Nam Kỳ hình thành từ khi chúa Nguyễn sai Chưởng cơ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược năm Mậu Dần (1698) tính đến nay được trên 300 năm.
Nam Kỳ là đất mới, nhưng cũng sản sanh những tên tuổi lớn: Nguyễn Đình Chiểu, Võ Trường Toản, Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký… Nên là người miền Nam ai cũng có niềm tự hào về những danh nhân Nam Kỳ này.
Đặc biệt là vị Tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ Phan Thanh Giản (1796 – 1867).
Phan Thanh Giản – cuộc đời là một bi kịch.
Thưở bấy giờ nơi xa xôi tận làng Bảo Thạnh, tổng Bảo Trị, huyện Bảo An, phủ Hoằng Trị, tỉnh Vĩnh Long (nay là làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) có một vị tiến sĩ mà người đời nay chỉ biết tự hào, không sao lý giải nổi về sự thành đạt ấy.
Sự thành đạt của Phan Thanh Giản quả là điều kỳ diệu, có sức lay động mọi tâm hồn người miền Nam. Điều đó chứng tỏ nghị lực phi thường và ý chí vươn xa của người thanh niên Phan Thanh Giản ở vào tuổi thiếu thời.
Trên bước đường công danh, nói tới Phan Thanh Giản, người đời thường đề cập tới hai khía cạnh: một vị quan đạo đức, chính trực – liêm khiết, thương dân, nhưng cuối đời vướng phải một bi kịch !!!
Phan Thanh Giản đi làm quan, nhưng ông luôn mang tâm trạng đầy mâu thuẫn: hoài bão công danh sự nghiệp của kẻ làm trai đối lập với chốn quan trường xu nịnh,!!!
Tuy vậy Ông làm quan tới “tòng nhất phẩm” (1853). Chỉ còn một bậc “chánh nhất phẩm” nữa là tới tột đỉnh của các phẩm quan.
Nhưng năm 1862 ông bị cách lưu, vì vụ thương lượng chuộc ba tỉnh miền Đông bị thất bại, một công việc thất bại tất yếu vì cả triều đình bấy giờ không ai là gì hơn…
Đến năm 1867, quân đội Pháp toan chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, biết không thể làm gì hơn Phan Thanh Giản ra lệnh cho các quân dưới quyền ông đầu hàng.
Đây là điểm mốc bi kịch lịch sử bấy giờ…
Phan Thanh Giản đã tuẫn tiết ngày 1- 8- 1867, sau 17 ngày nhịn ăn, để tự xử việc làm của minh.
Từ đó ông phải mang thêm tội “bán nước”cho đến tận ngày nay !!!
Phan Thanh Giản trở thành nhân vật lịch sử
Trước đây các tài liệu chính thống thời Nguyễn hầu hết đều cho rằng nhân vật này có vai trò tiêu cực với hành vi làm mất lục tỉnh Nam Kỳ.
Phan Thanh Giản chính là người ký hòa ước 1862 để Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ và sau đó là ba tỉnh miền Tây vào năm 1867. Có những lúc,người ta cho rằng đó là hành động “bán nước “.!!!
Nhưng có một điều không thể phủ nhận, Phan Thanh Giản giành được tình cảm rất lớn của nhân dân miền Nam. Theo họ, đây là nhân vật yêu nước và đáng được đề cao một cách đặc biệt. Phan Thanh Giản là người đậu tiến sĩ đầu tiên của Nam Kỳ, ông là niềm tự hào của nhân dân miền Nam. Thứ nữa, ông rất gần dân và qua các tài liệu để lại thì ông đi lên từ tầng lớp nghèo, trong thời gian làm quan, ông cũng rất liêm khiết
Nhưng với cái nhìn lịch sừ chúng ta hãy lùi về quá khứ, bấy giờ kẻ thù Pháp đang xâm chiếm lấy nước nhà, trong lúc đại thần Phan Thanh Giản dầu cho là không bắt tay với Pháp mà nhượng bộ Pháp để chờ cơ hội và chắc chính Ông biết thực dân Pháp không để cho ông có thời gian thực hiện được ý đồ đó.
