Ông Tô Văn Lai (1937 – 2022)

15
Ông Tô Văn Lai (1937 – 2022), người sáng lập Trung tâm Thuý Nga. Ảnh của báo Người Việt.

Ông Tô Văn Lai, một trong những người có ảnh hưởng lớn đến đời sống âm nhạc và văn hoá ở hải ngoại, mới qua đời ở tuổi 85. Ông để lại cho đời một sân khấu mang tên ‘Thuý Nga Paris by Night’ như là một tài sản tinh thần của hàng trăm triệu khán giả trong và ngoài nước.

Kỉ niệm những ngày đầu xa quê

Dạo đó (đầu thập niên 1980s), tôi mới định cư ở Úc và quần quật làm lại cuộc đời ở quê hương mới, nên ít khi nào chú ý đến nhu cầu văn nghệ. Bạn bè gặp nhau ngày cuối tuần thì chủ yếu là ăn uống và ca hát theo kiểu ‘cây nhà lá vườn’. Người cầm đờn, kẻ nghêu ngao ca hát những ca khúc nổi tiếng thời trước 1975 hay những ca khúc thương nhớ về quê nhà mà chúng tôi nghe được từ bên trại tị nạn. Đời sống âm nhạc và văn hoá của người Việt xa xứ thời đó chỉ có vậy.

Nhưng năm 1983 thì xuất hiện cái video VHS ca nhạc có tựa đề là “Paris by Night” (chữ màu vàng), và không ngờ rằng đó là thởi điểm làm thay đổi sinh hoạt ca nhạc ở hải ngoại một cách vĩnh viễn. Video ca nhạc Paris by Night lúc đó được quay ngoại cảnh và lồng ghép giọng hát của các ca sĩ mà dân miền Nam đều biết như Julie Quang (vợ cũ của Duy Quang), Hương Lan, Thanh Mai, Quốc Anh, v.v. Cuốn băng đó hình như chỉ có 10 bài thôi. Không có MC dẫn chương trình; tất cả chỉ là ngoại cảnh.

Video ca nhạc “Paris by Night” đầu tiên của Trung tâm Thuý Nga phát hành vào năm 1983.
Video ca nhạc “Paris by Night” đầu tiên của Trung tâm Thuý Nga phát hành vào năm 1983.

Trời ơi! Lần đầu sau bao nhiêu năm được nghe lại những ca khúc quen thuộc và nhìn hình những ca sĩ mình mến mộ tạo nên một cảm giác rất đặc biệt: vừa xúc động, vừa vui. Đó là cuốn băng ca nhạc đã đi vào lịch sử ca nhạc ở hải ngoại.

Sau này tìm hiểu tôi mới biết người chủ xướng chương trình Paris by Night là ông Tô Văn Lai. Cuộc đời và sự nghiệp của ông Tô Văn Lai rất ư là tiêu biểu của một người Việt tị nạn. Ông xuất thân là một thầy giáo dạy triết học ở trường Trung học Lê Ngọc Hân ở Mỹ Tho. Năm 1972, ông cùng với phu nhân là bà Thuý, đã sáng lập ra trung tâm Thuý Nga ở Thương xá Tam Đa (Sài Gòn). Lúc đó Thuý Nga phát hành những tape nhạc do những ca sĩ lừng danh như Thanh Tuyền, Khánh Ly và Thái Thanh trình bày.

Biến cố ngày 30/4/1975 làm thay đổi tất cả. Năm 1976, ông và gia đình đi định cư ở Pháp với vốn tài sản chỉ $2000 và tất cả những tài liệu về âm nhạc và văn hoá thời VNCH. Ở Pháp, ông làm nghề bán xăng gần Rouen (cách Paris 200 km), và sau 5 năm tích cóp tiền, ông lại mở trung tâm Thuý Nga ở Paris vào năm 1981. Và, chính ở đây, video thu hình ca nhạc đầu tiên của Thuý Nga đã được sản xuất và phát hành trong cộng đồng người Việt tị nạn trên thế giới.

