Đại dịch vũ hán đã làm đảo lộn mọi trật tự thế giới. Lễ truyền thống 14-7 của Pháp năm nay vẫn diển ra nhưng trong khuôn khổ giới hạn tối đa. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1880, ngày lễ 14-7 chánh thức ban hành .
Lễ 14-7 hay Quốc khánh hằng năm cử hành trọng thể vì nó tượng trưng sự thống nhứt dân tộc, lịch sử và những giá trị lớn của đất nước . Lễ được cử hành theo truyền thống bằng một cuộc diển binh lớn trên đại lộ Champs-Élysée, trước Tổng thống, trước nhiều quan khách và đông đảo dân chúng đầy hào hứng . Vì ảnh hưởng đại dịch vũ hán, lễ 14-7 năm nay thay đổi, nhẹ về hình thức, tập trung vào ý nghĩa vinh danh đội ngũ y tế, dân sự và quân sự, đã tận tình vì thiên chức, quên mình trước nguy hiểm chết người, lao mình vào việc chữa bịnh dịch Covid-19 cực kỳ nguy hiểm để cứu mạng người ..
Hằng năm, lễ diễn ra rầm rộ trên suốt chiều dài đại lộ Champs-Elysée, năm nay diễn ra tại Công trường La Concorde, với diễu binh đi bộ vòng quanh và máy bay quân sự biểu diễn trên nền trới, nhả khói 3 màu đỏ, trắng, xanh . Không có cơ giới, không có chiến xa và đủ các binh chủng, cả sinh viên võ bị hay cảnh sát, …Trong số 2500 quan khách tham dự, có 1400 giới chức y tế trên khán đài, cho thấy tầm quan trọng của ý nghĩa Quốc khánh năm nay . Quân đội chỉ có 2000 người .
Tại lễ đài, ông Tổng thống Macron ca ngợi sự nghiệp Tướng De Gaulle, người của ngày 18-6, gương mặt lớn của lịch sử nước Pháp, người sáng lập nền Đệ V Cộng hòa, còn để lại đậm nét dấu ấn cho dân tộc Pháp ngày nay .
Vài nét lịch sử ngày 14-7
Lễ 14-7 ngày nay cử hành hàng năm chánh thức ra đời ngày 14-7 năm 1880 . Và diễu binh ngày lễ trở thanh một định chế . Lễ 14-7 năm 1919, các Thống chế Foch, Joffre và Pétain cùng diễn hành bằng ngựa trên đại lộ Champs-Élysée, đi ngang qua dưới Khải Hoàn môn (Arc de Triomphe), để chào mừng chiến thắng Đệ I Thế chiến trước đó vài tháng .
Lễ 14-7 chỉ gián đọan trong Đệ II Thế chiến, sau đó tiếp tục cho đến ngày nay, với vài thêm thắc nhỏ theo sáng kiến của các ông Tổng thống như Giscard d’Estaing , François Mitterrand .
Diển binh vẫn là mục quan trọng của chương trình lễ . Thường, binh chủng lê-dương kết thúc mục điển binh, với những lính già, râu rìa xồm xàm, quần áo rộng thùng thình với tạp-dề da đánh bóng, đi chậm chạp trong lúc lính các binh chủng khác phải cảo râu láng bóng, áo quần tươm tất . .
Ngày 14-7 năm 1789 trong ký ức mọi người vẫn là ngày Quốc khánh . Ngày đó, Paris sôi động . Để xoa dịu sự bất mãn của dân chúng, nhà vua tập họp Quốc dân Đại hội gồm đại diện Quí tộc, Tăng lữ và Thứ dân (Tiers-état) .
Thứ dân đòi hỏi một cải tổ sâu rộng các cơ chế quốc gia, và qua ngày 9-7, công bố Quốc hội lập hiến . Sáng kiến này làm nhà vua lo ngại nên ông cho lực lượng quân đội tiến tới gần Điện Versailles . Có tin đồn quân hoàng gia chuẩn bị vào Paris để bắt các Dân biểu. Ông Camille Desmoulins đứng lên một cái thùng cao, lớn tiếng kêu gọi mọi người hảy biểu lộ cụ thể lòng yêu nước của mình. Ông xách động quần chúng phản ứng .
Sáng ngày 14-7, dân Paris nổi giận, kéo nhau tới Invalides tìm võ khí, rồi qua Bastille tìm đạn dược . Sau một ngày xung đột đẫm máu, dân Paris chiếm được Bastille . Họ giải thoát cho 7 tù nhơn tất cả, gồm 4 trộm cướp, 2 người điên và một quí tộc được gia đình gởi, thay vì đưa vào nhà thương tâm thần do bịnh chơi bời trụy lạc quá mức .
Thế là dân Paris làm cách mạng thành công, hạ được ngục Bastille, tượng trưng Đế chế độc tài . Ngày 14-7 trở thành ngày đánh dấu Tự do . Cách mạng khoan hồng, trả tự do cho một Công tước bị giam trong ngục 32 năm, sống lỏa thể . Được tin, dân chúng kéo tới coi cho biết mặt tù nhơn phi thường và cát-sô nơi nhốt tù nhơn của bạo chúa . Nhưng đây chỉ là sáng tác của nhơn dân cách mạng để cho việc phá ngục Bastille có mùi vị cách mạng !
Nhưng lễ 14-7 hằng năm lại thật sự không phài là ngày tưởng niệm ngày 14- 7 năm 1789 . Trái lại, 14-7 tưởng niệm một ngày khác ít người biết, ngày 14-7 năm 1790 mà sách giáo khoa đều dạy . Đó là ngày lễ kỷ niệm sự ra đời Liên bang các Tỉnh, Vùng, các đơn vị Dân quân do phản ứng về sự suy yếu của chánh quyền trung ương .
