Theo Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia:
Phong trào Đông Du là một phong trào cách mạng ở Việt Nam đầu thế kỷ 20. Phong trào có mục đích kêu gọi thanh niên Việt Nam ra nước ngoài (Nhật Bản) học tập, chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ cho việc giành lại độc lập cho nước nhà…
Ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ (1905), Phan Bội Châu, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ (một thành viên cũ của phong trào Cần vương, làm người dẫn đường) xuống tàu thủy tại Hải Phòng, theo đường biển bí mật sang Quảng Đông, Hồng Kông, Thượng Hải rồi đi tới Hoành Tân (Yokohama) thuộc Nhật Bản…”
“Để làm tan rã phong trào Đông Du, Pháp còn ký với Nhật hiệp ước vào tháng 9 năm 1908. Theo đó, Pháp cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh Việt Nam ở Nhật nữa.
Như vậy (là) kể như xong!
Tới cuối thế kỷ, cũng từ Hải Phòng, Việt Nam lại phát động một phong trào Đông Du khác – ngó bộ – rầm rộ và khí thế hơn nhiều. Đợt này thì Bách Khoa Toàn Thư Wikipedia (Hà Nội) chưa kịp cập nhật, tôi cũng chỉ biết được (phần nào) là nhờ nghe qua nhà văn Bùi Ngọc Tấn.
Ông kể lại mẫu chuyện nhỏ của một vị bác sĩ, một ông công nhân và một chàng thủy thủ – cả ba đều là nhân viên thuộc công ty Liên Hợp Hải Sản Biển Đông – và chuyến Đông Du ngắn ngủi của họ (vào năm 1990) khi Nhà Nước Việt Nam vừa quyết định mở cửa ra với thế giới bên ngoài:
“Ngày thứ ba ở Nhật là chủ nhật rồi. Các cửa hàng Ô sa ka vẫn đóng cửa. Không mua được gì. Leo lên boong đứng vơ vẩn, gặp Đay to sù như một con gấu nhô từ cầu thang lên cùng với một thuỷ thủ.
“Sáng nay trực à, bác sĩ ?”
“Không. Các ông đi đâu đấy ?”
“Lên phố xem có cái gì không ? Nằm mốc ở tầu làm gì.”
“Chờ tí. Tôi đi với.”
Bá chạy vội về buồng khoác cái túi giả da tòn ten một bên vai chạy ra… Ba người đi. Đi xem phố xá, xem người Nhật sống như thế nào. Và cũng cầu may, biết đâu mua được thứ gì đó. Gọi là lang thang nhưng đâu phải vô mục đích. Và vẫn cứ dán mắt vào các nhà hai bên phố.
Người ta cũng mở cửa đấy nhưng không bán hàng. Và nhà nào cũng có một túi ni lông đen để ở lòng đường sát với vỉa hè. Túi đựng rác. Bá tò mò nhìn trước nhìn sau không có ai ngoài hai người bạn, cúi xuống mở một túi ra xem: Ba chiếc cốc pha lê cực đẹp. Có chân, hoa văn vàng óng, và những mảnh vỡ của chiếc cốc thứ tư. Rác là như vậy đấy. Anh nhặt ba chiếc cốc đút vào chiếc túi tuỳ thân, mặc cho hai người bạn đồng hành chế riễu:
“Thưa bác sĩ, sao bác sĩ mất vệ sinh thế. Nhặt ở túi rác đem về uống.”
Bá cười:
“ Đẹp thế mà chỉ vỡ một chiếc họ đã vất đi thì phí quá. Đem về bày tủ li.”
Đúng là vậy. Anh không tham. Chỉ thấy không thể để ba chiếc ly pha lê nằm trong đống rác. Một sự lãng phí chẳng thể nào tha thứ.
Bỗng nhiên hiện ra trước mắt ba người một bãi rác khổng lồ. Tủ đứng, tủ nằm. Xa lông. Máy giặt. Nồi cơm điện cũ. Rồi ghế xoay. Bá ngồi ngay lên chiếc ghế xoay. Xoay một vòng. Bốn bánh xe dưới chân đưa anh đi một quãng. Chà chà. Thật mê ly. Có cái ghế xoay này đặt trong nhà ngồi thư giãn, xem sách, đọc báo hay nghe nhạc thật tuyệt vời. Bảo đảm cả thành phố không ai có.