Gìn giữ văn hoá

Câu chuyện đằng sau sự ra đời của video ca nhạc đầu tiên đó cũng rất thú vị. Ông bà Tô Văn Lai gõ cửa gặp giám đốc đài truyền hình Euromedia để nhờ giúp đỡ làm một show ca nhạc. Trong một chương trình ca nhạc kỉ niệm 35 năm ngày lập trung tâm Thuý Nga, chính vị giám đốc Euromedia kể lại rằng một hôm ông được tiếp xúc với hai ông bà Á Đông và họ đem theo một bọc tiền (tiền giấy có, tiền cắc có) và nói đại khái:

“Tôi muốn làm một cuốn băng video ca nhạc để gìn giữ văn hoá nghệ thuật của Việt Nam, và tôi chỉ có bao nhiêu tiền đó thôi, ông có thể giúp tôi không?”

Không ngờ ông giám đốc động lòng và nói là sẽ giúp! Thế là cộng đồng người Việt ở hải ngoại lúc đó có được cuốn video ca nhạc đầu tiên.

Nhưng phải 3 năm sau trung tâm mới có đủ tiền và nguồn lực để sản xuất một video thứ hai. Và lúc đó, các ca nghệ sĩ miền Nam bắt đầu ra nước ngoài định cư, nên việc qui tụ họ không còn khó khăn như trước đây, nên trung tâm Thuý Nga bắt đầu sản xuất chương trình “Paris by Night” thường xuyên hơn. Cho đến nay (7/2022), Thuý Nga đã sản xuất được 132 chương trình ca nhạc Paris by Night!

Con số 132 đối với nhiều người chỉ là một con số, nhưng đằng sau đó là một sự thành công đáng kể của một trung tâm văn nghệ tư nhân. Mỗi chương trình ca nhạc như thế tốn cả triệu USD và đòi hỏi khả năng tổ chức cũng như kĩ thuật ở qui mô to lớn. Có một nghệ sĩ ở trong nước nhận xét rằng Việt Nam sẽ khó có khả năng thực hiện được một chương trình ca nhạc qui mô và chất lượng cao như Thuý Nga.

‘Chúng ta đi mang theo quê hương’

Mỗi chương trình ca nhạc của Thuý Nga là một show diễn nghệ thuật và thể hiện sự tìm tòi và sáng tạo liên tục của người đạo diễn chương trình (tức ông Tô Văn Lai và con ông sau này). Bà Tô Ngọc Thuỷ, đương kim giám đốc điều hành Thuý Nga, cho biết ông Tô Văn Lai như là một linh hồn đằng sau các chương trình Paris by Night. Ông dù là một thầy giáo dạy triết nhưng rất đam mê văn nghệ, và rất trân quí văn hoá Việt Nam. Ông chú ý đến từng chi tiết nhỏ trong show nhạc, và bắt buộc mọi người phải nghiêm chỉnh trong việc diễn xuất chứ không làm qua loa hay làm cho có được.

Đa số các chương trình ca nhạc Paris by Night đều có một chủ đề. Trong những năm đầu tị nạn, những chủ đề thường mang tính gợi nhớ quê nhà và mong một ngày về, nên mới có những tựa đề như:

Giã Biệt Sài Gòn (video số 10)

Giọt Nước Mắt Cho Việt Nam (13)

Nước Non Ngàn Dặm Ra Đi (16)

Mùa Xuân Nào Ta Về (32)

Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương (49)

Cây Đa Bến Cũ (59)

Huế – Sài Gòn – Hà Nội (91).

Đó là những chương trình nhạc tôi rất tâm đắc. Tâm đắc không phải chỉ từ lời ca tiếng hát, mà bài thuyết minh của người MC. Trong chương trình “Mùa xuân nào ta về”, người nữ MC đọc một đoản văn hết sức cảm động của Nhà văn Duyên Anh (Vũ Mộng Long). Một chương trình nhạc khác, “Cây Đa Bến Cũ”, thì có giọng đọc và thuyết minh của Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn cũng rất có giá trị. Những tác phẩm như thế sẽ còn lại rất lâu trong cộng đồng người Việt xa xứ vì giàu giá trị văn hoá và nghệ thuật.

