Dựa vào một bút ký viết tay năm 1952 của một chức sắc Cao Đài quan trọng đã mất, lấy mốc từ thời Pháp thuộc 1858 cho tới những năm gần đây, cuốn Lịch Sử Họ Phan Thanh của cô Phan Khanh, tuy tựa đề viết về nguồn gốc một dòng họ, nhưng sách đã phản ảnh bi kịch lịch sử Việt Nam với nhiều tài liệu về người và việc của một thời loạn lạc.Tác giả là một thuyền nhân đã sống qua ba nền văn hóa Việt Nam Cộng Hòa (1954-1975), Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa (1975-1981) và Hoa Kỳ đã kết luận rằng,“chúng ta không thể che đậy được lòng dân với lịch sử chân thật” và còn cho rằng những người muốn triệt hạ cụ Phan Thanh Giản, một thần tượng của dân Miền Nam, hầu hết là “những người Cộng Sản Việt Nam”.
Qua tập “ Phan Thị Bút Ký” (tiểu dòng họ Phan) của ông Phan Hữu Phước (1909-1957) mà tác giả Phan Khanh dẫn trích, người đọc thấy hoàn cảnh của ông thật là oan nghiệt và cảm nhận rằng không có gia đình Việt Nam nào là không bị một phần nào mất mát. Những năm binh lửa Việt-Pháp (1858-1954) ông Phước bị nhà cầm quyền thực dân đày tới tù ngục Sơn La. Trào Việt Minh năm 1947 thân phụ và em ông bị Cộng sản giết, “không biết chôn ở nơi đâu hay thả trôi sông”. Thời Chiến Tranh Việt Nam (1954-1975) ông bị chánh quyền Ngô Đình Diệm bắt rồi chết trong tù. Sau 1975 hai con ông đi tù cải tạo. Các cháu ông trong đó có tác giả cuốn sách phải vượt biên để có tương lai.
Bút ký của Ông Phan Hữu Phước ghi lại rằng ông từng làm giáo học nhưng “lòng muốn tu mà ý thì muốn đi làm cách mạng”. Ông coi Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là một vị Thánh sư giỏi hơn cụ Tây Hồ và ông Nguyễn An Ninh. Mộ đạo, ông nhập môn ở Tòa Thánh Tây Ninh. Đang ở Toà Thánh thấy Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vì chống Pháp năm 1941 bị lưu đày nơi hải ngoại, ông PHP “cảm xót vị nghĩa Thầy lên tiếng kêu ca, ,phản đối nhà cầm quyền” nên bị đưa ra giam ở nhà tù Sơn La ngoài Bắc. Năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp, mở cửa tù, ông Phước đi bộ từ đó về nhà ở Trà Vinh trong Nam mất 15 ngày. Đến thời nhà Ngô, ông bênh vực cho quyền lợi của Đạo Cao Đài nên bị bắt giam, chết trong tù.
Theo sách của Phan Khanh , Pháp xây nhà tù Sơn La từ năm 1908 ở một tỉnh Bắc giáp Yên Bái, Điện Biên và Lai Châu, phía Nam giáp Thanh hóa và Lào. Sông Đà chảy qua đây. Xung quanh toàn rừng thiêng nước độc. Ngày nay, nhà tù nằm trong thành phố. Trước năm 1930, nhà tù giữ thường phạm; sau đó, nhà tù giam cả ngàn tù chánh trị trong đó có ông Phan Hữu Phước và các tay Cộng Sản gộc Lê Duẩn, Trần Huy Liệu, Lê Thanh Nghị, hai anh em Mai Chí Thọ, Lê Đức Thọ… Danh sách tù chánh trị ở Sơn La của chính phủ ở Hànội chỉ ghi có 100 tên không có tên của ông Phan Hữu Phước và tên hàng trăm người khác. Ông từ tù Sơn La về tới nhà ở miền Nam vào lúc Việt Minh lên nắm chánh quyền: “ thấy nhà rách rưới lang thang, không có cái áo quần lành”.