Nhưng trong hơn một thế kỷ, lễ 14-7 không được cử hành . Đến năm 1880, 14-7 mới được nhắc lại dưới nền Đệ III Cộng hòa .
14-7 năm 1789 thật sự là ngày Cách mạng thành công nhưng bị một số Dân biểu không đồng ý vì cho rằng ngày đó làm đổ máu và nước mắt quá nhiều vô ích của đồng bào nên ngày 14-7 năm 1790 dược nhiều người đồng ý và chọn .
Ngày này, người ta làm lễ khai mạc bức tượng vừa được dựng lên tại Công trường Cộng hòa, nơi mà ngày nay, cũng như ở Công trường Bastille, mỗi khi biểu tình, các đảng phái, các nghiệp đoàn phe Tả, đều chọn làm nơi tập họp .
Cờ tam sắc của Pháp thuộc phe Tả hay Hũu ?
Cờ quốc gia pháp ngày nay ra đời từ thời cách mạng và được Napoléon chọn . Nó thường bị cánh Hữu hoặc cánh Tả giành là của mình .
Ngay từ đầu, cờ có 3 màu như ta biết. Tại sao màu Xanh, Trắng, Đỏ ? Nó có ý nghĩa gì? Cỏ May tôi chợt nhớ lúc thi vấn đáp môn sử địa bằng Brevet (Trung Học Đệ I Cấp) bị giám khảo là một bà đầm hỏi «Ý nghĩa 3 màu của là cờ ?» .Bí, bèn trả lời đại «Ý nói Tự do, Bình đẳng, Hũu nghị» . Bà giám khảo cười, chắc biết thí sinh này nói cương .
Theo lịch sử thì màu Xanh và màu Đỏ là màu của thành phố Paris từ thế kỷ XIV . Còn màu Trắng là màu chiếc lông chim cày trên nón của nhà vua từ vua Henri IV lúc ra trận . Người ta còn nhớ lệnh truyện của nhà vua «Tất cả hảy đi theo chiếc lông màu trắng trên nón của ta» . Từ đây màu trắng trở thành màu của nhà vua Pháp.
Nhưng dưới thời Cách mạng, người ta chọn màu Đỏ nổi bậc vì màu Đỏ tượng trưng cho Tự do. Đồng thời, người ta cũng chuộng màu Xanh và Đỏ, như quấn khăng hay mang phù hiệu đỏ, xanh, màu của thành phố Paris nơi nổi lên Cách mạng. Nhà vua vẫn còn ngự trị cho tới khi nên Cộng hòa ra đời năm 1792 nên 3 màu «Xanh, Trắng, Đỏ» là màu của nhà vua Pháp. Tháng 7 năm 1789, vua Louis XVI quấn khăng màu Xanh, Trắng , Đỏ để tượng trưng sự thống nhứt nhà vua với quốc dân . Và các sĩ quan được khuyến khích choàng khăn quàng cổ 3 màu cờ khi làm việc . Và sau cùng Quốc hội thông qua là quốc kỳ như ngày nay luu hành.
Nền Cộng hòa, để bắt rễ, giữ cờ làm quốc kỳ, bản Marseilleise làm quốc ca và cô gái Marianne làm biểu tượng cho Tự do .
Marianne phơi ngực, đưa vú ra, tay cầm quốc kỳ phất lên hô hào tranh đấu cho Tự do được danh họa Delacroix làm cho trở thành bất tử bằng bức tranh ngày nay in trên tờ giấy bạc của Pháp.
Tổng thống Macron trả lời TV
Kết thúc thúc buổi lễ, đội ngũ y tá, trong màu áo trắng, diễn hành . Người tham dự lễ, dân chúng đứng bên ngoài, đều đồng loạt vổ tay thật lớn, thật lâu, để hoan nghênh và tỏ lòng ngưỡng mộ, trong lúc đó một lá cờ tam sắc thật lớn được trải rộng ra ở Công trường La Concorde để chào mừng!
Tiếp theo, ông Tổng thống Macron trả lời TV phỏng vấn . Là cơ hội để ông trình bày những nét chánh của «con dường mới» của ông sẽ áp dụng trong những ngày còn lại của nhiệm kỳ 5 năm của ông để kích thích đất nước phát triển: đại dịch đợt II, nhập học, thuế, …
Ngoài việc quan tâm đặc biệt đại dịch tái phát đợt II, ông nói về kế hoạch phục hồi kinh tế của ông dự bị vào tháng 9.
Bà Florence Parly, Tổng trưởng Quân lực, nhận xét nội dung trả lời phỏng vần trên TV của ông Tổng thống : «Nước Pháp của chúng ta, cũng như nhiều nước khác, đã trải qua một cuộc khủng hoảng đặc biệt ….Dỉ nhiên ông Tổng thống muốn chia sẻ với toàn dân những việc uu tiên và những quan tâm của mình về hai năm tới còn lại» .
Quốc khánh năm nay tổ chức thu hẹp vì tình hình đại dịch vũ hán nên chỉ diển ra chung quanh Công trường «La Concorde» mà thôi . Không biết đây thật sự là một chọn lựa vì đề phòng bịnh dịch như dã nói hay có ý khác hơn, là mong muốn, sau hè, nước Pháp, Chánh phủ sẽ thực hiện được sự hòa hợp tốt đẹp mà từ lâu nay không có?
Nguyễn thị Cỏ May
Sau chiến tranh, VN phải làm:
-Song ngũ ̣ Việt-Anh tu mẫu giáo.
-Xây dung thu viện toàn nuoc sách English-Việt.
-cỏn nhiểu….
nhap no vao China…