Ông Tô Văn Lai còn làm những chương trình ca nhạc để vinh danh những nhạc sĩ lừng danh thời trước 1975. Những người ông vinh danh bao gồm: Phạm Duy (2 chương trình), Lam Phương (3 chương trình), Ngô Thụy Miên, Văn Phụng, Đức Huy, Hoàng Thi Thơ, Tuấn Khanh, Vũ Thành An, Từ Công Phụng, Trần Trịnh, Nhật Ngân, Phạm Mạnh Cương, Lê Dinh, Trường Sa, Huỳnh Anh, Nguyễn Hiền, Song Ngọc, Quốc Dũng, Châu Kỳ, Tùng Giang, Xuân Tiên, Thanh Sơn, Nguyễn Ánh 9, và Nguyễn Văn Đông. Theo tôi, đây là những chương trình có giá trị nhứt.

Những chương trình với chủ đề Tết, người Việt, và mẹ Việt Nam cũng là những chương trình đầy ấp giá trị văn hoá. Theo tiết lộ của Trung tâm Thuý Nga, những chương trình ca nhạc về Tết là bán chạy nhứt, và đã là một nguồn tài nguyên giáo dục văn hoá cho các thế hệ trẻ lớn lên ở hải ngoại. Nhưng bên cạnh đó cũng có một vài chương trình (chẳng hạn như chương trình “Mẹ”) đã gây ra vài tranh cãi như cơn bão trong tách trà.

MC ‘huyền thoại’

Nói đến Trung tâm Thuý Nga mà không đề cập đến Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn thì quả là một thiếu sót. Trước đây, các chương trình nhạc của Thuý Nga hoặc là không có MC, hoặc là có MC nhưng thay đổi khá thường xuyên. Có những chương trình với sự tham gia của nhà báo trong vai trò MC nhưng hình không để lại những dấu ấn nào đáng kể. Mãi đến năm 1992 khi ông Tô Văn Lai “kéo” được Nguyễn Ngọc Ngạn về làm MC cho các chương trình Paris by Night thì mọi thứ đều thay đổi theo chiều hướng tốt hơn nữa.

Thoạt đầu, sự xuất hiện của một nhà văn trong vai trò MC một chương trình ca nhạc cũng làm cho nhiều người quan tâm đặt câu hỏi. Trước đây, khán giả rất khổ tâm với phong cách của những MC thích thuyết phục rằng họ ‘hay chữ’. Đó là những MC rất thích dùng những câu sáo ngữ, những câu khoe kiến thức một cách hợm hĩnh, những vần thơ được trích dẫn một cách gượng ép, hay những kiểu nói đậm chất phường tuồng. Thế nhưng, Nguyễn Ngọc Ngạn cùng ‘người đồng hành’ Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã đem lại một luồng gió mới cho vai trò MC và khán giả cảm thấy yêu quí hai người này ngay. Họ nói giọng Bắc, nhưng là loại giọng Bắc người miền Nam ưa thích.

Cặp MC “huyền thoại” Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã đem lại một luồng gió mới cho vai trò MC và khán giả cảm thấy yêu quí hai người này ngay. Họ nói giọng Bắc, nhưng là loại giọng Bắc người miền Nam ưa thích.

Nguyễn Ngọc Ngạn và Kỳ Duyên không gượng gạo để có những câu chữ ‘sang chảnh’; ngược lại họ nói chyuyện một cách tự nhiên và ứng đáp một cách thông minh. Hai người MC này không nói đùa theo kiểu ‘nói dai, nói dài, nói mãi’; ngược lại, họ biết dừng đúng lúc. Họ không nói đùa một cách tục tĩu, mà là những câu chuyện đầy ý nhị. Họ biết chọn câu chuyện để dẫn nhập cho một bài hát và câu chuyện mang tính văn hoá, nhưng họ không tỏ ra là người lên lớp (đại kị trong vai trò MC). Dĩ nhiên, không phải những gì họ làm là hoàn hảo, nhưng ít ra họ đã trở thành một ‘huyền thoại’ trong làng ca nhạc Việt Nam ở hải ngoại. Và, không có ông Tô Văn Lai thì chắc gì chúng ta có hai người ‘huyền thoại’ này.