Người Tàu và Thuyền Nhân
Trong lời tựa, Phan Khanh, cháu nội của tác gỉa tập bút ký cho biết, mục đích chánh của quyển sách là để “củng cố lại lịch sử và gia phả của dòng họ Phan”. Năm 1975 Nam Bắc thống nhất nhưng không mấy ai ra Bắc định cư. Và dòng họ gia đình nào cũng loạn lạc khắp nơi. Sách có chương tham khảo thêm lịch sử gia tộc Phan Thanh từ xa xưa bên Trung Hoa kéo dài đến thế hệ con cháu sau năm 1952. Ngòai ra, những năm gần đây có nhiều học giả đã phê bình sai trái về Phan Thanh Giản (1796-1867) và vì là con cháu của cụ – ông Phan Hữu Phước thuộc nhánh Phan Thanh Chí gọi Phan Thanh Giản (PTG) bằng chú – nên tác giả cuốn sách cũng muốn góp phần vào việc nhận định hư thực về nhân vật này cùng thảo luận về việc “những người Cộng Sản đòi quật mồ Phan Thanh Giản năm 1975”.
Cụ Phan Thanh Giản (1796-1867) lớn lên trong thời đầu nhà Nguyễn. Cụ Phan là cháu nội của Cụ Phan Thanh Tập, người Minh Hưong ở bên Tàu di dân vào VIệt Nam được chúa Nguyễn cho sinh sống ở Bình Định; sau dọn hẳn vào Nam ở Định Tường, Vĩnh Long. Minh hương hàm ý là còn nhớ về thời nhà Minh. Họ bị nhà Thanh trấn áp nên bỏ xứ ra đi; thường được gọi là “người tàu” vì đến miền Nam bằng tàu ghe. Phan Khanh – ngoài cuốn tiếng Việt còn có một ấn bản tiếng Anh Phan Thanh: A Family History, cùng xuất bản trong tháng 10/2016 – vì nạn Cộng sản đã rời bỏ quê hương bằng thuyền năm 1981, đến Mỹ năm 1982; ngày nay thì gọi là thuyền nhân.
Trong chương IV khi đề cấp tới Con người và sự nghiệp của Cụ Phan Thanh Giàn, tác giả viết, Cụ làm quan từ Nghệ An đến mũi Cà Mau, qua ba đời vua nhà Nguyễn. Cụ rất hiểu dân tình miền Nam và là “người văn đức song toàn”. Cụ từng đi sứ qua nhiều nước nên cụ là người nhìn xa thấy rộng. Nhà vua đã khen thưởng cụ hai lần”Liêm, Bình, Cần, Cán” và “Thanh Liêm, Cẩn Thận”. Trong bài điếu văn khi nghe Phan Thanh Giản tuẫn tiết, nhà thơ lớn nhất của miền Nam lúc bấy giờ Nguyễn Đình Chiểu, đã ca ngợi Cụ với chín chữ Trung-Hiếu-Thảo-Liêm-Chính-Chí-Công-Vô-Tư. Nhưng “sự nghiệp của cụ thăng trầm như sóng gió”. Dân Miền Nam một lòng kính trọng Phan Thanh Giản từ lúc cụ còn tại thế cho đến những năm sau khi cụ mất.
Phan Khanh cho rằng cụ Phan “chỉ vì lo chống lại sự chết của dân lành trong chiến tranh Việt Pháp mà ông phải hy sinh mạng sống của mình”. Năm 1867 cụ tự tử vì thực dân Pháp lấy ba tỉnh Vĩnh Long, Hà Tiên, An Giang. Năm 1868 vua Tự Đức đã xử Phan Thanh Giản với câu “Trảm giam hậu đời đời” và bị lột hết chức tước cùng xoá tên ra khỏi bia tiến sĩ vì tội để mất thành này. Con cháu cụ sợ “bị tru di tam tộc đi trốn khắp nơi”. Có người đổi cả họ hay đổi chữ Thanh sang chữ khác như Trung, Hữu, Quang, Văn…Đến năm 1886 vua Đồng Khánh giải oan cho Phan Thanh Giản trước khi Pháp chiếm cả nước Việt và cho phép dân chúng lập đền thờ cụ.
