Khi một người dân bình thường tố Putin phạm tội diệt chủng thì chẳng có gì quan trọng, nhưng khi một tổng thống Mỹ nói câu đó thì lớn chuyện.
Hôm thứ Ba, sau khi chủ tọa một buổi lễ ở tiểu bang Iowa, trước khi bước lên máy bay trở về Washington, Tổng thống Joe Biden nói rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine là “tội ác diệt chủng”, cáo buộc Tổng thống Vladimir Putin thậm chí còn muốn thế giới tin rằng người Ukraine không hề có mặt trên cõi đời.
Trên sân khấu chính trị quốc tế, lời tố giác này chẳng khác nào tung một quả lựu đạn vì nó làm tăng áp lực buộc quốc gia bị tố giác phải hành động, trong trường hợp này, quốc gia bị tố giác lại có hàm răng nguyên tử và một kho vũ khí hóa học.
Vì thế, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhanh chóng can gián, cho rằng “giọng điệu leo thang” sẽ không giúp mang lại hòa bình, một chiến thuật vừa đấm vừa xoa của phe phương Tây chống Putin.
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng Putin cũng chẳng thèm để ý tới tố giác của Biden, vì tội diệt chủng có một định nghĩa pháp lý nghiêm ngặt và rất khó chứng minh trước tòa.
KHÁI NIỆM VỀ TỘI DIỆT CHỦNG?
Tội diệt chủng trong tiếng Anh là Genocide, được ghép do “geno”, tiếng Hy Lạp có nghĩa là “chủng tộc” và “cide”, tiếng Latinh có nghĩa là “giết”.
Năm 1948, sau khi Adolf Hitler và đồng bọn sát hại 6 triệu người Do Thái ở châu Âu một cách có hệ thống, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã phê chuẩn Công ước về Ngăn chặn và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng, định nghĩa tội diệt chủng là tội ác được thực hiện “với ý định tiêu diệt toàn bộ hoặc một phần một quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo”.
Có ba vụ án cho đến nay đã rơi vào định nghĩa này: Khmer Đỏ tàn sát người thiểu số Chăm và người Việt Nam vào những năm 1970, nằm trong số ước tính khoảng 1,7 triệu người chết; vụ giết người hàng loạt của phe Tutsi ở Rwanda năm 1994 khiến 800.000 người chết; và vụ thảm sát Srebrenica ở Bosnia năm 1995 với khoảng 8.000 đàn ông và trẻ em trai Hồi giáo.
Các hành vi phạm tội diệt chủng bao gồm giết chết các thành viên trong nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo; gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần; tạo điều kiện có tính toán để tiêu diệt các nhóm này; ngăn cản việc sinh đẻ; cưỡng bức thay đổi lý lịch của trẻ em thành một nhóm khác.
CÔNG TỐ VIÊN PHẢI CHỨNG MINH RA SAO?
Để chứng minh tội ác diệt chủng, trước tiên các công tố viên phải chứng minh rằng các nạn nhân thuộc một nhóm quốc gia, dân tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo riêng biệt. Điều này loại trừ các nhóm bất đồng chính kiến.
Diệt chủng khó lộ ra hơn các vi phạm luật nhân đạo quốc tế khác, chẳng hạn như tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người, vì nó đòi hỏi bằng chứng về mục đích cụ thể.
Melanie O’Brien, chủ tịch Hiệp hội các học giả về tội diệt chủng quốc tế cho biết: “Diệt chủng là một tội ác khó chứng minh. Các bên phải sử dụng rất nhiều lập luận”. Bà nói rằng các lập luận này phải kết hợp vừa ý định được thể hiện, vừa nhắm mục tiêu vào một nhóm người được bảo vệ và vừa thực hiện các tội ác khác như giết người hoặc cưỡng bức trẻ em.
Tòa án Hình sự Quốc tế đã mở một cuộc điều tra về các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người ở Ukraine vào tháng Hai. Tòa này cũng có quyền tài phán về tội diệt chủng.
