Ông Phạm Minh Chính là người được Bộ chính trị giao nhiệm vụ làm Thủ tướng chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 là điều không còn là bí mật.
Ông cũng chính thức được đề cử để Quốc hội bầu làm Thủ tướng vào ngày 5/4 sắp tới. Nhưng khác với mọi ứng viên khác, tin tức về ông Phạm Minh Chính cực kỳ ít. Chưa hề có một bài viết hay nói chuyện nào ở đâu đó. Có vẻ như có sự cố ý của chính ông Phạm Minh Chính. Cho đến tận bây giờ không ai hiểu ông Chính có toan tính gì, Tư tưởng chính thống và chương trình hành động cụ thể của ông một khi nắm toàn bộ bộ máy chính phủ là gì, đến tận bây giờ, không một ai rõ, không một phán đoán nào được tiết lộ.
Tại sao vậy? Đây là điều khác biệt của nền chính trị không có tranh cử giữa thể chế độc đảng và thể chế Tự do Dân chủ?. Ông chẳng cần phải vận động bằng chương trình nào cả. Ông được phân công làm thủ tướng. Việc ông sẽ làm là việc thực thi sự chỉ đạo của Bộ chính trị.Phân công thì làm thôi, có kẻ thứ hai nào giành đâu mà tranh chỗ!
Nếu như không thể được ông cho biết, người ta càng muốn biết và người ta buộc lòng phải phán đoán.
Ông Chính học xây dựng, nhưng từ ngày ra trường, không một ngày làm nghề xây dựng. Ông bắt đầu sự nghiệp và trưởng thành từ Công an. Ông lần lượt làm phó cục trưởng rồi cục trưởng Cục Tình báo, thiếu tướng, phó Tổng cục trưởng Tình báo rồi Trung tướng, thứ trưởng bộ Công An. Những kinh nghiệm chính trị và những mẹo luật nghề nghiệp cuả ông đương nhiên chỉ là thủ thuật của ngành an ninh. An ninh là mưu lược, thực chất là thủ đoạn, lấy kết quả biện minh cho hành động, không loại bỏ tàn bạo. Nhiều năm làm tình báo, có lẽ tạo nên thói quen kín tiếng, thận trọng và né tránh truyền thông là vì vậy. Cho đến khi làm công việc tổ chức cán bộ, một nghề mà nhiều người cho rằng, không «thâm nho» không làm được. Sau cả hai nhiệm kỳ, một làm phó , một làm trưởng ngành tổ chức cán bộ, người ta cũng không biết ông là loại người gì, dễ hay khó, giản dị hay kiêu căng, chân thành hay nham hiểm, thật bụng hay thủ đoạn. Chỉ biết rằng, loại người như ông, rất ít bạn thân.
Kinh nghiệm làm kinh tế của ông, duy nhất là kinh nghiệm tổ chức Đặc khu, là loại hình có lẽ ông tâm huyết bậc nhất, cũng là kinh nghiệm độc nhất mà ông thu lượm được những năm ông làm bí thư Quảng Ninh. Mô hình Đặc khu của ông lấy cảm ứng từ mô hình Thâm Quyến và ông trực tếp được hỗ trợ tư vấn từ những chuyên gia hàng đầu của đặc khu này, trong đó, đặc biệt có bà chủ tịch Hội đồng tư vấn, bà GS Đào Nhất Đào. Gặp lại bà Đào, ông gọi như «gặp lại người nhà».
Luật Đặc khu đã được dự thảo trình Quốc Hội, nhưng thất bại, vì bị dân phản đối do tiềm ấn nguy cơ bị chiếm bởi Trung Quốc với chính sách cho thuê đất 99 năm, thậm chí 120 năm đối với những đối tượng thắng thầu. Đối tượng có khả năng thắng thầu cao nhất là TQ với sự hỗ trợ có truyền thống vô hạn của chính phủ Trung Quốc. Vì vậy, Luật đặc khu gắn với nguy cơ mất nước vào tay Trung Quốc.