Đang thả tâm hồn bay bổng, nhìn theo Đay và Niệm đi sâu hơn nữa vào bãi rác, bỗng nghe tiếng reo, anh giật mình đứng lên bước nhanh về phía họ: Một đống quạt bàn hiện ra trước mắt.
Cái nào cũng còn nguyên bảo hiểm, cánh, cả giây và phích điện dù có chiếc bảo hiểm đã rỉ và bầu thì đã tróc sơn. Chỉ nhìn nét mặt họ, anh cũng biết anh không có phần ở đống quạt cũ này. Vì lúc họ tìm ra, anh không có mặt, anh còn đang đu đưa với chiếc ghế xoay. Cái ghế xoay chết tiệt! Đay cùng anh thuỷ thủ nhặt quạt bàn xếp thành một hàng rồi tìm ra một chiếc gậy gỗ xâu gần chục chiếc quạt lại.
Thật sung sướng khi nghe Niệm nói: “Phần ông Bá một chiếc, thôi, cứ xâu cả vào đây, khiêng về tầu, ông ấy lấy sau.”
Thật là một tấm lòng vàng…
Khiêng vác trên vỉa hè, gặp người Nhật và cả những người mắt xanh mũi lõ sải bộ trên hè, không ai bảo ai cả ba đều cúi gầm mặt. Niệm kêu to, trấn an bạn và cũng là để trấn an chính mình:
– Làm đéo gì mà xấu hổ. Họ biết mình là ai.
Rồi trừng mắt hỏi Bá :
– Ông là người nước nào. Tôi là người Ma lai xi a. Quốc tịch Ma lai xi a chính hiệu.
Đay cười nhạt:
– Thôi. Cứ nói Căm pu chia cho xong. Dân Mã lai nó đếch thèm những thứ này đâu. Sang đây mới thấy mình là cuối hạng người. Có phải không bác sĩ ?
Bá gật đầu :
– Đúng là cuối hạng người…
Ấy thế mà khi về đến Việt Nam chúng mình lại là nhất. Chúng mình là đầu hạng người. Ai nhìn chúng mình cũng nể. Ai cũng thèm được như chúng mình. Chúng mình chon von chót vót…
Khi anh có quyết định xuống tầu vận tải nước ngoài, dù vẫn còn ở trên bờ, dù anh vẫn y xì là anh, chẳng có tí gì thay đổi, anh đã thấy mọi người nhìn anh bằng con mắt khác rồi, anh đã là một con người khác, chính anh cũng cảm thấy mình đã là một con người khác (và vợ anh càng khác nữa).
Ngay chuyến này thôi, với những ngày vắng mặt ở Việt Nam để đi sang nước Nhật này, trở về với mấy món hàng cũ trong tay, anh thực sự ở một mặt bằng khác, một nấc thang giá trị khác, một tầng lớp khác, một tầm cao khác. Đúng. Chỉ cần vắng mặt ở Việt Nam ít ngày thôi rồi trở về, anh đã là một con người khác” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 458 – 461).
Cuộc Đông Du thứ hai, xem ra, quá khoẻ khi so với chuyến đi hồi đầu thế kỷ. Lần này, chả ai phải đi chui nữa. Dân Việt đường đường chính chính dong thuyền qua đến xứ người. Họ đi từ một đất nước Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, và được trang bị bởi Chủ Nghĩa Bách Chiến Bách Thắng Vô Địch Muôn Năm nên chả còn phải cần cầu viện ai hay cầu học (thêm) điều gì nữa ráo.
Chỉ cần đi ra nước ngoài vài hôm, rồi “trở về với mấy món hàng cũ trong tay” là nghiễm nhiên đã “thực sự ở một mặt bằng khác, một nấc thang giá trị khác, một tầng lớp khác, một tầm cao khác.”
Đúng là một phép lạ!
