LTS: Vào mạng tra cứu với cụm từ “Võ Văn Thưởng con ai” ta nhận được hơn 300 triệu kết quả trong 0,5 giây. Chứng tỏ có rất nhiều người quan tâm tới câu hỏi này. Nhưng những kết quả này không có câu trả lời vào chính xác. Wikipedia tiếng Việt về Võ Văn Thưởng có đầy đủ thân thế sự nghiệp, con đường thăng tiến, nhưng không có chi tiết nào về những người sinh thành. Chính điều đó càng tạo thêm tò mò cho dư luận. Trong chế độ cộng sản, ngày sinh, năm sinh, tên tuổi hay cha mẹ trong nhiều trường hợp đều có thể bị thay đổi, bị giữ kín hoặc trở thành một thứ’bí mật quốc gia’. Trong khi, đáng lẽ đây phải là những điều mà người dân có quyền được biết, được hỏi.
Bài viết dưới đây của Thái Văn Đường, có thể chưa hoặc không hoàn toàn chính xác. Nhưng ai biết được chính xác? Ai có thể kiểm chứng được những thứ thuộc hàng ‘bí mật quốc gia’ như vậy?
Chúng tôi xin đăng tải như một câu chuyện cuối tuần, nhằm nhận được thêm chia sẻ của bạn đọc, hoặc rất có thể ai đó có thể cung cấp thêm những tin tức xác thực.
Võ Văn Thưởng trở thành cái tên hot trên mạng xã hội, khi ông phát biểu mới đây: “Internet là một xa lộ thông tin, chúng ta cho 4 làn, 6 lan hay 20 làn xe chạy, xe 4, 6, 8 bánh chạy là quyền của chúng ta”.
Còn chuyện của chúng ta là ngồi tám xem, ông Thưởng con ai.
—————————————-
Lãnh đạo Quảng Ngãi đi lên từ TẠP VỤ
Câu chuyện “Mèo đảng, gà đoàn” đối với người dân Quảng Ngãi không còn quá xa lạ với những lời như thế và ai là người trong câu chuyện đi lên làm Lãnh đạo tỉnh từ một TẠP VỤ thì tôi xin hầu chuyện cả nhà chút xíu nha.
Ở Thành phố Quảng Ngãi có năm xưa có một cô gái tuy không xinh đẹp lắm nhưng nết na, gia đình nề nếp, học hành đỗ đạc giỏi giang. Cô gái ấy tên là Bùi Thị Quỳnh Vân sinh năm 1974 từng học Khoa ngữ văn Đại học Đà Lạt.
Cô Vân được biết tới là một cô gái khá nết na, học giỏi, sinh ra trong một dòng họ Bùi đầy danh giá ở Thành phố Quảng Ngãi. Thế nhưng khi cô sinh viên Vân ra trường thì không thể xin được việc làm, mãi về sau cứ tham gia phong trào đoàn thanh niên ở địa phương rồi được UBND Phường Trần Phú nhận vào làm TẠP VỤ tại đây.
Sau quá trình hoạt động khá sôi nổi, tâm huyết Vân được Bí thư tỉnh Đoàn là ông Phạm Minh Toản đã cân nhắc đưa Vân về làm. Để lấy lòng lãnh đạo tỉnh ông Phạm Minh Toản đã gửi gắm thân gái dặm trường của chị Vân cho một vị “bự” của tỉnh chăm sóc và sử dụng cái này tế nhị không nói ai cũng hiểu. Sự việc qua hệ bất minh này đều được cán bộ nhân viên Sở Khoa học tỉnh Quảng Ngãi biết và họ đã phản đối khá quyết liệt, nhưng vì sự nghiệp nên chị Vân bất chấp tất cả.
Món quà tặng dành cho lãnh đạo tỉnh đã ổn, một thời gian ông Toản đã ngoi được lên chức Chủ tịch HĐND tỉnh và cần phải cơ cấu lại nhân sự của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi. Không ai khác được lọt vào tầm mắt chính là chị Vân, tuy nhiên lúc đó Vân mới chỉ là nhân viên mà được nhảy tót lên Bí thư tỉnh đoàn một cách ngoạn mục.