Ông Chính được ông Nguyễn Xuân Phúc phong Phó trưởng Ban chỉ đạo Đặc khu năm 2018, nghĩa là người chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp cao nhất.
Phạm Minh Chính sau 6 năm làm công tác Tổ chức cán bộ trung ương, 3 năm làm phó Ban chỉ đạo Đặc khu kinh tế, đã thuyết phục Bộ chính trị và Trung ương tư tưởng kinh tế và năng lực quản lý kinh tế là một khả năng hiếm có. Ông vẫn ít nói, ít bộc lộ, nhưng lại có được sự đồng thuận cao củaTrung ương đồng ý chuyển ông Phúc, một người rất có uy tín trong điều hành thực tế, để nhừờng lại cho ông vị trí đứng đầu chính phủ trong giai đoạn rất cần đột phá là một sự thách thức lớn và kèm chút mạo hiểm.
Mô hình quản lý Đặc khu gắn liền với thể chế Nhà nước nhẹ, với mô thức quản lý Đô thị, không có Hội Đồng nhân dân bên cạnh, chủ tịch đặc khu do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm và nhận báo cáo. Chính sách kinh tế gắn liền với tính độc lập và mức độ chủ quản cao nhất, giảm tới tối thiểu sực can thiệp của chính phủ vào các vận dụng chính sách của địa phương. Các chế độ kinh tế của Đặc khu rõ rêt nhất là chế độ giảm thiểu thấp nhất các loại sắc thuế, cả thuế Doanh nghiệp lẫn thuế thu nhập cá nhân, Thuế nhập khẩu và xuất khẩu hầu như bằng không. Thuế thuê đất và các thủ tực hành chính giảm tới tối giản.
Các loại hình kinh tế được tổ chức tự do cao nhất, ngành nghề cấm đoán và hạn chế gần như bằng không, kể cả Casino và kinh doanh«phố đỏ». Luật pháp được áp dụng phổ biến là luật pháp hòa hợp cao nhất với luật pháp quốc tế. Khái niệm về quyền lao dộng và quyền được tự vệ tuân thủ các luật phổ quát quốc tế. Luật pháp quốc tế có giá trị cuối cùng thay thế khi có khác biệt. Không có tính đảng trong các hoạt động kinh tế thuần túy.
Với vai trò đứng đầu điều hành nền kinh tế và xã hội toàn quốc, ông Phạm Minh Chính có khả năng khơi dậy sức bật lớn nhất cho một nền kinh tế mới. Như vậy có thể phán đoán rằng : Ông Phạm Minh Chính có khả năng chuyển nền kinh tế VN từ một nền kinh tế lai tạp giữa kinh tế tập trung XHCN lấy các Tập đoàn quốc doanh làm xương sống sang một nền kinh tế lấy quyền làm chủ của Doanh nghiệp làm nhu cầu đáp ứng của thể chế, biến chính phủ thành cơ quan hành chính phục vụ đáp ứng các nhu cầu bức thiết của Doanh nghiệp, bất kể tư nhân hay quốc doanh. Đây là chức năng kiến tạo phát triển của chính phủ : Vận hành nhằm tạo điều kiện, đáp ứng các nhu cầu tự thân tự phát từ thực tế chuyển động của nền kinh tế. Nếu mô hình Đặc khu được mở rộng thành các chính sách ít nhất cho các khu kinh tế trên Toàn quốc, khả năng tạo sức bật đột phát sẽ rất lớn, mở ra kỳ vọng một VN cất cánh thành hổ thành rồng.
Nhưng ngược lại, một khả năng khác tiềm ẩn một nguy cơ.