Phép lạ này cũng đã được ông (cựu) chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết phát biểu tại Đại Hội Việt Kiều, vào hôm 22 tháng 11 năm 2009 (“Chưa bao giờ mình lại cất cao tiếng nói như thế … và vị thế của mình bây giờ cũng ngang hàng với người ta, nói năng cũng đúng mức, đàng hoàng.”) và đã được ông TBT kiêm CTN Nguyễn Phú Trọng ân cần nhắc lại vào hôm 26/01/2017: “ Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.”
Trước đó, ý tưởng lạc quan tương tự cũng đã được tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa diễn đạt cách khác (bóng bẩy và thâm thúy hơn) là “bay cùng đàn sếu,” khi ông đề cập đến chuyến công du của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – tại Nhật Bản, hồi năm 2006 – với rất nhiều hy vọng và tin tưởng: “… về một nước VN sải cánh bay cùng các quốc gia đồng văn.”
Sự hy vọng, và tin tưởng này (e) khó có thể trở thành tựu dưới chế độ hiện hành. Làm sao chúng ta có thể “bay cùng đàn sếu” khi người dân Việt vẫn còn cúi mặt xuống những bãi rác và quí vị lãnh đạo thì túi đã nặng chặt Mỹ Kim mà mắt vẫn cứ láo liên hăm hở cố … kiếm thêm chút nữa!
TNT viết bài nầy quá đả! Đả ở chổ ,k những cười ra nước mắt mà ta cả những thứ ở-trong-quần ! Tất cả là sư thật,mà sao nghe nó còn hơn uống thuốc xổ! Nguyễn minh Triết- nguyễn phú Trong- nguyễn tán Dũng-Nguyễn x Phúc …và ngay cả HCM,đều là những tên hề! Chúng nó chỉ làm cười cho thiên hạ,chứ chẳng làm đếch gì đươc,cho Quốc Gia đai sư.Nghe tui nó phát biểu thì biết! Toàn là ỉa ra ăn lại cả./
Cẩu tặc phản quốc Hồ chí Minh bán nhà đại cách mạng Phan Bội Châu cho Pháp :
Không những các tác giả người Việt – Cựu Hoàng thân Cường Để, nhà văn Nhượng Tống , cụ Hoàng Văn Chí, nhà văn Minh Võ ,v. v… mà cả các tác giả Mỹ cũng tố cáo cẩu tặc Hồ chí Minh đã bán nhà đại cách mạng Phan Bội Châu cho mật thám Pháp :
Hồ chí Minh toa rập với tên Lâm đức Thụ mật báo cho Pháp biết lộ trình của nhà đại cách mạng chống Pháp Phan Bội Châu, do đó cụ Phan bị Pháp bắt ở Thượng Hải ngày 30/6/1925- thuộc tô giới của Pháp- sau khi rời Hàng Châu.
( Trích ) Vụ bán cụ Phan Bội Châu cho Pháp, Hồ chí Minh được hai điều lợi. Điều lợi thứ nhất là được Pháp thưởng 100 ngàn đồng bạc Đông Dương -số tiền đó lớn vô cùng, theo tác giả Hoàng Văn Chí của cuốn Từ Thực Dân Đến Cộng Sản thì vào lúc đó một con trâu chỉ trị giá có 5 đồng. Điều thuận lợi thứ hai là Hồ chí Minh loại được một địch thủ lợi hại, không còn sự hiện diện của cụ Phan ở vùng Hoa Nam, và những thanh niên yêu nước chân ướt chân ráo vừa mới vượt biên giới Hoa- Việt sang Trung Hoa sẽ dễ lọt vào sự khuyến dụ của Hồ chí Minh.
Do người Việt khắp nơi lên tiếng đòi Pháp tha bổng, nên rốt cuộc cụ Phan Bội Châu bị tuyên án chung thân khổ sai, sau được đổi thành án quản thúc tại gia ở Huế. Cụ Phan qua đời năm 1940.