đòi quật mồ cụ Phan
Từ đó, dù rằng trong dân gian có câu “Phan Lâm mãi quốc, triều đình thí dân”, dân Miền Nam vẫn tôn thờ kính mến cụ. Chương V về “lòng dân Miền Nam đối với Cụ Phan Thanh Giản” cho biết, ngoài văn thơ thương tiếc của các văn nhân thời bấy giờ như Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Viết Chánh, Nguyễn Đức Quý, cụ còn được phong thần ở nhiều tỉnh miền Nam, Bình Dương, Vĩnh Long, An Giang, Rạch Giá, Tây Ninh, Huế, Bình Chánh, Bình Dương, Mỹ tho, Kiên Giang, Phan Rang Tháp Chàm hay trong lăng miếu Lê văn Duyệt. Nhiều con đường lớn ở Saigon, Gia Định, Cần Thơ và bệnh viện, trưởng học, cầu, chợ mang tên ông. Tượng ông được dựng bên ngoài lăng miếu và trường học ở Vĩng Long và Cần Thơ. Phan Tôn và Phan Liêm con cụ cũng có tên ở vài con đường ở Saigon, An Giang…
Cho đến năm 1975, sau khi cả nước bị nhuộm đỏ, mọi chuyện khác hẳn. Tượng cụ Phan bị đập cho đến khi đầu tượng lìa thân. Chân dung cụ bị bắn xuyên qua tim. Một phái đoàn từ Bắc được cử vào Nam để triệt hạ danh dự và di tích cụ. Tất cả tên đường và tên trường đều bị thay bằng tên các cán binh Cộng sản. Nhiều kênh mạng và nhiều bài báo kết tội cụ Phan là kẻ bán nước. Ngôi mộ của cụ bị bỏ hoang phế, “cây cỏ mọc um tùm”. Một cư dân ở gần mộ kể lại rằng, “từ năm 1975, những người Cộng sản đến đòi quật mồ cụ lên để đem xác vứt xuống sông. Chúng tôi phải van xin lắm họ mới không quật mồ nhưng chúng tôi không dám tiếp tục công khai chăm sóc mồ cũng như miếu thờ của cụ”.
Chương VI “chết rồi còn bị xử” cho biết, từ năm 1956 ở Hànội đã có hội thảo về Phan Thanh Giản. Đến năm 1963 đảng Cộng Sản mới chính thức kết luận về cụ là kẻ bán nước qua bài “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản” của Trần Huy Liệu trong tạp chí Nghiên Cứu Lịch Sử số 55 tháng 10 năm 1963. Họ đem câu nói “gan dê lợn mà mưu chuộc cáo” của Phan Bội Châu ra để chế diễu cụ. Vẫn theo Phan Khanh, lý do chính là vì cụ Phan có “ảnh hưởng rất lớn với dân Miền Nam. Cụ dẫn đầu trong văn hóa, chức tước và tâm linh”. Đảng Cộng sản dùng quyền lực và bạo lực để đạp đổ thần tượng Phan Thanh Giản, một học giả tối cao đầu tiên của Miền Nam được đa số dân Nam Kỳ yêu quý.
Tác giả Phan Khanh khẳng định rằng “Phan Lâm mãi quốc, trều đình thí dân”trên cờ khởi nghĩa của Trương Công Định không có thật mà do những người Cộng sản Miền Bắc thêu dệt để có lý do chống cụ Phan và câu của Phan Bội Châu gán cho Phan Thanh Giản là không đúng vì việc làm của cụ “sáng như ban ngày và không có gì là đen tối hay xảo quyệt”. Ngoài ra, người Cộng sản còn dùng bản án “Trảm giam hậu đời đời’ mà vua Tự Đức xử phạt Phan Thanh Giản – nhưng đã được vua Đồng Khánh giải oan – để hậu thuẫn cho việc truy diệt cụ Phan. Họ lờ đi chuyện Nguyễn Sinh Cung thân phụ của Hồ Chí Minh và một số người khác như Cao Bá Quát, Phan Chu Trinh, Nguyễn Công Trứ cũng bị mang bản án này.