***

Có thể nói không ngoa rằng Trung tâm Thuý Nga và ông Tô Văn Lai đã song hành cùng người Việt ở hải ngoại cả nửa thế kỉ. Có người nói đùa (mà tôi nghĩ rất thật) là trong bất cứ gia đình người Việt ở nước ngoài nào cũng có gạo, nước mắm, và … Thuý Nga.

Thật vậy, những sản phẩm của Thuý Nga là ‘món ăn tinh thần’ của người Việt ở hải ngoại. Nhà tôi có rất nhiều băng đĩa của Thuý Nga và có thể nói là sưu tầm thành một ‘thư mục’ văn nghệ. Không có Thuý Nga, tôi đâu biết được những hoàn cảnh sáng tác của những nhạc sĩ thời xưa ra sao (dù tôi sống vào thời đó). Những câu chuyện đó giúp cho tôi hiểu hơn về nền văn hoá và môi trường văn hoá mà mình đã lớn lên trong đó. Thành ra, cá nhân tôi biết ơn những sản phẩm của Thuý Nga lắm.

Người Việt tị nạn ra đi mang theo quê hương (đúng như tựa đề của một chương trình nhạc Paris by Night). Quê hương là những kí ức ngọt ngào, những kí ức kinh hoàng của chiến tranh, những chấn thương hậu chiến tranh, và nhứt là những ca khúc mình từng lớn lên theo cùng năm tháng. Trong nửa thế kỉ qua, Trung tâm Thuý Nga và ông Tô Văn Lai đã giúp mỗi gia đình người Việt ở hải ngoại đem theo quê hương.

Bây giờ thì ông Tô Văn Lai đã về thế giới bên kia. Nhưng những đóng góp của ông trong việc duy trì nền văn hoá – nghệ thuật thời VNCH ở hải ngoại sẽ còn mãi mãi. Rồi đây, sẽ còn nhiều sinh viên, nghiên cứu sinh, học giả, nhà nghiên cứu văn hoá khai thác những chương trình Paris by Night để hiểu hơn về tâm tình của người Việt ở hải ngoại, và người ta sẽ ngạc nhiên về tầm ảnh hưởng của ông. Ông Tô Văn Lai không phải là một nhà văn hoá, nhưng ông có công đem văn nghệ và các văn nghệ sĩ đến mỗi gia đình người Việt ở hải ngoại, và đó là một đóng góp quan trọng của ông cho nền văn hoá Việt Nam vậy.

Nguồn Nguyễn Văn Tuấn

15 BÌNH LUẬN

  1. Hồi 1975, bọn bộ đội VC vào Saigon vớ được gạo, mắm no nê
    Các cậu còn được nghe nhạc Vàng, nhiều cậu VC bảo địt mẹ sao nhạc Ngụy nó hay thế nhỉ? nhạc VC mình y như c củ cặc ấy
    Thế là các em VC chuyển nhạc vớ được về miền Bắc cho anh em, bà con cùng nghe, dân Bắc tấm tắc khen ngợi: cuộc sống của họ vật chất đầy đủ mà cả cuộc sống tinh thần cũng ngon lành, mình xui sống ở cái miền Bắc thổ tả này đéo có cơm ăn, lại đéo có nhạc nghe… âu con người ta cũng có số cả
    Bọn VC theo đoàn quân chết đói vào Saigon, lại vớ được nhạc Vàng nghe, sau đó dần dần ca sĩ VC mon men kiếm đường sang Hải ngoại, đất lành chim đậu, địt mẹ đói quá đầu gối phải bò
    Địt mẹ VC đói chết mẹ nên phải kiếm đường tỵ nạn
    Phét hồi đó chết đói chết khát, theo đoàn quân VC kiếm cơm gạo là may rồi

  2. Đề nghị đám Tàn Du Ngụy Cock đi tìm cho đuọc trên 10 ca sỉ 3 que KHÔNG bao giờ về Viet Nam thì anh Phét phát kẹo cho ăn nghen.