Trong cuốn “Vietnam at War” của tác giả Phillip B. Davidson – cựu sĩ quan tình báo Mỹ- đã viết:
“The French say that in June 1925, Ho betrayed Chau to the Surete in Shanghai for 100,000 piaster ….”. Tạm dịch : Người Pháp nói rằng vào tháng Sáu năm 1925, Hồ chí Minh đã bán cụ Phan cho nhà cầm quyền thực dân Pháp ở Thượng Hải lấy 100000 đồng.
Trong cuốn “A Dragon Embattled” tác giả Joseph Buttinger viết rằng “Lam Duc Thu and Thanh (Ho chi Minh) split 150,000 piasters, which Thanh later used to fund his own fledgling communist organization, “Vietnamese Revolutionnary Youth Association” …..Ho Chi Minh promised to protect Thu with condition that Thu must keep a low and “quiet” life in the village and not to reveal the secret about “activities” of both when they had lived in Hong Kong..”.
Tạm dịch “Lâm đức Thu và Thanh (Hồ chí Minh) chia nhau 150000 đồng, sau này Thanh dùng để tài trợ cho tổ chức cộng sản, “Hội Thanh niên Cách mạng Việt Nam”. Hồ chí Minh hứa sẽ bảo vệ Thu với điều kiện Thu phải sống kín đáo và “lặng lẽ” trong làng và không được tiết lộ bí mật về ” những hoạt động” của cả hai khi họ sống ở Hồng Kông..”.
Nhà báo David Halberstam – từng ở Việt Nam và đoạt giải Pulitzer năm 1964- viết cuốn sách “Ho” trong đó có đoạn: Hồ chí Minh bán cụ Phan Bội Châu cho mật thám Pháp để lấy 150000 đồng tiền thưởng là có thật.
Một bài báo đăng trên tờ Washington Post viết rằng “ In June 1925, for 100,000 piastres, he betrayed Chau to agents of the Deuxieme Bureau, Surete Generale du Gouvernement General pour l’Indochine (abbreviated as 2d Bureau)–the French police–and he was seized while passing through Shanghai’s international settlement. Ly Thuy later rationalized that his was a good act”
Tạm dịch ra: “Vào tháng sáu năm 1925 , cho 100000 đồng , Hồ đã phản bội Châu cho sở mật thám Pháp và ông Châu đã bị bắt giữ trong khi đi qua tô giới Thượng Hải. Lý Thụy sau đó lý luận cho việc y làm một hành động tốt…”.
v…v…
Triết gia Trần Đức Thảo từ ngoài Bắc vào : ” Mới đặt chân xuống cái thủ đô của miền Nam này, mọi sự đã làm tôi kinh ngạc. Qua bao nhiêu năm chiến tranh gian khổ mà sao Sài Gòn nó lại khang trang hiện đại như vậy? Tôi cứ ngỡ cả miền Nam đói khổ vì bị Mỹ-Ngụy bóc lột đến nỗi miền Bắc đã phải ‘cắn hạt gạo làm tư’ để cứu giúp miền Nam cơ mà.. Và mọi người ở đây nói năng cởi mở thoải mái như vậy? Ngay những cán bộ Đảng ở đây cũng có thái độ tự do quá. Họ đãi đằng, giễu cợt tôi, coi tôi cứ như anh mán, anh mường ở rừng mới được về thành phố. Phải nói thẳng ra là có một điều của Sài Gòn đã làm tôi bàng hoàng đến cùng cực. Đó là những bài hát của một anh chàng nhạc sĩ trẻ của miền Nam, nói đúng ra là của Mỹ-Ngụy chứ không phải của Đảng. Tên anh ta là Trịnh Công Sơn. Các bài hát của anh ta mang nỗi niềm day dứt, oán trách chiến tranh. Cứ như anh ta khóc than thay cho cả dân tộc ở cả hai miền Nam Bắc. Giữa những năm tháng chiến tranh một mất một còn ác liệt như thế mà sao anh ta dám cất lên tiếng kêu than như vậy. Những lời ca của những bản nhạc đã làm tôi xúc động bồi hồi không cầm được nước mắt “. Ngưng trích .