Võ văn Kiệt và Phan Văn Hòa
Thời thế đổi thay. Để cứu vãn chế độ, đảng phải đổi mới, cải cách kinh tế. Chuyện diệt thần tượng cụ Phan tưởng đã ngủ yên sau mười năm từ năm 1994 bỗng “trở thành đề tài thảo luận sôi nổi” khắp Nam Bắc. Mãi đến năm 2008 một số di tích của cụ mới được khôi phục như Viện Sử Học Việt Nam cho khôi phục lại di tích quan hệ với Phan Thanh Giản; lễ an vị tượng cụ ở Văn Thánh Miếu Vĩnh Long (tượng do Võ Văn Kiệt phụng kiến); Trường Phổ Thông Cấp II, Quận Ba Tri được đổi tên thành Trường Trung Học Phổ Thông Phan Thanh Giản. Năm 2013 sân khấu cải lương Hà Nội đưa đại thần Phan Thanh Giản lên sân khấu qua tuồng “Nợ Non Sông”. Tuồng này bị tuần báo Văn Nghệ TPHCM chỉ trích qua bài “Xuyên Tạc Lịch Sử là mang tội”.
Cuốn Lịch Sử Dòng Phan Thanh minh chứng rằng, trước đó năm 2004, ông Võ Văn Kiệt – tên thật là Phan Văn Hòa, thuộc dòng Phan Thanh – cho người trùng tu mộ cụ ở Bến Tre và lập đền thờ cụ cạnh mộ ở ấp Thạnh Nghĩa, xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Vĩnh Long. Nơi đây năm 2008 có tượng toàn thân bằng đồng của cụ được dời từ công viên An Hội, tỉnh Bến Tre. Tượng này là tượng bị vứt vào vùng sình lầy năm 1975, được một số cây viết của Tạp Chí Xưa và Nay năm 1993 vớt lên đem về trùng tu và thờ. Tuy vậy, danh dự của cụ Phan chưa được khôi phục như trước. Bản đồ “Ho Chi Minh City & Mekong” xuất bản năm 2014 không có tên mộ phần cụ Phan; chỉ có tên mộ Nguyễn Đình Chiểu và Võ Trường Toản.
Cô Phan Khanh, có ba bằng đại học trong ba lãnh vực chánh: y khoa, kỹ nghệ và giáo dục, từng dạy toán cho trung học cấp III Mỹ, còn xác quyết rằng, chống đối Phan Thanh Giản “chỉ do những người của thế hệ sinh ra sau khi Phan Thanh Giản đã chết từ lâu và do những người tôn thờ chủ nghĩa Cộng sản”. Cần Thơ là nơi bị cộng sản xử phạt nặng nề nhất vì có nhiều biểu tượng nhất của cụ Phan, trường học, bệnh viện, đường phố, tháp và cũng là nơi cuối cùng của Miền Nam rơi vào tay cộng sản. Tác giả Phan Khanh cho biết, là hậu duệ thứ sáu của cụ Phan, cô đã tìm sự kiện và thu thập tài liệu để cho vào cuốn sách, nhằm phục hồi danh dự của cụ Phan; theo cô những người chống Phan Thanh Giản chưa học được những trang sử thật của nước nhà.
Sách Lịch Sử Họ Phan Thanh khổ 8,5×11 có hơn 120 trang gồm tám chương: vài nét về họ Phan, trích đoạn PhanThị Bút Ký của Phan Hữu Phước, Gia tộc Phan Thanh (Họ Phan bên Trung Quốc; Dòng họ PhanThanh; Vọng tộc họ Phan; Lịch sử Vĩnh Long và Bến Tre; Việt Minh; Tính tuổi và gốc tích Cụ Phan Thanh Chí qua tiểu sử Cụ Phan Thanh giản; Lịch sử người Minh Hương; Con cháu Cụ Phan Thanh Giản chìm nổi trong vận mệnh đất nước), Con người và sự nghiệp Cụ Phan Thanh Giản, Lòng dân Miền Nam đối với Cụ Phan Thanh Giản, Chết rồi còn bị xử, Chí sĩ Miền Nam và kết luận. Cô Phan Thanh năm 2000 còn có xuất bản một cuốn sách bằng Anh ngữ Caodaism hiện có trong các thư viện và các trường Đại Học ở Mỹ, Cananda, Ireland, Scotland, United Kingdom và Germany.
