Ông Ngoại vắng mặt

6
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương. Ảnh AFP

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương không thấy xuất hiện trước công chúng từ ba tuần qua, một sự vắng mặt lâu bất thường, giữa lúc hoạt động ngoại giao ở Bắc Kinh đang bận rộn, làm dấy lên suy đoán dữ dội vì Trung Quốc khá nổi tiếng về thiếu minh bạch chính trị.

Ông Tần, 57 tuổi, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và là cánh tay đắc lực của Tập Cận Bình, đã được thăng chức Bộ trưởng Ngoại giao vào tháng 12, sau một thời gian ngắn làm đại sứ tại Hoa Kỳ.

Với tư cách Bộ trưởng Ngoại giao, ông Tần đã từng phê phán gay gắt Washington sau khi quan hệ hai nước rơi xuống mức thấp vì Hoa Kỳ bắn rơi một quả bóng gián điệp của Trung Quốc trên bầu trời Mỹ.

Ông cũng đóng một vai trò quan trọng trong những nỗ lực tiếp theo của cả hai bên nhằm ổn định quan hệ và nối lại liên lạc, trong đó có cuộc gặp với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken trong chuyến thăm Bắc Kinh vào giữa tháng 6.

Ông đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 25 tháng 6, sau khi tiếp các quan chức của Sri Lanka, Việt Nam và Nga đến Bắc Kinh.

Trong lần xuất hiện công khai cuối cùng, ông Tần mỉm cười đi bên cạnh Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko, đến Bắc Kinh sau vụ binh biến ngắn ngủi của nhóm lính đánh thuê Wagner ở Nga.

Đặng Vũ Văn, cựu biên tập viên của một tờ báo đảng Cộng sản hiện đang sống ở Mỹ, nhận xét: “Trước vị thế và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới, thực sự rất kỳ lạ khi Ngoại trưởng Trung Quốc đã không xuất hiện trước công chúng trong hơn 20 ngày”,

Tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm thứ Hai, khi được hỏi về sự vắng mặt kéo dài của ông Tần, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết “không có thông tin để cung cấp”, và nói thêm các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc đang được tiến hành như bình thường.

Sự vắng mặt của ông Tần càng trở nên nổi bật hơn bởi sự các hoạt động ngoại giao nhộn nhịp ở thủ đô Trung Quốc trong những tuần gần đây, trong đó các chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen và Đặc sứ Khí hậu John Kelly của Hoa Kỳ.

Ông Tần đã có lịch gặp người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell vào đầu tháng này tại Bắc Kinh nhưng cuộc họp đã bị hủy sau khi Trung Quốc thông báo với EU rằng ngày này “không thể xảy ra”.

EU chỉ được thông báo hai ngày trước khi ông Borrell dự kiến đến Bắc Kinh vào ngày 5 tháng 7.

Ông Tần cũng không xuất hiện tại một cuộc họp ngoại trưởng thường niên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ở Indonesia vào tuần trước. Thay vào đó, Vương Nghị – nhà ngoại giao hàng đầu, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương – đã thế chỗ.

Trong một cuộc họp báo thường kỳ hôm thứ Ba tuần trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ông Tần không thể tham dự cuộc họp ASEAN “vì lý do sức khỏe”.

Nhưng câu trả lời đó không thấy trong bản ghi chính thức của cuộc họp báo được đăng sau đó trên cổng thông tin của Bộ. Thông thường, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hay bỏ qua nội dung mà họ cho là nhạy cảm trong bản ghi các cuộc họp giao ban thường kỳ.

Tuy nhiên, lý do sức khỏe ngắn gọn được nhà chức trách Trung Quốc đưa ra đã không dập tắt được nhiều suy đoán, phần lớn không có căn cứ, về lý do tại sao ông Tần không xuất hiện.

Những tin đồn này được thúc đẩy bởi sự thiếu minh bạch trong hệ thống chính trị Trung Quốc, nơi mà thông tin được bảo vệ chặt chẽ và các quyết định quan trọng chủ yếu đều được đưa ra sau các phiên họp kín, vẫn theo nhà báo Đặng Vũ Văn.

Dưới thời Tập Cận Bình, sự mờ đục chính trị này chỉ có gia tăng, với màn đàn áp bất đồng chính kiến và tập trung quyền lực vào tay mình.

“Đây là một vấn đề của các chế độ toàn trị. Các chế độ toàn trị vốn đã không ổn định vì lý do mọi thứ chỉ được quyết định bởi một mình nhà lãnh đạo tối cao”, nhà báo họ Đặng nói. “Nếu có bất cứ điều gì bất thường xảy ra cho một quan chức cấp cao, mọi người sẽ đặt dấu hỏi liệu quan hệ giữa họ với nhà lãnh đạo tối cao có xấu đi hay đó là dấu hiệu có bất ổn chính trị”.

Trong quá khứ, nhiều quan chức cấp cao của Trung Quốc đã biến mất khỏi công chúng để rồi vài tháng sau cơ quan giám sát kỷ luật của Đảng cho biết những người này đã bị giam giữ để điều tra. Những vụ mất tích đột xuất như vậy đã trở thành một đặc điểm chung trong chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập.

