Mắt người chết trừng trừng không chịu nhắm
Tôi tình cờ “nhặt” trên FB một tác phẩm khá độc đáo của Marc Riboud. Ông “chớp” được cảnh một anh bộ đội (với con búp bê nằm dưới nắp ba lô, và cái sắc cầm tay) đang trên đường trở về quê cũ.
Cùng với bức ảnh là lời bình, cũng độc đáo không kém, của face booker Nguyễn Hoàng : “Thằng này coi vậy mà hiền, chỉ lấy con búp bê cho con và cái bóp đầm cho vợ mà thôi.”
Thằng chả hiền thiệt chớ. Cái ba lô xẹp lép hà. Ngó thấy mà thương. Là kẻ cầm súng, thuộc phe thắng trận, đương sự có thể thu góp được chiến lợi phẩm nhiều hơn thế.
Bên thua cuộc, rõ ràng, không mất mát chi nhiều mà Bắc/Nam đã được “nối vòng tay lớn” – theo như cách nói của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn. Rồi ra, tác giả còn dự tưởng, sẽ có những đoàn tầu thống nhất “toả khói trắng hai bên đường,” những đám “trẻ thơ đi hát đồng dao” khắp ngõ, và “mọi người ra phố mời rao nụ cười.”
Họ Trịnh, có lẽ, thực lòng tin tưởng như thế. Niềm tin của ông cũng được không ít người đồng thời chia sẻ. Sự thực, tiếc thay, khác thế. Sau ngày “Nam/Bắc hoà lời ca” thì nụ cười gần như biến mất trên môi của mọi người dân Việt.
Dù thuộc bên thắng cuộc, những bộ đội phục viên cũng không hề được hân hoan cười đón khi họ trở về:
“Tôi đã được chứng kiến cảnh hẫng hụt của nhiều người khi họ … ngơ ngác tìm kế sinh nhai, đã không ít người đòi đảng, chính quyền cơ sở phải chia ruộng đất cho họ, và tất nhiên đảng, chính quyền không thể moi đâu ra ruộng đất để cho họ cày, cực chẳng đã, nhiều người đã trực tiếp đòi ruộng cha ông mà ngày trước họ đã góp vào hợp tác xã, không ít người đã tự ý đi cày ruộng cha ông của mình, thế là … họ được quy là công thần, gây rối, chống lại đường lối của đảng, nhà nước, kết cục có người bị đuổi ra khỏi đảng, có người bị bị bắt lên xã, lên huyện tạm giam để xử lý vì đã ngang nhiên lấn chiếm đất đai của nhà nước đã giao cho người khác.” (Vi Đức Hồi – Đối Mặt, Chương II).
Đoạn hồi ký thượng dẫn giúp cho độc giả hiểu tại sao vỉa hè Hà Nội lại đông đảo những người làm nghề cửu vạn. Họ sống ra sao?
“Mỗi tối thuê cái chiếu nằm gầm cầu, có tiền bạc của nả thì gối đầu, giắt lên ngực. Bốn bên lủng củng người nằm, nói anh bỏ lỗi, nó đéo nhau huỳnh huỵch rồi lại chửi nhau, quát nhau to tiếng hơn ô tô chạy ngoài đường.” (Tô Hoài. Chiều Chiều. Phương Nam, Hà Nội: 2014).
Giữa Thủ Đô Của Lương Tâm Nhân Loại mà trải chiếu “đéo nhau huỳnh huỵch” thì (ngó) cũng hơi khó coi. Tuy thế – và được thế – vẫn hơn hẳn nhiều bạn đồng đội (không may) khác, đang “nạng gỗ khua rỗ mặt đường làng.”
Hạnh phúc hay đau khổ (nghĩ cho cùng) chỉ là sự so chiếu, và mọi so chiếu đều tương đối cả. Nói chi đến những người lính vô danh, ngay cả một nhân vật tiếng tăm cỡ như thi sĩ Tế Hanh (“từng là ủy viên ban chấp hành hoặc thường vụ Hội Nhà Văn VN, từng mười năm liền phụ trách đối ngoại của hội, từng có chân trong ban phụ trách nhà xuất bản Văn học”) đến cuối đời cũng đành chép miệng: “Trải qua hai cuộc chiến tranh mình còn được sống, được làm thơ, còn may mắn hơn khối người khác, thế là được rồi.” (Vương Trí Nhàn. Cây Bút Đời Người. Phương Nam, Hà Nội: 2002).