Ông Phạm Minh Chính là một cán bộ thuộc hệ thống đảng, có quan hệ đặc biệt vơi Trung Quốc, được đưa về Trung ương từ năm 2015, bên cạnh, và chịu ảnh hưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ông Trọng từ lâu có ý định kiềm chế xu hướng buông lỏng quản lý tư tưởng XHCN của ông Nguyên Xuân Phúc. Với tư tưởng cải cách triệt để thể chế chính trị phục vụ Doanh nghiệp tư nhân, ông Phúc tạo nghi ngờ tư tưởng xa rời kinh tế XHCN của ông Trọng. Ông phải từ bỏ vị trí Thủ tướng để « lên chức » Chủ tịch nước là vì vậy. Với ông Chính, như cánh tay phải của ông Trọng, mô hình kinh tế chính sẽ là mô hình Trung Quốc : lấy Doanh nghiệp Nhà nước làm linh hồn chủ đạo. Tất cả mọi loại doanh nghiệp khác, trong đó có Doanh nghiệp tư nhân, giàu có hay không đều phải do do ý đảng. Không một doanh nghiệp nào được quyền sử dụng tự do kinh tế để làm giàu ngoài ý muốn của Trung ương . Tự do hay không, tự do tới đầu, tự do cho ai … đều phải do ý Bộ chính trị. Lên được thì xuống được. Vai trò chủ đạo của Doanh nghiệp nhà nước phải được khẳng định và phải chiếm vị trí độc tôn cho đến năm 2035, khi giai đoạn quá độ XHCN hoàn thành, cho dù loại kinh tế tư nhân có thể chưa biến mất, nhưng vai trò phải được quản lý và điều tiết. Ông Phúc « lên » chủ tịch nước, ông Trần Tuấn Anh bỏ Bộ Công Thương, ông Vương đình Huệ lên Chủ tịch Quốc Hội, đêù lên, nhưng mỗi ông một chiếc vòng kim cô, ông Vũ Đức Đam không vào Bộ chính trị, dù uy tín đến đâu cũng ngồi đấy cho đến về hưu. Tài bằng Tôn Ngộ Không cũng không ra khỏi bàn tay Phật Tổ. Đó là chuyện của Jack Ma.
Nhưng ý người không bằng ý trời.
Tại sao ông Lương Cường, lên đại tướng cùng với Ngô Xuân Lịch từ cách đây 6 năm, mà chức Bộ trưởng Quốc phòng lại vào tay Phan Văn Giang? Tại sao Võ Văn Thưởng, hai năm đầu tưởng thất sủng mà vào chân Thường trực Ban Bí thư?. Tại sao Vương Đình Huệ, nổi tiếng vơi tái cơ cấu nợ Doanh nghiệp lại đi một vòng từ phó thủ tướng sang bí thư Hà Nội rồi lên chức Chủ tịch Quốc Hội chỉ trong vòng một năm. Tất cả những chuyển động này nằm trong bối cảnh ông Trọng đã 78 tuổi, đi phải có người dìu, bắt đầu xuất hiện lúc nhớ lúc quên.
Ông có khỏe cũng chỉ ngồi lại hết nhiệm kỳ này, ý ông không trái được ý trời, ông Huệ bắt buộc phải thay chân Tổng bí thư vào nhiệm kỳ tới. Ông Tô Lâm lên chủ tịch nước, Ông Trần Quang Tỏ làm Bộ trưởng công an, ông Võ Văn Thưởng làm Chủ tịch Quốc hội ; Thủ tướng vào tay ông Phạm Bình Minh. Để làm những việc này, tuổi nghỉ hưu phải điều chỉnh lại lên 65, điều lệ đảng cũng thay đổi lại, tuổi nhiệm kỳ hai của uỷ viên Bộ chính trị là 68, tuổi cuối cùng của Tổng bí thư là 75.