Các công tố viên Ukraine, từng điều tra các tội ác của Nga kể từ khi sáp nhập Crimea năm 2014, cho biết họ đã xác định được hàng nghìn vụ được tính là tội phạm chiến tranh của lực lượng Nga kể từ ngày 24 tháng 2, họ đã lập danh sách hàng trăm nghi can và nghi phạm.
AI ĐANG TỐ GIÁC NGA?
Ngoài Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cũng cáo buộc binh lính Nga diệt chủng, đua ra các bằng chứng hãm hiếp, tra tấn và giết người ở các khu vực xung quanh Kyiv mà bây giờ quân đội Ukraina đã chiếm lại được.
Tuần trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết quy mô của các hành động tàn bạo “không có vẻ gì là kém tội ác diệt chủng.”
Moscow nói rằng phương Tây đã ngụy tạo bằng chứng để bôi nhọ quân đội của họ, và còn tố ngược rằng “chiến dịch quân sự đặc biệt” của họ nhằm ngăn chặn tội ác diệt chủng nhắm vào những người nói tiếng Nga ở Ukraine.
Hoa Kỳ đã tuyên bố 7 tình huống diệt chủng kể từ những năm 1990: Bosnia, Rwanda, Iraq, tỉnh Darfur của Sudan, các vụ giết người của Nhà nước Hồi giáo bao gồm chống lại người Yezidi, đàn áp người Hồi giáo Rohingya ở Myanmar và đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.
HIỆN NAY CÓ VỤ XỬ NÀO KHÔNG?
Tòa án Hình sự Quốc tế trước đó đã phát lệnh bắt giữ vì lý do diệt chủng đối với Omar al-Bashir, cựu Tổng thống Sudan, nhưng phiên tòa xét xử ông ta không thể bắt đầu cho đến khi bắt được ông ta về giam ở The Hague.
Tòa án Công lý Quốc tế cũng có quyền tài phán đối với Công ước Diệt chủng, nói lên quyết tâm của cộng đồng quốc tế trong việc ngăn chặn những hành động tàn bạo của Thế chiến thứ hai tái diễn.
Tòa này đang xử hai vụ: một vụ cho rằng Myanmar đã phạm tội diệt chủng đối với người Hồi giáo Rohingya, vụ kia do Ukraine đưa ra lập luận rằng Nga đang sử dụng các cáo buộc diệt chủng làm một cái cớ giả tạo để xâm lược.
Những vụ như vậy thường mất nhiều năm để có phán quyết.
CÁC VỤ TRƯỚC ĐÂY
Tòa án Hình sự Quốc tế đã kết tội hàng chục quan chức cấp cao của Rwanda, tất cả đều thuộc sắc tộc Hutu, về tội diệt chủng chống lại sắc tộc Tutsi.
Khi Jean-Paul Akayesu, một cựu thị trưởng của Rwanda bị kết tội vào năm 1998, tòa này đã trở thành tòa án quốc tế đầu tiên giải thích định nghĩa về tội diệt chủng được quy định trong Công ước về Diệt chủng năm 1948.
Tòa án Hình sự Quốc tế đã kết tội một số nhân vật chủ chốt đã phạm tội ác diệt chủng vì vai trò của họ trong các vụ giết người ở Srebrenica trong cuộc chiến tranh ở vùng Balkan những năm 1990. Trong số này có Ratko Mladic, chỉ huy quân sự và Radovan Karadzic, lãnh đạo chính trị, cả hai đều là người Serbia gốc Bosnia. Riêng cựu Tổng thống Slobodan Milosevic đã chết trong tù trước khi phiên tòa xét xử tội ác diệt chủng của ông kết thúc.
Vào năm 2018, một tòa án hỗn hợp của Liên Hiệp Quốc và Campuchia đã kết luận hai nhà lãnh đạo của Khmer Đỏ đã phạm tội diệt chủng sau nhiều năm tranh luận về chuyện các lệnh mà hai người này ban ra có cấu thành tội diệt chủng hay không. Các thẩm phán đã quyết định rằng Khmer Đỏ có chính sách nhắm vào người Chăm và người Việt để tạo ra “một xã hội vô thần và đồng nhất”.