Vâng, đúng thế. Còn sống là “may mắn hơn khối người” rồi!
Theo thống kê (chắc không khả xác) của Tổng Cục Chính Trị thì đến năm 2012, toàn quốc chỉ có 1.146.250 liệt sĩ và khoảng 600.000 thương binh, trong đó có 849.018 liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ. Wikipedia tiếng Việt cho biết thêm:
“Từ tháng 12 năm 1994 đến hết năm 2001, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý cho 44.253 Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng.”
Có bà bị lọt sổ vì không đủ “kiên trinh” nên đã (lỡ) đi thêm bước nữa – theo như tường trình của Tuổi Trẻ Online:
“Chúng tôi đến khi bà Trần Thị M. đang ăn tối ngay trên giường. Bà đã ở trên giường như vậy gần ba năm rồi, kể từ khi đôi chân không còn tự đứng lên được nữa. Ấy thế nhưng khi hỏi đến chuyện xưa, đôi mắt bà sáng lên.
Bà say sưa kể về những ngày hoạt động cách mạng, những ngày tù ngục đòn roi tra tấn, thương tích tới 75% (thương binh hạng 2/4)… Vượt qua được hết, chỉ không chịu nổi mỗi lúc nghe tin chồng, tin con thôi” – bà chợt trầm giọng. Ba lần ‘không chịu nổi’ ấy là vào năm 1962, ông Võ Mười, chồng bà, hi sinh khi bà mới 30 tuổi; năm 1964, con trai út Võ Danh của bà bị bắn chết khi vừa 6 tuổi, đang được giao việc cảnh giới cho các chú cán bộ họp; năm 1971, con trai lớn Võ Thái làm giao liên cho ban binh vận Khu ủy Khu V hi sinh ở tuổi 16.
Còn lại một mình giữa đạn bom, hai lần bị bắt, giam cầm tra khảo ở nhà lao Quảng Ngãi, năm 1974 bà gá nghĩa với một người đồng đội, ông Thái Văn Thới. Chiến tranh vẫn ác liệt, đâu biết mai này sống chết thế nào. Thương nhau, thông cảm hoàn cảnh của nhau thì về với nhau thôi” – bà kể. Ngày 21-2-2014, UBND P.12, Q.Bình Thạnh đã tổ chức cuộc họp để xét duyệt và đề nghị Nhà nước tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng cho bà. Phường đã có tờ trình về trường hợp của bà gửi Phòng Lao động – thương binh và xã hội (LĐ-TB&XH) Q.Bình Thạnh, Sở LĐ-TB&XH TP.HCM. Tuy nhiên, sau đó gia đình bà nhận được thông báo bà chưa được lập hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng do đã… tái giá.”
Phải chi cái hồi giao “công tác cách mạng” cho hai đứa nhỏ (6 tuổi và 16 tuổi) mà Nhà Nước cũng xét (nét) kỹ càng như vậy thì đỡ cho mẹ Trần Thị M. biết mấy. Dù sao, vẫn còn có điều an ủi là nhờ đang sống ở thành phố mang tên Bác nên tờ trình về trường hợp của bà cũng đã được gửi tới Sở LĐ -TB&XH TP.HCM và đã được cứu xét (rồi) từ chối!