    47 năm từ ngày Viet Cộng thống nhát đất nuóc dến nay, con dân của Viet Cộng lên tói ngót 100 triệu. Ừ hén, Viet Công lanh đạo dat nuóc “nghèo đói” thé mà con dân Viet Cộng đẻ xoành xoạch khien’ cho dân số VN càng lúc trẻ trung hóa. So’ nguoi trẻ này là miêng mồi ngon của đám CA SI HAI NGOẠI vì thế chúng ùn ùn giả từ các lào Tàn Du Ngụy Cock bất TIỀN, bất TÀI, bất LỰc , bất TRÍ để về cầu cạnh Viet Công chúng anh để đuọc cúu đói…………………..

    Ỏ MẼO hiên nay có khoảng hơn 2 triệu nguoi Viet Nam áy thế mà khong nuoi nổi đám Ca Sĩ sốm hát tối đầu hàng này để rồi tàn dư NGUY COCK hậm hực cay cú mà khong biét làm gì hơn ngoại trù là nguyền rũa mot mình trong bóng đêm trong khi ấp CHERY KHÔ để chờ ngày đi…………đoàn tụ voi…………….DIÊM THẸO…

    • He he he …

      Những ca sĩ ở hải ngoại về VN là để hát cho “đồng bào tôi nghe” chứ có hát cho “đảng” nghe dek đâu mà Phét ….rên rỉ?

      Chúng nó đi mang theo quê hương, chúng nó về mang theo văn minh

      Ngay cả đám “văn công” Việt cộng cũng phải hát nhạc của VNCH thì mới có người nghe, chứ cứ rống mấy bài nhạc “đỏ lòm, đỏ loét” thì đến… chó nó cũng phải chê là….thối (ngoại trừ đám…bò đỏ thấp hèn như Phét mới thích thôi).

      “đêm qua Phét mơ gặp bác Hồ
      Phét …”chổng mông” Phét nằm Phét chờ…”

      Tội nghiệp Phét hèn cay cú!

  3. R.I.P

    Không chỉ Paris by Night, mà tất cả các trung tâm ca nhạc thuở “đầu đời tỵ nạn” cùng những ca nhạc sĩ…tỵ nạn đều có công trong việc giữ gìn văn hóa VNCH trong lãnh vực ca nhạc.

    Phải công tâm mà nhìn nhận rằng, ngay cả những “văn công” …Việt cộng – một số lớn – cũng có công gìn giữ, công bảo tồn nền âm nhạc “văn bản” VNCH, để ngày nay – trên quê hương VN – có chỗ nào mà không vang lên những bản “tình ca Bolero” ….Bất tử, vượt thời gian!?

    Chúng ta đi mang theo quê hương, chúng ta về mang theo văn minh

    • Xin sửa lại là “nền âm nhạc “nhân bản”” chứ không phải “văn bản”.

      Lỗi tại thằng đánh máy!

  4. Văn hóa hải ngoại nó lạ lắm, nó kỳ quắi lắm, nó ngắn hạn lắm, nó vắn tắt lắm và nó……………..rất ư là ăn xổi ở thì , khong có gì là stable hét. Chán lắm.

    Đúng là các cụ ta đả nói’Ăn thì như rồng cuôn’ , nói thì như rồng leo , làm thì như…………….”Rồng Lộn “, akkakakakakak.

    Cu. TO VAn LAI thi bay giò đả hóa thành nguòi THIEN CỔ, thím THÚy NGA thỉ xum xoe bên phi công trẻ hơn mính 15 tuỏi. MC Nguyển Ngoc Ngạn thì về huu và NGUYEN CAO KY DUYEN thì…………..làm YOUTUBE kiếm sống độ nhật. Chao ôi vật đổi sao dời chẳng biét đâu mà lần.