“Người ơi Saigon chốn đây
Là Ngọc Viễn Đông
Vốn đã lừng danh
Nắng lên muôn chim đùa hót
Muôn hoa cười đón
Vinh quang ngày mới
“Cùng nhau đi tới Saigon
Là nơi du khách dập dồn
Từ năm châu tới viếng thăm Thủ Đô
Dòng sông chen chúc tàu đò
Ngựa xe buôn bán hẹn hò
Người dân no ấm sống đời tự do ”
( Bài hát trước 1975 ”Ghé Bến Sài Gòn “)
Nhà văn miền Bắc Tô Hoài : “….tớ có dịp nhập bọn đi thực tế miền Nam, đi sâu vào từng gia đình, họ hàng bà con, bạn bè cũ, mới. Tớ đi ra tận đất mũi Cà Mâu, ăn dầm nằm dề cả tháng ở đồng bằng sông Cửu Long… Và đi đâu tớ đều thấy cái THỰC TẾ RÀNH RÀNH là miền Nam sướng gấp trăm lần miền Bắc, dù tiếng súng chỉ mới im lặng sau miền Bắc có hơn 2 năm trời (chỉ tính từ khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc). Hàng hóa, thực phẩm từ nông thôn đến thành thị, đâu đâu cũng thấy thừa mứa, rẻ rề. Trong khi ở miền Bắc, miếng đậu phụ, lạng thịt cũng phải có phiếu thì ở miền Nam, bác ngư dân, Hai Tường, ở Cà Mâu có thể ngồi tại nhà quờ tay xuống nước vớt lên cả một cần xé cá, tôm đang còn giãy đành đạch, chiêu đãi đoàn nhạc sỹ cánh tớ nhậu suốt một ngày! Buồn cười Huy Du, có tiếng là thật thà còn hỏi nhỏ bác chủ nhà: “Ba bữa nhậu ngày, một bữa cháo rắn hổ mang đêm, thế này, có làm bác tốn kém lắm không”? Bác ta cười ha hả trả lời “Tôm cá dưới sông, rắn nằm trong bụi, có mất tiền mua đâu mà tốn với kém!” Nói rồi, bác cầm bao “555”, rút một điếu, xé giấy, vứt đầu lọc, nhồi thuốc vào… nõ điếu thuốc lào, rít một hơi dài, rồi nói thêm trong khói thuốc: “các chú thế là chưa biết gì về miệt Cà Mâu này rồi! Chim trên trời, cá tôm dưới nước, thiên nhiên này nuôi sống chúng tôi bao đời nay! Chẳng lo phải thiếu miếng ăn đâu mấy chú ạ! Bây giờ hòa bình rồi, tha hồ mà đi khơi, đi lộng, chẳng lo tên bay đạn lạc ,lo tàu Hải Quân xục sạo tìm Việt Cộng, cản trở làm ăn, thế là sướng rồi! Nào! nhậu đi mấy chú! “Thế đấy ,một người ngư dân bình thường đã “tuyên truyền”về cái sướng vật chất (và có lẽ cả tinh thần?) hơn hẳn của miền Nam bị “kìm kẹp”, cho chúng tớ quá đơn giản nhưng cực kỳ .. thuyết phục!
“Trở về thành phố, lại lang thang đi khắp chợ Bến Thành, đường Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Huỳnh Thúc Kháng, Đồng Khởi, Nguyễn Huệ…anh nào anh nấy đều ù tai, hoa mắt về những hàng hóa, về những câu chào hỏi “1 đồng (tiền mới) một mét mua dzô!” Còn vào đên Chợ lớn thì …cứ như …lạc sang Tầu! Đặc biệt ngon và rẻ thì có lẽ không anh nào đã được hưởng cái thú ăn cơm Tầu như ở đây! Huy Du, 5 năm học bên Tầu cũng chưa bao giờ được hưởng những món sang trọng mà lại rẻ rề đến thế!”. Ngưng trích .