Sự vắng mặt của ông Tần có thêm yếu tố nhạy cảm vì ông có mối quan hệ chặt chẽ với Tập Cận Bình.

“Tần Cương đã được đích thân Tập Cận Bình tuyển chọn. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra cho ông Tần cũng sẽ làm ông Tập mang tiếng – ngụ ý rằng ông Tập đã không chọn đúng người cho công việc”, nhà báo Đặng nói.

Theo fbooker Duan Dang

Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương đột ngột thất tung 3 tuần nay, giữa lúc có nhiều tin đồn ông này bị bệnh. Trong tuần này, phát ngôn viên Uông Văn Bân thông báo vì lý do sức khỏe nên Tần không thể dự hội nghị ngoại trưởng ASEAN. Vì vậy, người tiền nhiệm Vương Nghị, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương, sẽ dự họp thay.

Nhiều người thắc mắc không biết Tần Cương bị bệnh gì mà lâu thế. Qua nay, giang hồ rộ lên tin Tần Cương dính bê bối tình ái với phóng viên Phó Hiểu Điền của Đài Phượng Hoàng ở Hồng Kông, thậm chí hai người có thể đã có con với nhau.

Phó Hiểu Điền, năm nay 40 tuổi, khuôn mặt thanh tú, dáng vẻ cao nhã, thướt tha yêu kiều, thuộc dạng giai nhân vạn người mê trong làng báo. Sau khi lấy bằng tốt nghiệp Văn chương Anh ở Đại học ngôn ngữ Bắc Kinh và kinh tế ở Đại học Bắc Kinh, Phó sang Anh học thạc sỹ giáo dục học ở Đại học Cambridge. Cô này có thời gian làm trưởng trạm của Phượng Hoàng ở London trước khi quay về làm ký giả cao cấp về thời sự quốc tế ở tổng bộ, phụ trách chương trình Phong vân Đối thoại.

Tháng 3.2022, Phó qua Mỹ gặp Tần Cương, khi ấy là đại sứ Trung Quốc, để ghi hình cho một chương trình. Lấy background là Điện Capitol phía xa xa, hai người vừa đi dạo, vừa gặm củ mì nói chuyện thế giới rất chi là lãng mạn.

Tháng 4.2023, Phó khoe hình đi công cán ở Mỹ bằng chuyên cơ thuê riêng, cả máy bay chỉ chở mỗi cô và đứa con trai, nghe đâu sinh đầu năm 2023. Thế rồi từ ấy nàng cũng thất tung.

Một số tin đồn khác còn bàn tán rằng Phó Hiểu Điền có thể là gián điệp. Nếu vậy thì anh Tần Cương phen này hỡi ôi rồi. Quả là anh hùng nan quá mỹ nhân quan!

Theo CNN

6 BÌNH LUẬN

  1. Vẫn giấu tin tức không nói lý do và cũng chưa có người thay thế chứng tỏ Trung Nam Hải vẫn còn lấn cấn chưa quyết định và chưa muốn trả lời vì sao Tần Cương không xuất hiện hơn 3 tuần nay. Tay này nghe đồn có gian díu tình ái riêng ngoài luồng nhưng bị lộ, làm giới đang cầm quyền thấy khó chịu, nhưng y là thân tín của Tập nên cũng khó nếu loại y ra khỏi tập đoàn lãnh đạo Trung Nam Hải. Phía Tàu vẫn chưa đưa tin hoặc thay người vì còn Vương Nghị tạm thời thay thế. Nhưng xét cho cùng thì nếu như Tần Cương vướng vào chuyện tình ái lăng nhăng thì Tập cũng không thể bao che cho đàn em mà phải hy sinh tìm một người khác thay thế. Dù sao bộ mặt của Tập và của Trung Nam Hải phải quan trọng hơn tất cả. Phải vậy thôi.

    Trở lại vấn đề dạo gần đây Mỹ luôn kêu gọi đối thoại về quốc phòng để tránh hiểu lầm dẫn đến xung đột quân sự giữa hai nước nhưng Tập vẫn phớt lờ. Mỹ không cần lo và cũng không nên vồn vã khi Tàu chưa muốn có đối thoại với phía Mỹ. Chứng tỏ là Tàu sẽ không dám chọc giận Mỹ nổi giận hành động mạnh tay mà chỉ thử xem phản ứng chịu đựng của phía Mỹ cao tới đâu. Mỹ càng vồn vã cử người qua nói chuyện càng làm cho Tập tự kiêu để đề cao vai trò nước Tàu với thế giới. Tập vẫn chưa muốn có đối thoại khi vẫn còn dưới cơ mà phía Mỹ không nhượng bộ. Mỹ càng nóng muốn có đối thoại về quân sự, Tập càng sợ và càng muốn tránh né. Và đây là cách tốt nhất để che giấu thế yếu về quân sự so với Mỹ.