Chính vì lẽ đó mà đã khiến cho chị Vân rất khó lấy chồng, một cô gái đang tuổi thanh xuân phơi phơi chức tước đầy mình đành phải “nhẫn” lấy một anh chàng người dân tộc huyện miền núi Sơn Tịnh với nghề lái xe đã từng đổ vỡ gia đình và có một cô con gái riêng. Vâng, chị Vân chấp nhận cho an phận đời đỡ dè bỉu, chị làm vợ hai của anh lái xe ấy kệ cho sự phản đối gay gắt của gia đình cũng như dòng họ và anh cũng chấp nhận cảnh đời ở rể nơi chốn thị thành không còn rừng rú nữa.
Trời xui đất khiến, người tính không bằng trời tính, cứ nghĩ cái ĐIẾU UỶ BAN là của để dành cần khi nào trưng dụng. Nhưng tiếc thay một ngày đẹp trời, anh Võ Văn Thưởng được Trung ương điều về làm Bí thư tỉnh Quảng Ngãi.
Một mình vò võ nơi chốn chính trường giữa miền trung đầy nắng gió, sự cô đơn đến rợn người và cũng từ đây mối thâm tình giữa anh Thưởng và chị Vân được nảy nở ngày càng sâu đậm. Sự qua lại của anh Thưởng với chị Vân “Mèo đảng, gà đoàn” có lúc công khai, có khi lại thầm kín nhưng mọi nhật ký của anh chị đều được “SỔ GHI CHÉP” của nhà khách Cẩm Thành ở TP Quảng Ngãi ghi chép lại giờ vào, giờ ra, ngày đặt phòng ….
Hiện nay cuốn sổ Nhật ký thâm cung tình ái này vẫn được cất giữ khá bí mật.
Võ Văn Thưởng – anh hùng cứu mỹ nhân
Cuộc tình Thưởng – Vân ngày càng da diết và đậm sâu tình nghĩa, do vậy trong nghĩ suy của Thưởng chợt loé lên phải làm gì đó để giúp cho người tình của mình được mở mày mở mặt bằng chúng bằng bạn chứ không thể làm cán bộ đoàn mãi như vậy được.
Và rồi năm đó, Thưởng lên kế hoạch để điều động người tình của mình đi nhận nhiệm vụ mới tại một huyện vùng ven. Nghe vậy người tình Quỳnh Vân ưng cái bụng lắm, đang chỉ là một cô cán bộ đoàn đàn ca sáo nhị giờ được ngồi tót vào vị trí Bí thư một huyện vùng ven Tư Nghĩa “bà hoàng một lãnh địa nhỏ” huyện lị.
Nhưng tiếc thay, nàng chỉ học ngành Ngữ văn lại bao nhiêu năm kinh nghiệm của mình là tình trường và đàn ca sao nhị với rượu bia chúc tụng chứ đâu có biết gì về quản lý Nhà nước. Chính vì điều đó mà đã để xảy ra vụ biểu tình tại huyện Tư Nghĩa lớn nhất của Quảng Ngãi năm 2013 lên tới hàng chục nghìn người dân, không thể kiểm soát được. Trong lúc nước sôi lửa bỏng đó, Vân vẫn loay hoay chưa biết tính phải làm sao để tháo “ngòi nổ” vòng vây của bà con nông dân phản đối việc chính quyền huyện Tư Nghĩa bảo kê cho hút cát trái phép trên sông Trà Khúc.
Anh hùng cứu mỹ nhân thời @ là có thật. Anh Thưởng đã xuất diện, với tư cách là người đứng đầu tỉnh, bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi đã đứng ra nhận trách nhiệm và xin lỗi người dân Tư Nghĩa và hứa xử lý dứt điểm vụ việc.
Sau trận anh hùng cứu mỹ nhân đó, anh Thưởng đã phải âm thầm rút lại chị Vân quay về làm Trưởng ban Dân vận tỉnh uỷ Quảng Ngãi một cách vội vàng chóng vánh như không có chuyện gì xảy ra.
Đến đây cũng là chuẩn bị cho kỳ đại hội đảng khoá 12, Thưởng được gọi ra Hà Nội để cơ cấu nhân sự và chuẩn bị phải rời khỏi Quảng Ngãi, như vậy Thưởng phải xa người tình, nghìn trùng cách xa đêm ngày thương nhớ biết làm sao bây giờ.
Nhưng không. Trời tính không bằng anh Thưởng tính. Anh rất cao tay.
Biết trước được sự việc cũng như tiên lượng phỏng đoán một cách bài bản, anh Thưởng không cho chị Vân tiếp tục làm Trưởng ban Dân vận tỉnh uỷ nữa, nếu cứ như vậy người tình của mình sẽ vẫn mãi ở cái ao làng làm sao có nhiều cơ hội để gặp nhau sau này khi anh chuyển ra Hà Nội.