«…. Đây phương Nam, đây ruộng Cà Mâu no lành. Có tiếng hát êm đềm trong suốt đêm thanh. Quê hương anh lúa ngập khắp bờ ruộng xanh. Lúa về báo nhiều tin lành, từ khắp đồng quê cùng kinh thành …
Đây phương Nam, đây tình Cần Thơ êm đềm. Có lúa tốt quanh vùng nuôi sức dân thêm. Quê hương em bóng dừa ấp ủ dịu êm. Những chiều trăng rọi bêm thềm, vọng tiếng khoan hò về êm đềm …
Ai vô Nam, ngơ ngẩn vì muôn câu hò. Những tiếng đó khơi lòng vui sống ấm no. Trăng phương Nam sáng tỏa khắp bờ Cửu Long. Nước chảy con thuyền xuôi giòng, vọng tiếng khoan hò làm ấm lòng… ».
( Bài hát trước 1975 “Đây Phương Nam “)
“…Ơi hò hò hò ơi
Hò ơi quanh năm đồng lúa phì nhiêu
Lúa nhiều nuôi dân no ấm tang tình tình tình tang
Ai đi xin nhớ xóm làng
Quanh năm cày cấy cho nhà Nhà Việt Nam
Đây Tháp Mười phương Nam tôi thân yêu
Vang tiếng hò hòa trong những tiếng cười
Vui cấy cầy khắp chốn nơi nơi
Như luyến tình yêu ai nơi xa xôi
Trong lúa vàng nàng thôn nữ tươi cười
Vui xóm làng hò ơi ta yêu đời
Tháp Mười ơi
Đây miền Nam
Say tự do ”
(Bài hát trước 1975 ” Khúc Ca Đồng Tháp” )
“…Đây phương Nam, bao la dịu dàng
Say xưa câu hoan ca nhịp nhàng
Duyên xưa còn thắm, chung xây cuộc sống, chan chứa mênh mông
Tình miền Nam như hoa lan đầy hương
Tìm tự do, chim tung bay ngàn hướng
Đây đó vui ca, trong nắng chan hòa, dựng một mùa hoa
Chào mừng Miền Nam Tự Do !”
( Bài hát trước 1975 ” Dựng Một Mùa Hoa “)
Nhà văn Dương Thu Hương: Năm 1984 tôi đến Mascơva. Tất cả những người Việt Nam khác đến đấy đều hớn hở, sung sướng. Riêng tôi thì nhục nhã không thể tả được. Vì khi ở trong nước, tôi vẫn có ấn tượng dân tộc mình là dân tộc anh hùng và là một dân tộc cũng có được một cuộc sống xứng đáng. Nhưng khi đến Mascơva trong một phái đoàn điện ảnh trẻ thì tôi mới nhìn thấy ra rằng, người Việt Nam bị khinh bỉ. Người Việt Nam đầu đen chỉ xếp hàng trong các đội quân dài dặc các bà già Nga bụng to để mua nồi áp xuất, bàn là điện nhằm gởi về nước. Những người bán hàng họ mắng cho như là mắng khỉ ấy. Họ mắng cũng đúng vì người mình khuân hàng đống nồi, hàng đống sản phẩm của người ta để tuồn về nước.
Khi đứng ở khách sạn Peking nhìn xuống đường, tôi thấy những đoàn đại biểu Việt Nam trong những quần áo complet gớm giếc trông như những đàn bò đi trong thành phố. Tôi hoàn toàn vỡ mộng và tôi khóc. Một nhà văn Nga mắng tôi. Anh ta bảo rằng, “người ta đi Nga người ta sung sướng, còn bà thì tại sao bà lại khóc như cha chết vậy. Sao lại vớ vẩn thế”. Anh ta không biết nỗi đau đớn của tôi khi thấy thân phận của người Việt Nam…..
28-03-2014: …..Theo anh Đặng Công Trọng, một du học sinh Nhật, “Lên tàu , nhiều khi thấy người Việt, người Nhật còn kéo khóa túi lại rồi ôm khư khư trước bụng”.
Không chỉ có tật ăn cắp vặt, thời gian gần đây dư luận còn đưa tin khá nhiều về cuộc sống của một số người Việt ở Nhật như thiếu trật tự, lộn xộn, trốn vé tàu…, thậm chí sống ngược lại với văn hóa Nhật, tạo nên sự kỳ thị của người Nhật với người Việt Nam.
Không chỉ ở Thái Lan, tấm biển đặt tại một nhà hàng buffet ở khu trung tâm của Singapore với dòng chữ: “Xin vui lòng không lãng phí thức ăn. Phạt $5 cho mỗi 100g thức ăn thừa. Xin cảm ơn!”
Những cảnh báo này đã phần nào phản ánh thói lãng phí của người Việt, lấy đồ ăn vô tội vạ cho số tiền bỏ ra rồi để thừa thãi trên bàn khi đứng dậy tính tiền.
Tật vứt rác bừa bãi :
Ngoài những thói xấu kể trên, người Việt ở nước ngoài còn bị lên án bởi thói vứt rác bừa bãi. Mới đây, dân mạng lan truyền, bàn tán bức hình chụp một tấm biển ghi cấm vứt rác bừa bãi bằng tiếng Việt tại Hàn Quốc. Nội dung của tấm biển có ghi: “Khu vực này cấm vứt bỏ rác thải sinh hoạt, nếu như không đúng luật sẽ bị phạt 1 triệu won (19 triệu đồng)”.
Cuộc Đông-du thứ hai chĩ bé bằng con kiến so với cuộc Bắc-du cũa bác Hồ.
Bác Hồ dẫn đám xây-lố-cố Đòng Duẫn Chinh Giáp tiến hành cuộc Băc-du.
Sau khi vượt biên ỡ Lạng Sơn, họ đã đặt chân vào Trung Quốc.
Sau nhiều năm kiên-trì layj-lục, họ hồ-hỡi phấn-khỡi mang về Việt Nam thành-tích cách-mạng vinh-quang:
“Cương lình phụ thuộc cho chế-độ đô-hộ Mới”.
Đông-du 1, Đông-du 2 có làm được như Bắc-du toàn-tập cũa bác Hồ không.
Nói theo thằng wuho Huephan, địa ngục covid cả . Báu gì mà ham
Ơn bác hồ chó chết, ơn đảng chó má Việt cộng ta, VN ta ngày nay Đông , Tây , Nam , Bắc địa cầu dân ta Du hết !Ai lanh lẹ có chất xám cao tư bản cần thì tự lo đi lấy !Ai xui xẻo tự lo không được, nhà cầm quyền Việt cộng ta ký đủ loại hiệp ước với khắp các nước, toàn thế giới nơi nào cần cơ bắp lao công hãng xưởng , giúp việc , giải quyết tình dục vv ta cung cấp tất !
Để tương lai không khan hiếm nhân sự xuất khẩu Việt cộng ta động viên dân đẻ cho nhiều vào , mai này còn đi lao nô xứ người mang đô la ngoại tệ về cho con cháu chắt chít của đảng viên đem đi định cư xứ tư bản chứ !
Cái thành tựu trồng người xuất sắc nhất của Việt cộng ta là trong đám đông xuất ngoại ô hợp đủ vùng miền,tầng lớp xã hội, trình độ học tập đó , sang xứ tư bản và có được sự so sánh rồi, đa số vẫn không tự “khai trí ” được , vẫn ngoan ngoãn ủng hộ nuôi cho lũ chúng sống hoài !
Đó là đi Nhật, còn đi Nam Hàn hoành tráng hơn nhiều. Bà Kim Ngân chủ tịch quốc hội du Nam Hàn rồi để lại 9 người ở lại làm “nghiên cứu sinh lậu”. Đã chưa? Có thấy chết thằng Tây thằng Tàu nào đâu. Phẻ re!
Có một lần tôi về VN,một Bà có số-có má làm đia ốc tại thành Hồ ,hỏi tôi :”Ông có thể so sanh ngành xây dưng của Mỹ và VN?” Tôi trả lời ngay :không thể so sanh đươc!.Bà ta hỏi lai : Tai sao ?? Tôi giải thích ngắn gọn,,một bên (Mỹ ) lấy chất lương (quality) làm đầu.Một bên (VN) lấy lơi tức (profit) làm mục tiêu. Xe chay ngươc chiều ,làm sao so sánh đươc.??