Có mẹ không nhận được danh hiệu anh hùng chỉ vì lỡ “chui rúc” ở những nơi hoang vu quá. Bên Kia Đèo Bá Thở là một nơi như thế:
“Trên bản đồ quân sự cũng như bản đồ của nha Ðịa Dư không bao giờ có địa danh ‘Ðèo Bá Thở’. Bởi vì đặt cái tên cho ngọn đèo này chính là tôi và một vài người bạn… Ngọn đồi nằm không xa trại giam chúng tôi trong tỉnh Yên Bái. Ngày ngày đội chúng tôi có mười anh em phải băng qua bên kia cái đèo khốn nạn này, tới một khu rừng toàn thị là tre, nưá, giang…”
“Mấy ngày đầu chúng tôi không chú ý tới cuối dốc bên kia có một cái nhà tranh đã sập. Người chủ căn nhà lấy vài thân tre to, chống cái mái lên, nên mái nhà chạm đất. Tất nhiên trong tình trạng đó nó không có cửa. Chúng tôi đã vài lần đi về ngang đó và tưởng nó đã bỏ hoang, bởi vì trông nó còn thua một cái chòi chăn vịt ở miền Nam.”
“Một hôm cả bọn chúng tôi thấy trời còn sớm, nên nghỉ lại bên kia dốc một lát trước khi ‘bá thở’. Chúng tôi nghe lục đục trong cái chòi bỏ hoang, và phát giác đuợc một cụ già thật già. Nét mặt bà cụ nhăn nheo hệt như những vết nẻ của ruộng bị hạn hán nhiều ngày. Bà già có một cặp mắt nâu đục, lờ đờ và đầy rỉ mắt. Bà già mặc một cái áo bông vá chằng vá đụp. Phải gọi đây là cái áo vá trên những miếng vá. Nó nặng dễ chừng đến năm ký chứ không chơi. Chúng tôi gạ chuyện, song tất nhiên bà già biết chúng tôi là tù ‘Ngụy’ nên không hé răng một nửa lời”.
“Hôm sau trong lúc đốn tre chúng tôi hội ý. Chúng tôi lấy dư ra mỗi ngày vài cây về dấu ở gần căn lều của bà cụ. Ðược vài ngày đủ tre để dựng lại căn lều, chúng tôi để hai người lại sửa còn tám người vào rừng đốn tre cho đủ số lượng của mười người. Chúng tôi cũng cắt tranh về để dậm lại những chỗ quá mục nát. Căn nhà sửa xong, có cửa để chui ra chui vào. Bà già khi đó tự động nói chuyện với tụi tôi:
– Lão có ba đứa con, một đứa đã có giấy tử sĩ, hai đưa kia thì hoà bình lâu rồi, nhưng lão không hề nhận được một chữ của chúng từ ngày chúng đi. Lão mới có giấy mẹ liệt sĩ, mỗi tháng có tiền nhưng chả vào đâu.” (Hoàng Khởi Phong. “Bên Kia Ðèo Bá Thở.” Cây Tùng Trước Bão. Thời Văn, Hoa Kỳ: 2001).
Bà lão hẳn đã qua đời từ lâu. Những người lính thắng trận trên đường về quê (với con búp bê cầm tay) hơn 40 năm trước e cũng không còn mấy ai sống sót. Đám mẹ ngụy và lũ con thua cuộc cũng thế, cũng đều đã lần lượt đi vào lòng đất.
Kẻ Bắc/người Nam, bên thua/bên thắng nên họ đã phải trải qua những hoàn cảnh và kinh nghiệm sống khác nhau. Duy có điều này thì chắc chắc là hoàn toàn không khác: khi họ chết không ai nhắm mắt!
Trước 1975 , ai học sử đều biết , Việt nam là nước 90% dân số sống về nghề nông . Bây giờ hơn 40 năm , học được cách dùng phân bón hoá học và kỹ thuật trồng trọt của phương Tây cộng với bản tính cầu cù nhẫn nại , một nắng hai sương của nông dân nên có tiền ít nhiều là chuyện dĩ nhiên và hiểu được. Còn chuyện tham nhũng hối lộ là chuyện khác , chỗ nào chẳng có, ít hay nhiều hoặc ít chỗ nhiều chỗ thôi . Khi Mỹ chế ra computer và Internet thì các nước như Trung cộng và Việt nam cứ cho học sinh , sinh viên “ vầy vọc “ với cái computer hàng ngày mút chỉ thì rồi cũng khá ra . Kiến thức bây giờ chỉ chờ người dân hấp thụ mà thôi. Còn dân chết trên xe trucks là vì họ muốn “ làm giầu nhanh “ hoặc đi đường tắt là tuỳ sự chọn lựa mỗi người . Chứ còn TNT ngồi bán xăng , kể chuyện cổ tích thì cũng chẳng bao giờ khá được.