    • Hôm nay, 7/25/2023, China cũng như truyền thông quốc tế Mỹ, Anh, Pháp, Đức…, loan tin Tần Cương bị sa thải mất chức bộ trưởng bộ ngoại giao và Vương Nghị trở lại làm ngoại trưởng thay thế Tần Cương. Mất cánh tay mặt Tần Cương, Tập phải dùng lại Vương Nghị vì không kiếm được người tin tưởng và có nhiều kinh nghiệm ngoại giao như Vương Nghị. Phải vậy thôi!

  2. Xấu & bẩn mang 2 nghĩa xuất phát từ 2 loại tư di không khác nhau, nhưng 1 loại thì cao hơn hẳn

    1 loại thì võ biền, nhỏ mọn, ti tiện, nhưng hổng có khả năng làm chiện lớn .

    Loại nữa, mang nghĩa nham hiểm, thủ đoạn với đối thủ của mình, nhưng có bản lĩnh ở chỗ có thể dùng “mưu trí” nham hiểm & thủ đoạn để đối phó với đối thủ của mình . Loại này khi đụng tới chuyện lớn, như phát triển, họ vẫn có khả năng .

    Loại kia thì cái bản chất “xấu & bẩn” nó lồ lộ ra ở mọi nơi, mọi lúc . Xã hội, cách giải quyết vấn đề, tổ chức … Loại tư di này biến xã hội thàn 1 tổ quỷ, chỉ dựa trên cướp bóc . Oh, TOÀN BỘ dân XHCN đều tham dự vào cuộc cướp bóc mang tính orgiastic đang xảy ra ở VN. Có nghĩa dân XHCN, ai cũng tham gia vào, vì nó đem lại pleasures, either financial or physical

    Nhưng mún “phát triển” … i mean, Good the Phúc luck. Việt Nam còn như thế này là -fo lack of better words- nhờ vào hồng phúc của Tổ tiên . Chớ hổng biết cái xã hội này sẽ sụm bà chè lúc nào

    Chỉ nhắc Đảng của các bác, aka những người mún hòa giải hòa hợp, Who the Phúc you gonna call when you become Undone? Mỹ … Chết là đáng lém con ạ .

  3. ….Tụi trung quốc chỉ là tụi mọi rợ y như tụi mọi nga, mà tây phương gọi là giống dân tạp chủng…..nhưng vì làm ăn buôn bán để khỏi mất lòng dân tây phương nên họ tâng bốc lên là văn minh. Giờ nga đánh Ukraine mới lòi ra là tụi Nga mọi rợ, sau này thằng tàu mọi đánh Đài loan thì cũng lòi ra là tụi mọi tàu có đuôi thôi, nếu tụi tài phiệt tây phương không đầu tư thì suốt đời Nga hay tàu mọi hay tộc cối Việt cộng cũng chỉ là tụi mọi……..bài viết này chửi mọi tàu hay tâng bốc mọi tàu, chỉ để làm dân đen Việt nam ngu muội mà tưởng lầm mọi tàu văn minh để họ cai trị đè đầu cởi cổ, đại học bắc kinh nói ra lấy le chứ có khác nào đại học tộc cối Việt cộng toàn là lủ ngu_____ nói gì thì nói rồi cũng là du học sang Anh tức tây phương để lấy le……….Tóm lại, tụi tài phiệt tây phương rút lui không làm ăn nữa với Nga mọi hay tàu mọi, thì lũ chúng nó quay lại làm mọi….rợ vậy thôi. Tui đã ớn tụi Nga mọi giờ thêm tàu mọi nói ra là thấy…..ghét, người việt hải ngoại nên dị ứng với mọi tàu mọi Nga y như tộc cối Việt cộng cho nó lành……toàn là tụi tham ô tham nhũng ăn cướp của dân rồi nổ lên thành hàng văn minh, nghe muốn mữa……nay kính.

  4. Việt Cộng cũng mổ nội tạng, bán, hút máu người, bán. Đốt vàng mã, bẩn, khói.
    Mê tín dị đoan,
    Nước Nga, Việt Cộng xấu như nhau.

    Việt Cộng ác hơn Trung Cộng.
    Theo tỷ lệ phần trăm.

    Việt Cộng cũng thôn tính chư hầu, Việt Cộng viết sách lịch sử 4000 năm vua Hùng, các triều đại vua Đinh, Trần, nói tóm lại, viết nhiều vua, nhưng là lịch sử giả. Chỉ là dân sống cách đây hàng nghìn năm.

    Việt Cộng quay ngược thời gian, ghi lịch sử giả.
    Việt Cộng tuyên truyền lịch sử giả, để người khác tin.

    Việt Cộng viết lịch sử giả, để thể hiện, thôn tính chư hầu, để Cộng Sản tồn tại.
    Xã hội Việt Cộng, mọi thứ đều bẩn.

    Nếu xét, tỷ lệ phần trăm, thì Việt Cộng vẫn xấu bẩn hơn Trung Cộng.

BÌNH LUẬN

Please enter your comment!
Tên