Từ Trưởng ban Dân vận tỉnh uỷ anh Thưởng lại một lần nữa vùi hoa dập liễu người tình yêu dấu của mình, anh đưa chị Vân ra làm bí thư huyện đảo Lý Sơn. Trời một sáng kiến quá táo bạo, một cán bộ cực trẻ, bôn ba phấn đấu kinh qua nhiều chức vụ, vị trí giờ lại làm bí thư một huyện đảo xa xôi như thế Ban tổ chức Trung ương nào không duyệt danh sách chứ. Vậy là bông hồng Bùi Thị Quỳnh Vân huyện đảo Lý Sơn đến tai, mắt của Ban bí thư, Bộ Chính trị được duyệt liền.
Tại Đại hội đảng khoá XII, anh Thưởng đã cơ cấu vô UVBCT và chị Vân cũng lọt Top team UVTW Dự khuyết.
Không dừng lại ở đó, nếu vẫn để người yêu của mình nơi huyện đảo xa xôi như vậy đi lại rất vất vả, bất tiện cho những cuộc hẹn hò còn đâu lối đi về, không lẽ mỗi năm chỉ có 2 lần Hội nghị Trung ương (6 ngày) mới thoả mãn cơn say.
Ngay sau khi đại hội XII xong, ghế UVTW dự khuyết nằm gọn trong tay chị Vân không có gì phải hồi hộp nữa. Anh Thưởng lại tiếp tục điều phe Quảng Ngãi đưa đò chị Vân quay về đất liền với chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Nhưng chỉ vỏn vẹn mỗi cái chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh như vậy thì nghe kỳ quá, chính vì điều đó Tỉnh uỷ Quảng Ngãi buộc phải “nhượng một ghế” Phó bí thư tỉnh uỷ – Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Có như vậy nghe nó mới danh giá làm sao.
Thay vì mỗi năm đi Hà Nội công tác 2 lần (6 ngày) thì giờ đây chị Vân mỗi năm phải đi Hà Nội công tác 4 lần (46 ngày) vì mỗi lần Hội nghị Trung ương là 3 ngày và họp Quốc hội 20 ngày/lần. Hơn thế nữa, chị Vân ở trong Thành phố Quảng Ngãi cũng tiện cho anh Thưởng có chỗ để đi về.
Võ Văn Thưởng là con của ai?
Anh Thưởng được sinh ra trong một mối tình đầy ngang trái ở nơi xứ người (Liên Xô cũ), đó là một thành quả của cuộc tình yêu nghiên cứu sinh giữa ông Quang Hà và bà Lương Cầm sau này cả 2 đều là Giáo sư, Tiến sĩ. Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Quang Hà sinh năm 1937 nguyên là Viện trưởng Điều tra Quy hoạch rừng được cử sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, còn Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm cũng là một nhà khoa học nổi tiếng về lĩnh vực Điện hoá. Bà Phan Lương Cầm là nữ giáo sư – tiến sĩ đầu tiên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà là một trong những người sáng lập và chủ tịch đầu tiên của Hội Khoa học – Kỹ thuật Ăn mòn và Bảo vệ Kim loại Việt Nam (bà hiện là Chủ tịch danh dự Hội).
Quay lại chuyện mối tình giữa trời tây của ông Hà và bà Cầm. Sau khi tình yêu hai người đang độ chín thì bà cầm lỡ có thai, trong lúc bà quyết giữ kết quả của tình yêu ấy ở độ tuổi lỡ thì còn ông Hà quất ngựa truy phong cao chạy xa bay một đi không ngoảnh lại.
Chín tháng 10 ngày, mang nặng đẻ đau nơi xứ người. Hoa kia đã đến kỳ trổ, một cậu ấm kháu khỉnh đã ra đời vào cuối đông năm 1970 đó chính là Võ Văn Thưởng bây giờ. Bà Cầm ngậm đắng nuốt cay trong nước mắt đành gửi con về Việt Nam cho mẹ đẻ nuôi để bà tiếp tục đi học.
Cuộc đời ai chẳng có sự cô đơn buồn tẻ, ai sinh ra chẳng có ham muốn nhục dục ở cõi tạm phàm tục này. Cũng vì thế cho nên Tố Hữu cũng cảm thông sự cô đơn buồn tẻ ấy, Tố Hữu đã mai mối cho ông Sáu Dân tức Võ Văn Kiệt nhằm kết nối se duyên, bởi vợ của ông Kiệt cũng đã qua đời được khá lâu. Nghe Tố Hữu nói vậy, ông Sáu Dân không quản đường xá xa xôi lặn lội đi tìm nàng tận bên đất nước của Stalin yêu dấu.
Ông Sáu Dân đến gặp nàng Cầm và chấp nhận hết mọi oan trái của nàng, về nước ông Sáu Dân đã báo cáo luôn với Bộ Chính trị để làm lễ cưới. Tuy nhiên, lúc đó ở Hà Nội lời ra tiếng vào không đồng ý ông Sáu Dân qua lại với một người phụ nữ đã có con riêng. Mặc dù vậy nhưng ông Kiệt vẫn giữ kín mối liên lạc với bà Cầm “Mỗi lần ông ra Hà Nội lại nhờ anh em Văn phòng chuyển tới tôi, khi cuốn lịch, khi ký lạp xưởng. Tôi không nhận thì anh em bảo: Thủ trưởng ra nhờ chút việc mà anh em không hoàn thành thì bị phê bình chết”.
Cái tên Võ Văn Thưởng ngày nay cũng là do chính ông Sáu Dân đặt cho, một người không ăn ốc mà phải đi đổ vỏ kể ra thì cũng đáng thương cho ông Kiệt thật. Nhưng ít ai biết đó là lẽ đời “nhân quả” ông Sáu Dân phải nhận mà thôi, chuyện nhân quả tôi sẽ hầu vào một dịp khác bởi ông Kiệt cũng từng quất ngựa truy phong với cô Hồ Thị Minh định để cho ông Hồ Chí Minh đổ vỏ.
Còn bà Phan Lương Cầm sau khi tu nghiệp sinh ở Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov, Liên Xô. Bà Cầm bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về chuyên ngành Điện hóa – Ăn mòn kim loại, đầu năm 1973 bà về nước và tiếp tục công tác giảng dạy và nghiên cứu tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Bà Cầm cũng là chủ đề tài Luận chứng kinh tế Khu lọc hoá dầu Quảng Ngãi, cũng vì mối tình nặng sâu như vậy nên anh Thưởng được đưa về Quảng Ngãi làm bí thư cũng là vì điều đó.
Vậy đến đây đã rõ, thân thế và sự nghiệp của anh Thưởng như nào, lý do sao anh được lên nhanh như vậy. Bài viết chắc sẽ có nhiều điều thiếu sót, mong các quý anh chị gần xa biết rõ hãy cứ mạnh dạn bổ sung để cho tôi được hoàn thiện hơn.
Thái Văn Đường (Facebook)
thằng Thưởng chỉ là thằng con rơi. Chẳng huyết thống gì với nhà ông Sáu Dân hết. Thằng này đầu óc rất tệ. Thuộc lào lào Mác Lê.
Với cái ổ chó lộn giống Ba Đình-Hà, Nội thì chuyện loạn dâm, bẩn thĩu gì cũng là thường tình.
Như anh Mạnh Dê, lấy bồ nhí của Nông Quốc Tuấn làm vợ chánh thức đấy.
Hai cha con hút chung một cái điếu bát, có sao đâu.
Tàu Chệt gọi cái đám Trung-ương-đảng ở Hà Nội là “cẩu-tạp-chủng”.
Khốn nạn cho 1 dân tộc bị lũ con hoang cai trị !
(Vì sao comment này không được đăng? ĐCV sợ Thưởng à ?)
Rồi tất cả đều phơi bày ,dưới ánh sáng mặt trời. Cái kim để trong túi áo ,lâu ngày củng ló ra,là thế đấy.Từ nguyễn chí Vịnh-Nông đức Mạnh-Vỏ văn Thưởng- Mấy người con của Ba Duẩn,con của Mụ nầy-mụ nọ… Nói cho cùng,chúng nó đều là con năm-cha-bảy-mẹ cả !! Một đất nước có 4000 năm văn hiến ,mà giòng dỏi Chính thống không có,, Lảnh đạo toàn là con-năm-cha-bảy mẹ,thì không nói, bà con củng biết được Tương lai đi về đâu rồi??
Tôi đã đoc kỹ. Những sự kiện trong bài có vẻ như cố gán ghép cho hợp lý. Không có sức thuyết phục. Tôi xếp bài này thuộc nhóm thuyết “âm mưu”. Sắp đến đại hội 13, các phe phái tung hỏa mù, hoặc để triệt hạ lẫn nhau hoặc tung hô nhau.
Bắc Kỳ