Thầy Tiến ơi…thầy ráng đọc để mà hiểu nè:
1. “Ngày nay, loại như bài này, dân ta trong và ngoài nước cứ cho là chuyện cổ tích.
Đơn giản:
Bà con trong nước ngày nay không còn mơ ăn no, mặc ấm nữa. Họ đang ăn ngon, mặc đẹp, tay ga, bốn bánh vi vút vui chơi.”
2. “Thu nhâp bình quân đầu người gần usd $3000 năm, so với thời kỳ bảy, tám mươi thế kỷ trước là một vài trăm một năm. Đó là điều đáng mừng cho bà con Việt Nam mình, trong cũng như ngoài nước.
Vấn đề đáng buồn là:
Rất nhiều quan chức tham nhũng, ăn chặn của dân những khoản tiền rất lớn. Có nghĩa là, đa phần dân chúng không có cái thu nhập $3000/năm đó.”
Kết luận: đồ ăn ngon, quần áo đẹp, tay ga, bốn bánh vi vút là từ…trên trời rơi xuống, chứ nếu “đa phần dân chúng không có cái thu nhập $3000/năm đó” hoaaa85ch dịch sát nghĩa với tiếng Việt Nam là dưới $250 USD một tháng thì chí có nước ăn c…
Ráng hiểu nghe Tiến để bà con trên mạng còn đọc…
Thảm nhục ! Bốn triệu bộ đội chết banh xác trong Chiến Tranh Việt Nam để bây giờ dân Việt đi làm đầy tớ, lao động ở các nước tư bản :
Tại Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động do Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tạp chí Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 3-4/10/2019, tại Quảng Ninh, Thứ trưởng Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội Nguyễn Thị Hà :
“Hiện nay cả nước đã có 362 doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước Bốn triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để bây giờ dân Việt phải đi làm ngoài với khoảng 500,000 lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề” .
20/4/20- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB &XH Đào Ngọc Dung cho biết, kể từ khi có Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hiệu lực từ 1/7/2007), số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm tăng đáng kể, trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt trong 5 năm gần đây, mỗi năm có trên 130.000 người lao động ra nước ngoài làm việc.
Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu “Hàng ngày có không ít những thông tin được phản ánh về việc người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, đánh bài, nhậu nhẹt, gây rối ở nước ngoài. Những thông tin thường xuyên được phản ánh đó rất buồn vì nó ảnh hưởng tới sĩ diện, thể diện quốc gia “.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu : “Người lao động ở nước ngoài không chỉ mang lại thu nhập mà còn liên quan đến hình ảnh, danh dự đất nước” .
Người lao động ở nước ngoài làm những việc như : Chăm sóc người già , dệt, may , trồng trọt rau quả, hoa màu , chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản , quét sơn, đi biển, đánh bắt thủy hải sản , cơ khí (hàn, tiệm, phay, dập kim loại…,v..v…
Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam: 28/11/19- Trong 11 tháng năm 2019 có 132,802 lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước ngoài :
Đi Á châu: Đi Loan là 49,980 người;đi Nhật Bản 71,156 người; đi Hàn Quốc là 6,940 ; đi Macao 348 người; đi Trung Quốc 173 người ; đi Hồng Kông 88 người; đi Malaysia 320 người; đi Singapore 127 người ;đi Philippine 44 người; đi Thái Lan 82 người và Cămpuchia 11 người.
Đi Trung Đông: UAE với 103 người; Ả Rập Xê-Út 1,101 người ; Quatar 32 ; Kuwait 91 người , Bârain 57 người và O man: 20 người.
Đi khu vực Bắc Phi :Đi Algieri 350 người .
Đi khu vực Châu Âu : Đi Rumani 1.179 người; Slovakia 89 người; Ba Lan 182 người và Nga: 183 người.
Đi Hoa Kỳ: 51 người.
“Theo thống kê (chắc không khả xác) của Tổng Cục Chính Trị…”- Trích
Hoan hô tác giả Tưởng Năng Tiến đã thòng theo câu phụ chú ” chắc không khả xác “.
Có lẽ chỉ có tác giả Tưởng Năng Tiến mới có hoài nghi về những con số này, chớ còn các tác giả khác- đủ mọi quốc tịch , kể cả Mỹ- thì Cộng sản chúng nó ném ra tin nào là hí hửng hứng lấy, ghi chép lại cứ tưởng bở đó là tin thật 100 phần dầu !
Nhà sử học Hà Văn Thịnh- Giáo sư trường Đại học Khoa học Huế: “Tôi nói thật , lịch sử Việt Nam hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau lòng. Ví dụ đánh nhau 30 năm với Pháp và Mỹ mà không thua trận nào là không chấp nhận được… Sự dối trá đó làm cho sinh viên không thích học sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi viết trên báo Lao Động năm 2005 ‘Lịch sử theo giấy học trò’, tôi vạch rõ, dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó làm đau lòng lắm. Ở Việt Nam hiện nay, rất nhiều trí thức ở vào hoàn cảnh nan giải, giữa nói thật và không nói thật”.
Nhà biên khảo Trần Giao Thủy: ” Trong cuốn sách viết về trận Điện Biên Phủ ( 1994), Võ nguyên Giáp không hề nhắc đến khối vũ khí, đạn dược, lương thực, nhiên liệu khổng lồ của Trung cộng đã viện trợ cho Việt Nam hay những cố vấn chiến thuật, hỗ trợ kế hoạch trong trận chiến quyết định sau cùng của cuộc chiến tranh chống Pháp. Khi viết lại với đại tá Hữu Mai cuốn Điện Biên Phủ- Điểm Hẹn Lịch S(2001), tướng Giáp có đề cập, nhưng rất ít, đến đoàn cố vấn và Vị Quốc Thanh “.
Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” của Viện Sử Học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam biên soạn với 15 tập, với 10,000 trang, nhưng lại chỉ dành vỏn vẹn khoảng 11 dòng để nói về cuộc chiến tranh Biên Giới 1979 .
7/11/2014- FB Bảo Giang ở Việt nam : Từ sau ngày quốc nạn 30-4-1975, đã chẳng có sách vở nào được ghi chép, đã chẳng có người dân nào được phép nhắc nhở đến bản đồ địa lý mà cha ông ta để lại, cũng như chẳng ai được nhắc đến chuyệt phạt Tống, bình Ngô, triệt Hán, diệt Thanh của cha ông ta nữa.
Tướng CS Trần Độ nói: “Không ai tráo trở và lật lọng bằng cộng sản. Nói láo, cuồng tín, không biết ngượng và xấu hổ”.
Nguyễn Khải – cựu đại tá, đại biểu quốc hội CSVN, phó chủ tịch hội nhà văn CS: Người cộng sản nói dối lem lém, nói dối lì lợm, nói dối không hề biết xấu hổ và không hề run sợ .
Nhà văn Xuân Vũ – Từng gia nhập Việt Minh . Phóng viên báo Tiếng Súng Kháng Địch . Biên tập viên đài phát thanh Hà nội . Hội Nhà Văn Hà Nôi. Hơn 70 tác phẩm – đã phê bình rằng : Đảng cộng sản Việt nam sinh ra để làm hai việc: Nói láo và làm bậy. Hễ chúng nói là nói láo, hễ chúng làm là làm bậy .
Ngày báo chí 21 tháng 6 năm 2015 , Hữu Thọ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương, đã than thở rằng “ chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay. Đến nỗi nhiều người không dám nhận là nhà báo, vì báo chí sai sự thật quá nhiều “.
Cựu Tổng bí thư đảng Cộng sản Liên xô Gorbachev:” Tôi đã bỏ một nửa cuộc đời cho lý tưởng cộng sản. Ngày hôm nay tôi phải đau buồn mà nói rằng: Đảng Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và dối trá “.
Hãy đọc xem cách mà Bợm phét, Bợm láo, Bợm bịp Cộng sản Hà nội loan tin vể thiệt hại nhân mạng của chúng , theo thời gian :
Theo tài liệu đúc kết từ Đại Hội Đảng Cộng sản năm 1976 thì ít nhất là 4,000,000 thanh niên miền Bắc đã chết trên chiến trường – gồm cả số người chết trên đường xâm nhập từ Bắc vào Nam.
4/4/1995- Cộng sản loan tin: Trong cuộc chiến Việt Nam 54-75, cộng sản chết 1,100,000 người, bị thương 600,000. Và thường dân chết ở cả hai Miền khoảng 4 triệu người.
16/6/1997, Cộng sản tổng kết cuộc chiến kéo dài 30 năm và công bố: 3,000,000 người Việt Nam thiệt mạng, 4,400,000 bị thương và 2,000,000 người bị nhiễm các chất độc hóa học.
3/2/15- Nguyễn phú Trọng phát biểu: “Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã có gần 160,000 đảng viên hy sinh…”, “Chỉ riêng cuộc ‘khủng bố trắng’ của thực dân Pháp trong những năm 1931 – 1932, đã có hàng vạn cán bộ, đảng viên và những người yêu nước bị giam cầm, tù đày, giết hại…” , “Trong những năm 1954 – 1959, ở miền Nam có 466,000 đảng viên và những người yêu nước bị bắt giam, 400,000 người bị đưa đi đày và 68,000 người bị giết.”
27/7/17- Cộng sản loan tin Việt Nam có hơn 1.1 triệu liệt sĩ :
849,018 Kháng chiến chống Mỹ
191,605: Kháng chiến chống Pháp
105,627: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc .
Thảm nhục ! Bốn triệu bộ đội chết banh xác trong Chiến Tranh Việt Nam để bây giờ dân Việt đi làm đầy tớ, lao động ở các nước tư bản :
Tại Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động do Cục Quản lý lao động ngoài nước và Tạp chí Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức ngày 3-4/10/2019, tại Quảng Ninh, Thứ trưởng Lao Động, Thương Binh Và Xã Hội Nguyễn Thị Hà :
“Hiện nay cả nước đã có 362 doanh nghiệp có giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước Bốn triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để bây giờ dân Việt phải đi làm ngoài với khoảng 500,000 lao động Việt Nam đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề” .
20/4/20- Bộ trưởng Bộ LĐ-TB &XH Đào Ngọc Dung cho biết, kể từ khi có Luật về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (hiệu lực từ 1/7/2007), số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài hàng năm tăng đáng kể, trung bình mỗi năm có hơn 80.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt trong 5 năm gần đây, mỗi năm có trên 130.000 người lao động ra nước ngoài làm việc.
Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu “Hàng ngày có không ít những thông tin được phản ánh về việc người lao động Việt Nam vi phạm pháp luật, đánh bài, nhậu nhẹt, gây rối ở nước ngoài. Những thông tin thường xuyên được phản ánh đó rất buồn vì nó ảnh hưởng tới sĩ diện, thể diện quốc gia “.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu : “Người lao động ở nước ngoài không chỉ mang lại thu nhập mà còn liên quan đến hình ảnh, danh dự đất nước” .
Người lao động ở nước ngoài làm những việc như : Chăm sóc người già , dệt, may , trồng trọt rau quả, hoa màu , chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy hải sản , quét sơn, đi biển, đánh bắt thủy hải sản , cơ khí (hàn, tiệm, phay, dập kim loại…,v..v…
Hiệp Hội Xuất Khẩu Lao Động Việt Nam: 28/11/19- Trong 11 tháng năm 2019 có 132,802 lao động Việt Nam đi làm việc ở các nước ngoài :
Đi Á châu: Đi Loan là 49,980 người;đi Nhật Bản 71,156 người; đi Hàn Quốc là 6,940 ; đi Macao 348 người; đi Trung Quốc 173 người ; đi Hồng Kông 88 người; đi Malaysia 320 người; đi Singapore 127 người ;đi Philippine 44 người; đi Thái Lan 82 người và Cămpuchia 11 người.