Ngoài ra, tác giả đã cho đính kèm vào cuốn sách một số tài liệu như: Toà thánh Cao Đài Tây Ninh, danh sách một số người họ Phan nổi tiếng từ mấy ngàn năm trước, bảng chức vị của Phan Thanh Giản trong suốt cuộc đời làm quan (1826-1867), bảng tóm tắt những diễn tiến trong nước Việt Nam từ thời nhà Nguyễn cho tới khi chấm dứt chiến tranh Việt Pháp 1954, bảng ghi một số con đường ở Saigon bị đổi tên, bảng những người bị án trảm giam hậu, danh sách những người chống hay thuận Phan Thanh Giản, 10 trang về thuật ngữ Việt- Anh và tiếng Trung Quốc…Sách có thể mua qua Amazon.com, tiếng Việt $25, tiếng Anh $20.
Phan Thanh Tâm
Saint Paul, 4/2017
Vỏ Văn KIệt tên thật là Phan Thanh Hoài, là cháu đời thứ Năm của cụ Phan Thanh Giãn.
Hoài lấy họ Võ của mẹ để đi theo Việt Minh.
Cụ Phan Thanh Giãn có bốn nguời con:
Con trai trưởng là Phan Huơng đứng ngoài vóng thế-sự để lo việc hương-khói.
Chi trưỡng này hiện đang sanh-sống tại xả Bảo Thạnh huyện Ba Tri tĩnh Bến Tre.
Phan Tôn và Phan Liêm ở Quãng Ngải, trong hai chi này thì một chi không có con.
Phan Tôn và Phan Liêm là tên hai con đường nhỏ thuộc khu-vực Đa Kao- Sài Gòn.
Chi Phan Diễm ở Vĩnh Long.
Hoài thuộc chi Phan Diễm.
Trước năm 1975, tượng cụ Phan dựng tại bùng-binh trước chợ Trúc Giang, nơi này thuộc Thị-xả Trúc Giang tĩnh Kiến Hòa (Bến Tre). Nghe nói tượng này bằng đồng, được đúc ở bên Pháp.
Sau 1975, Việt Cộng đập bỏ phần đế ở bùng-binh, còn tượng cụ Phan thì bọn chúng ném vào nhà kho.
Khi Hoài làm Thủ-tướng thì đem tượng cụ Phan về khu phần-mộ của cụ, rồi xây một ngôi nhà nhỏ để đặt tương.
Phần mộ cụ Vỏ Trường Toãn cách phần-mộ cụ Phan không xa. Hai phần-mộ này nằm trong địa-giới xả Bảo Thạnh.
Đây là tìm-hiểu riêng của tôi, nếu có gì sai-sót, xin họ Phan Thanh tha-thứ.
Tác giả viết:
Họ lờ đi chuyện Nguyễn Sinh Cung thân phụ của Hồ Chí Minh và một số người khác…
Theo tôi, hiểu đúng phải là:
Họ lờ đi chuyện Nguyễn Sinh Sắc thân phụ của Hồ Chí Minh (Nguyễn Sinh Cung) và một số người khác…
Ba anh em Lê Đức Thọ (Phan Đình Khải), Mai Chí Thọ (Phan Đình Đống) và Đinh Đức Thiện (Phan Đình Dinh) cũng tên thật là Họ Phan Đình..
Phan Văn Khải và Võ Văn Kiệt (tên thật là Phan Văn Hòa), như vậy Việt Nam có đến hai ông Thủ tướng đều mang họ Phan.
Không biết cái nhân vật phan kim liên trong văn hóa của tụi chệt có bà con gì với cái dòng họ của nhà ông không?