục gia đình bác quá. Đó là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng cháu.”
“Thế hệ trẻ chúng cháu” cần một tấm gương, chứ không phải là một mảnh gương vỡt bởi những ông nhà báo bất lương, và bất trí – cỡ như ông Hoàng Thùy hoặc Ngọc Niên, thuộc Cơ Quan Trung Ương Hội Nhà Báo Việt Nam (*). Mồm miệng họ thì lúc nào cũng xoen xoét nói đến “sự thực” và “lương tâm chức nghiệp” mà suốt đời cầm bút luôn chỉ viết phân nửa sự thực thôi.
(*) Xin đọc thêm phóng sự “Đi Tìm Sự Thật Về Nhà Thờ Của Gia Đình Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng Ở Kiên Giang ” của Ngọc Niên, trên trang Thanh Niên Online, vào hôm 29 tháng 12 năm 2012.
rgzfad
“chứ không phải là một mảnh gương vỡt bởi những ông nhà báo bất lương, và bất trí”
Càng hổng cần những thứ gương bẩn thỉu nhưng được mọi người ca tụng của những ông bà nhà zăng miểng bất lương nhưng vưỡn lun tự hào zìa chính mình
Ah, lại ngón nghề trăm nicks
91. Nguyễn Anh Dũng (Vinh Anh), CCB, Hà Nội.
92.Trương Văn Thương, làm nghề dạy học, công dân Việt Nam
105. Trần Tuấn Anh (Anh Tran)
Có thỉa 3 tên này là 1 người, đồng chí 5C trăm nicks yêu dấu, mặt anh như Con Gấu Cộng Sản của chúng ta
Đây là cả 3 nicks đồng chí 5C đã dùng wa
Huy Đức cũng đã conveniently quên 1 chi tiết, và vì vậy, xứng đáng được Tưởng Năng Tiến mến mộ
Chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người chiếm hữu căn nhà của ô/b Trịnh Văn Bô cho con là Võ Bi(ện) Điên, bất kể có quyết định trả lại
Gia đình phải chờ khi họ đi vắng, trèo tường qua lấy lại nhà
Huy Đức cũng đã conveniently quên 1 chi tiết, và vì vậy, xứng đáng được Tưởng Năng Tiến mến mộ
Chính Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người chiếm hữu căn nhà của ô/b Trịnh Văn Bô cho con là Võ Bi(ện) Điên, bất kể có quyết định trả lại
Gia đình phải chờ khi họ đi vắng, trèo tường qua lấy lại
He he he …
Lạc đề …một tí.
Trump đã chiến thắng ngoạn mục, và chiết thắng tuyệt đối trước đối thủ Cà Mà La.
Rồi đây, những Tên Tội Phạm sẽ bị đưa ra tòa vì tội vu khống, khủng bố và đe dọa.
H6m nay chắc chị (chưa) Cà Ma La sẽ phải hít vài chục quả vóng cười để quên….đời.
Tội nghiệp (chưa) Cà Mà La!
Tội nghiệp đám thổ Tả!
Tội nghiệp Anh Nông Dân!
Tội nghiệp Tên Tội Phạm!
Why is it that only about 36-40% of their population votes? I do not get it. This was a serious election. This GOP is not capable of running a country. They went full gaga after their loss in 2012.
Chú phỉnh tôi rồi chính phủ ơi
Chú khiên lên cả chiến khu rồi
Thi đua kháng chiến,thua đi mải
Kháng chiến lâu rồi khiến chán thôi !
Lời bạt : Bài thơ nầy,đăt biệt mổi câu thơ, 2 chũ sau nói lái 2 chữ đầu. Tác giả TCH YA(tôi-chẳng-hề-yêu-ai) Tác giả làm bài thơ nầy vào thời Viêt Minh ,ở thời điểm “Tuần Lễ Vàng-Tuần lễ bac”.Sau khi vơ vét hết tiền bac của Dân,HCM hô hào “toàn quốc kháng chiến” .Đem hết của cải ăn cướp đươc mang lên Rừng (chiến khu)”chú khiên lên cả chiến khu rối! Nghe đây tác giả bài thơ bị VM chôn sống !!
Nghề chính của Cs là cướp của giết người mà. Từ thằng bần cố nông có cây súng thành chủ tịt thì không cướp không giết thì lấy tiền mà đâu mà xây biệt phủ.
Dmcs
Dm mày dog thằng Tàu chệt muỗi Tàu cộng láo là đoàn viên thanh niên cộng sản hồ Chó dại
Thấy vậy, cán bộ Việt Minh đã đến nhà vận động ông bà đi theo cách mạng= Trích = vận động cái cc, không đưa tiền thì nó giết = thời VNCH cũng thế, không cho thì dog CSBV khủng bố bằng bom, lựu đạn etc.
Còn dạng tự nguyện như cha thằng Tàu chệt muỗi Tàu cộng láo ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản thì gây tác hại nhiều hơn, không những nuoi, ủng hộ dog CSBV mà con đưa tin tình báo phá hoại VNCH, giết Quân Dân Cán Chính VNCH.
Bao giờ ta tự chủ?
Bầu cử Tổng Thống Mỹ
Ảnh hưởng đến nước ta
Bao giờ ta tự chủ
Không lệ thuộc người ta?
Nước ta hậu cộng sản
Rồi sẽ đi về đâu
Bao thế hệ mê sảng
Cúi đầu làm ngựa trâu!
Nông Dân Nam Bộ
Cái “một nửa sự thật” mới đúng là cái “nghệ thuật” viết báo của người cộng sản vì nó “áp phê” hơn nói láo hay nói hết sự thật để bị lột mặt. Họ chỉ cần nói một nửa sự thật để tuyên truyền lừa bịp là đủ rồi, và không chỉ các nhà báo cộng sản mà cả hồ chí minh cũng vậy. Cái tính thật thà của người cộng sản là chỉ nói một nửa của sự thật.
Nói một phần sự thật thì ít quá chưa đủ để làm cho độc giả tin, còn nói không thật thì bị cho là nói láo, nói điêu như chuyện Lê Văn Tám rồi cũng lòi ra là nói láo, nhưng nói một nửa sự thật thì không thể nói là nói láo mà chỉ là nói phần một mà không nói phần hai.
Các bạn thử tưởng tượng
Tổng Thống Mỹ da đen
Một nước Mỹ rối ren
Một hiện tượng quái đản
Donald Trump nổi lên
Các bạn thử tưởng tượng
Đức giáo hoàng da vàng
Thế giới thà̉nh bình địa
Trở về thời hồng hoang!
Nông Dân Nam Bộ