Đi Trung Đông: UAE với 103 người; Ả Rập Xê-Út 1,101 người ; Quatar 32 ; Kuwait 91 người , Bârain 57 người và O man: 20 người.
Đi khu vực Bắc Phi :Đi Algieri 350 người .
Đi khu vực Châu Âu : Đi Rumani 1.179 người; Slovakia 89 người; Ba Lan 182 người và Nga: 183 người.
Đi Hoa Kỳ: 51 người.
Việt nam nghèo lõ đít. Lợi tức tính theo đầu người chỉ ngang xấp xỉ Lào :
Việt nam: US$2,739. Lào US$2,670. Thái Lan US$7,792. Phi luật Tân US$3,294. Mã Lai US$11,136. Đài Loan US$24,827. Đại Hàn US$31,430. Nhật US$40,846. Mễ US$10,098
Nếu mà không có US$16- US$17 tỷ đô la Mỹ từ hải ngoại gửi về mỗi năm thì Việt nam chỉ có mà cạp đất mà ăn.
Bộ tưởng danh hiệu “mẹ Việt Nam anh hùng” là trên trời rơi xuống hay sao? Đảng và nhà nước ta rất công bằng. Cứ hể người cách mạng gái nào có con, chết chồng và tiếp tục tái giá thì chỉ được phong tặng danh xưng ” người mẹ cầm…súng” mà thôi. Đó là chưa kể hàng trăm ngàn các phụ nữ cách mạng vẫn cầm súng…thầm lặng mà có cần danh hiệu đâu! Nhiều người còn chấp nhận hy sinh cầm M16 của bọn ngụy nữa kìa!
Ăn cơm mới nói chuyện cũ, cụ Tiến viết hăng qúa, chắc hết đề tài!
Thưa với đàn anh Tưởng Năng Tiến:
Ngày nay đám quan chức trong nước, vị nào cũng lên đời bốn bánh, tài xế, đàn em oai phong lẫn liệt, chứ không như ngày xưa nữa, bác Tiến ạ.
Mà nói cho ngay, hồi đó, không những các đồng chí bộ đội, dân quân..v.v. mà ngay cả tụi mình vọt qua được Mỹ, cũng $2 đồng một giờ, làm ngày không đủ, tranh thủ làm đêm. Quyết hy sinh đời bố, củng cố đời con, vươn lên bằng Mỹ Trắng.
Ngày nay, loại như bài này, dân ta trong và ngoài nước cứ cho là chuyện cổ tích.
Đơn giản:
Bà con trong nước ngày nay không còn mơ ăn no, mặc ấm nữa. Họ đang ăn ngon, mặc đẹp, tay ga, bốn bánh vi vút vui chơi.
Lại nghe cái bà Tổng Lãnh Sự Mỹ ở Sài Gòn tuyên bố oang oang:
Việt Nam bây giờ không còn mơ bắt kịp Thái Lan nữa,
Các bạn đang muốn ngang bằng Nhật và Hàn Quốc!
Kính đàn anh Tưởng Năng Tiến viết thực tế một chút cho bà con đọc nhé!
Thank you!
Anh Tony bảo dân trong nước ăn ở khá như vậy thế thì bà con ta trốn trong thùng xe trốn qua Anh chết trụi để mà làm gì! Anh Tony có phải là Tony giả hay không vậy, vì tôi nghe phong phanh Tonydo đã bịnh chết từ lâu. Dạo này có tin tức gì về Nguyễn Trọng Dân không?
Còn viết được, chắc quan bác Blackjack vẫn khỏe, em mừng!
Thưa bác:
Em chỉ viết sự thật qua lời kể của những người năng về Việt Nam kể. Báo chí quốc tế cũng cho biết, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong vùng Đông Nam Á.