Có ý kiến cho rằng Ông là người yêu nước theo kiểu riêng của ông (?) ; từ đó phát sanh xu hướng thanh minh một cách hơi thái quá nhân vật lịch sử nầy và đưa đến nhiều tranh cãi …..
Cách nhìn nhân vật lịch sử như hạ bớt “tội” hay đề cao một cách thái quá “công”như trường hơp Phan Thanh Giản là không mang tinh lịch sử!
Có ý kiến cho rằng trong hoàn cảnh lịch sử như thế, ông Phan Thanh Giản không có cách nào khác nhằm minh oan cho cái tội của ông.
Hành vi của Phan Thanh Giản là ngưởi mở đầu đưa đất nước vào vòng nô lệ 100 năm…
Thời điểm hiện nay người Việt có cái nhìn bớt khắt khe hơn, nhưng không vì thế mà đánh đồng hai cái chết: một võ quan Hoàng Diệu và một văn quan Phan Thanh Giản.
Hoàng Diệu, ông đã làm tròn vai của một vị tướng bằng cái chết của người giữ thành, hy sinh, rồi cũng phải mất thành.
Phan Thanh Giản, vì tránh đổ máu cho binh sĩ bằng cách giao nộp thành trước, rồi tự chọn cho mình cái chết sau.
Cái chết của vị văn quan thật là khó khăn và vượt ra ngoài quy luật ứng xử thông thường như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu;
Trong sớ Phan Thanh Giản gửi cho vua Tự Đức có đoạn cụ viết: “Tội tôi đáng chết không dám sống cẩu thả để cái nhục lại cho quân phụ”
Phan Thanh Giản trước trách nhiệm để mất đất
Đánh giá một nhân vật lịch sử cần phải dựa vào ,hai tiêu chuẩn cơ bản là xây dựng và bảo vệ đất nước, cả hai không tách rời mà liên quan chặt chẽ với nhau.
Trong thời đại phong kiến, người trí thức thi thố tài năng, bằng con đường khoa cử và tham gia vào giới quan trường.
Sự nghiệp dựng nước của Phan khởi đầu từ năm 1826 sau khi Phan đậu tiến sĩ và làm quan với cả ba triều vua: Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức.
Sự nghiệp dựng nước của Ông không có gì tranh cãI.
Nhưng ở nửa cuối đời còn lại của Phan rơi đúng vào lúc đất nước bị thực dân Pháp xâm lược.
Tháng 8-1858 Pháp đanh vào Đà Nẵng bi thất bại đến tháng 2-1859, chúng rút vào chiếm Gia Định. Gia Định thất thủ nhưng quân dân Đại Nam vẫn kiên quyết kháng chiến. Năm 1861 chúng chiếm Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Tây Ninh, Mỹ Tho.
Khắp nơi dân chúng nổi lên chống Pháp, Trương Định ở Gò Công, Thiên Hộ Dương ở Đồng Tháp ở Mỹ Tho, Nguyễn Trung Trực đốt tàu Espérance ở vàm Nhật Tảo…
Trong tình thế bức bách đó Tự Đức chủ hoà, cử Phan Thanh Giản cùng lập trường (?) làm Chánh sứ, Lâm Duy Hiệp làm Phó sứ đi thương thuyết với Pháp : “Cố gắng đạt đến việc đình chiến, ngõ hầu xứng đáng với nhiệm vụ mà khanh được giao phó” .
Và trách nhiệm về việc cắt đất cho Pháp thuộc về sứ bộ Phan Thanh Giản thực hiện.
Hoà ước Nhâm Tuất (5-6-1862) giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp ký với Bonard và Palanca đã nhường ba tỉnh miền Đông (Biên Hoà, Gia Định, Định Tường) và đảo Côn Lôn cho Pháp, cùng với khoản bồi thường chiến phí 4 triệu đồng, trả trong 10 năm. Ngược lại Pháp trả lại tỉnh Vĩnh Long, nhưng phía triều đình phải triệt tiêu mọi lực lượng kháng Pháp ở tất cả các nơi.
Đến năm 1867, sau khi Phan Thanh Giản được cử dẫn đầu phái bộ Việt Nam sang Pháp điều đình để chuộc lại 3 tỉnh miền Đông không thành công (năm 1864), khi về lại được Tự Đức trao trọng trách giữ 3 tỉnh miền Tây.
Lúc nầy Pháp đã có kế hoạch và quyết tâm nuốt nốt 3 tỉnh này.
(Tài liệu lịch sử đã cho thấy, cuối tháng 2-1867, Pháp đã làm xong kế hoạch chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây )
Việc chúng dễ dàng và nhanh chóng chiếm được thành Vĩnh Long, rồi đến An Giang, Hà Tiên thì tài liệu của Pháp miêu tả như Phan Thanh Giản đã đầu hàng nộp các thành cho Pháp. Còn a chính sử Việt Nam như Đại Nam thực lục, nhất là Châu bản triều Nguyễn lại ghi đó là do một thủ đoạn của quân xâm lược Pháp .
“… Lợi dụng thái độ chủ hoà của Phan Thanh Giản và những sơ hở của quân ta để bất ngờ chiếm thành: Chúng đem chiến thuyền đến áp sát thành Vĩnh Long, đưa thư bắt nhường 3 tỉnh miền Tây, buộc Phan Thanh Giản xuống tàu thương nghị rồi khi Phan trở lại, chúng kéo theo và bất ngờ đột nhập chiếm thành Vĩnh Long…” (Phan Huy Lê, “Phan Thanh Giản và bi kịch cuộc đời” Tạp chí Xưa và Nay số IX-1997 trang 15).
Lời tam kết
Dầu thế nào đi nữa thì cũng không một ai có thể bỏ qua được trách nhiệm đánh mất 3 thành, 3 tỉnh miềm Tây Nam Kỳ của Phan Thanh Giản. Và chính cụ Phan cũng đã nhận trách nhiệm đó về mình qua lời trăng trối và việc cụ tự quyên sinh.
Trước sau về mặt lịch sừ, việc để mất thành, mất đất đai là tội lỗi của Tự Đức và của phái chủ hoà trong triều đình mà Phan Thanh Giản là người đứng đầu
Tóm lại:
- Khẳng định cụ Phan Thanh Giản là một nhà “yêu nước, “ thương dân, không có tâm địa bán nước cầu vinh.
- . Công lao xây dựng đất nước của cụ Phan, trong điều kiện lịch sử lúc đó thật đáng ca ngợi là xuất sắc.
- Việc cụ ký hoà ước về 3 tỉnh miền Đông cũng như để thất thủ ba tỉnh miền Tây là những sai lầm lớn.
Và bi kịch đời cụ cũng chinh là bi kịch của lịch sử Việt Nam bấy giờ vậy./.
GS Trần Văn Chi
(tác giả gửi Đàn Chim Việt)
——————————
Bài viết nầy:
-Đã đăng trên nhật báo Người Việt ngảy 13 tháng 8, 2021
– Xin đóng góp cho “Cuộc hội thảo Phan Thanh Giản” được tổ chức ngày 15 Tháng Tám tại Houston, TX
– Hoan hỉ đón nhận ý kiến phản biện
tui thi khong dam binh luan ve lich su nhung nhin thay hinh anh mot quan nhat pham trieu dinh phong kien thoi Nguyen quyen uy toi thuong, sinh sat trong tay the ma om o gay mon ! so voi 1 ong Quan Cong San hang bet Phan Van Anh Vu yeu nuoc thuong dan thi …chang can trinh cao lam cung hieu , vi
Không chỉ ở VN ,mà toàn Á châu ,hầu hết bị Tây phương đô hộ .
Ngoại trừ Nhật Bản,canh tân sớm, nhưng cũng trả một giá khá đắt .
Trước sức mạnh của tàu đồng,súng cối tân tiến của thực dân Pháp,
Cụ Phan có tài ba đến đâu ,cũng không chống đỡ nổi . Khi mất nước
thì trách móc ,và đổ trách nhiệm cho lẫn nhau,cũng là cái túng quẫn
của suy nghĩ . Trách nhiệm lớn lao phải gánh đó là cái triều đình nhà
Nguyễn,không sớm canh tân ,lúc nào cũng thủ cựu, coi văn minh của
Tàu là số một ,không dám thay đổi .
Cụ Phan thanh Giản nếu không hàng ,thì cũng thua trận mà thôi .
Dưới tay cụ Phan còn có cả guồng máy thư lại ,hành chánh . Không
thể so sánh trường hợp của cụ Phan với Trương công Định, Thiên hộ
Dương hay Nguyễn Trung Trực được . Nếu rút về “kháng chiến”, cụ
Phan sẽ phải hy sinh guồng máy hành chánh,cai trị . Cụ Phan chỉ
có cách là cầm quân của triều đình mà đối chọi trực diện với Pháp.
Quân triều đình quá yếu ,so với sức mạnh của Pháp .
Thua là cái chắc . Đầu hàng khỏi tốn thêm xương máu của đồng
bào . Trách cụ Phan là những người không biết suy nghĩ tận tường .
Hoàng Diệu là một võ tướng, còn Phan Thanh Giản là một quan văn, cả hai quan văn võ này đều chết cho đất nước tuy cách chết có khác nhau. Phan Thanh Giản không làm tròn nhiệm vụ và trả giá bằng cái chết mà cho là bán nước (dù trong ngoặc kép) cũng là thiếu khách quan. Công và “tội” hãy để lịch sử dân tộc phán xét.
Phan Thanh Giản tuẫn tiết vì không giữ được thành, ông không hề bán nước. Còn cái đảng cộng sản Hồ Chí Minh bán đất bán rừng mất biển đảo có tên nào tuẫn tiết để chuộc tội chưa? Tác giả GS Chi viết chuyện lịch sử theo quan điểm đang an nhàn sống dưới chế độ cộng sản thiếu tính trung thực và khách quan.
nv
Chào anh
PTG khi đi sứ sang Pháp vào 1863 thì đã thấy rõ sự hiện đại và nền văn minh của phương tây. Do đó khi Pháp tiếp tục đánh vào 1867 thì ông ta đã quyết định không đánh trả vì kết cục sẽ bi thảm hơn nhiều. Những điều kiện mà bên thắng buộc bên thua phải chấp nhận bồi thường vẫn còn trước đó. Triều đình đã không có một chỉ thị nào cho ông ta trong lúc đó. PTG đã đi đến quyết định của chính mình, bao gồm cả cái chết. Trí thức cộng sản được đào tạo không phải nói lời công bằng mà phải nói cho hợp ý với chiều hướng chính trị. Nó đã là như vậy và sẽ là như vậy.
Chào bạn Dân chơi lăng cha Cả,
Như nhận xét của tôi, Phan Thanh Giản và một quan văn chứ không phải là một quan võ để điều binh khiển tướng đánh giặc. Nhiệm vụ là đàm phán và giữ gìn những gì đã thuộc của VN. Ông biết không đủ sức chống giặc Pháp có vũ khí tối tân, và để tránh chiến tranh gây tang thương cho người dân nên Phan Thanh Giản chọn đầu hàng và tuẫn tiết. Nói cho khách quan là ngay cả triều đình cũng bó tay nên mới nhượng cho Pháp vào VN đô hộ. Còn trí thức VN bây giờ thì sao? Nói thẳng là chế độ cộng sản không có trí thức đúng nghĩa mà chỉ có nô bộc làm việc cho đảng. Những người gọi là trí thức thì hoặc bị cộng sản giết, bị bỏ tù, hoặc phải bỏ chạy ra nước ngoài tỵ nạn cộng sản.
nv
Vâng xin thưa, chỉ có dân miền nam biết chuyện và chịu ơn của ông mà kính phục thờ phụng. Ta sá gì một lũ ruồi bọ không tâm không trí bôi nhọ sử sách, đối trắng thay đen.
Chúng cháu hậu sinh chỉ những mong rửa nỗi oan tình cho các cụ Phan Thanh Giản và Trần Trọng Kim bấy lâu nay bị bọn lưu manh vong bản thị phi kết tội.
Người nghĩ cho dân thì bị kết án bởi bọn đâm cha chém chú, xé nát dân tộc bởi chế độ kỳ thị 3 đời chẳng phải là vô lý lắm sao?
Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn Dân Chơi Lăng Cha Cả:
Lỗi lầm của cả một dân tộc mà bắt một người phải gánh chịu và lại do một người có đầy đủ tri thức của ngày nay quy kết thì e rằng thật là vô lý. PTG nhận nhiệm vụ cầu hòa do triều đình đề cử. Điều này có nghĩa là nước Việt nằm trên cái thớt, chỉ trông mong vào ba tấc lưỡi cầu may. Không một ai có thể đảo ngược được tình thế Việt Nam bị xâm chiến bởi tàu chiến, súng đại bác. Cả trăm ngàn người liệu có mấy ai thời đó thấy được cái thực tế này? Đánh với Pháp thì thua là chắc chắn và càng thua thì càng phải mất nhiều.
Tôi thầm nghĩ tác giả GS Trần Văn Chi nên có bài viết sám hối tạ lỗi với cụ Phan Thanh Giản vì lời buộc tội vô cùng sai lầm. Nói thật đến giờ phút này trong thời đại văn minh tiến bộ của thế giới mà VN của GS TV Chi vẫn chưa đủ sức làm nổi một chiếc xe đạp 100% “Made in VN”, nói gì hàng triệu khẩu súng để chống quân xâm lược đòi lại chủ quyền dân tộc ở Biển Đông và hai quần đảo HS-TS.
Muốn kết tội kẻ phản quốc hại dân thì cứ đem Bức Công Hàm PVĐ 1958 ra làm bằng chứng giấy trắng mực đen sờ sờ ra đó
Kiến Hoà, quê hương tôi!
Đừng nói quê hương tôi “đồng khởi”
Để dân Bến Tre mang nhiều tội lỗi
Trần Văn Truyền – Nguyễn Thị Kim Ngân
Thứ đồ thổ tả đáng phỉ nhổ
Mà nhắc tới quê tôi Kiến Hòa
Với những tên tuổi làm nên lịch sử
Phan Thanh Giản – tiến sĩ khai khoa
Trương Vĩnh Ký – Thị Giảng học sĩ
Ngoài ra còn có Cụ Đồ Chiểu
Với Lục Vân Tiên Kiều Nguyệt Nga
Đất lành chim đậu Võ Trường Toản
Cụ tổ ngành giáo dục miền Nam
Chừng đó thôi đủ nói lên quê tôi
Đất Kiến Hoà sản sinh hào kiệt
Đất tân lập – ba trăm năm thôi
Bao tấm gương oai phong lẫm liệt!
Nông Dân Nam Bộ
So với Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu thì Phan Thanh Giản tốt đẹp và có liêm sỉ hơn nhiều!
Nếu đem so với tay Hồ củ lẳng ,thì như thế nào ?
Xin thưa,
Lòi lầm của cả một dân tộc mà bắt một người phải gánh chịu và lại do một người có đầy đủ tri thức của ngày nay quy kết thì e rằng thật là vô lý. PTG nhận nhiệm vụ cầu hòa do triều đình đề cử. Điều này có nghĩa là nước Việt nằm trên cái thớt, chỉ trông mong vào ba tấc lưỡi cầu may. Không một ai có thể đảo ngược được tình thế Việt Nam bị xâm chiến bởi tàu chiến, súng đại bác. Cả trăm ngàn người liệu có mấy ai thời đó thấy được cái thực tế này? Đánh với Pháp thì thua là chắc chắn và càng thua thì càng phải mất nhiều. PTG đã làm đúng với cái trí của người khôn ngoan, cái tâm của người có trách nhiệm với sinh linh bá tánh. Ông ta đã làm đúng. Pháp là quân xâm lược và không ai có thể làm khác như PTG. Đơn giản là vì không ai có thể bảo vệ 3 tỉnh miền tây và không ai có thể không ký hòa ước cùng những nhượng bộ từ cho kẻ thua cuộc. Cái giá của một cuộc chiến càng kéo dài mà outcome chỉ từ thua cho tới chết thì còn thê thảm hơn nhiều. PTG đã dùng trí và tâm để hành động và cuối cùng đã dùng cái chết để quyết định của mình. PTG là kẻ sĩ thời cuộc.
Chúng ta là thế hệ sau, phán xét phải công bằng với cái lý của người biết suy luận.
“…đã dùng trí và tâm để hành động và cuối cùng đã dùng cái chết để bảo vệ quyết định của mình…”