(Tổng hợp từ Reuters, Ukrainecrisis)
Tại vì Mỹ bị cú Wikileaks, trong đó có nhiều tiết lộ về nạn nhân vô tội bị giết nhầm bởi Mỹ ở Iraq và Afghanistan gì đó mà Russia Today version français nó nhắc tới. Cho nên buộc tội Nga thì lại phải nhớ đến Mỹ , nó mới rắc rối !
Putin có phạm tội diệt chủng hay không còn tùy vào các điều tra,
Theo Putin thì Bucha đã do British gây ra. Tức là vụ Bucha chưa rõ ràng và mọi quốc gia đổ lỗi cho nhau.
Chiến tranh luôn gây thảm hại và chưa hẳn là do lòng dân hay tự chính quyền của nước đó hay dân tộc đó mà do những nước lớn khác với quyền lực vũ khí kiếm soát.
Sun Tzu states that “All warfare is based on deception” (Tất cả cuộc chiến đều do lừa dối).
Ở đây Putin chưa từng cho là sẽ chiếm Ukraine.
Zelensky bây giờ tuyên bố sẽ không cần vào NATO.
Nhưng Zelensky bây giờ không chỉ đòi một quốc gia độc lập (mà Putin chưa bao giờ muốn xâm chiếm, chỉ cần Ukraine trung lập, nhưng ta cứ cho rằng Putin muốn nhập Ukraine vào Nga=là không đúng sự thật, mà dựa vào lừa dối (based on deception), mà đòi lại Crimea, đòi Donbas đã theo Nga từ 2014 và đòi US/the West phải bảo về Ukraine còn hơn là một quốc gia NATO.
Putin cho rằng chả có thương lượng hòa bình gì nữa ở đây.
Cuộc chiến đang được thương lượng từ Mỹ (và phương Tây) để cung cấp đủ điều kiện cho Ukraine tranh đấu đến người Ukraine cuối cùng. Tới người Ukraine cuối cùng!
Do đó với tình hình này chiến tranh chưa rõ sẽ ngày kết thúc thế nào để có hòa bình.
Tôi nghĩ The Hill với Kim Iversen có buổi nói chuyện có ý nghĩa, với những còm sĩ gửi nhiều ý kiến đáng suy nghĩ như ở phía sau đây, mà tôi cũng dựa theo họ mà còm ở đây.
Have a Good Friday.
The Hill yt, April 13, 2022: Kim Iversen: Bucha Was A BRITISH ‘Special Op’ & Ukraine Peace Talks Are DEAD, According To Putin
Eugene Zhang
1 day ago
“In all history there is no war which was not hatched by the governments, the governments alone, independent of the interests of the people, to whom war is always pernicious even when successful.” – Leo Tolstoy
David Alexander Lourie
16 hours ago
Well actually who hatches a war may not necessarily be the government.
The Iraq War was hatched by Cheney Rumsfeld and others in the American Enterprise Institute which is not a government.
Governments have been used as proxies by private interests to high jack the resources of nations to further private, not public interests. The whole idea of ‘the public interest’ is foreign to neoliberals and neocons who only recognize private interests as legitimate interests, although they do spin actions that further their private interests as being in the public interest for consumption by the public whose acquiesce they occasionally require.
george allan london
1 day ago
Sun Tzu states that “All warfare is based on deception” and yet we accept all claims by Uktaine as if they are truthful. Truth in war is surrounded by a Bodyguard of Lies there is absolutely no excuse for uncritically accepting the claims of Ukraine without testing them. That is why this balanced coverage is so essential.
Leslie thats me
15 hours ago
US military trained as of battalion in 2015 under operation fearless guardian. There’s a French journalist who was in Ukraine saying that the US military is controlling Ukraine military right now right this very second
Steve Just Saying
12 hours ago
“Sun Tzu states that “All warfare is based on deception” and yet we accept all claims by Uktaine as if they are truthful.”
Too bad, no one in the West reads Sun Tzu.