Thu nhâp bình quân đầu người gần usd $3000 năm, so với thời kỳ bảy, tám mươi thế kỷ trước là một vài trăm một năm. Đó là điều đáng mừng cho bà con Việt Nam mình, trong cũng như ngoài nước.
Vấn đề đáng buồn là:
Rất nhiều quan chức tham nhũng, ăn chặn của dân những khoản tiền rất lớn. Có nghĩa là, đa phần dân chúng không có cái thu nhập $3000/năm đó.
Vậy là đàn anh Blackjack hiểu ý em.
Cụ Trọng Dân từ lâu đã bị cánh Tô Lâm nhét vô nhóm “Khủng Bố”, may mắn ông ta đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần trong đường tơ, kẽ tóc nhiều lần.
Trong hoàn cảnh như thế cùng với đại dịch Covid-19 đang hoành hành, cụ Nguyễn Trọng Dân im tiếng cũng là chuyện không khó hiểu.
Kính xin đàn anh Blackjack giữ gìn sức khỏe nhé!
Nếu không có tánh dân tộc tự tôn như Đức đánh ai đánh không đánh lẩn nhau để rồi sau đó thống nhất trong hòa bình để được sự ngưởng mộ của toàn thế giới ,hoặc chí ít ,giống như Nam,Bắc Hàn hay Trung Quốc,Đài Loan,ai ở chỗ nào thì yên chỗ nấy,còn Việt Nam bày đặt cà eọ cà ẹo giống cải lương miệt vườn thống nhất ,giải phóng chi cho sinh ra biết bao nổi đoạn trường,mà thật sự cho đến bây giờ ,sau 45 năm thống nhất bằng chiến tranh khiến gây ra biết bao chết chóc đổ nát,lòng dân lại chia rẻ hơn bao giờ hết,còn hơn trước 75.Dân cả hai miền sinh ra oán thù,chửi rủa ngất trời ngày 30-04-1975 khiến cả nước bị linh khí,bị ảnh hưởng không ngóc đầu được và cả cái đám cộng sản chết rồi cũng bị chửi ầm ì mà không thể đầu thai được bởi mọi sự từ chúng mà ra.Nếu có dịp quay lại bánh xe lịch sử ,chắc cái đám lãnh đạo cộng sản miền Bắc không bao giờ dám đòi” giải phóng miền Nam” kể cả cái mặt kỳ quái của Minh râu cũng không dám ló vào lịch sử VN,bởi do bị dân cả hai miền chửi quá nhiều, chửi ầm ì,lôi công tằng cố tổ,đào mã ba đời ra mà chửi.Đừng coi thường những lời chửi rủa, do oán hận,âm khí và linh khí của những lời chửi rủa làm cho cái đám lãnh đạo cộng sản ăn không ngon ngủ không yên ,làm ảnh hưởng đến thần kinh,hành vi,dáng dấp,như làm cho con Nguyễn Văn Linh dùng sùng tự sát,con Phan Văn Khải dùng súng bắn người, làm Trần Đại Quang đột tử,làm Phúc thành niễng đầu ,làm cho nó điên mồm nói bậy(cột đèn Mỹ biết đi cũng bỏ về Việt Nam –trong khi con nó nhất định ở Mỹ không thèm về!),làm cho mặt Phú Trọng thành mặt lú,làm cho Dũng bô xít, Tư Sang móm(bị chửi quá nên thành móm ), chống nhau,làm cho đại tá biên phòng cộng sản bắn bí thư,chủ tịch tỉnh rồi tự sát (hình như tỉnh Thái Nguyên ),..Dân nguyền rủa cho đến nổi sẵn sàng chấp nhận việc dân tộc Việt bị triệt diệt hết miễn sao không còn nghe thấy tên Hồ Chí Xạo,tự Minh râu mặt xấu và cộng sản ,bởi dân chết hết thì cộng sản không còn ai cai trị và khi chúng cai trị lẩn nhau,do bản chất và mâu thuẩn quyền lợi chúng sẽ tự giết nhau (như đã kể )và rốt cuộc sẽ chết hết và như thế dân mới hả dạ!