Nhưng nếu như vậy, mục tiêu năm 2035 sẽ phải thay đổi, không được xem cùng lúc mục tiêu là «quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao» với kết thúc «giai đoạn quá độ XHCN», vì khi đó, kinh tế tư nhân sẽ chiếm khoảng 65-70% GDP, là lưc lượng quyết định nền kinh tế, trong khi Giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với việc kinh tế tư nhân và sở hữu cá thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
Cho nên, đến giờ này, chuyện ông Chính làm Thủ tướng vẫn là chuyện bí ẩn, được và mất. Chỉ một điều rõ nhất là ông Chính sẽ chẳng có ai là tâm huyết trong bộ máy chính phủ, ít nhất vào thời gian ban đầu. Sự kín tiếng của ông bao hàm hai khả năng: Một là ông khiêm tốn, hai là ông nham hiểm. Cả hai đều tốt và có ích cho vị trí đứng đầu. Nhưng kết quả thì còn tùy.
03/03/2021
BÙI Quang Vơm
Qúi còm sĩ thông cảm cho đảng nhé. Đảng cũng muốn kiếm một tên đàng hoàng, mặt mũi sáng sủa hơn thằng này một chút. Ngặt nỗi rặn mãi không ra, cho nên phải cho tên ăn cuớp này vào cho đỡ trống chỗ. Ít ra là nó ngu dốt, dễ sai bảo. Có thế, đảng mới tiếp tục hành nghề ăn trộm, nói phét.
Thằng Chính Đặc Khu mà làm tưỡng-thú thì Việt Nam đả đến ngày tàn.
Nhìn mặt thằng này giống y-chang bọn ăn thịt người.
Tưỡng-thú, nào ngờ thú thiệt.
Trích nguyên văn và chỉ thay đổi tên: “Nhưng khác với mọi ứng viên khác, tin tức về chính sách đường hướng nếu đắc cử tổng thống của ông Joe Biden cực kỳ ít. Chưa hề có một bài viết hay nói chuyện nào ở đâu đó. Có vẻ như có sự cố ý tránh né của chính ông Biden. Cho đến tận bây giờ không ai hiểu ông Biden có toan tính gì, Tư tưởng chính thống và chương trình hành động cụ thể của ông một khi nắm toàn bộ bộ máy chính phủ là gì, đến tận bây giờ, không một ai rõ, không một phán đoán nào được tiết lộ.
Tại sao vậy? Đây là điều khác biệt của nền chính trị không có tranh cử giữa thể chế độc đảng và thể chế Tự do Dân chủ?. Ông chẳng cần phải vận động bằng chương trình nào cả, chỉ việc ngồi ở basement để vận động tranh cử. Ông được phân công làm TT của nước Mỹ. Việc ông sẽ làm là việc thực thi sự chỉ đạo của DEEP STATE. Phân công thì làm thôi, có kẻ thứ hai nào giành đâu mà tranh chỗ!”
Nước Mỹ bây giờ tiến bộ và phát triển sắp sửa bằng….CHXHCN VN.
Ông Pham Minh Chinh’ hay ong Nguyen Xuan Phúc làm thủ tướng thì cuoi cùng máy bác NGUY TAN DƯ củng khóc lóc chúi rủa mà thôi. Cách đay 5 năm khi ong Phúc mói lên làm thủ tướng thì NGỤY TAN DƯ củng khinh rẻ, mím trề, mai mỉa , chọc ghẹo , chủi rủa mà thôi.
Ngụy có bao giò hạnh phúc đâu mà. Niềm hạnh phúc của NGUY TAN DƯ đó là làm sao CSVN phải bị TRIET TIEU giống như NGỤY SAI GÒN bị triêt tieu cach đay 46 năm. Ông nào lên hay ong nào xuống thì NGỤY TAN DƯ củng sè khong thiếu gì chuyện để chủi để bàn.
Nguy Tàn Dư chủi rủa Cong San VN tù ngày 30 thang 4 năm 1975 cho tói bay giò chú đau có mói mẻ gì. 46 năm nay thé giói chê VN củng nhiêu mà khen VN cung khong phải là hiếm, nhưng NGUY TAN DƯ thì tuyet đối là chua bao giò bao? VC làm đúng bat’ cú đieu chi từ kinh té cho tói chinh trị, cho toi quan sự , VC hoan toàn sai chĩ có NGUY TAN DƯ muon đoi vẫn đúng , hhhehehhhe.