    Bay giò thì ca sỉ hải ngoại đói rách quá lại…………..QUAY XE về nguồn kiếm cơm. Nhó lại một thời ớ hải ngoại nào là THÚI NGA PARIS, nào là ÂY XÍ À(Asia Entertainment) nào là Vân Sơn , úi chu choa nhiêu lắm. Ca sì đực thì mạc áo lính rằn ri phục hoạt lại các quân binh chủng nào là THỦY QUÂN LỤC CHÉN , Nhảy đù, Biệt Động Khờ(Biet Động Quân). Ca sỉ mái thì là ÁO DÀI cờ 3 que chạy sọc dài từ trên xuong duói. Tren sân khấu thì tái hiện lại cảnh lính NGỤY oai hùng như thánh gióng xung trận. Lúc đó làm cho anh Phét tuỏng như là TÀN DƯ NGUY COCK đang hùng hỗ……….quay vè VIET NAM để……LÁY LẠI SAI GON không bằng. Bẳng đi mot thòi vì COVID , bay gìo tuần tự các ca sĩ dó KHĂN GÓI BỊ GẬY QUẢ MUOP” nuòm nuọp vừa già vừa trẻ QUAY XE về Viet Nam kiếm ăn bỏ lại đám khán giả già nua nghèo nàn chơ vơ củ cải , nằm ấp CHERRY KHÔ không mot chút luu luyến.

    Đúng là cái cờ 3/// nó không hấp dẩn cho bằng đòng tiền cụ HỒ của anh Phét. Tàn Dư Ngụy Cock nên có kế hoạch gì để nuoi sống cái đám ca sỉ đói rách tại hải ngoại này không? Hay là chỉ ngồi nhìn đám CA Sĩ này về Viet Nam mà lòng hâm hực chửi tục trong bóng đêm một mình.

    • Phét ơi,
      đừng có lắm lời,
      mẹ em
      làm đỉ khắp nơi rạc-rài,
      mẹ em
      vừa thối vừa khai,
      mụ ta
      chính-cống là loài Cộng-nô.

        • Đồ ngu!
          Mẹ của em Phét là Cộng-nô.
          Cộng-nô là tổ-chức chánh-trị.
          Không phải là một cá-nhân.

          • Ả điếm Ba Đình.
            Ba Đình mới rữa, đang lau,
            vội-vàng ra tiếp khách Tàu sang chơi.
            Nhác trông chẵng phãi mặt người,
            mỏm dơi, tai chuột, mắt lồi, răng hô.
            Rằng ta là xếp gả Hồ,
            các ngươi phục-vụ phãi cho đàng-hoàng.
            Khôn hồn thì dẹp lễ tang,
            mau bày rượu thịt, long-sàng cho ta.
            Bản Vương đã chán đàn-bà,
            mau đưa gái nhí cho ta giãi sầu.
            Chọng Nú nó ỡ nơi đâu,
            tắm rữa sạch-sẻ ra hầu bản Vương.
            Bản Vương là Lý-khắc-Cường,
            “thế-thiên-hành-lạc” trên đường công-du.
            Ba Đình là đứa gái ngu,
            đễ ta thịt nó cho bu nó mừng.
            Nó rên tưng-tứng-từng-tưng.

    • Nah, cứ để tụi nó về VN các bác, hát nhạc vàng kiếm tiền đem qua đây sống . Its all good. Văn hóa cách mạng & nhạc Đỏ vẫn chui rúc ở 1 hóc bà tó nào đó, văn hóa VNCH vẫn ngự trị . Làn sóng xanh vẫn chưa (bao giờ) có 1 bài nhạc Đỏ nào trong đó . Nhạc Đỏ-văn hóa cách mạng đã trở thành thứ văn hóa cúng cụ, cứ ngày giỗ chạp lại lôi ra phủi bụi, sau đó lại bỏ vào kho

      This is what Bu Mẽo lookin fo

      Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa

      Bu Mẽo chỉ cần Đảng tụi bay thờ ơ với Trung Quốc, & biển Đông sẽ là ổ virus. Waitin

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên